Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 65
Tổng truy cập: 1359326
HÀ CHỘT MẮT MÀ ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA
THÀ CHỘT MẮT MÀ ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA
(Suy niệm của Lm. Trầm Phúc)
Trong chương 9 của Tin Mừng theo thánh Maccô, thánh sử đã tập trung những lời giảng dạy của Chúa Giêsu thành một tuyển tập về cuộc sống Kitô hữu. Trong đoạn chúng ta đọc hôm nay là một vài điều Chúa Giêsu dạy về mối liên hệ giữa anh em trong một cộng đoàn.
Bài học trước tiên chúng ta cần lưu ý là hãy chấp nhận người khác nếu họ không làm gì nghịch lại chúng ta, nghĩa là hãy bao dung, đừng quá khắc khe và khép kín.
Thời thánh Maccô, là thời Giáo Hội mới hình thành, rất nhiều vấn đề được đặt ra. Bên ngoài là những cơn bách hại đang lan tràn khắp Đế Quốc Rôma. Bên trong, giữa người Do Thái và các tín hữu vẫn có những vấn đề căng thẳng. Giáo Hội tiên khởi có nguy cơ co cụm lại để đối phó với những vấn đề đang nóng bỏng.
Hiện nay, trong thời chúng ta, Giáo Hội cũng co cụm lại để đối phó với những cuộc tấn công ồ ạt của xã hội bị tục hóa, với làn sóng vô thần.
Chúng ta e sợ. Chúng ta đang sống trong một Giáo Hội đang lo sợ cho tương lai của mình. Chúng ta trở nên bất bao dung với mọi người “không thuộc về chúng ta”. Chúng ta không dám đón nhận những cái mới của xã hội hiện nay, xem như một đe dọa cho đức tin, và loại trừ những cái tốt của thời đại. Thánh Phaolô đã căn dặn giáo dân của Ngài: “Hãy nghiệm xét mọi sự, cái gì tốt hãy giữ lấy”.
Ông Nguyễn Ngọc Lan đã viết quyển sách: “Đường hay pháo đài”, mời gọi chúng ta, người Công giáo, đừng dựng lên những pháo đài, nhưng hãy cởi mở đón nhận những giá trị của người khác.
Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta cởi mở hơn, đón nhận tha nhân: “Họ không theo chúng ta”, nhưng nếu việc họ làm là tốt thì tại sao chúng ta lại loại trừ, “không thuộc phe ta”?
Nhiều người Công giáo tỏ ra độc quyền chiếm hữu Thiên Chúa, bảo vệ Thiên Chúa một cách cuồng tín, loại trừ tất cả những gì của các anh em không là Kitô giáo. Giờ này vẫn còn những người Công giáo không dám thắp hương trên bàn thờ, chưa dám lạy quan tài của chính cha mẹ mình.
Công đồng Vatican II đã đón nhận thế giới, đối thoại với con người hôm nay, kể cả những người vô thần, tìm tất cả mọi phương thức để đem lại tình yêu Chúa cho một thế giới đang chết khát tình yêu. Chấp nhận tha nhân, cộng tác với mọi người để làm tốt mọi sự, cho mọi người: “Ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng ta”.
Bài học thứ hai.
Chấp nhận tha nhân với tâm hồn bao dung, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta phải giúp đỡ mọi người, “vì lẽ họ thuộc về Chúa Kitô”.
Những ai thuộc về Đấng Kitô?
Đâu chỉ là những tín hữu, mà mọi người, không trừ ai. Thiên Chúa không loại trừ một người nào. Chúng ta dễ loại trừ người khác, vì họ không là “phe ta”. Chúa Giêsu xem mọi người là anh em. Ngài đã mang lấy thân phận con người, liên đới với mọi người. Ngài đến cứu vớt mọi người nhất là người tội lỗi. Ngài không bảo chúng ta chỉ giúp đỡ những người trong nhóm chúng ta mà thôi, và bỏ mặc người khác. Ngài đón tiếp mọi người, nhất là những người cô thế cô thân, không ai che chở. Và Chúa cho thấy, việc bác ái dù nhỏ mọn như một ly nước lã cũng không bị bỏ quên.
Bài học thứ ba.
“Ai làm cớ cho một người bé mọn đang tin đây sa ngã…”
Có thể nói, đây là những lời đanh thép nhất của Chúa Giêsu. Như thế, chúng ta thấy được tầm nghiêm trọng của gương mù gương xấu, làm cho các linh hồn yếu đuối phải sa ngã. Giết hại một linh hồn cũng là một tội ác: “Thà cột cối đá lớn và ném xuống biển” phải hiểu như án tử hình.
Điều này cho thấy Chúa Giêsu quý chuộng một linh hồn như thế nào.
Chúng ta không thể lượng giá một linh hồn. Ngài quý chuộng các linh hồn đến nỗi phải hy sinh đến tột cùng để cứu vớt. Như một đấng thánh đã nói: “Dù chỉ có một linh hồn trên thế giới mà thôi, Chúa Giêsu cũng nhập thể để cứu lấy.”
Chúng ta đang sống trong một thế giới tràn ngập gương mù gương xấu. Con người hôm nay, trong nếp sống duy vật của họ không còn biết giá trị cao quý của con người, không biết cùng đích của cuộc sống, muốn làm gì tùy ý, miễn là có lợi. Trên mọi lãnh vực, tội ác phơi bày bộ mặt ghê tởm của nó, khuyến khích con người sống theo thú tính, chà đạp mọi giá trị, biến con người thành một dã thú.
Biết bao nhiêu linh hồn trong trắng đã hư mất vì gương mù! Trẻ em hôm nay đã học giết người: những trường hợp xảy ra ở nước Mỹ, trẻ em đem súng vào trường giết hại bạn bè như một trò chơi. Sự gian dối được xem như khôn khéo. Những lối sống lăng loàng được phơi bày trên mọi nẻo đường, trên những phương tiện truyền thông…
Chúng ta làm gì trước làn sóng gương mù tai hại đó? Chúng ta có cố gắng hết sức mình để ít ra, trong xứ đạo, trong gia đình, bớt gương mù không? Chúng ta làm gì để bảo vệ con cái chúng ta khỏi những thói xấu thế gian?
Chúng ta không chỉ tìm hạnh phúc trần gian. Hạnh phúc chúng ta ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải tìm mọi cách có thể để cứu vớt anh em chúng ta khỏi cái chết là “bị ném vào hỏa ngục”.
Linh hồn của chúng ta và anh em chúng ta đáng giá đến nỗi Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải hy sinh tất cả mọi sự để gìn giữ. Nếu cần phải “chặt tay móc mắt”. Các phần thân thể của chúng ta quý giá như thế nào thế mà Ngài đòi hỏi phải hy sinh cả những phần thân thể ấy vì hạnh phúc đời đời.
Đây là một cách nói có tính cách đanh thép để nhấn mạnh đến giá trị của linh hồn. Chúng ta có thể nhìn thấy tính cách quyết liệt của Chúa Giêsu. Ngài là Đấng rất mực nhân từ, Ngài không dã man đến nỗi đòi hỏi chúng ta chặt tay móc mắt, nhưng Ngài không khoang nhượng khi phải bảo vệ giá trị cao cả của con người.
Ngài cũng cho thấy giá trị của Nước Chúa, là hạnh phúc tối hậu của chúng ta. Với bất cứ giá nào, phải đạt đến hạnh phúc thiên đàng mà Ngài đã chuộc lại cho chúng ta bằng chính bản thân Ngài.
Hãy sống tính cách triệt để của Chúa Giêsu, chúng ta mới thấy cuộc đời đầy vẻ đẹp. Phải dám từ bỏ tất cả, phải dám “chặt tay chặt chân, móc mắt” để chiếm hữu hạnh phúc Nước Trời: “Dù lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì?”
Thà chột mắt, cụt tay mà vào Nước Trời còn hơn là đủ mọi chi thể mà bị ném vào hỏa ngục!
Các thánh tử đạo, từ xưa đến nay đã sống tính cách triệt để đó của Tin Mừng, hy sinh không chỉ một phần thân thể mà cả mạng sống cho Nước Trời.
Chúng ta thì sao?
Hãy nhìn vào Chúa chúng ta. Ngài sẽ có mặt nơi bàn thờ này. Ngài thực hiện trước mắt chúng ta những gì Ngài dạy chúng ta. Ngài đón nhận và cứu vớt mọi người. Ngài hy sinh tất cả cuộc đời và mạng sống cho chúng ta. Gương lành đó, chúng ta có nhận thấy không?
Ăn lấy Ngài đi! Chúng ta sẽ được củng cố để hy sinh, để “cho không” cuộc đời chúng ta, vì Giáo Hội, vì anh em. Vứt bỏ những gì cần vứt bỏ để đi vào cuộc sống như Chúa Giêsu, Chúa chúng ta.
11.Chúa Nhật 26 Thường Niên
THÀ CHỘT MẮT MÀ ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA
(Suy niệm của Lm. Trầm Phúc)
Ơn Chúa không dành cho riêng ai. Thiên Chúa là của mọi người. Thế nhưng vẫn có nhiều người làm như độc quyền trên Thiên Chúa, làm như Thiên Chúa là của riêng họ. Đó là thái độ của phái Pharisêu, và ông Gioan, môn đệ của Chúa Giêsu cũng lây nhiễm thứ tinh thần độc quyền đó.
Nhiều người tín hữu thiện chí cũng bị ảnh hưởng của thái độ độc quyền đó. Chúng ta cũng dễ bị giam tù trong những nếp sống đạo đức lỗi thời, những cái nhìn hẹp hòi, tưởng rằng phải bảo vệ chân lý, bảo vệ đạo Chúa, đừng để lây nhiễm những căn bệnh của thời đại. Sự khôn ngoan của loài người không bảo vệ được Thiên Chúa. Thiên Chúa là sự sống. Ngài không nằm trong những khuôn mẫu của loài người. Chúng ta không thể giam hãm Thiên Chúa trong những nguyên tắc khoa học hay trong bất cứ khuôn mẫu nào.
Chúa Giêsu là đường chứ không là một phiến đá. Ngài là tương lai, Ngài luôn lôi kéo chúng ta về tương lai của Ngài. Ngài là cùng đích của mọi sự. Ngài gồm tóm nơi Ngài tất cả mọi thiện hảo. Thánh Thần của Ngài là một ngọn gió, muốn thổi đâu thì thổi. Chúng ta không ngăn cản gió bằng bàn tay nhỏ bé của chúng ta.
Hãy chăm chú tìm thấy dấu vết của Ngài trong mọi sự, trong nụ cười trẻ thơ, trong màu sắc của hoa, của mây, của nước. Mọi thiện hảo là của Chúa. Chúng ta đừng ngăn cản người ta trừ quỷ, nhưng hãy cùng với mọi người thiện chí, chống lại tất cả những gì là gian ác, xấu xa.
Sự thiện được phản chiếu trong mọi tạo vật. Thiên Chúa là ánh sáng, Ngài phản chiếu sự huy hoàng của Ngài trong mọi người, trong mọi giọt sương long lanh, trong những mặt nước phẳng lặng, trong từng ánh mắt.
Hãy tẩy sạch những vướng mắc trong ánh mắt chúng ta để có thể nhìn thấy những gì tốt đẹp nơi mọi người, trong từ cố gắng âm thầm của họ. “Ai không chống chúng ta là ủng hộ ta”.
Chúa Giêsu đã đột nhập vào thế gian để tẩy sạch tất cả những gì xấu xa, để canh tân tất cả, để cứu vớt tất cả. Ngài mang lại cho thế gian tăm tối nầy ánh sáng của Ngài. Ánh sáng đó phản chiếu trong mọi người thiện chí dù không đồng tín ngưỡng với chúng ta. Ngài phá đổ tất cả những gì là óc bè phái, cực đoan, quá khích.
Lắm lúc chúng ta phải hỗ thẹn vì những người khác quảng đại hơn chúng ta. Một linh mục nói một cách mỉa mai: “Người Công giáo chúng ta được dạy dỗ từ nhỏ, vì thế họ tính kỷ lắm!”
Chúa Giêsu đã gieo mầm tình yêu ròng rã hai mươi thế kỷ, nhưng các Kitô hữu vẫn chia rẽ, bè phái và thậm chí hận thù nhau. Vẫn còn những hẹp hòi, vẫn còn những tự mãn kiêu căng, vẫn còn những mù lòa đáng tiếc? Tại sao?
Tìn Mừng tình yêu chưa thấm vào xương thịt chúng ta. Ánh sáng đã lu mời rồi chăng? Muối đã lạt đi rồi chăng? Không. Chúng ta phải cùng với Ngài làm một cái gì đó cho anh em chúng ta. Đừng loại trừ. Phải gom những gì tốt nơi anh em chung quanh chúng ta. Hãy hiến dâng nhiều hơn. Nhiều người không cùng niềm tin với chúng ta cũng dám hi sinh để làm cho thế giới nầy tốt hơn, nhân đạo hơn. Khuôn mặt của Chúa Giêsu ẩn hiện trong những hy sinh đó.
Chúa Giêsu nói đến một ly nước lã cho một người thuộc về Ngài, vẫn được phần thưởng. Ngài muốn nói gì?
Ngài muốn chúng ta nhìn người anh em là hiện thân của Ngài. Họ không là người xa lạ mà là người nhà của Thiên Chúa, người đã được cứu chuộc bằng giá máu của Ngài. chỉ một ly nước mát thôi cũng được ân thưởng, nhưng… Nếu chúng ta làm cớ cho họ vấp phạm thì sao?
Không lúc nào chúng ta thấy Chúa Giêsu đanh thép đối với những người làm gương mù gương xấu, làm cớ vấp phạm cho những người bé mọn như thế. “Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn”.
Chúng ta thấy Chúa quí chuộng những người bé mọn như thế nào! Còn chúng ta?
Chúa Giêsu đã trở thành người bé mọn nhất. Máng cỏ, Nadaret, những con đường nắng cháy và cuối cùng Giếtsêmani và đỉnh đồi Canvê thống khổ…
Sống cho ai? Cho những người bé mọn như Ngài. Ngài đến để cứu vớt. Ngài trả giá cho hạnh phúc của nhân loại. Ai làm cho một người bé mọn mất đi hạnh phúc mà Ngài đã chuộc lại bằng cả cuộc đời và đau khổ của Ngài, thì đương nhiên, không thể tránh hậu quả. Và nếu chúng ta làm cho chính mình mất đi hạnh phúc đó thì sao? Hậu quả cũng rất tai hại. Vậy nếu cần, phải dám móc mắt, chặt tay…
Đây chỉ là một cách nói nhưng là một cách nói hết sức đanh thép.
Hạnh phúc Chúa ban quí hơn cả mạng sống huống chi một phần thân thể! Tác giả thánh vịnh cũng nói: “Tình yêu Chúa quí hơn mạng sống, môi con ca ngợi Chúa muôn đời”.
Vì hạnh phúc của chúng ta, Chúa Giêsu đã trả một giá rất đắt. Chúng ta không dam trả giá sao? Nghe Chúa nói chúng ta ngao ngán sao?
Chúng ta chưa biết được vinh quang Chúa dành cho chúng ta sau cuộc sống nầy. Thánh Phaolô nói: “Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta”. Các thánh đã hiểu được điều đó, vì thế các ngài đã dám từ bỏ mọi sự để theo Ngài. Các thánh tử đạo dám liều mạng. Chúng ta làm gì?
Chúa cũng nói: “Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình, vác thập giá mà theo”. Chúa đòi buộc gắt gao, nhưng phần thưởng Nước Trời thì không gì so sánh được. Con đường núi Sọ đau đớn thật, nhưng nó dẫn tới phục sinh và trường sinh.
Chúa còn đòi buộc hơn nữa: “Anh em hãy làm nhân chứng cho Thầy”. Chúng ta hiểu được không? Muốn như thế, phải móc mắt, chặt tay… Nghĩa là dám hi sinh đến mức cuối cùng và nếu cần chết cho Ngài.
Điều nầy xem ra như mơ mộng, nhưng là thực tế mỗi ngày là dám chống lại tội lỗi và gian ác dưới bất cứ hình thức nào. Cần hi sinh những cái nhỏ bé để đạt được những điều vĩnh cửu.
Chúa Giêsu đã làm gương suốt đời Ngài, một mẫu gương sống động, rõ ràng. Hiện nay vẫn còn hiển hiện trước mắt chúng ta qua cây thập giá mà chúng ta vẫn thấy hằng ngày mà chúng ta không còn chú ý.
Làm chứng cho Chúa là ơn gọi của mọi người chúng ta. Làm chứng bằng một cuộc sống yêu thương như Ngài, yêu thương đến mức độ liều mạng. Chúa vẫn đi trước và vẫn còn đồng hành với chúng ta qua bí tích Tình Yêu. Chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Ngài khi chúng ta mặc lấy những tâm tình của Ngài, như thánh Phaolô đã dạy. Ăn lấy Chúa để nên một với Ngài, yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta.
Con đường còn dài, cứ tin cậy và bước tới, vì cuối đường vẫn có Ngài ở đó.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam