Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 63
Tổng truy cập: 1358078
GẶP GỠ ĐỨC KITÔ
Tháng 8 năm 2005 tại Cologne, là ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 20, với chủ đề “Chúng tôi đến Bái lạy Người “ (Mt 2, 2). Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn nhắn gửi các Bạn trẻ từ khắp các châu lục thể hiện lại trên Bình diện tinh thần hành trình của các vị đạo sĩ, để gặp gỡ Đấng Mêsia của mọi dân tộc.
Thật vậy, ánh sáng của Chúa Kitô đã khai mở tâm trí các đạo sĩ. Thánh sử thuật lại : “Họ ra đi” (Mt 2, 9), can đảm dấn Bước theo những Bước đi lạ lẫm, thực hiện một cuộc hành trình dài và khó khăn. Họ đã không ngần ngại Bỏ hết mọi sự để lần theo ngôi sao mà họ đã thấy mọc lên ở phương Đông (Mt 2, 2). Noi gương các đạo sĩ, người trẻ chúng con sẵn sàng thực hiện cuộc “hành trình” đến Cologne từ mọi miền trên thế giới. Điều quan trọng đối với chúng con không chỉ là Bận tâm đến việc tổ chức Bên ngoài cho ngày GTTG, nhưng trước hết phải chăm lo cho việc chuẩn Bị thiêng liêng, trong Bầu khí đức tin và lắng nghe Lời Chúa (Sứ điệp nhân ngày GTTG lần thứ 20, số 1).
Chủ đề trên cũng chính là Lời Chúa muốn nói với chúng ta
Gặp gỡ Chúa qua những Biến cố lịch sứ dân tộc
Năm 538 trước Công Nguyên, dân Do Thái lưu đày Bắt đầu trở về quê hương, có người ra đi, nhưng cũng có kẻ còn ở lại, nên Tiên tri Isaia loan Báo niềm hy vọng một ngày nào đó, dân Chúa sẽ gặp lại nhau trên quê hương. Ngày đó Gierusalem là trung tâm, và là thành Thánh sẽ chiếu sáng khắp mặt đất (Is 60, 1-6). Những tiên Báo của vị ngôn sứ trong thời lưu đày đã trở thành hiện thực và rõ nét khi Chúa Giêsu xuống thế làm người. Ngài đến và hiện diện cùng với dân tọc Israel. Trong Đức Giêsu Kitô, ánh sáng muôn đời, tất cả các dân tộc đều được mời gọi hợp thành một Hội Thánh duy nhất, làm thành một thân thể mầu nhiệm Đức Kitô. Để những ai ra sức kiếm tìm gặp Ngài sẽ đón nhận được ơn cứu độ (Eph 3, 2-6 ).
Chúng ta được sinh ra có tính xã hội, sống trong một gia đình, một dân tộc. Bình thường chẳng ai muốn tách mình ra khỏi đám đông, để sống lẻ loi “như một hòn đảo”. Chính vì thế lịch sử con người luôn gắn liền lịch sử dân tộc. Hoàn cảnh xã hội làm ảnh hưởng đến hoàn cảnh của một cá nhân. Chúa Giêsu cũng đã sống trong những nghịch cảnh của cuộc đời. Điều mà chúng ta dễ thấy nhất là Thiên Chúa thường làm đảo lộn những suy nghĩ, tính toán của con người. Những gì mà con người tưởng là khôn ngoan, thông suốt, thực ra chỉ là tối tăm, mê muội. Hêrôđê là người gian manh, xảo quyệt, đã gài Bẫy, lừa dối các đạo sĩ, nói là cùng đến “thờ lạy Chúa”, nhưng thực ra là để tìm cách giết Người. Những mưu mánh ấy Bị thất Bại vì các đạo sĩ “ra về Bằng con đường khác“. Vì sợ mất ngai Vua, nên Herôđê đã tính toán kỹ lưỡng, để sát hại Chúa Giêsu, làm cho Bao nhiêu trẻ thơ Bị chết oan. Cuối cùng, khi Chúa Giêsu làm ”Vua”, thì Hêrôđê chẳng còn gì để mất nữa, ông đã chết.
Dù thế nào đi chăng nữa, chương trình của Thiên Chúa không thể Bị “Bẻ gãy“ Bởi sức mạnh của con người. Trái lại vẫn luôn được thực hiện để chúng ta được sống trong niềm tin tưởng và cậy trông.
Gặp gỡ Chúa qua những dấu chỉ
Người xưa thường xem những vĩ nhân khi sinh ra thì gắn liền với một ngôi sao. Các đạo sĩ đã liên kết lời trong sách Dân số: ”Một ngôi sao mọc lên từ Giacop, một Vương trượng xuất hiện từ Israel“ (Ds 24, 17) nên khi thấy “ngôi sao lạ”, họ đã không ngần ngại, dù gặp Biết Bao thử thách cam go, có lúc tưởng chừng như vô vọng. Nhưng với lòng tin, sự nhẫn nại kiên trì, họ đã đạt được mục đích, gặp được Chúa Giêsu “Đấng Cứu Thế”, “Vua Bình an”.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta trải dài những Biến cố lớn nhỏ, mỗi một Biến cố là những “ngôi sao“ trong Bầu trời của kiếp người. Có “ngôi sao” trong màn đêm tăm tối của Bơ vơ, lạc lõng, làm ta dễ cảm nhận được cảnh đơn hèn trong máng cỏ Belem năm xưa. Có “ngôi sao“ nhìn mãi mà chẳng thấy trên Bầu trời của tâm hồn chán chường, thất vọng, đau khổ, sẽ làm ta nhận ra ánh mắt yêu thương và tha thứ của Chúa Giêsu trên Thập giá.
Một ông già nổi tiếng là hiểu rộng. Ông học hành rất ít nhưng lại có kiến thức uyên Bác. Nhiều người tới thăm ông và Bàn luận với ông nhiều vấn đề cao xa. Trong số đó, có một giáo sư nổi tiếng, cũng ngạc nhiên và hỏi ông:
– Ông lấy những hiểu Biết đó ở đâu ra vậy ? Tôi không thấy cuốn sách nào viết những điều như thế.
Ông già đáp :
– Hàng ngày tôi đọc Ba cuốn sách mà Bất cứ ai cũng có thể đọc. Cuốn thứ nhất là những việc Chúa làm quanh tôi. Cuốn thứ hai là lương tâm của tôi. Cuốn thứ Ba là Kinh Thánh.
Đúng như ông già nói, những điều kỳ diệu luôn có sẵn quanh ta, ai cũng có thể nhìn, ai cũng có thể nghe và nói về những điều kỳ lạ đó. Đó chính là những “ngôi sao” dẫn đường cho chúng ta. Nếu không thấy và không nghe, là tại ta không cố gắng suy nghĩ, tìm tòi. Chúa Giêsu nhiều lần đã phàn nàn về các môn đệ : “ Sao các con tối dạ thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe…”
Gặp gỡ Chúa sẽ đem lại một sức sống mới
Các đạo sĩ gặp gỡ Chúa không chỉ Bằng ánh mắt, mà Bằng cả con người. Khi họ dâng Chúa vàng, họ đã “thờ lạy Người“ cách đích thực, họ tuyên xưng Chúa là Chúa tể khi dâng nhũ hương, và khi dâng mộc dược, họ hiểu rằng Chúa Giêsu sẽ đổ máu mình ra để hoà giải nhân loại với Chúa Cha. Hơn thế nữa, không chỉ là những giây phút hạnh phúc Bên máng cỏ cùng với Đức Mẹ và Thánh Giuse, mà còn là từ nay họ trở nên một con người mới, một cuộc sống mới với “con đường mới“.
Khi được Báo mộng “đừng trở lại với Hêrôđê nữa, tìm đường khác mà về”, họ hiểu rằng, cuộc sống trần thế lắm những gian nguy và hiểm độc, con đường tìm và sống với Đức Kitô luôn đầy dẫy những cam go thử thách ở phía trước, cuộc đời con người như những con thuyền luôn Bơi ngược dòng, muốn tiến lên cần phải trả một giá thật đắt, cần phãi được đánh đổi Bằng những hy sinh và tự huỷ.
Bài học của các đạo sĩ vẫn hằng nhắc nhở mỗi người chúng ta trong cuộc sống từng ngày. Thiên Chúa luôn hiện diện, và muốn cho mọi người, không phân Biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, ai cũng có thể đến gặp Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Cũng như các đạo sĩ, con đường còn đầy chông gai, thử thách.
Tất cả những khó khăn, những nghiệt ngã trên đường tới “hang lừa nhỏ Bé Belem” hôm nay chính là gia đình, giáo xứ, xã hội, trong mỗi hoàn cảnh sống. Dù ở nơi đâu, dù thời gian nào, chúng ta vẫn phải hăng say dấn thân trên một hành trình, hành trình để tìm gặp Chúa, “gặp để thờ lạy, chứ không để giết“, Bởi có khi, ta đã “giết Chúa” nơi tha nhân, nơi những người nghèo… Hãy Bước đi với những Bước chân tình yêu, và làm chứng cho tình yêu. Làm sao mỗi người là một “ánh sao” toả sáng Tin Mừng của Chúa trong Bầu trời thế giới hôm nay.
LỄ HIỂN LINH
CHÚA TỎ MÌNH RA– Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Lễ hiển linh là lễ Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. Trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa thường tỏ mình qua bão tố ầm vang hoặc sấm chớp chói lòa, nhưng đến thời Tân ước, Thiên Chúa lại tỏ mình dưới dạng một hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ.
Khi giáng sinh làm người, đầu tiên Ngài tỏ mình cho các chú mục đồng ở Belem, rồi tỏ mình ra cho cụ già Simêon, cho bà Anna trong đền thờ, và Chúa còn tiếp tục tỏ mình ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chúng ta thấy, đối với các chú mục đồng, những người ít học, thì Chúa sai các thiên thần đến báo tin, để họ nhận biết Đấng cứu độ. Còn đối với các nhà trí thức, thì Chúa dùng ánh sao lạ dẫn đường chỉ lối. Nhờ ơn Chúa soi dẫn, các nhà đạo sĩ ở Phương đông đã cất công lên đường tìm kiếm vị Vua mới sinh. Mặc dù Chúa tỏ mình ra với nhiều hình thức như thế, ấy thế mà có những người lại không gặp được Chúa.
Chẳng hạn như: các đại giáo trưởng, các luật sĩ ở Giêrusalem, những người này họ am tường về Thánh Kinh. Họ trả lời cho vua Hêrôđê, cho Ba đạo sĩ rõ ràng Đấng Cứu Thế sinh tại Bê-lem. Nhưng họ không lên đường, họ chỉ biết Chúa trên lý thuyết, trong sách vở mà không hành động, thành ra họ không gặp được Chúa.
Vua Hê-rô-đê, bạo vương này khi hay tin Hài Nhi Giêsu sẽ là thủ lãnh dân Do thái, ông lo sợ lung lay đến ngai vàng của mình, nên ông muốn tìm Chúa không phải để triều bái, nhưng là để sát hại. Vì thế, ông không gặp được Chúa.
Cho nên, không phải cứ có đạo là gặp được Chúa. Không phải cứ giỏi giáo lý là biết Chúa. Muốn gặp được Chúa phải có thiện chí đi tìm. Muốn biết Chúa, phải nỗ lực học hỏi Thánh kinh, suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Cũng như ba nhà đạo sĩ năm xưa, khi ngôi sao lịm tắt, các ông đã vào Giêrusalem hỏi thăm. Nhờ lời Kinh thánh chỉ điểm, các ông tiếp tục lên đường và cuối cùng gặp được vua người Do thái mới sinh.
Có thể nói, Ba đạo sĩ là những người gương mẫu trong việc đi tìm kiếm Chúa, bởi các Ngài có tâm hồn thiện chí. Là những tâm hồn thiện chí, luôn khao khát điều lành, nên các Ngài luôn để tâm tìm kiếm Chúa. Ba đạo sĩ không tìm kiếm Chúa sinh ra không khách sạn giàu sang, nhưng tìm gặp Chúa nơi cánh đồng Belem, sinh ra trong hang bò lừa nghèo khó. Ba đạo sĩ không đi tìm Chúa ở thành Giêrusalem nguy nga tráng lệ, nhưng họ tìm thấy Chúa nằm trong máng cỏ thiếu thốn mọi tiện nghi.
Anh chị em thân mến,
Ba đạo sĩ không thể đến với Chúa nếu không có ngôi sao dẫn đường. Ngày nay, Chúa muốn mỗi người chúng ta hãy là những ánh sao, loan báo tình thương của Chúa, đưa dẫn những tâm hồn thiện chí đến với Ngài.
Nếu nhân loại hôm nay còn đi trong bóng tối của gian dối, hận thù, thiếu vắng tình thương, Thì chúng ta hãy là ánh sao sáng trong đời sống công bình, chiếu sáng đức thương yêu và toả ánh sáng ấm áp tình người.
Nếu thế giới đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là những ánh sao của niềm vui, bình an và hy vọng.
Qua những làn ánh sáng tình thương, mọi người sẽ nhận biết và tìm về với Thiên Chúa là ánh sáng chân thật. Ba đạo sĩ sau khi được gặp Hài nhi Giêsu, họ được mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, mà qua đường mới trở về xứ sở mình.
Ước mong sao cuộc đời chúng ta sau khi đã biết, đã tin, đã gặp được Chúa rồi, thì cần phải từ bỏ đường xưa lối cũ, mà đi vào con đường mới. Con đường mới được trải bằng tâm tình khiêm tốn, yêu thương. Con đường mới của hi sinh phục vụ. Và con đường mới siêng năng đi tham dự thánh lễ và tham gia các việc đạo đức.
Ngày xưa, Ba đạo sĩ khi gặp được Chúa, họ đã sụp lạy và dâng tiến lễ vật: Vàng, Nhủ Hương và mộc Dược. Thái độ sụp lạy đó, là thái độ của đức tin. Họ tuyên xưng rằng: Hài nhi bé nhỏ nằm đó, không phải là người bình thường, mà là Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta.
Hôm nay đến với Chúa, chúng ta có mang lễ vật gì mừng sinh nhật Chúa không?. Chắc chắn Chúa không đòi chúng ta dâng cho Ngài những lễ vật nặng giá trị vật chất, nhưng Chúa muốn chúng ta dâng cho Ngài tấm lòng Vàng nồng nàn tình mến, những hương kinh nguyện cầu thiết tha, và mộc dược của những hi sinh đau khổ…. Từng ngày. Cùng với đức tin của Ba đạo sĩ năm xưa, giờ đây kính mời anh chị em cùng đứng lên tuyên xưng đức tin. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam