Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 66
Tổng truy cập: 1361014
GIÊSU NGÀI LÀ AI?
GIÊSU NGÀI LÀ AI?
Lm. Đaminh Lê Minh Cảnh
Giêsu! Ngài là ai? Một câu hỏi ẩn chứa thắc mắc của rất nhiều người đang muốn đi tìm câu trả lời thật thỏa đáng cho riêng mình.
Việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc ấy, thực sự không đơn giản, bởi lẽ theo Kinh Thánh, ngày xưa ba nhà đạo sĩ từ phương Đông, đã phải tốn công, hao sức, băng đồi, vượt suối mới tìm được hang đá Bêlem, nơi Giêsu hài nhi vừa chào đời, để biết được câu trả lời Giêsu là ai. Khi đã tận mắt chứng kiến sự việc, họ xác tín rằng “Giêsu Hài Nhi” chính là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm người, để chuộc tội cho thiên hạ.
Nhưng mà không phải ai cũng tin nhận được điều đó. Ngay cả những người cùng làng Nazareth với Chúa Giêsu, họ bán tín, bán nghi khi đặt vấn đề rằng: Có phải Giêsu là con của bà Maria, là con nuôi của ông Giuse thợ mộc, là hàng xóm với chúng ta không? Thế sao, ông ta có thể làm được những phép lạ phi thường? Thậm chí, Gioan Tẩy giả, người anh họ của Chúa Giêsu, cũng có một chút hoài nghi, khi sai người đến hỏi Chúa rằng: “Thưa Thầy, Thầy có phải là Đấng Cứu Thế không hay chúng tôi còn phải đợi một Đấng nào khác?" (Lc 7,19). Và rất nhiều người Do Thái khác cũng lên tiếng chất vấn: “Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết” (Ga 10,24)
Anh chị em thân mến,
Tất cả những thắc mắc vừa kể ra nhằm nói lên điều quan trọng rằng: Chúa Giêsu là một nhân vật đặc biệt, rất được nhiều người quan tâm. Sự quan tâm đến Chúa Giêsu của mỗi người theo kiểu khác nhau, tùy theo mức độ hiểu biết và cấp độ niềm tin của họ.
Theo Phúc Âm Thánh Mátthêu kể lại: Chúa Giêsu hỏi thử các Tông đồ: “Người ta nói Thầy là ai?” (Mt 16,13). Chúa hỏi như thế, để có thể biết được mức độ quan tâm của dân chúng về Ngài như thế nào. Các tông đồ trả lời: “Thưa Thầy, người ta nói Thầy là một Ngôn sứ nổi tiếng cỡ như Gioan Tẩy giả, hay Êlia, hoặc Giêrêmia đó, thưa Thầy”.
Hình như, Chúa Giêsu vẫn chưa hài lòng với câu trả lời này. Bởi vì, ta vẫn thấy Chúa quay sang, tiếp tục hỏi các môn đệ một câu tương tự rằng: “Còn các con, các con thử nói xem coi Thầy là ai?” (Mt 16,15). Thực sự, ở đây, Chúa Giêsu không có ý muốn để các học trò mở lời tâng bốc Ngài, nhưng Chúa chỉ muốn biết rõ xem coi các môn đệ có thật sự hiểu đúng về Ngài hay không. Bởi vì, nếu hiểu sai một ly, sẽ đi sai một dặm. Thật là nguy hiểm!
Sau khi nghe Thầy hỏi, Phêrô có vẻ thận trọng trong câu trả lời của mình. Và đồng thời cũng rất tự tin khi khẳng định rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Câu trả lời rất thật, thật từ trong đáy lòng của Phêrô, chứ không phải chỉ trả lời đại khái, qua loa, mang tính “nịnh hót”, để Thầy vui. Bởi vì, Phêrô biết rất rõ về người Thầy đáng kính của mình, đã sống bên Thầy gần ba năm trời, hằng ngày nghe Thầy dạy, thỉnh thoảng được chứng kiến những phép lạ Thầy làm, khi thì chữa lành bệnh nhân, khi thì hoá bánh ra nhiều như một Thiên Chúa đầy quyền năng. Trong thâm tâm, các môn đệ rất cảm phục. Thầy là một người mục tử nhân lành, tiếp xúc và hoán cải những tâm hồn tội lỗi. Đặc biệt, Thầy rất yêu thương người nghèo, những con người, bị xã hội loại bỏ và khinh khi.
Vì hiểu rõ Thầy Giêsu như thế, cho nên Phêrô mạnh mẽ xác tín, không phải chỉ một lần trên môi miệng, nhưng bằng cả một đời quyết đi theo Thầy.
Đến đây, ta có thể nói được rằng: Thầy Giêsu và trò Phêrô rất hiểu nhau: Thầy biết rõ năng lực của Phêrô, nên trao nhiệm vụ lãnh đạo Giáo hội: “Phêrô, con là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng được” (Mt 16,18). Và trò Phêrô cũng am hiểu rất nhiều về quyền thế của Thầy Giêsu, nên mới dám đặt trọn niềm tin là: cùng sống-cùng chết với Thầy, để rồi cuối cùng chấp nhận chịu đóng đinh trên thập giá giống như Thầy (nhưng xin trút đầu xuống đất, năm 64).
Đặt trọn niềm tin vào Chúa Giêsu, quả thực là một sự hy sinh không hề nhỏ. Bởi vì, tin Chúa và đi theo Chúa đòi buộc ta phải từ bỏ rất nhiều thứ, từ bỏ những gì ta đang sở hữu để đổi lấy những điều thuộc về Chúa.
Là môn đệ của Chúa Giêsu, ta có dám hoán đổi một cách liều lĩnh không?
Nếu còn do dự trong câu trả lời, xin mời cộng đoàn nghe câu chuyện kể về Thánh Charles de Foucauld (sinh năm 1858, tại Pháp): Sau khi đi du lịch thám hiểm ở rừng Châu Phi trở về, Charles say sưa kể lại cho gia đình nghe những điều kỳ thú. Vừa kể xong, bất ngờ, đứa cháu gái 10 tuổi hỏi: “Cháu thấy cậu làm được nhiều điều thú vị, thế nhưng mà, cậu có làm được điều gì cho Chúa Giêsu chưa?”.
Một câu hỏi, như một luồng điện giật bắn người, làm Charles phải suy nghĩ. Và từ hôm ấy, Charles thích thinh lặng để nhìn lại cuộc đời, để rồi cuối cùng nhận ra mình đã đi sai con đường.
Để sửa sai những lỗi lầm, Charles quyết định xin vào dòng khổ tu, trở thành một vị ẩn tu, thích phục vụ và chia sẻ cho những người cùng khổ. Vì cha đã nhận thức rằng: “Trong cuộc sống, ta rao giảng Tin Mừng, không chỉ bằng lời nói, mà bằng cả một đời sống.” Và cha đã sống điều đó cho đến ngày 1/12/1916, khi phát súng oan nghiệt của một kẻ quá khích bắn cha gục xuống giữa lúc đang cầu nguyện.
Và vào ngày 13-11-2005, Cha được phong Chân Phước, một vị ẩn tu thánh thiện, chết như vị tử đạo, gương mẫu, có tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, rao giảng Tin Mừng bằng đời sống khó nghèo.
Ước gì mỗi Kitô hữu chúng ta biết tự hỏi lòng mình rằng: Chúa Giêsu là ai? Còn tôi là ai? Và tôi phải làm gì để làm sáng Danh Chúa. Và tôi nên sống thế nào để những người chung quanh nhận ra được Chúa Kitô, mà tôi muốn rao giảng? Amen.
Tôma Lê Duy Khang
Tại sao hôm nay Chúa Giêsu lại nói với thánh Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy", có phải đơn thuần chỉ vì thánh Phêrô thay mặt anh em để tuyên xưng Chúa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” hay không?
Chắc chắn là không phải, chúng ta hãy nhớ lại khi Chúa Giêsu hiện ra ở biển hồ Tibêria, Chúa Giêsu đã hỏi thánh Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không? " Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy." Đức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy." Người lại hỏi: "Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy." Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy. Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không? "Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không? "Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy." Đức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy.” (Ga 21,15-17).
Nghĩa là nếu chỉ vì Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, thì Chúa Giêsu sẽ không hỏi thêm thánh Phêrô là con có yêu mến Thầy không? và sau đó trao phó đoàn chiên của Chúa cho thánh nhân coi sóc.
Như vậy tại sao mà Chúa Giêsu lại nói với thánh Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”?
Muốn biết câu trả lời chúng ta đọc kỹ lại tin mừng, nhất là bối cảnh của tin mừng chúng ta sẽ hiểu.
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta thấy khi Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài đến địa hạt Cêsare Philipphe, đây là vùng đất của dân ngoại. Địa danh này còn được biết đến là một trung tâm thờ thần Baan.
Dân chúng ở đây, trong tâm thức của họ, Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật vĩ đại và thuần túy, hay chỉ là người tiếp nối quá khứ truyền thống các tiên tri mà thôi.
Chính vì thế, mà khi đến vùng đất này, Chúa Giêsu sợ các môn đệ của mình bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa đó, bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đó, nên Ngài mới hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Thầy là ai?”, để xem các ông có biết dư luận nói về Người hay không và các ông trả lời: “Kẻ thì nói là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ”. Nghĩa là các ông biết được người ta bàn tán về Chúa Giêsu.
Sau đó, Chúa lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”, nghĩa là anh em có tin vào những gì người ta đã nói về Thầy hay không, nếu không thì suy nghĩ của anh em về Thầy như thế nào, hãy nói cho Thầy nghe.
Chúng ta thấy cũng qua câu hỏi này Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh với các môn đệ một điều đó là đối tượng đức tin là chính Ngài, chứ không phải là mớ lý thuyết thần học, một số tín điều. Bởi đó, Chúa không hỏi các ông: các con tin gì? hay các con coi điều nào là đúng? Nhưng lại hỏi: Các con bảo Thầy là ai?
Chính vì lý do đó, nên sau khi Phêrô tuyên xưng Chúa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.", Chúa mới nói với Thánh Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi?”, Nghĩa là cũng muốn các môn đệ quy hướng về Chúa, để các ông biết rằng giáo hội sau này mà Chúa Giêsu thiết lập và trao phó cho Phêrô coi sóc là giáo hội của Chúa, chứ không phải là giáo hội của con người.
Vì Giáo hội là giáo hội của Chúa, sau lệnh truyền truyền giáo Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”, nghĩa là Chúa luôn ở cùng để đồng hành với các ông, cũng như mỗi người chúng ta.
Hiểu được như thế, chúng ta được mời gọi luôn luôn quy hướng cuộc đời của mình về Chúa, để Chúa soi sáng hướng dẫn cuộc đời của mình. Có như thế, chúng ta mới đi tới cùng đích mà Chúa muốn chúng ta đi. Amen.Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam