Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 67
Tổng truy cập: 1358075
GẶP CHÚA ĐỔI ĐỜI CÙNG HẠNH PHÚC
Gặp Chúa – đổi đời – cùng hạnh phúc
“Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ Đức Kitô, chân thành mình gặp mình. Gặp gỡ Đức Kitô, nảy sinh tình đệ huynh”. Đó là lời bài hát: “Gặp gỡ Đức Kitô” của Linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc. Bài hát như muốn gợi lên trong ta một niềm khát khao đi tìm kiếm Chúa, để đón nhận một sức sống mới tràn đầy tình yêu thương. Đồng thời cũng muốn lan tỏa “sức sống đó” đến những người xung quanh (nảy sinh tình đệ huynh).
Vâng, “gặp được Chúa”, cuộc đời trở nên tươi sáng hơn, giống như Anrê Tông đồ trong đoạn Phúc âm mà chúng ta vừa nghe. Khi Anrê (một trong hai môn đệ của Gioan Tẩy giả), nghe Gioan giới thiệu Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36), ngay lập tức Anrê và “môn đệ kia” tìm cách tiếp cận với Người mang tên Giêsu, để xem coi “Người ấy” có gì hấp dẫn không, để xin “thọ giáo” và xin đi theo làm môn đệ cho Ngài.
Thái độ của Gioan Tẩy giả rất thoải mái, cứ để mặc các học trò tự do chọn lựa. Hoặc là “ở lại” với mình, hoặc là “đi theo” Giêsu. Đàng nào cũng tốt, vì đường nào cũng về “la mã” mà.
Theo dõi tiếp câu chuyện, ta cảm nhận được sự “bỡ ngỡ và ngượng ngùng” của hai môn đệ ấy khi bước những bước chân đầu tiên theo Chúa Giêsu (một người chưa hề quen biết). Hơn nữa, họ cảm thấy bối rối khi Chúa Giêsu quay lại hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Rõ ràng họ lúng túng trong câu trả lời. Thay vì nói rằng là: Thưa con muốn “tìm Thầy”, con muốn theo Thầy học đạo, hay con muốn gì gì đó..., một cách rõ ràng, thì họ lại trả lời bằng một “câu hỏi”, như muốn “biết thêm” thông tin về Thầy Giêsu thì phải. Họ hỏi: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”
Thì ra hai ông muốn biết “chỗ” Thầy ở, muốn biết tường tận “cuộc sống riêng tư” của Thầy và đặc biệt là muốn biết “Con người” của Thầy.
Chúa Giêsu trả lời không rõ về địa chỉ cụ thể Ngài đang ở đâu và căn nhà của Ngài đẹp xấu ra làm sao, mà Ngài chỉ mở lời mời gọi: “Anh em cứ đến mà xem.”
Câu trả lời của Chúa dường như “kích thích” thêm sự tò mò của hai môn đệ, khiến cho hai đấng không thể bỏ qua cơ hội hiếm có này. Cho nên bằng mọi giá, họ hy sinh một ít thời giờ đi theo Thầy để “khám phá” nơi Thầy đang ở.
Có lẽ ngôi nhà của Chúa Giêsu là một ngôi nhà: đơn sơ, mộc mạc ở làng quê nghèo Najareth, xứ Galilê. Phúc âm không diễn tả lại khung cảnh ngôi nhà của Chúa, nên thực sự ta không thể biết được ngôi nhà của Chúa có thú vị và hấp dẫn không. Tuy nhiên, ta vẫn cảm nhận được sự “hấp dẫn tự bên trong”. Cụ thể là Anrê và “môn đệ kia” chỉ ở lại với Chúa có một ngày hôm ấy thôi, mà khi trở về, lòng họ vẫn cứ xôn xao, khát khao, muốn sống với Thầy thêm nhiều thời gian hơn nữa, thậm chí là được ở bên Thầy suốt đời cũng được.
Dường như Anrê không thể quên “buổi đầu lưu luyến ấy”, nên miệng cứ khoe với người em là Simon rằng: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia!” (Ga 1,41).
Gặp được Đấng Messia là một danh dự vô cùng lớn. Kể từ ngày ấy, Anrê có một cuộc sống mới, Anrê trở thành “hướng dẫn viên”, không phải là hướng dẫn viên du lịch, mà là “người dẫn” người khác đến với Chúa Giêsu. Cụ thể là đưa Simon (người em) đến gặp Chúa. Vừa thấy ông Simon đi tới, ngay lập tức Chúa đặt cho ông một biệt danh là Kêpha, nghĩa là Phêrô (là đá tảng).
Với cái tên Phêrô, “đá tảng”, Chúa như thể tìm được một “nền móng vững chắc” để xây dựng Hội Thánh của Ngài, theo kiểu “chọn được mặt, gửi được vàng”.
Anh chị em thân mến,
Chắc ta còn nhớ đến đoạn Phúc âm Thánh Mátthêu diễn tả: Sau khi Phêrô tuyên xưng Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, thì ngay lập tức, Ngài đã hứa với Phêrô rằng: "Phêrô! Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng được. " (Mt 16,18)
Và kể từ đó, Phêrô trở nên người trụ cột của Giáo Hội, lãnh đạo và dẫn dắt đoàn chiên Chúa trao cho, dẫn đầu đoàn người bước theo con đường Chúa đi.
Với ý nghĩa cao đẹp đó, Giáo hội kể từ thời Thánh Phêrô (Giáo hoàng đầu tiên) đến nay có tất cả là 266 vị giáo hoàng, liên tiếp nối ngôi Thánh Phêrô, lèo láy con Thuyền Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vượt qua mọi cơn sóng gió của biển đời để dẫn đưa con người đến bến bờ an vui, hạnh phúc.
Mỗi khi con người được hạnh phúc, chắc Thiên Chúa cũng sẽ tràn ngập niềm vui, vì khi tạo dựng nên vũ trụ, Thiên Chúa đã muốn con người được như thế.
Để con người có niềm vui trong cuộc sống, ta nên biết qua câu chuyện về Đức cố Giáo Hoàng Bênêđictô thứ 16, (lúc nghĩ hưu). Vào năm 2010, ngài nhận được một món quả rất quý: một loại nấm đắt tiền của xứ Alba. Sau đó, ngài đưa cho bếp ăn từ thiện của Vatican để nấu một bữa ăn thịnh soạn đãi cho những người vô gia cư. Một số người lang thang trên đường phố ngày hôm đó, vinh dự được mời ăn bữa ăn “cao cấp” với Giáo hoàng. Tâm trạng của họ rất hạnh phúc vì được ăn “cao lương mỹ vị” và đặc biệt là được ngồi chung với người đứng đầu Giáo hội Công giáo là Đức Giáo hoàng Bênêđíctô 16.
Còn Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong chuyến viếng thăm trại tị nạn trên đảo Lebos (Hi Lạp) vào ngày Chúa nhật 5/12/2021. Ngài đã gặp gỡ và lắng nghe những tâm tư đau khổ của những người tị nạn. Liền ngay sau đó, ngài đã đón nhận 12 người tị nạn về sống ở Vatican. Đây là hành động “cụ thể hóa” cho lời kêu gọi ngài, đã dóng lên cho châu Âu và toàn thế giới về cảnh ngộ những người tị nạn, những người đã phải bỏ quê hương vì chiến tranh và nghèo đói, những người cần được đối xử với lòng ân cần và thương xót (đón nhận người tị nạn).
Với tinh thần quan tâm đến người nghèo, ngài muốn tất cả mọi người cùng sống chung nhịp đập của con tim, vui vẻ, bình an và hạnh phúc (không kỳ thị).
Ước gì mỗi lần gặp người nghèo khổ, ta luôn nghĩ rằng ta đang gặp “một Đức Kitô bị bỏ rơi” cần được giúp đỡ. Khi “Gặp được Chúa – ta hãy biến đổi cuộc đời mình – để nãy sinh tình đệ huynh” như lời bài hát mở đầu.”
Và ước gì mỗi ngày ta làm được những việc tử tế, dù nhỏ bé nhưng cũng góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn và người nghèo được hạnh phúc hơn, vì tin rằng: những việc làm tốt đẹp, sẽ làm đẹp lòng Thiên Chúa. Amen.
Lm. Francis Xavier Nguyễn Văn Thượng
Phân đoạn này bao gồm sự chuyển tiếp giữa sứ vụ của Giona Tẩy giả và sứ vụ của Chúa Ki-tô. Chúng ta đọc thấy Gioan Tẩy giả với hai môn đệ của ông, An-rê và Giona (câu 35). Sau khi ông chỉ vào Chiên Con của Đức Chúa (Chúa Giê-su), họ rời đi và đi theo Chúa Giê-su (c.36-37). Dường như họ đi theo Người theo nghĩa đen là bước đi và cũng chuyển hướng cuộc đời tập trung vào Chúa Giê-su ngay trong ngày hôm đó. Gioan Tẩy giả rất vui khi mọi người rời bỏ ông để theo Chúa Giê-su vì sứ vụ của ông là tập trung vào Chúa Giê-su và đưa mọi người đến với Chúa Giê-su và ở lại với Người.
Lập luận mạnh mẽ và phổ biến nhất với một linh hồn thức tỉnh để theo Chúa Ki-tô, là, chính Chúa Ki-tô mới đích thật là người có khả năng cất đi tội lỗi của con người trước mặt Thiên Chúa. Bất cứ sự hiệp thông nào giữa linh hồn chúng ta với Chúa Ki-tô đều là con đường giải thoát. Người hỏi: “Các ngươi tìm cái gì?” cũng là câu hỏi Chúa Giê-su đặt ra cho tất cả chúng ta, cũng là lời tự vấn lương tâm sống đạo của chúng ta đặt ra cho chính mình khi chúng ta bắt đầu theo Chúa Giê-su. Chúng thiết kế ơn gọi của mình theo phương cách nào và mong muốn điều gì khi sống ơn gọi ấy? Khi theo Đấng Ki-tô, chúng ta có tìm kiếm ân huệ của Đức Chúa và sự sống đời đời không? Chúa Giê-su mời gọi An-rê và Gioan không chậm trễ. Thật tốt cho chúng ta khi tìm đến, ở lại nơi Chúa Ki-tô đang ở, bất cứ nơi nào. Chúng ta – những người Ki-tô hữu, phải lao nhọc vì bình an thiêng liêng cho tha nhân, và tìm cách mang họ đến với Chúa Giê-su như Gioan Tẩy giả. Những người đến với Đấng Ki-tô, phải đến với một quyết tâm cố định để vững vàng và kiên định với Người, giống như một viên đá tảng, vững chắc và kiên định; Và chính nhờ ân sủng của Người mà ai gắn bó với Người đều có được.
Hai môn đệ của Gioan đã đi với Chúa Giê-su và họ ở lại với Người. Họ đã đi và họ nhìn thấy. Họ đã nhìn thấy gì? Chúng ta không biết nơi đó có những gì, nhưng chúng ta có thể suy đoán biết kết quả từ kinh nghiệm của họ khi từ bỏ mọi sự theo Chúa Giê-su. Đó là kinh nghiệm ở lại với Chúa Giê-su, điều này phải được chia sẻ với người khác. Một trong hai người đàn ông là An-rê, em của Si-mon. Ông đến gặp anh trai mình và nói: Chúng tôi đã tìm thấy Đấng Mê-si-a!
Họ đã khám phá ra danh tính thực sự của Chúa Giê-su. Và sau đó An-rê mang anh trai mình đến với Chúa Giê-su, người đã nói: Anh là Si-mon con của ông Gio-na. Anh sẽ được gọi là Kê-pha... Ở đây chúng ta có một ví dụ hoàn hảo về truyền giáo. Chính An-rê tìm thấy Chúa Giê-su, ở lại với Người, biết rõ Người là ai, và sau đó đi đưa anh mình đến chia sẻ kinh nghiệm. Đó là một tình huống "Hãy đến mà xem" khác và Si-mon, ngư dân, đã bị mắc câu! Cũng cần lưu ý rằng Si-mon - Phêrô, người sẽ trở thành lãnh đạo của cộng đoàn mới sau khi Chúa Giê-su lên trời, không được Chúa Giê-su gọi trực tiếp, nhưng bởi em của mình. Có bao nhiêu người, những người có thể làm những điều vĩ đại cho Chúa Giê-su và Nước Trời, đang chờ đợi tôi mang họ đến với Chúa Giê-su? Tôi cũng nên suy ngẫm với lòng biết ơn về nhiều người đã đưa tôi bằng nhiều cách đến với sự hiểu biết cá nhân sâu sắc hơn về Chúa Giê-su nữa!
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam