Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 62
Tổng truy cập: 1362133
GẶP GỠ CHÚA GIÊSU
GẶP GỠ CHÚA GIÊSU
(Suy niệm của Lm. Antôn Hà Văn Minh)
Tin mừng Ga 4: 5-42: Đức Giê-su trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên...
Mặc dù vào lứa tuổi thanh thiếu niên, Juan Jose Martinez đã mang trong lòng mối thù hận chống lại Giáo Hội, nhưng hôm nay Juan Jose Martinez đã trở thành một linh mục và nói rằng mình đã khám phá ra “Thiên Chúa thật sự hiện hữu và muốn trở thành một linh mục của Chúa.”
Hiện nay cha Juan Jose đang phục vụ tại Giáo Phận Almeira, Tân Ban Nha, nhớ lại rằng “Vào những buổi sáng Chúa Nhật tôi thường đứng ở hành lang trên lầu nhà mình và nhổ nước miếng xuống những người đi lễ. Tôi nói với họ rằng Giáo Hội là một giáo phái chỉ muốn tiền.”
Cha mẹ của Juan Jose không phải là người Công Giáo và cũng chẳng bao giờ dạy dỗ con mình về tôn giáo cả. Cha Juan Jose đã nói rằng thực ra mình cũng chẳng biết tại sao lại ghét đạo như vậy dựa trên cái ý niệm là Giáo Hội và Thiên Chúa chỉ là “một tổ chức đa quốc gia với nhiều chi nhánh ở khắp mọi nơi để kiếm tiến, giống một giáo phái vậy.” “Tôi nhất định chống đạo. Tôi là học sinh đầu tiên trong trường tôi và trong thành phố Carboneras, thị trấn Almeria không bao giờ chịu học về tôn giáo và môn thay thế tôn giáo của tôi là môn Đạo đức. Cuối cùng cả lớp đều học môn Đạo đức, không còn ai học môn Tôn giáo cả.”
Cha Juan Jose đã không thể ngờ được rằng mình lại chính là người giúp các bạn cũ trở về với Giáo Hội. Cha nhớ rất rõ cái ngày đầu tiên cha tới một nhà thờ Công Giáo với ý định là đến để diễu cợt những người đã mời mình.“Một ngày vào tháng Giêng năm 1995, một số bạn cùng lớp rủ tôi tham dự một buổi cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng. Dĩ nhiên tôi nói với họ là tôi không đi vì tôi không muốn họ tẩy não tôi. Nhưng họ cứ kiên trì mời tôi mãi cả tháng trời, cuối cùng thì tôi nể tình mà đi theo họ. Tôi nhớ hôm đó là vào ngày Thứ Năm của Tháng Hai, năm 1995, lần đầu tiên tôi bước vào nhà thờ.”
Và chính khi đối diện với Thánh Thể, cha Juan Jose đã cảm nhận: “Mắt tôi được mở ra và tôi đã thấy Thiên Chúa không phải là truyện thần thoại, nhưng Chúa hiện hữu, Ngài nâng đỡ và hướng dẫn tôi. Tôi cảm nghiệm rằng Thiên Chúa yêu tôi rất nhiều và chính Ngài đã gọi tôi.”
Cha Juan Jose đã được rửa tội và rước lễ lần đầu theo mong ước của ông bà nội nhưng mà vẫn chưa cảm thấy gắn bó với Chúa nhiều. Cho mãi đến khi được chịu phép Thêm Sức thì “tôi mới cảm thấy có sự hoán cải và đó chính là món quà tuyệt vời Chúa ban. vào tháng Chín, năm 2000, Jose đi vào chủng viện.
Vào năm 2006, cha Juan Jose đã được thụ phong Linh Mục tại nhà thờ chính tòa Almeria,
“Khi có ai đó nói với tôi là họ không tin vào Thiên Chúa, tôi luôn nói với họ rằng cả tôi cũng đã không tin vào Ngài. Nhưng đó là sự sai lầm của tôi bởi vì tôi đã khám phá ra niềm hạnh phúc tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho tôi. Nếu bạn cảm thấy không hạnh phúc, thì hãy xin Chúa giúp bạn bởi vì chỉ có Chúa mới ban cho bạn niềm hạnh phúc thật mà thôi.” (Giuse Nguyễn Thẩm, Một người đã từng khinh miệt những người đi lễ nhà thờ - bây giờ trở thành linh mục. Nguồn: http://vietcatholic.com/News/Html/216599.htm)
Cha Juan Jose được hoán cải chính là nhờ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, một cuộc gặp gỡ giữa một người có ý định phỉ nhổ đức tin với chính Đấng là đối tượng của đức tin. Juan jose được hoán cải không bởi tự chính mình, nhưng chĩnh bởi Đấng là yêu thương, Đấng đến để đi tìm kẻ tội lỗi để đưa họ trở về. Đấng yêu thương tự có sáng kiến để đến gặp gỡ, và làm cho cuộc gặp gỡ trở thành biến cố hồng ân cứu độ. Sáng kiến gặp gỡ của Đấng yêu thương vượt qua mọi định kiến, mọi trở ngại để làm sao cho chân lý được rọi soi vào bóng tối, cho hy vọng được bừng lên nơi chán chường thất vọng.
Nếu như không vượt qua mọi định kiến của luật lệ, của truyền thống thì làm sao có cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samarie, để có thể giúp cho không những một mình chị mà cả làng nơi chị cư ngụ nghe được Tin Mừng?
Mùa chay là thời gian không chỉ là mời mời gọi người Kitô hữu chúng ta hoán cải, nhưng còn là kêu mời chúng ta giúp người khác hoán cải. Điều đó cũng có nghĩa là nhắc nhở chúng ta không mải lo đóng của phòng để cầu nguyện, để chay tịnh, nhưng còn là lên đường tìm kiếm những kẻ đang lạc lối trên con đường tìm kiếm chân lý được nhận ra con đường dẫn tới sự sống đích thật. Con đường đó không gì khác chính là Đức Kitô. Bởi đó, sống tâm tình Mùa chay cũng là làm cho người khác gặp được Đức Kitô qua chính đời sống Kitô hữu của chúng ta. Như là một phần chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô chúng ta phải thực sự trở thành dấu chỉ làm cho Đức Kitô được hiện diện trong môi trường chúng ta sống.
Để được như thế, trước tiên chúng ta “đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, Đấng đang sống trong lời của Người, trong các bí tích và nơi người thân cận của chúng ta”. Chúng ta phải thanh luyện chính bản thân qua “một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu” (x. Sứ Điệp Mùa Chay 2017 của Đức Phanxicô).
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nỗ lực tìm đến với mọi người đang sống trong tình trạng xa cách được khám phá ra chân lý hằng sống, qua việc chúng con thành khẩn thanh luyện bản thân ngày càng trở nên giống Chúa, để những ai gặp chúng con là họ gặp được chính Chúa, và nhở đó họ được hoán cải. Amen.
57.Cầu xin ân huệ từ Thiên Chúa
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Hơn một tháng đã trôi qua kể từ thời điểm tin tức về bệnh dịch Corona được loan đi từ thành phố Vũ Hán. Cả thế giới vẫn còn bàng hoàng, thì đại dịch ập đến một cách nhanh như vũ bão. Mọi người không trở tay phòng vệ kịp thời. Trong chớp mắt, dịch bệnh đã lây lan khắp nơi và đã không còn là chuyện riêng của người dân Vũ Hán. Tổ chức Y Tế Thế Giới đã phải thông báo tình trạng khẩn cấp tình trạng bệnh dịch lang tràn toàn cầu. Virus Corona gây bệnh dịch viêm phổi cấp thì vô hình, nhưng nỗi hoang mang lo sợ đã thành hình trong ánh mắt, trong tâm hồn và trên gương mặt con người. Những xáo trộn đã hiển hiện trong nhịp sinh hoạt tâm lý, thiêng liêng và đời sống xã hội của con người ở rất nhiều thành phố và quốc gia trên khắp thế giới.
Trước tình hình đó, các Đức giám mục nhiều Giáo phận mời gọi anh chị em hãy kiên trì cầu nguyện, tín thác vào Lòng thương xót Chúa, nhất là hy sinh, hãm mình để cầu xin Thiên Chúa, Đấng có quyền năng chữa lành anh chị em bị nhiễm bệnh, ban cho các nhà khoa học sớm tìm ra phương thuốc chữa trị dịch bệnh này, cho các y bác sĩ tận tình chữa trị bệnh nhân, ban bình an và sự an ủi cho các bệnh nhân và thân nhân của họ, nhất là cho nạn dại dịch sớm chất dứt. Rõ ràng, hơn bao giờ hết trong thời gian dịch bệnh đang hoành hành, mọi người chúng ta ai cũng kháo khát được Chúa ban cho mạnh khỏe, gìn giữ khỏi nhiễm bệnh và cho lành bệnh mọi bệnh dịch kể cả thân xác và tâm hồn. Niềm khao khát đó trong lúc này cũng giống như người nữ Samari, chúng ta đang khao khát một Dòng Nước Hằng Sống mà Chúa Giêsu ban cho bà trong Tin Mừng hôm nay. Nước và Máu cứu độ từ cạnh sườn chảy ra trên cây thập tự.
Nước là ân huệ, là quà tặng, là dấu chỉ của Chúa ban. Thiên Chúa săn sóc dân Ngài qua hình ảnh ban nước cho dân và đàn súc vật của họ. Nước nói lên ý nghĩa biểu chưng cho sự sống, nó còn ám chỉ chúng ta phải hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài về vật chất cũng như tinh thần. Không được Ngài liên tục nâng đỡ, dân Chúa sẽ héo khô như cây cỏ thiếu nước dưới ánh nắng mặt trời gay gắt như lưả đốt. Bài đọc 1, sách Xuất hành hôm nay đặt dân Do thái vào giữa hoang địa khô cằn dưới chân núi Horeb. Họ phàn nàn vì thiếu nước. Horeb có nghĩa là "Khô". Xét về phương diện tinh thần thì ở giai đoạn này đúng là họ đang "khát" Thiên Chúa. Họ cần Ngài để đủ can đảm tiến bước vào sa mạc, lang thang suốt 40 năm trong hoang địa.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta cũng có những giây phút đầy thử thách bệnh dịch như thế này. Chúng ta bắt buộc phải "ra đi" vào những hành trình dài thăm thẳm về tinh thần cũng như vật chất. Cụ thể cuộc sống đầy lo âu sợ hãi hay khó khăn hàng ngày, chúng ta cần phải thay đổi liên tục để có thể thăng tiến: vừa tìm kiếm cơm áo gạo tiền vừa sợ bệnh dịch lây nhiễm; sợ bệnh dịch nhưng không bỏ tính hư tật xấu ăn chơi đi khắp tới phương thiên hạ; vừa lo sợ dịch bệnh vừa bỏ giữ lễ Chúa Nhật nếu có đi cũng vì bổn phận sợ tội chứ tâm trí và niềm tin sao lãng và lung lây… Dẫu rằng đứng trước muôn vàn khó khăn, bấp bênh và sợ hãi nhưng nhìn lại dân Israel, con đường thoát khỏi nô lệ của họ muôn vàn khó khăn chồng chất nhưng nhờ đức tin vào Thiên Chúa quyền năng, họ vững tin dấn bước, chấp nhận gian nan để vượt qua khó khăn thử thách. Vì vậy, Thánh Phaolô đã nhắc nhớ chúng ta trong bài đọc 2: "Anh em đã được công chính hóa nhờ đức tin". Ðối với người Do thái, đức tin đó là của Abraham. Còn với các tín hữu là của phép rửa tội. Nó là khởi đầu của đời sống mới, không phải do sức riêng mình, mà đến từ Thiên Chúa như Chúa Giêsu tuyên bố trong Phúc Âm hôm nay: "Nếu chị biết nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban". Tất cả đều là ân sủng. Chúng ta chẳng thể ép buộc ân sủng xảy đến cho mình, chúng ta cũng chẳng thể sản xuất ra nước trong hoang địa. Nhưng chúng ta cần ân sủng để sống còn. Nước - hình ảnh nhắc nhớ về Thiên Chúa - chúng ta đói khát, nhưng chẳng thể nào tự liệu được cho mình mà chỉ có Thiên Chúa ban cho mà thôi. Như Chúa Giêsu nói: “Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời".
Nhìn chung quanh thế giới chúng ta đang sống thời bệnh dịch này hầu như thấy lo âu, sợ hãi cho nên trong tình hình này, cơn khát cùng cực về tình người hiệp lòng một ý chống dịch và nhất là khát quyền năng Thiên Chúa xoa dịu cơn đại dịch luôn là cần được thỏa khát mong chờ của từng người. Xin hãy nhớ lại Thiên Chúa của Xuất hành: Bờ biển sậy và vua quan Ai cập sau lưng! Ðột nhiên biển mở ra - Họ băng qua biển khô chân. Họ chết đói khát trong sa mạc - Chúa ban Manna bởi trời và Chúa truyền lệnh cho Môsê dùng gậy đập đá, và nước vọt ra. Chính Thiên Chúa chịu trách nhiệm trên dân Ngài và Ngài đã ra tay cứu dân Ngài trong cơn hoạn nạn.
Hôm nay chúng ta vẫn kêu xin Chúa dủ lòng thương chúng ta như dân tộc Israel xưa. Thánh Phaolô nói rằng chúng ta đã được nên công chính nhờ đức tin. Thì chúng ta tin vào Thiên Chúa và chúng ta cần ân huệ hằng sống của Ngài vì chưng ân huệ của Chúa vượt ngoài khả năng của chúng ta. Thiên Chúa như người cha săn sóc con cái trên mỗi chặng đường khó khăn để chúng ta được giải cứu với điều kiện chúng ta hãy tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, hy sinh, hãm mình, sám hối, yêu thương xây đắp tình người và đặc biệt cầu nguyện thật nhiều trong cơn dịch bệnh này. Đúng như Lời Chúa trong bài đọc 2, Thánh Phaolô xác tín: “một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Nhưng không phải chỉ có thế; chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta”.
58.Chúa là nguồn nước hằng sống
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Lời Chúa trong Bài đọc 1 nói đến một vị lãnh đạo tài ba của dân Israel ra khỏi Ai cập về lại miền đất Hứa và ông cũng là người đại diện cho tất cả lề luật Cựu ước, đó là ông Môsê. Xuyên qua cuộc đời và những biến cố của Môsê, chúng ta khám phá ra khuôn một người được Thiên Chúa hằng yêu thương chăm sóc, gìn giữ ông thoát mọi hoàn cảnh nguy nan đưa ông đến nguồn sự sống đời đời đồng thời giải thoát con người khỏi tội lỗi. Ông Môsê sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm. Khi sinh ra, ông được đặt trong cái thúng thả trôi sông, sự sống của ông đúng ngàn cân treo sợi tóc. Thế nhưng chính trong hoàn cảnh đấy Chúa đã ra tay che chở. Cô gái con gái của vua Pharaon tắm sông, thấy và vớt đem về nuôi cho ăn học văn võ song toàn dù là ông người là Do thái hầu chuẩn bị cho ông lãnh đạo dẫn dân Chúa ra khỏi Ai cập. Khi giải thoát dân Israel ra khỏi Ai cập, ông Môsê và dân Chúa phải trải qua 40 năm trong sa mạc biết bao nhiêu khó khăn gian khổ đói và khát. Chính lúc ấy dân Do thái đặt câu hỏi với ông Môsê có Chúa ở với chúng tôi không? Chúa trả lời bằng hành động, bảo ông Môsê lấy gậy đập vào tảng đá nước vọt ra và dân đến múc uống đả cơn khát. Rồi Thiên Chúa tỏ danh của Ngài cho Môsê là Ta là hằng hữu, rồi chính Ngôi hai Thiên Chúa xuống thế làm người có tên là Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Quả thế, hôm nay Thiên Chúa ở với chúng ta để chia sẻ cơn khát và đói với chúng ta. Cụ thể, Tin Mừng chúng ta vừa nghe kể rằng có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống!” Rồi trên cây thập giá, Chúa Giêsu kêu than rằng: Ta khát. Rõ ràng Chúa Giêsu là Chúa xuống thế làm người để chia sẻ những cơn khát nước, khát cơm áo của chúng ta và còn hơn thế nữa Ngài khơi dậy cơn khát sâu thẳm đó là: khát tự do, khát công bằng, chân lý, yêu thương, khát hạnh phúc và sự sống đời đời. Vì thế, mà Người phụ nữ Samari liền nói: "Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao? Đức Giê-su trả lời: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống." Đức Giê-su nói tiếp: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."
Mùa chay Giáo hội mời chúng ta ăn chay, cầu nguyện, hy sinh và hãm mình để giúp chúng ta khám phá ra mình cơn đói và khát thể xác thật khổ sở biết bao và chỉ trong cơn đói và khát ấy mình lại khám phá ra rằng nếu mình đói khát Thiên Chúa và đói khát sự sống đời đời, thì cuộc đời này và đời sau mình sẽ khốn khổ biết mấy. Cho nên, chỉ có Chúa Giêsu mới có khả năng thoả mãn cơn khát trong sâu thẳm này. Ngày xưa, ông Môsê lấy gậy đập tảng đá nước vọt ra dân uống, đả khát; ngày nào đó người lính cầm đòng đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu nước và máu chảy ra. Người Công giáo tin rằng dòng nước và máu đó là dòng máu sự sống làm đả cơn khát sâu nhất trong lòng con người, quả đúng như lời Chúa Giêsu quả quyết: “Ai uống nước này sẽ còn... không khát bao giờ...”.
Cuộc sống của chúng ta là hành trình đi trong sa mạc. Một khi đã ra đi là giả từ cái gì trong quá khứ, đồng thời dấn bước vào hành trình của tương lai có nhiều nguy hiểm và thiếu thốn đủ điều nhưng điều quan trọng là Chúa đi với chúng ta, Chúa ở trong mọi bước đường của cuộc sống. Chúa Giêsu chia sẻ với chúng ta tất cả: cô đơn, đói, khát, ngược đãi, đau khổ... kể cả những hoàn cảnh bi đát nhất, Chúa ở với chúng ta và ơn Chúa luôn đủ cho ta. Vì chưng, Lời Chúa trong bài đọc hai xác quyết: “Một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Nhưng không phải chỉ có thế; chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta”.
Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận để Chúa ở với mình hay mình để Chúa ở với chúng ta không? Giống vợ chồng ở với nhau: mình với ta tuy hai mà một ta với mình tuy một mà hai, tình yêu nối kết chúng ta, ta thương nhau quá nên hai hóa ra thành một. Cho nên, ở với Chúa có nghĩa là trung tín, chung thủy với Chúa trong từng bước đi của cuộc sống; dám tin vào Chúa ngay cả những cái xem ra mau thuẫn, nghịch thường, khó khăn nhất, đau khổ nhất. Nếu chúng ta chấp nhận để Chúa ở với mình chắc hành trình của chúng ta sẽ đi về sự sống đời và ở nơi đó cơn khát sâu xa nhất của lòng người được thoả mãn. Cụ thể là ông Môsê mà chúng ta vừa mới chiếm ngắm. Rồi, Thánh Augustinô, sau một khoảng đời đi tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền tài, tình yêu, hạnh phúc, cuối cùng đã chán ngán, ăn năn sám hối trở lại với Chúa và ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, thế mà bấy lâu nay con chỉ mải mê tìm kiếm cái gì khác ở ngoài Chúa. Vì vậy lòng con luôn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa. Lạy Chúa, con đã biết Chúa quá muộn! Con đã yêu Chúa muộn quá rồi!”. Người thiếu phụ Samari hôm nay khi gặp được Đức Giêsu – nguồn mạch nước hằng sống – đã phải thốt lên với mọi người: “Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi mọi việc tốt đã làm. Phải chăng ông ấy là Đấng Kitô”. Sau khi dân thành Samari kéo đến gặp Chúa Giêsu và xin Ngài ở lại, họ đã hân hoan tuyên xưng rằng: “Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin. Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng Cứu Thế”.
Lạy Chúa, chúng con tin và tôn thờ Chúa là nguồn Nước Hằng Sống và chỉ có Chúa mới đem lại sự sống đời đời. Amen.
59.Suy niệm của JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Có thực tại trần gian nào thỏa mãn được những khát vọng vô hạn của con người không? Những thực tại siêu nhiên thì sao? Thực tại nào có thể thỏa mãn những khát vọng của con người để họ được hạnh phúc?
2. Người ta có luôn luôn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa trong kinh nguyện, trong thánh lễ, trong các bí tích không? Muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa phải có những yếu tố nào?
3. Thế nào là thờ phượng, gặp gỡ Thiên Chúa “trong thần khí và sự thật”?
Suy tư gợi ý:
1. Khát vọng của con người không bao giờ được thỏa mãn
Khát nước, đó là tình trạng thiếu thốn mà ai cũng đều kinh nghiệm hằng ngày. Khát nước đòi người ta phải uống nước để thỏa mãn cơn khát. Nếu không thỏa mãn, con người sẽ bị cơn khát dằn vặt rất đau khổ. Uống rồi thì hết khát, nhưng chỉ một thời gian (một tiếng hay hai tiếng sau) cơn khát lại trở lại, và cứ thế mãi. Đói cũng tương tự như khát. Ngoài nước uống và thức ăn, con người còn đói khát nhiều chuyện khác: tình cảm, tình yêu, tình dục, tiếng khen, tiền bạc, địa vị, quyền lực, hiểu biết, trở nên hoàn hảo… Nhưng tất cả những thứ ấy, dù đạt được như lòng mong ước, thì con người cũng chỉ thỏa mãn một thời gian rất ngắn, để rồi lại tiếp tục cảm thấy thiếu thốn. Nếu không tiếp tục thỏa mãn, con người cảm thấy đau khổ. Khi không có chiếc xe đạp, ta cảm thấy thiếu và mong có được chiếc xe đạp. Khi đã có chiếc xe đạp, ta lại thấy thiếu và mong có chiếc gắn máy… Cứ thế, chẳng bao giờ ta hết thiếu thốn, ết đói khát, hay hết khát vọng cả. Hạnh phúc của con người vì thế chỉ luôn luôn tạm thời: được no đủ trong giây lát để rồi lại đói khát triền miên.
Như vậy, con người cứ phải nô lệ cho những cơn khát đủ loại của mình, cứ phải vất vả để tìm đủ cách thỏa mãn chúng. Trong khi tìm cách thỏa mãn chúng, nhiều khi con người phải hy sinh cả gì mình quí nhất: mạng sống, lương tâm, tình cảm vợ chồng, tình nghĩa anh em… Vì thế, cơn khát này chưa được thỏa mãn thì mình lại gây nên những cơn khát loại khác. Cứ thế mà con người lâm vào vô số những vòng luẩn quẩn trói chặt con người vào đau khổ.
2. Làm sao để hết khát vọng? để khỏi đau khổ?
Đức Giêsu nói: “Ai uống nước này, sẽ lại khát”. Thật vậy, những cách thỏa mãn khát vọng của con người đều chỉ là tạm thời. Được thỏa mãn rồi lại tiếp tục khát vọng. Khát vọng siêu đẳng nhất của con người là muốn có một giải pháp để thỏa mãn vĩnh viễn mọi khát vọng, và không còn phải khát vọng nữa. Làm sao có được giải pháp đó trên đời? Đức Giêsu đã cho ta biết Ngài có giải pháp đó: “Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”. Ngài cho biết giải pháp của Ngài sẽ trở thành “một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” nơi người dùng giải pháp ấy. Có sẵn trong người một mạch nước thì ta sẽ không bao giờ khát nữa, mà trái lại còn có thể làm thỏa mãn cơn khát của người khác. Mạch nước ấy “đem lại sự sống đời đời”. Mạch nước ấy là gì? Là chính Thiên Chúa, được hiện thân thành Đức Kitô. Chỉ cần thật sự gặp gỡ Thiên Chúa hay Đức Kitô, ta sẽ có được mạch nước đem lại sự sống ấy ở trong ta. Lịch sử Giáo Hội cho thấy nhờ thật sự gặp được Thiên Chúa, các vị thánh đã được biến đổi hoàn toàn, các ngài cảm thấy hạnh phúc vô biên bất chấp nghịch cảnh, đã yêu thương và có một sức mạnh tinh thần rất lớn để dấn thân và hy sinh cho Thiên Chúa và đồng loại không mệt mỏi. Vậy vấn đề mấu chốt là thật sự gặp gỡ Thiên Chúa hay Đức Kitô.
3. Làm sao để thật sự gặp gỡ Thiên Chúa?
Nhiều khi ta đến để gặp Chúa – trong nhà thờ, bằng đọc kinh cầu nguyện, bằng việc dâng thánh lễ, v.v… – nhưng ta lại không thật sự gặp được Chúa. Ta cầu nguyện, đi lễ theo thói quen, theo giờ giấc, theo luật buộc, một cách hoàn toàn hình thức. Ta đối diện với Chúa trước nhà tạm, ta rước Chúa vào tận trong lòng mình, nhưng ta vẫn không thật sự gặp Chúa. Cũng như các kinh sĩ Do Thái xưa, họ nói chuyện với Chúa, ở bên cạnh Chúa, đối diện với Chúa, nhưng không gặp Chúa. Cổ nhân có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng” (Có duyên với nhau thì dù xa ngàn dặm cũng vẫn gặp được nhau, không có duyên với nhau thì dù có mặt đối mặt cũng không gặp nhau). Như thế, sự gặp gỡ thật sự đòi hỏi phải có “duyên” với nhau, có sự đồng cảm, sự giống nhau nào đó. Cổ nhân còn nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (Cùng âm thanh thì phụ họa nhau, cùng tính tình, khuynh hướng, tài năng thì tìm gặp nhau). Bản chất của Thiên Chúa là tình yêu, nên chỉ những ai biết yêu thương – nghĩa là giống Thiên Chúa – mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa một cách đích thực: “Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa” (1Ga 4,7a-8). Chữ “biết” ở đây có nghĩa là cảm nghiệm, gặp gỡ Thiên Chúa. Vì thế, kẻ gian ác, kẻ ghen ghét, người không biết yêu thương thì không thể gặp được Thiên Chúa.
Đức Giêsu nói: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem”. Như vậy, để gặp gỡ Thiên Chúa, thì không gian – tức chỗ này chỗ kia – không phải là chuyện quan trọng: “Đấng Tối Cao không ở trong những ngôi nhà do tay người phàm làm ra” (Cv 7,48). Đức Giêsu cũng nói: “Giờ đã đến – và chính là lúc này đây – những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật”. Như vậy, muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, ta cũng phải gặp gỡ Ngài trong thần khí và sự thật.
4. Gặp gỡ Thiên Chúa trong thần khí và sự thật
Để giải thích điều này, Đức Giêsu nói: “Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật”. Nếu Thiên Chúa là thần khí, thì để gặp Ngài, con người cũng phải dùng thần khí của mình – tức tâm hồn mình – để gặp Ngài. Vì chỉ có thần khí mới gặp được và hòa nhập được với thần khí. Như vậy nghĩa là phải gặp Ngài trong chính tâm hồn mình. Thật vậy, nơi dễ gặp gỡ Thiên Chúa nhất, chính là cung lòng của mỗi người chúng ta. Không gì linh thánh bằng con người, hay tâm hồn con người, vì “con người là hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1,26-27; 9,6; Kn 2,23). Và cũng không nơi nào linh thiêng bằng cung lòng con người: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1Cr 3,17; x. 6,19). Có gặp được Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình, mình mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa ở nơi khác, trong Thánh Thể, trong nhà thờ, trong tha nhân, trong thiên nhiên. Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình mà mình không gặp được, thì mong gì gặp được Thiên Chúa ở bên ngoài. Thánh Âu-Tinh đã từng than thở: “Con đã tìm Chúa ở ngoài con, nên con đã không gặp được Chúa của lòng con” (Confession, cuốn VI, chương 1).
Muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, còn phải gặp Ngài trong sự thật. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của sự thật, vì thế, người gian dối, không thành thật với lòng mình, với mọi người, và với Thiên Chúa, thì không thể gặp được Ngài. Như vậy để thật sự gặp được Thiên Chúa, cần phải có một tâm hồn ngay thẳng, thành thật, chân chất, “có nói có, không nói không” (Mt 5,36), không quanh quéo, uẩn khúc. Không thể gặp được Thiên Chúa những người nghĩ một đằng, nói một ngả, hay nói một đằng, làm một nẻo.
Cầu nguyện
Tôi nghe thấy tiếng Chúa: “Đã đến lúc trình độ tâm linh con người phải tiến cao hơn một bậc nữa. Con người không nên thờ phượng Thiên Chúa theo kiểu vụ hình thức, vụ không gian, vụ thời gian, vụ vật chất nữa. Con người cần thờ phượng và gặp gỡ Thiên Chúa bằng thần khí chứ không phải qua vật chất, qua hình thức nữa. Con người cần gặp gỡ Thiên Chúa ngay trong bản thân mình hơn là ở một nơi nào bên ngoài. Con người cần hiểu biết Thiên Chúa theo sự thật, bằng chính bản chất của Ngài hơn là bằng những hiện tượng, danh từ, ngôn ngữ hay cách diễn tả đặc thù của mỗi tôn giáo, mỗi nền văn hóa. Có gặp gỡ Thiên Chúa đích thực, con người mới được biến đổi để trở nên hoàn hảo và hạnh phúc hơn”
60.Suy niệm của JKN-2
Câu hỏi gợi ý:
1. Các cụm từ “đã đến giờ” và “giờ đã đến – và chính là lúc này đây” trong bài Tin Mừng có ý nghĩa gì? Giờ đó là giờ nào?
2. Thế nào là “thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí”? Thế nào là “thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật”? Trái ngược với hai kiểu thờ phượng ấy là thờ phượng thế nào? Chúng ta đang thờ phượng Thiên Chúa theo kiểu nào: kiểu lỗi thời của các kinh sư Do Thái hay kiểu “mới” của Đức Giêsu?
3. Có cần thiết phải sửa đổi cung cách thờ phượng của chúng ta không? Nếu không thì sao? Việc thờ phượng kiểu lỗi thời có còn giá trị không?
Suy tư gợi ý:
1. Việc thờ phượng Thiên Chúa trong Cựu Ước và Tân Ước
Vào thời Cựu Ước, trình độ tâm linh của con người còn non kém, đầu óc con người thường chỉ hướng về những gì cụ thể, hữu hình, dễ thấy, nghĩa là họ hướng ra ngoài hơn là vào nội tâm. Vì thế, việc thờ phượng Thiên Chúa chủ yếu gồm những việc cụ thể, thấy được, được thực hiện trong thời gian và không gian rõ rệt. Từ bản chất, thờ phượng Thiên Chúa chính là nhìn nhận Thiên Chúa là chủ tể vũ trụ, có toàn quyền trên tất cả mọi sự, trong đó, con người coi mạng sống và của cải của mình là quí giá nhất. Để biểu lộ sự nhìn nhận quyền chủ tể đó của Thiên Chúa, đúng ra con người phải sát tế chính mạng sống mình; nhưng làm như thế, con người sẽ dần dần chết hết, là điều mà Thiên Chúa không muốn. Vì thế, con người bèn sát tế những con vật như chiên bò làm của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa thay cho mạng sống của mình (x. St 4,3; 8,20; Xh 20,24; 29,18; Lv 1,14; v.v…). Có lần, để thử thách niềm tin và tinh thần hy sinh hiến dâng ấy, Thiên Chúa yêu cầu A-bra-ham sát tế đứa con trai duy nhất của mình là I-sa-ác làm lễ vật toàn thiêu: khi thấy A-bra-ham không tiếc với mình đứa con duy nhất, Thiên Chúa đã ra tay cứu I-sa-ác (x. St 22,1-14). Đó là cách thờ phượng Thiên Chúa thời Cựu Ước.
Đến thời Đức Giêsu, Ngài đã khai mở một kỷ nguyên mới, thích hợp với trình độ tâm linh con người vốn đã lên cao hơn. Vì càng về sau, con người càng có khả năng tư duy trừu tượng hơn, biết hướng vào nội tâm hơn. Vì thế, việc thờ phượng Thiên Chúa phải mặc lấy một hình thức mới hợp với trình độ mới: tức cao hơn, mang tính nội tâm hơn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu chủ trương một cách thờ phượng Thiên Chúa mới mẻ hơn, cao cấp hơn. Ngài nói: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem (…) Giờ đã đến – và chính là lúc này đây – những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật. (…) Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật”.
2. Thời Tân Ước: thờ phượng trong thần khí và sự thật
Đức Giêsu nói khi Ngài còn sống: “Đã đến giờ”, “Giờ đã đến – và chính là lúc này đây”. Như vậy, Đức Giêsu yêu cầu con người thay đổi cách thờ phượng Thiên Chúa cho xứng hợp với trình độ mới của con người đã được 2000 năm, một thời gian rất dài! Nhưng ta thử xét lại xem, cách thờ phượng của chúng ta trong thế kỷ 21 này đã thay đổi và tiến bộ đúng như yêu cầu của Đức Giêsu cách đây 2000 năm chưa? Sau 20 thế kỷ tiến bộ về vật chất đến mức chóng mặt, con người đã tiến bộ về tâm linh thế nào, đặc biệt trong cách thờ phượng Thiên Chúa? Chúng ta đã nội tâm hóa việc thờ phượng ấy chưa, hay vẫn còn mang nặng tính bề ngoài, tính vật chất, tính câu nệ hình thức, và vẫn còn lệ thuộc nặng nề về thời gian lẫn không gian? Việc thờ phượng Thiên Chúa của chúng ta hiện nay đã đúng với tinh thần Tân Ước của Đức Giêsu chưa, hay vẫn theo tinh thần Cựu Ước của đám kinh sĩ và biệt phái Do Thái xưa, vốn đã bị Đức Giêsu coi là lỗi thời từ 2000 năm nay?
Thiết tưởng chúng ta nên đặt lại vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, và sửa đổi lại những gì chưa đúng. Điều quan trọng chúng ta cần tìm hiểu là: Thế nào là “thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật”?
· Thờ phượng trong thần khí
Đức Giêsu nói: “Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí”. Thần khí (pneuma – esprit – spirit) là tinh thần, tâm linh, thuộc thế giới nội tâm, không thấy được. Thần khí thì ngược với vật chất, thể lý, thuộc thế giới bên ngoài, cụ thể, thấy được. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa hữu hình, nên việc thờ phượng Thiên Chúa không nhất thiết phải xảy ra ở bên ngoài, trong không gian và thời gian. Theo Đức Giêsu, Ngài là thần khí, là tinh thần, là thiêng liêng, nên việc thờ phượng Ngài cũng phải thực hiện trong thần khí, trên bình diện tinh thần, nghĩa là một cách thiêng liêng, trong nội tâm con người. Hành vi thờ phượng phải là hành vi của tâm hồn, là thái độ của nội tâm, hơn là hành vi của thể xác. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa cứ phải nghe ta nói, nhìn ta biểu lộ ra ngoài mới hiểu được ta; trái lại, Ngài biết hết, thấu hiểu hết những gì ta nghĩ, ta cần, ta muốn nói: “Cha trên trời thừa biết anh em cần những gì rồi” (Mt 6,32; Lc 12,30). Vì thế, xét về phía Thiên Chúa, việc thờ phượng Ngài không cần thiết phải biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói, bằng lễ nghi, bằng những biểu hiện bên ngoài: “Khi cầu nguyện, anh em đừng nhiều lời như dân ngoại; họ tưởng cứ nói cho nhiều là được nhận lời” (Mt 6,7). Điều Ngài mong muốn nằm trong thái độ nội tâm của chúng ta: tinh thần từ bỏ, tự hủy, lòng quảng đại, biết ơn, khâm phục, nhất là tình yêu dành cho Ngài. Nếu Giáo Hội chủ trương phải biểu lộ việc thờ phượng ra bên ngoài thì không phải là vì Thiên Chúa mà vì con người: để việc thờ phượng mang tính cộng đoàn, tính Giáo Hội, hay để biểu lộ vinh quang Thiên Chúa cho con người, v.v…
Ngày nay, cần phải thay thế việc thờ phượng Thiên Chúa qua những hình thức bên ngoài bằng việc thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí. Lễ vật dùng để sát tế, để toàn thiêu không còn là chiên, bò, hay bất kỳ một vật nào khác, mà phải là “cái tôi” ích kỷ và kiêu căng của ta, là ý riêng của chúng ta, là những dự định dù tốt hay xấu nhưng không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Bàn thờ hay đền thờ – nơi sát tế – là chính tâm hồn ta. Thời điểm sát tế không còn là một thời điểm cố định nào do con người qui định, mà phải là thời gian liên tục. Vì sát tế không còn là một hành động xảy ra vào những thời điểm nhất định nào đó, cho bằng một thái độ nội tâm thường hằng trong đời sống ta, thậm chí trở thành một yếu tố cố định trong bản tính của ta. Cầu nguyện cũng không còn là một hành động cho bằng một trạng thái thường hằng của nội tâm. Một biểu hiện lý tưởng của việc thờ phượng trong thần khí đã được Đức Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”. Việc quan tâm thi hành thánh ý Thiên Chúa phải thay thế cho việc quan tâm thực hiện ý riêng mình, phải trở thành lương thực nuôi sống đời sống tâm linh của ta.
· Thờ phượng trong sự thật
Thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật khác với thờ phượng Thiên Chúa trong giả dối. Thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật đòi hỏi những gì mình nói với Thiên Chúa phải phản ảnh đúng những tâm tình, ý nghĩ trong đầu óc mình, và đúng với thực tế của đời sống mình. Còn thờ phượng Thiên Chúa trong giả dối là có sự khác biệt giữa điều mình cầu nguyện với tâm tư, tình cảm và đời sống thực tế của mình. Cầu nguyện như thế chẳng những hoàn toàn vô ích mà còn xúc phạm và tỏ ra coi thường Thiên Chúa nữa. Nếu không thể thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật, thì thà rằng đừng thờ phượng còn hơn là thờ phượng Ngài trong giả dối.
Ngày xưa, người ta có thể giết chết một con vật làm lễ toàn thiêu, để tượng trưng cho việc họ nhìn nhận quyền Chủ Tể trên mọi sự của Thiên Chúa. Hành động tế tự đó hoàn toàn xảy ra ở bên ngoài. Nhưng bên trong, người ta vẫn có thể tiếc với Thiên Chúa những chuyện rất nhỏ: chẳng hạn họ không thể từ bỏ một ý riêng, một sở thích, một vật đang muốn chiếm hữu, hoặc hoãn thi hành một dự định, hy sinh một cơ hội, v.v… để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, hành động thờ phượng bên ngoài chẳng phù hợp chút nào với tâm trạng bên trong. Chính vì thế, có lần Đức Giêsu nói về việc thờ phượng của họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa Ta. Việc chúng thờ phượng Ta thật là vô ích” (Mt 15,8-9; Mc 7,6-7; x, Is 29,13).
Ngày nay, có biết bao người khi cầu nguyện thì nói rằng mình yêu mến Chúa, sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa; nhưng trong đời sống thì chẳng thấy họ yêu mến Ngài ở chỗ nào. Họ thường nói với Chúa: “Xin tha cho con như con vẫn tha kẻ có nợ với con”, nhưng trong thực tế, họ chấp nhất và bắt bẻ lỗi người khác từng chút một! Điều tệ hại là người ta vẫn cảm thấy an tâm, họ tưởng rằng làm như thế là đã chu toàn bổn phận thờ phượng đối với Thiên Chúa! Thiên Chúa rõ ràng không ưa lối thờ phượng đó. Ngôn sứ I-sa-i-a diễn tả sự ngao ngán và dị ứng của Thiên Chúa đối với kiểu thờ phượng bên ngoài ấy: “Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm! Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạc linh đình. Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu” (Is 1,11b.13b-15). Thử đặt mình vào địa vị của Ngài xem ta có thể chấp nhận một cung cách thờ phượng như thế không? Tại sao ta lại có thể đang tâm tiếp tục thờ phượng Ngài theo kiểu ấy?
Cầu nguyện
Tôi nghe Chúa nói với tôi: “Ta đã chán những lễ nghi rỗng tuếch, ghét những những nghi thức trang trọng mà người cử hành chẳng tỏ ra có chút tình thương nào trong lòng. Ta cần tình thương của con người, nhưng họ lại chỉ dâng lên Ta toàn những nghi thức, lời kinh trống rỗng!”
61.Ta sẽ cho nước hằng sống- Lm. Lâm Thái Sơn
Ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa.
Bài Phúc Âm hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samaria: Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng và xin nước uống v.v... Bài này ta đã từng nghe qua nhiều lần, nhưng để hiểu rõ tầm mức quan trọng, ta cầu đọc lại trong quan điểm lịch sử, biểu tượng và thực tiễn.
1. Quan điểm lịch sử: Muốn biết tại sao cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bà xứ Samaria gây ra tai tiếng, chúng ta nên dựa vào biến cố lịch sử đã qua.
Mối bất hòa giữa người Do Thái và người Samaria đã xảy ra vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, lúc mà người Axiri đến xâm chiếm đất Samaria, bắt đi lưu đày một phần lớn dân Samaria như một dân tộc tạp nhạp, lai căng lạc đạo; đã vậy, người Samaria không còn đi lễ ở Giêrusalem mà hành đạo ở đền núi Garidim... Vì không còn giao thiệp với Samaria, do đó bất cứ người Do Thái nào tiếp xúc với dân Samaria đều bị lên án, nặng nhất là người đàn ông Do Thái giao du với phụ nữ Samaria.
Trong tình thế đó, này đây Chúa Giêsu ngang nhiên nói chuyện với người đàn bà xứ Samaria mà không chút sợ sệt. Ngài còn tự do thoải mái ở lại thêm hai ngày nữa. Qua cuộc gặp gỡ và đối thoại này, Chúa Giêsu muốn cho ta thấy ý định của Ngài là dẹp thù hận. Vì đối với Thiên Chúa: không có ai là địch thù, không ai là người bị nguyền rủa và bị khai trừ, không ai mà không được tha thứ... Và Ngài còn ban phát Nước chảy ra sự sống đời đời cho tất cả mọi người, không phân chia giai cấp hoặc màu da sắc tộc, không phân biệt nguồn gốc xứ sở. Vì Thiên Chúa là Tình Thương cho tất cả.
2. Quan điểm biểu tượng: Ao hồ hay giếng nước thường là nơi của sự gặp gỡ (từ khách lạ trở nên bạn hữu), nhưng cũng có thể là nơi tranh chấp (vì tranh giành miếng nước mà trở nên cừu địch).
Giếng nước hay vũng nước, trong sa mạc hoặc những vùng đất khô cằn, không chỉ là nơi mà người người đều dừng lại múc lấy nước để phục hồi sức khỏe sau những ngày đường mệt lả khát nước, mà còn là nơi để người người cùng gặp gỡ, trao đổi câu chuyện và làm quen. Trong Kinh Thánh có những đoạn kể qua cuộc gặp gỡ nơi giếng nước đưa đến chuyện hôn nhân: người đầy tớ của ông Abraham gặp cô Rêbêca (St 24:10-27) từ đó lo chuyện cưới hỏi cho con ông chủ mình là Ygiaác. Ông Giacóp và cô Rakên (St 29:1-14) cũng gặp nhau tại giếng nước và hai người đã trở thành vợ chồng.
Vậy thì giếng nước trong bài Phúc Âm hôm nay, nơi mà Chúa Giêsu gặp người đàn bà xứ Samaria, cũng có tính cách biểu tượng: vì tại giếng nước này phát hiện một giao ước thiêng liêng, một cuộc đính hôn giữa Đức Kitô với nhân loại, cho dù loài người có bất xứng, đầy tràn tội lỗi... Ngài hứa ban "nước hằng sống" cho bất cứ ai tìm đến giải khát nơi Ngài và Ngài còn tuyên bố "từ nay mọi người sẽ không còn hành đạo tại núi này hay đền thờ nọ, nhưng đã đến lúc phải tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý".
Lời nói của Chúa Giêsu thật quá kỳ diệu, đánh động tâm hồn người đàn bà Samaria, khiến bà quên đi cả việc múc nước. Nước giếng không còn là mối bận tâm và không làm bà khao khát nữa, bà cũng không còn khao khát những mối tình trần tục (bà có sáu đời chồng), vì Lời Chúa vừa đem đến sự giải khát cho bà, và sau khi tin phục thì "nước Chúa (Lời Chúa) vừa ban cho bà thì nơi bà trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời", từ một người đàn bà xa lạ, bà đã trở nên môn đồ của Chúa qua việc để lại vò và chạy về thành loan báo cho mọi người: "Mau hãy đến xem... người đó là Đấng Kitô".
3. Quan điểm thực tiễn: Ta có thể khẳng định rằng đoạn Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta nhận rõ cuộc sống. Như xưa kia Chúa Giêsu đã làm phát sinh nước hằng sống nơi xứ Samaria, đất của dân ngoại, của những người bị miệt thị khinh chê... thì nay chúng ta cũng được mời gọi nên biết đón nhận những người Samaria, tức là những kẻ không cùng ý hướng tín ngưỡng với chúng ta và những kẻ bị người khác khinh thường loại bỏ, cũng như phải biết tôn trọng các giá trị của những người khác biệt với chúng ta.
Qua cuộc đối thoại với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta từ nay phải biết tìm đến uống nước Hằng Sống (các Bí Tích) phát sinh từ nơi Ngài: Lời Ngài tuôn chảy như một giòng suối đánh đổ những hiềm khích hận thù, tẩy sạch những kỳ thị bất công và loại bỏ việc sùng bái các tà thần ngẫu tượng (của cải tiền bạc, lợi danh quyền chức...) để chúng ta trở nên những con người hoàn toàn tự do, biết thật sự yêu thương tha nhân và "tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý".
62.Nước hằng sống – Lm. Hữu Độ
Nước là một quà tặng rất quan trọng Chúa ban cho thế giới. Con người, con vật, cây cối đều nhờ vào nước. Trong thân thể con người, nước chiếm 70%, nếu một ngùi cân nặng 100 lbs, thì nước chiếm 70 lbs. Người ta có chừng 4.5 lít máu thì nước chiếm 2.8 lít rồi. Người ta có thể sống 40 ngày không có đồ ăn, nhưng nếu không có nước thì chỉ 3 ngàysẽ chết.
Sau một tai nạn máy bay (loại nhỏ) rớt ở vùng rừng rậm của Gianãđại (Canada), vợ chồng Ralph và Helen đã sống sót nhờ vào số lượng nước chảy ra từ đống tuyết tan. Họ điểm tâm bằng nước, dùng bữa trưa bằng nước và bữa tối cũng là nước. Nhờ có nước mà họ sống 6 tuần lễ cho tới khi gặp người đến cứu. Ngày nay một trong những mối lo ngại nhất của con người là nước dơ, nhất là tại các quốc gia Phi Châu, vì trong nước dơ có chứa nhiều vi khuẩn sinh ra bệnh. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 10 triệu người chết vì bệnh ruột vì dùng nước dơ.
Phúc Âm hôm nay nói về nước. Chúa Giêsu đi đường mỏi mết và khát nước đến ngồi nghỉ trên miệng giếng, gặp một chị xứ Samarita, Chúa xin "Chị cho tôi uống nước với." Theo dõi Phúc Âm chúng ta thấy: Chúa Giêsu là một người khéo gợi chuyện và thu hút lòng người.
Thứ nhất người Do Thái và người Samarita vốn có sự bất hòa, thù ghét nhau, họ làm thành bức tường ngăn cách kiên cố lâu đời. Chúa Giêsu tới phá đổ bức tường ngăn cách đó bằng việc Ngài lên tiếng xin chị Samarita cho Ngài uống nước. Từ hình ảnh giếng nước tự nhiên cần thiết cho thân xác, Chúa đã dẫn chị tới nguồn nước siêu nhiên hằng sống cần thiết cho con người.
Thứ hai, đi sâu câu chuyện, mặc dầu Chúa biết chị đang sống bất hợp pháp với một người đàn ông, nhưng Chúa nói chuyện với một giọng nhân từ và yêu thương. Chính vì cách nói chuyện yêu thương, nhân từ đó mà Chúa đã giúp chị dần dần khám phá ra Chúa là ai? Phúc âm để lại, đầu tiên chị nhìn Chúa như một người Do Thái bình thường nào đó: "Ông là người Do Thái mà xin tôi là người Samarita nước uống." Thế rồi chị nhận ra Chúa là một tiên: "Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri". Bước sau cùng chị nhận ra Chúa là Đấng Kitô. Chị vào thành nói với người ta: "Đến mà xem, có một người đã nói cho tôi tất cả những gì tôi đã làm, ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?"
Chị Samarita là người đến kín nước để thỏa mãn cơn khát tự nhiên của chị. Thế nhưng chị vẫn còn khát khao một thứ nào đó mà chị không được mãn nguyện. Ở với 5 đời chồng và bây giờ chung sống với một nguời đàn ông khác mà vẫn không thỏa mãn cơn khát của chị.
Cuộc đời mỗi người chúng ta cũng tương tự như vậy, 5 đời chồng đó là 5 thứ người ta khao khát trên đời: tiền bạc, danh vọng, chức quyền, tình yêu, kiến thức. Rồi người đàn ông bất hợp phát đó có thể là: thuốc phiện, rượu chè, cờ bạc, trai gái, lạc thú bất chính... Chúng ta tưởng những thứ đó đem lại hạnh phúc, thỏa mãn được cơn khát của chúng ta nhưng vô vọng, vì nó chỉ đem đến chán chường, trống rỗng.
Nước hằng sống Chúa muốn ban cho chúng ta đó chính là Ơn Thánh. Nghĩa là bình an khi sống thân mật với Thiên Chúa, nghĩa là tự do khi giữ Lề Luật Chúa, nghĩa là niềm vui khi chúng ta phục vụ tha nhân. Nước Hằng Sống hay Ơn Thánh đó chúng ta tìm thấy trong Thánh Thể trong các Bí tích, trong Lời Chúa, trong các việc lành, trong đời sống cầu nguyện, trong tình trạng ơn nghĩa với Chúa.
Hãy uống nước hằng sống là chính Ơn Thánh để sau này hiệp hoan với Chúa Kitô trên Thiên Đàng chúng ta không bao giờ khát nữa.
63.Nước và sự sống – Phó tế Trần văn Nhật
Vào tháng Ba năm ngoái (2004), qua chương trình thám hiểm không gian mang tên "Mars Exploration Rover Mission" (Sứ Mệnh Rover Thám Hiểm Hoả Tinh), và sau 7 tháng bay từ trái đất đến hỏa tinh và đáp xuống an toàn, chiếc xe thám hiểm Rover đã chuyển các hình ảnh đầu tiên của hỏa tinh về trái đất, và mọi người đều bàng hoàng trước cảnh tượng của một hành tinh cách xa trái đất đến 35 triệu miles!
Một trong những điều quan trọng mà cuộc thám hiểm này muốn tìm kiếm là vết tích của sự sống, và muốn có sự sống thì phải có nước. Trong bản tin ngày 2-3-2004, các khoa học gia của cơ quan NASA cho biết họ đã tìm thấy chứng cớ rằng trước đây hành tinh này ẩm ướt đủ để có sự sống, nhưng hiện giờ xe thám hiểm Rover không tìm thấy vết tích nào của sinh vật.
Nước cần thiết cho sự sống, không những ở trên trái đất, mà nước còn cần thiết ở bất cứ đâu trong vũ trụ. Các phi hành gia Hoa Kỳ đã đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969 để thám hiểm, và họ xác nhận một điều là trên mặt trăng không có sự sống, chỉ vì không có nước.
Trong bài Phúc Âm hôm nay, sau một hành trình lâu dài và mệt mỏi, Đức Giêsu khát nước và đến bên cạnh giếng, và khi thấy có một phụ nữ đến múc nước, Người đã xin nước uống. Phản ứng tự nhiên của Đức Giêsu cho chúng ta thấy Đức Giêsu là một con người bình thường như chúng ta-đói thì muốn ăn, khát thì muốn uống.
Phản ứng của người phụ nữ, chúng ta thấy cũng là phản ứng của một con người bình thường, một con người sống theo bản năng tự nhiên-nói chung là ích kỷ, không muốn giúp đỡ người khác. Do đó, khi được xin nước uống, bà đã hỏi lại Đức Giêsu "Làm sao ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một người đàn bà Samari, nước uống?" Bà đã đặt lại vấn đề thù hiềm giữa hai dân tộc để từ chối khéo. Nói cách khác, trong tâm hồn của bà không có tình thương, không có lòng bác ái để sẵn sàng giúp đỡ Đức Giêsu, bất kể những dị biệt. Có lẽ Đức Giêsu ngạc nhiên trước câu trả lời của bà và Người đã tiết lộ cho bà một sự thật: "Nếu bà đã biết ơn sủng của Thiên Chúa và nhận ra ai là người đang nói với bà, 'Cho tôi uống nước', thì có lẽ bà đã xin và người ấy sẽ ban cho bà nước hằng sống."
"Nếu bà đã biết ơn sủng của Thiên Chúa" cũng là câu nói của Đức Giêsu cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có thực sự biết ơn sủng của Thiên Chúa như thế nào không? Ơn Chúa có phải là phép lạ hiển nhiên mà mắt phải thấy, tai phải nghe? Hay ơn Chúa nhẹ nhàng như cơn gió thoảng nhưng đủ xoá tan cái nóng giận khi chúng ta tha thứ cho ai đó xúc phạm đến chúng ta? Ơn Chúa có phải thay đổi chớp nhoáng toàn bộ con người chúng ta? Hay ơn Chúa có thể giúp chúng ta ngày càng chế ngự được bản tính thấp hèn của con người qua những cố gắng sống Phúc Âm? Ơn Chúa có phải trùm lấp sự tự do lựa chọn của chúng ta? Hay ơn Chúa có thể giúp chúng ta biết lựa chọn những gì là xứng hợp? Ơn Chúa có thể đem lại cho chúng ta ơn cứu độ nhưng đó có phải là điều chúng ta tìm kiếm?
Sự ích kỷ của người phụ nữ Samari đã trở nên như bức màn che khiến bà không hiểu được sự thật, không nhận ra được người đang xin bà chút nước uống là ai, bởi thế bà đã hỏi lại Đức Giêsu với giọng mỉa mai: "Này ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu; vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống?"
Có lẽ Đức Giêsu thấy tội nghiệp cho bà vì chỉ nhìn đến những gì trước mắt mà quên đi một thực tại quan trọng hơn nhiều, nên Người trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát; còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa; nước tôi cho sẽ trở thành mạch nước đem lại sự sống đời đời nơi người ấy."
Cái nhìn của người phụ nữ Samari có thể tiêu biểu cho quan điểm của chúng ta ngày nay. Trong một xã hội giầu sang đề cao sự hưởng thụ, điều mà chúng ta nhìn thấy trên truyền hình, nghe được trong các đài phát thanh là "hãy hưởng thụ tối đa" dù có phải nợ ngập đầu, "hãy sống cho riêng mình" dù có phải dứt bỏ tình nghĩa gia đình: vợ chồng, con cái. Và rồi chúng ta lao vào vòng lẩn quẩn của vật chất, của ích kỷ. Càng hưởng thụ chúng ta càng lệ thuộc, càng nô lệ cho vật chất. Càng ích kỷ chúng ta lại càng cảm thấy mình hèn kém, nhỏ mọn, tầm thường. Và càng tầm thường chúng ta lại càng bám víu vào vật chất để cố tạo cho mình một giá trị-dù là bề ngoài. Vòng lẩn quẩn đó nói lên một sự thật, đó là vật chất không thể thoả mãn những khao khát của con người. Và khao khát lớn lao nhất của chúng ta là phẩm giá đích thực của một con người.
Đức Giêsu đem lại gì cho chúng ta? Tại sao Đức Giêsu có thể giúp chúng ta khỏi khát?
Đối nghịch với ích kỷ là tình yêu, là bác ái. Nói đến tình yêu là nói đến hy sinh, tha thứ và quảng đại. Và sự hy sinh, tha thứ, quảng đại giúp chúng ta trở nên cao thượng. Một người cao thượng là một người đã tìm lại được phần nào phẩm giá đích thực của mình, và vì thế họ trở nên trọn vẹn, trở nên đầy đủ, và vì thế họ không còn thèm khát. Nói khác đi, Thiên Chúa là tình yêu và ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa. Và Thiên Chúa là tất cả, bởi đó ai có được Thiên Chúa là có được tất cả, là được no thỏa.
Trong chương trình "Good Morning America" của ABC News vào sáng thứ Tư 2 tháng Hai vừa qua (2005), có phần phỏng vấn những người trúng số độc đắc ở Hoa Kỳ. Sau đây là một vài trường hợp mà phóng viên Jonann Brady đã kể cho chúng ta nghe:
- Ông Billie Bob Harrel Jr. ở Houston, vào năm 1997 ông trúng xổ số $31 triệu của tiểu bang Texas. Hai năm sau, vì tiêu sài phung phí và hôn nhân đổ vỡ, ông đã tự tử bằng súng shotgun.
- Ông William "Bud" Post làm việc với một tổ chức du ngoạn và là một thợ sơn làm công nhật. Năm 1988, ông trúng xổ số $16.2 triệu của tiểu bang Pennsylvania. Chỉ trong vòng vài tháng, cô bạn gái của ông đã thắng kiện để lấy được 1/3 số tiền trúng số, và em trai của ông bị bắt vì tội thuê mướn du đãng để giết ông. Ông Post bây giờ sống với tiền trợ cấp xã hội $450 một tháng và "food stamp."
- Gần đây nhất là trường hợp trúng số của ông Jack Whittaker, sống ở vùng West Virginia. Vào Giáng Sinh 2002 ông đã trúng xổ số lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ--$314.9 triệu-nhưng sau đó biết bao tai họa đã đổ xuống đời ông.
Lần đầu, ông mất trên $500,000 tiền mặt và ngân phiếu khi bị ăn cắp từ chiếc xe của ông đang đậu ở bên ngoài câu lạc bộ vũ khoả thân Pink Pony; lần sau, $100,000 đô la khác cũng bị lấy trộm từ chiếc xe của ông đậu ở trước nhà. Sau đó cuộc đời ông ngày càng xáo trộn. Ông bị bắt giam nhiều lần vì tội đánh người ta. Kế đến, người ta tìm thấy thi hài người bạn trai của đứa cháu gái ông-chết vì sử dụng ma tuý quá liều--ngay trong nhà của ông trong khi ông đi vắng. Và sau hai lần bị bắt về tội say rượu lái xe, ông bị giam trong trung tâm chừa rượu 28 ngày. Gần đây, hai năm sau ngày trúng số, cô cháu gái 17 tuổi của ông là Brandi Bragg, bị chết vì sử dụng ma tuý quá độ.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên đài ABC, ông Whittaker và luật sư của ông không cho biết gì thêm, nhưng vợ của ông, bà Jewel đã nói với tờ The Charleston Gazette rằng: "Phải chi tôi đã xé tấm vé số ấy thì giờ đây đâu có khổ như thế này!"
Ông Stephen Goldbart là một tâm lý gia và đồng sáng lập viên của tổ chức "Money, Meaning and Choices Institute" ở San Francisco, tổ chức này cố vấn cho những ai bỗng dưng trở nên giầu có, và ông cho biết "Trong xã hội Hoa Kỳ, chúng ta có khuynh hướng đánh giá quá cao vai trò của đồng tiền. Ước mơ của người Hoa Kỳ là thành công tài chánh. Đó là liều thuốc vô bổ, nhưng hầu hết ai cũng muốn."
Lời nhận định của ông thật đáng cho chúng ta suy nghĩ.
Đức Giêsu đã xuống thế cách đây 2000 năm, và tất cả những giảng dậy của Người vẫn còn có giá trị. Hơn bao giờ hết, ngày nay chúng ta phải cần đến ơn Chúa để có thể nhận ra được những gì là chân lý và vượt qua được những thử thách trong một đời sống thật phức tạp. Chúa vẫn sẵn sàng ban ơn cho chúng ta trong các bí tích. Qua bí tích rửa tội và thêm sức chúng ta được gia nhập vào cộng đồng của những người theo Chúa Kitô. Và Chúa Kitô đã không bỏ rơi chúng ta ở trần thế mà Người vẫn hiện diện và nuôi dưỡng chúng ta với Mình và Máu, là sự sống của Người. Vấn đề còn lại là chúng ta có cho đó là quan trọng để tìm kiếm ơn Chúa, để thay đổi đời sống cho xứng đáng với Mình và Máu Chúa mà chúng ta lãnh nhận trong mỗi Thánh Lễ.
Hãy nhớ rằng, khi chúng ta có sự sống của Chúa Kitô thì "nước ấy sẽ trở thành mạch nước đem lại sự sống đời đời" cho chúng ta.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam