Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 57

Tổng truy cập: 1356492

HAI NHÀ

 

HAI NHÀ

Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

CÂU HỎI GỢI Y

1. Trong cc.22-30, Mc tiếp tục khai triển hai chủ đề nào?

2. Dụ ngôn “vương quốc bị chia rẽ" (cc.23-26) đã được cảm hứng từ dụ ngôn gì trong Cựu ước?

3. Trong dụ ngôn "người mạnh", Chúa Giêsu được tượng trưng qua nhân vật nào?

4. Phải hiểu cc.28-29 ra sao xét theo văn mạch?

5. Từ ngữ “ở ngoài" phải chăng chỉ một vị trí không gian (x. 1Tx 4, 12; 1Cr 5,12-13; Cl 4,5; 1Tm 3,7)?

6. Phải chăng trong cc.31-34, Mátcô phê phán mẹ và anh em Chúa Giêsu?

7. Bản văn hôm nay đưa ra những kết luận gì cho đời sống Giáo Hội?

Kết cấu bản văn.

Toàn bộ bao gồm trong cc. 20 dến 35 của Mc 3 được cấu thành bởi hai giai thoại lồng vào nhau: câu chuyện bà con thân thích Chúa Giêsu bị cắt ngang bởi câu chuyện các ký lục Giêrusalem tố cáo người (cc.22-30). Qua phương thức văn chương quen thuộc này của ông (x. 5,21-43 ; 11,11-21; 11, 15-19.27-33; 14,1-11; 14,54-72), thánh sử kêu mời chúng ta hãy tìm ra các mối giây liên kết hai giai thoại.

Các câu 22-30.

Mátcô trình bày giáo huấn của Chúa Giêsu về vương triều Satan thư là các câu trả lời cho đoán ngôn của các ký lục: "ông ta bị quỷ Bendêbun ám ... Chính nhờ đầu mục của quỷ mà ông ta trừ quỷ" (c.22). Tuy nhiên câu trả lời không tương ứng đích xác với luận điệu tố cáo, vì khi Chúa Giêsu bảo chẳng nhắm đến nguồn gốc quyền bính của Người. Khác với bài biên soạn của Mt (12,27-28) và Lc (11, 19-20); hai ông này trực tiếp ám chỉ luận điệu tố cáo của các ký lục. Có lẽ ở đây ta mới tìm được câu trả lời đích thực của chúa Giêsu ít nhất trong câu 28 của Mt và câu 20 của Lc, câu 27 của Mt và câu 19 của Lc có thể đã được về sau thêm vào (xem G. Minette de Tillesse, Le secret messianique danh l'evangile de Marc, Paris. 1968, tr. 101, chú thích 3). Sự kiện trong Mc 3,22. Mt 12,27-28 và Lc 11,19-20, quỷ được gọi là Bendêbun trong khi nói Mc 3,23-26, nó mang tên là Satan, chứng tỏ có một bất liên tục giữa 3,22 và 3,23-26 và có lẽ một liên tục giữa Mc 3,22; Mt 12,24 và Mt 12,27-28}. phải chăng Mátcô đã không biết thánh ngôn (logion) ấy, hay đã cố tình loại nó đi vì khó thích hợp với chủ đề bí mật thiên sai của ông? Hai lối giải thích đều có vẻ tin được.

Câu 27 của Mc làm thành một thánh ngôn riêng, liên kết với văn mạch, trước nhờ giáo huấn nó chứa đựng và nhờ chữ "nhà" là chữ có thể đã đóng vai trò tiếng móc (x. c.25), vì

lẽ cũng tiếng ấy đã được gặp trong c.20 và một lần nữa được hiểu ngầm trong cc. 31-35.

Các câu 28-30 ám thành một thánh ngôn độc lập thứ 3. Như vậy Mátcô đã quy tụ ở đây ba giáo huấn của Chúa Giêsu về bá quyền của Satan, và đã cho chúng một nhập đề là lời tố cáo của các ký lục.

Mt và Lc không muốn bẻ gãy sự liên tục của Mc 3,22-26; họ đã lợi dụng chỗ đứt đoạn giữa 3,26 và 3,27 để tái lập thánh ngôn nói về nguồn gốc quyền bính Chúa Giêsu. Lc lại còn biên soạn thêm một câu để làm tăng sự mạch lạc nữa (c. 18b) (Câu 18b này có lẽ chỉ là câu Mc 3,20 bị đổi chỗ, vì không còn lý do gì để nằm sau Lc 12,10 là một câu song song với Mc 3,28-29).

Lời trả đũa của Chúa Giêsu, được Mc 3,23b-26 giữ lại, có một nghĩa tương đương với Mt 12,27-28 và Lc 11.19-20. Xem ra nó đã được thốt lên trong một hoàn cảnh tương tự. Nhập đề (c.23a) cũng như kết luận (c.30) là do Mc soạn thảo, vì cả hai chẳng có trong các bản văn song song. Hơn nữa, Chúa Giêsu không có thói quen quy tụ các ký lục quanh Người, và chữ dụ ngôn ở đây gây nhiều kinh ngạc. Vẫn biết nó có thể được hiểu theo nghĩa rộng là mashal, nhưng việc đối chiếu với 4, 11 bảo ta nên coi c.23a là một lời loan báo diễn từ bằng dụ ngôn và loan báo chủ đề của các giáo huấn khác nhau tùy theo dự kiện của các thính giả (ở chương sau) (so sánh với 7,14; 8,34; 9,28tt; 10,41 -42 v.v...)

Bối cảnh lịch sử.

Ngay từ đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã đặc biệt kêu gọi một vài môn đồ không những đã tin người mà còn muốn theo Người nữa: Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan ... Người đã rời làng Nadarét để đến định cự tại Capharnaum và rao giảng khắp vùng Galilê.

Tại Capharnaum, hình như Người ở trong nhà Phêrô (x. 1,29 ; 2,1). Mc luôn nhắc đến nhà này, gọi đó là "nhà", với một chủ ý rõ rệt: đấy là nơi Chúa Giêsu rộng tay ban ơn vật chất (1, 30-34) và phân phát lời giảng dạy (2,1-2; 3,20.33-35; 9,28.33; 10,10). Nhà của Phêrô ấy, giờ thành nhà của Chúa Giêsu và các môn đồ, chẳng phải là một hình ảnh của Giáo Hội sau (x. bài của chúng tôi: Le paralytique pardonné ét guéri (Mc 2, 1-12) trong Assemblées du Seigneur loạt 2. 38, tr.8 1 . CN 7 Quanh năm B).

Sau này, vì đám đông đổ xô đến, sự giúp đỡ của những kẻ được gọi đầu tiên không đủ để đương đầu với làn sóng tăng dần của các bệnh nhân và thính giả. Chúa Giêsu bèn quyết định mở rộng nhóm bạn hữu của Người; Người chọn "nhóm Mười Hai" để giúp việc, và còn ban cho họ một ít quyền, đặc biệt là quyền trừ quỷ (Mc 3,13-19). Dù vậy, ngay khi Người trở về "nhà ", thì suốt ngày cũng chẳng đủ để tiếp nhận số đông khách như thế: "Họ không có giờ mà ăn nữa" (Mc 3,20).

Sức lôi cuốn của Chúa Giêsu với phong trào quần chúng mà súc lôi cuốn này khơi dậy là một sự kiện quá giật gân đến nỗi tin tức vội đồn ra khắp xứ, lan nhanh tới Giêrusalem và dĩ nhiên cả Nadarét nữa. Không ai có thể dửng dưng trước sự kiện, giới giáo quyền Israel lẫn bà con Chúa Giêsu.

I. CHÚA GIÊSU VÀ BENDÊBUN

Các phép lạ Chúa Giêsu đã làm thật quá nhiều, đến nỗi chẳng ai có thể nghi ngờ được. Người ta thắc mắc không phải về tính cách xác thực, nhưng về ý nghĩa của chúng. Dân cư Nadarét sẽ đặt câu hỏi cách rõ ràng: "Bởi đâu ông ta được như thế? Và sự khôn ngoan ban cho ông cùng các phép lạ lớn lao tay ông làm kia là gì vậy (Mc 6,2; x. 11,28). Đối với chúng ta hôm nay, câu trả lời thật dễ dàng: một quyền năng siêu nhiên đích thực chỉ đến được từ Thiên Chúa. Nhưng đối với người Do thái thì không đương nhiên như vậy; có thể có hai cách trả lời: một quyền năng như thế có thể do Thiên Chúa mà cũng có thể do ma quỷ. Nói chung thì những kẻ chất phác nghiêng về giải đáp thứ nhất và đã chạy đến từng đoàn lũ (1,32-33; 2,1-3; 3,7-8.20 ...). Những người mê tín, ít học xem Người là một ngôn sứ xưa sống lại: Elia, Giêrêmia hoặc một ngôn sứ nào đó (Mc 6,14-15; x. 8,28). Hêrôđê tưởng đấy chính là Gioan Tẩy giả mà ông đã ra lệnh chém đầu: 6,16}. Còn các ký lục, thượng tế, kỳ lão, trưởng hội đườug, biệt phái v..v..nghiêng về giải đáp thứ hai: theo họ, quyền năng Chúa Giêsu không gì khác hơn là quyền năng ma quỷ đang ở trong Người (x Ga 7,20; 8,48; Mt 10,25).

Chẳng phải dân chúng không tin vào quyền lực ma quỷ đâu; họ vẫn cho nó là tác giả của nhiều thứ bệnh (x. Lc 13,16; Cv 10,8 ...). Dưới mắt người Do thái, các trường hợp quỷ ám không những đã chứng thực có ma quỷ, mà còn biểu lộ quyền năng và hành động của chúng trên loài người (Mt 4,8-9; x. Lc 14,5-6). Họ đã tìm thấy trong các chương đầu sách Sáng thế lời giải thích quyền năng đó xem Kn 2,24; Ga 8,44; 2Cr 11,3. 14-15). Quyền lực của quỷ hùng hậu đến nỗi người ta gọi nó là một vương triều. Chính Chúa Giêsu, thay vì cải chính, cũng đã nhiều lần theo quan niệm đó trong khi giảng dạy, như để xác nhận không những trong Tin mừng Nhất lãm, mà cả Tin mừng thứ tư (Ga 12,31;14,30 và 16, 11 nơi Chúa Giêsu gọi ma quỷ là, “đầu mục thế gian này").

Theo người Do thái, quyền lực của ma chỉ có thể bị quyền lực của Đấng Messia lật đổ và thay thế. Nguồn gốc quan niệm này đã có trong trình thuật tội nguyên tổ, vì tác giả đã không muốn phân tách lời loan báo hình phạt với lời loan báo ơn cứu độ; ông còn cho thấy là hậu duệ của người nữ sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc chiến thắng con rắn, nghĩa là ma quỷ (St 3, l5). Tuy nhiên chỉ vào hai thế kỷ sau cùng trước công nguyên, ý tưởng về một cuộc đối đầu giữa Đấng Messia và ma quỷ mới được khai triển nhiều trong các sách Khải huyền (xem Đn 2,31-45: ám dụ về bức tượng bị hòn đá nhỏ, tượng trưng Đấng Messia, quật ngã. G. Gaide, Le livre de Daniel, Tours, 1969, tr.64-72),. Tuy nhiên, trong phần lần các bản văn khải huyền, các vương quốc chống lại vương triều Thiên Chúa chung chung còn được đồng hóa với các đế quốc chính trị. Bản văn ý nghĩa nhất trong chiều hướng ta đang lưu tâm ở đây chắc hẳn là "Di chúc 12 Tổ phụ" (xem P. Voltz, Die Eschato.logie do judischen Gemeinde im neutestamentliche Zeitalter, Tubingen 1934, tr.309tt; H.L. Strack-p.Billerbeck, Kemmentar Zum Neuen Testament aus Talmud und Midrash, IV 2, tr.802).

Mc khai triển song song chủ đề giao chiến giữa Chúa Giêsu với Satan, và chủ đề quyền lực của Người. Ngay từ đầu Tin mừng Mc, Gioan Tẩy giả gọi kẻ đến sau ông như là người quyền thế hơn ông (Mc 1,7). Và khi xuất hiện, Chúa Giêsu được giới thiệu như là Con Thiên Chúa, đầy quyền lực Thánh Thần, và lập tức được thánh Thần đẩy vào hoang địa đương đầu với Satan. Nhưng Mc không lần nữa mô tả các cơn cám dỗ của Chúa Giêsu ; ông chỉ ghi lại sự thất trận của ma quỷ, truyền thống Mt và Lc mới di vào chi tiết. Theo bản trình thuật của Mt, cám dỗ thứ 3 - có lẽ là cám dỗ nhiều ý nghĩa nhất - liên hệ đến phương cách chuyển nhượng vương quyền trên hết thảy thế gian từ tay Satan qua tay Chúa Giêsu Kitô: Satan cám dỗ Chúa Giêsu bằng cách hứa hẹn giao vương quyền cho Người, với điều kiện là Người thừa nhận bá quyền của nó (Mt 4,9). Dĩ nhiên Chúa Giêsu sẽ nắm vương quyền trên khắp thế gian, nhưng bằng một phương cách khác biệt. Các hành vi quyền năng đầu tiên Chúa Giêsu làm sẽ là trừ quỷ (Mc 1,22-27.33 v.v...). Như vậy Người tỏ ra mình là Đấng "quyền thế hơn” bằng cách đương đầu với những chước cám dỗ của ma quỷ và chiếm đoạt các thần dân của nó. Lũ quỷ hình như nhận ra, với sự sáng suốt hơn loài người. Ý nghĩa của thất bại chúng và tuyên bố: “Hỡi Giêsu Nadarét chúng tôi (số nhiều) với Ngài nào có việc gì? Ngài đã đến để tiêu diệt chúng tôi sao?" (1,24); “Hỡi Con Thiên Chúa, giữa chúng tôi và Ngài nào có việc gì? Ngài đến đây trước thời buổi để làm khổ chúng tôi sao?" (Mt 8,29; x. Mc 1,33 ; 3, 11-12).

Dù Mc trình bày phản ứng của ma quỷ theo cách riêng của ông, thì những lời của lũ quỷ cũng không kém nói lên bài học của các Tin mừng; cuộc chiến thắng của Chúa Kitô đã được bảo đảm; cuộc đấu tranh đã khai mào nhưng chưa chấm dứt. Việc chữa lành đứa bé kinh phong - xảy ra sau lần loan báo Khổ nạn thứ nhất và sau cố gắng của Phêrô nhằm lái Chúa Giêsu di trệch đường Chúa Cha đã vạch (Câu Chúa Giêsu trả đũa Phêrô: "Xéo đi sau Ta, hỡi Satan!" gợi lên cám dỗ thứ ba (so sánh Mc 8,33 và Mt 16,23 với Mt 4,10) và ngụ ý rằng Phêrô làm công việc của Satan) - là một cuộc trừ quỷ đầy gian khó; cả ba Tin mừng Nhất lãm đều nhấn mạnh trong đó rằng: cuộc chiến đấu trở nên kịch liệt. Nó chỉ chấm dứt bằng việc thể hiện điều Chúa Giêsu vừa loan báo: đứa bé kinh phong phải chết một cách nào đã rồi mới được chỗi dậy (phục sinh) mà lành bệnh (9,26-27).

Quyền lực của Chúa Giêsu cũng tỏ hiện qua giáo huấn Người ban "với uy quyền" (= với quyền lực), qua các hành vi và lời Người xác quyết: Người tha tội (2,5-12), người tự xưng là chủ ngày hưu lễ (2,28) và củng cố lời mình bằng nhiều phép lạ.

Nhưng Mc không chỉ xác quyết quyền lực Chúa Giêsu và cho thấy quyền lực đó đang thi thố ra; ông còn giúp chúng ta nhận thức ý nghĩa mỗi biến cố đó. Ma quỷ cố tìm cách tuyên bố ý nghĩa này để gây cản trở, nhưng Chúa Giêsu đã bắt chúng im lặng. Chính người sẽ tiết lộ mầu nhiệm song một cách tiệm tiến, trước hết "bằng dụ ngôn” (3,23). Một lần hay một loạt trừ quỷ có thể bị cho rằng là chỉ tiêu biểu một chiến thắng cục bộ mặc dầu thật ra có một tầm mức vũ hoàn. Tầm mức vũ hoàn này sắp được mặc khải cho chúng ta qua cuộc đối thoại của Người với các ký lục.

Trước những tố cáo của họ (3,22), Chúa Giêsu không trả lời bằng một biện minh cá nhân, nhưng đúng hơn bằng một sự cảnh giác mà, theo Mt 12,27-28 và Lc 11,19-20, có hình thức một song luận: dù nhờ Bendêbun hay nhờ sức mạnh của Thiên Chúa mà Ta trừ quỷ, thì các người cũng hãy coi chừng, vì “Vương quốc Thiên Chúa đã đến với các ngươi". Nếu là bởi Thần khí Thiên Chúa (Đấng Người đã lãnh nhận ở sông Giođanô), thì các cuộc trừ quỷ là dấu chỉ trực tiếp cho biết Vương quốc đã đến. Nếu là do thủ lãnh ma quỷ, thì vương quốc nó đã tự chia rẽ rồi.

1. Dụ ngôn về vương quốc bị chia rẽ (cc.23-26).

Với hai hình ảnh song song, Chúa Giêsu kêu mời các thính giả nhận thức giá trị dấu chỉ của các cuộc trừ quỷ Người làm và rút ra kết luận từ đó (so sánh Lc 21,40-45 và ss): nếu một nước phân chia thành nhiều phe đối chọi nhau thì sẽ xảy ra chuyện gì? ... Và nếu một nhà, nghĩa là một gia đình, hay đúng hơn một hoàng gia, chia năm bè bảy mối tìm cách chiếm quyền lực thì sự gì xảy ra? ...

Câu trả lời cho hai câu hỏi đầu tiên quá rõ. Việc áp dụng vào trường hợp thứ ba đương nhiên đi theo, như áp dụng một châm ngôn vào một trường hợp riêng biệt: nếu "nhà" của Satan hay Bendêbun, thủ lãnh ma quỷ, bị chia rẽ, nó sẽ sụp đổ như một nhà nứt vách. Ngày tận mạt của vương triều Satan đã gần kề. "Làm sao Satan lại trừ Satan được? ... Nếu Satan dấy lên chống lại mình và tự chia rẽ, nó không thể đứng vững"(cc. 23b.26). Đó là trường hợp nếu, như các ký lục quả quyết, Chúa Giêsu tiêu diệt ma quỷ nhờ Bendêbun: Nó đã tận số (c 26b).

Ở đây ta gặp lại, nhưng dưới một hình thức gián tiếp, giáo huấn mà Mt 12,28 và Lc 1 1,20 đã đưa ra cách rõ ràng. người ta có thể tìm lại nguồn gốc của hình ảnh Chúa Giêsu đã sử dụng không phải chăng là trong một châm ngôn bình dân nào đó? Có thể nhưng hình như Chúa Gtêsu đã đặc biệt cảm hứng từ ám dụ bức tượng khổng lồ và hỗn hợp nhiều chất của Đanien 2. Bức tượng nhân cách hóa tất cả các đại đế quốc thù nghịch với dân Thiên Chúa. Nó thật dễ sợ như Goliát, nhưng cũng mỏng dòn như hắn ta vì các chân của nó, nghĩa là nền tảng của nó, "phần là sắt, phần là sành; đó là một nước mà có phần thì mạnh, phần thì yếu sức đế quốc A-lịch-sơn bị phân tán bởi các tướng quân của ông). Chúng sẽ pha loại lai giống người với nhau nhưng chúng không ăn khít với nhau được. Vào thời các vua ấy, Thần trên trời sẽ cho chỗi dậy một nước đời đời không bị hủy diệt ... Nó sẽ nghiền tán cùng tiêu diệt mọi nước kia (Đn 2,41-44; x. 4,22-29; 5,26- -7 và 9,4). Mc sẽ lấy lại chủ đề sự chia rẽ giữa các đối thủ vương tiều Thiên Chúa như thế trong diễn từ cánh chung (13,8 x. 6,23). Chủ đề có một nguồn gốc xa xưa hơn sách Đanien nhiều; người ta sẽ gặp nó trong chuyện tháp Baben, biểu tượng đầu tiên của các đế quốc không chinh tùng phục Thiên Chúa: Tất cả đều nói một ngôn ngữ, Giavê phán ... Ta hãy xáo trộn (= chia rẽ) ngôn ngữ của chúng ... và Giavê phân tán họ ra”. (St 11,6-8)

Đối nghịch với sự chia rẽ giữa các vương quốc thù nghịch là sự hợp nhất của Vương quốc Thiên Chúa, một đặc tính do Đấng Thiên sai mang lại: Chúa Kitô dần giao hòa con người với Thiên Chúa và con người với nhau: Người quy tụ họ lại (Ga 10,16; Ep 2,14).

2. Dụ ngôn người mạnh (c.27).

Chữ "nhà” hẳn đã đóng vai trò tiếng móc giữa hai dụ ngôn. Ở đây nhà không còn chỉ một hoàng gia nữa, nhưng là một ngôi nhà thông thường. Cũng chủ đề này còn được lấy lại với hình ngôi nhà trong một dụ ngôn khác được Mt kể xa hơn (12,43-45) nhưng được Lc đặt gần với dụ ngôn đang nói (Lc 11,24-26).

Chúa Giêsu mô tả một vụ trộm trớ trêu thay, tên trộm chính là Người. Qua hình ảnh này, khi thì Người dạy về việc xuất hiện thình lình của Vương quốc (Mt 24,43), khi thì đưa ra một bài học về sự bất an toàn của các của cải trần thế (Mt 6, 19-21; x. 12,30). Ở đây trọng tâm của dụ ngôn là ý tưởng sức mạnh. Chúa Giêsu mô tả một cuộc tấn công. Tên trộm không hành động cách bất ngờ cho bằng là với sức mạnh: gặp gia chủ được vũ trang đàng hoàng, thì thay vì bỏ trốn, y đã nhảy bổ vào ông ta và trói ông ta lại. Phải can đảm lắm mới dám tấn công một người mạnh" như thế Lc thêu dệt: "một người mạnh võ trang đầy đủ” (11,21 ) và thêm một điểm dạy đời: ông ta ỷ vào vũ khí của ông" (câu 25) (Xin nhớ Phaolô thích dùng những lối so sánh với vũ khí. Mà Lc là môn đồ Phaolô). Người mạnh ở đây là ma quỷ. Nó tin tưởng vào cái gì nếu chẳng phải là vào chính mình nó? Người Kitô hữu không làm như vậy.

Tên trộm chỉ được ám chỉ kín đáo nơi Mt; phải suy đoán mới thấy. Chắc đây là hình thức sơ thủy của dụ ngôn: "Không ai có thể vào nhà của người mạnh ...!. Nhân vật chính xem ra là người mạnh. Mt đã sửa đổi và đặt tên trộm lên hàng đầu: Làm sao ai có thể vào nhà ..." Lc kém khó hiểu hơn: "Khi một người mạnh ... nhưng có người mạnh hơn..." Người mạnh hơn hiển nhiên là Chúa Kitô, động chiến thắng ma quỷ (Lc 11 ,22; x. Mc 1,7). So sánh với loài người thì quỷ rất. mạnh, vương triều nó được thiết lập vững chắc; thế gian là nhà, là sở hữu của nó. Song các dấu chỉ thời đại đã cho thấy có một cuộc phán xử; quyền năng nó dần lui; thần dân nó bị đuổi ra khỏi những người nó ám. Nó đã bị kết án rồi.

Chân lý Chúa Giêsu dạy trong các dụ ngôn vừa nói có một tầm mức vũ trụ. Viễn tượng được lấy lại trong một trình thuật thuộc riêng Luca, và nhất là bởi Tin mừng thứ bốn. Khi nhóm 72 đi truyền đạt về, và hân hoan tường trình lên Chúa Giêsu? Thưa Ngài, nhân danh Ngài thì ngay cả ma quỷ cũng tùng phục chúng tôi?", Chúa Giêsu liền đáp: “Ta đã thấy Satan rơi xuống như chớp từ trời" (Lc 10, 17-18). Và theo Ga, sở dĩ Chúa Giêsu "đến", không phải chỉ để gánh nhiều tội lỗi hay các tội lỗi của nhân loại, nhưng để gánh tội thế gian, là gạt khỏi thế gian này vốn từng là nhà, là vương quốc của nó) tên thủ lãnh thế gian (Ga1,29; 12,31 ; 14.40; 16, 11). Người đem chính ơn cứu rỗi đến cho nhân loại (4-12). Vương quốc Thiên chúa sắp thay thế vương quốc quỷ ma. Tuy nhiên, sự đảo lộn này sẽ không thể thực hiện nếu không có những trận chiến ghê gớm: dụ ngôn cái nhà bị trộm của chúng ta ngụ ý điều này.

II. NHỮNG KẺ Ở NGOÀI VÀ NHỮNG KẺ Ở TRONG

1. Các “ký lục".

Vấn dề nguồn gốc quyền bính Chúa Giêsu đã từng là một vấn đề nghiêm trọng, năng được đặt ra suốt sứ vụ của Người và đã từng bị tranh luận sôi nổi, gay gắt. Cũng vấn đề này đã được đặt ra về Gioan Tẩy giả (Ga 1,19-28; x. Mc 11 ,30) nhưng ít quan trọng hơn. Các đòi hỏi của vị Tẩy giả không vượt xa các đòi hỏi của Môisen mấy; các lời xỉ mắng của ông cũng chẳng nghiêm khắc hơn các ngôn sứ xưa. Nhưng các đòi hỏi của Chúa Giêsu thì đi xa hơn nhiều Giáo huấn của người tách hẳn giáo huấn của các ký lục vừa về nội dung và về cách thức ban bố (Mc 1,22.27) và ngoài ra còn được thêm uy tín nhờ nhiều phép lạ, nhất là các cuộc trừ quỷ. Quyền bính của các ký lục bị đe dọa; dân chúng quay về Chúa Giêsu (x. Mt 5,20tt).

Từ Giêrusalem, người ta khẩn phái một ủy ban điều tra đến (so sánh với Ga 1,18-28), không phải để hỏi thăm nhưng để phán xử. Ủy ban cố hạ uy tín Chúa Giêsu trước mặt đám đông (so sánh với Ga 9,16.24-38): đây là một kẻ bị Bendêbun ám; sở dĩ lão ta trừ được quỷ, bởi vì lão là một dụng cụ của chúa quỷ, chứ không nhờ thần lực như các ngôn sứ chân chính đâu (Mc 3,22).

Theo Mc, đoàn sứ giả là các ký lục (cũng vậy trong Mc 7,1; Mt 15,1). Có nên hiểu chữ này sát nghĩa không? (Như E. Trocmé, La formation de l'evangile se lon Marc, Paris, 1963, tr.76~80). Vì Mt thì nói là các Biệt phái (12,24; xem 9,34), còn Lc chỉ sử dụng một thành ngữ mơ hồ: " ít kẻ trong họ (11 ,15). Thực ra Mc thường hay nói ký lục, Mt nói Biệt phái, Lc nói luật sĩ và Gioan nói "người lão thái". Tựu trung, mỗi thánh sử có một cách kêu tên ưa chuộng để chỉ kẻ thù Chúa Giêsu, nghĩa là toàn thể các thủ lãnh tôn giáo: thượng tế, ký lục, Biệt phái, kỳ lão v.v... Đối với độc giả Mt, các danh từ này còn tương ứng với một cái gì rõ rệt; nhưng đối với độc giả Mc, thuộc những môi trường ngoại giáo, thì tiếng ký lục, tương đương với người học thức, mới thích hợp hơn (x. Mt 11,25).

Ngôn sứ thực hay giả?

Các "ký lục" không thừa nhận các dấu chỉ nói lên sứ mạng Chúa Giêsu, và đồng hóa chúng với các phép lạ của ma quỷ họ chỉ coi Chúa Giêsu là một tên bịp đời (xem Ga 7,12.47; Mt 27,63), một ngôn sứ giả hiệu như các tư tế Baal mà Elia đã lật tẩy và truyền giết đi như lề luật dạy (Tv 18; Đnl 18,20). Khi hứa ban bình an và của cải ảo tưởng (x.Tv 22), các ngôn sứ giả đã làm dân xa rời giao ước và làm cho vua chúa bất trung với Giavê. Các ngôn sứ thật của Gioan đã chiến đấu chống họ (xem 2V 1,2; Is 28,7-13 ; 30, 10; Mca 2, 11 ; 3,5-11 ; Cr 5,31; 14,13-16; 23,9-40; 28; v.v...). Lề luật đã cho nhiều tiêu chuẩn biệt phân, nhưng các ký lục đã giải thích những tiêu chuẩn đó theo cách của mình.

a. Theo Đnl 13,2-6 , ngôn sứ nào tìm cách lôi kéo dân chúng thờ phượng ngẫu tượng là một ngôn sứ giả, phải bị giết chết. Vì Chúa Giêsu đã chẳng thèm chú giải Lề luật như các ký lục là nhấn mạnh đến các quy tắc bên ngoài, nhưng đã ban "một giáo huấn mới (1,27), nên theo họ, đó chỉ có thể là một giáo huấn đi ngược với Lề luật (Ga 9,29). Tuy nhiên Chúa Giêsu đã tuyên bố: "Ta không đến phá hủy Lề luật hay các ngôn sứ, song để kiện toàn” (Mt 5,17). Nhưng các ký lục, vì tự xem mình như những kẻ đích thực bênh vực lề luật và các quyền lợi của Thiên Chúa (x. Mc 2,6-7; 7,15; 9,14) nên đã khư khư với lề luật và luôn tin tưởng vào các công việc của mình. (Trước các "công việc" này, Chúa Giêsu đã đưa ra các "công việc của Người, dấu chỉ của sứ mệnh Người, để đối chọi lại).

b. Để bổ túc tiêu chuẩn trên còn quá mơ hồ, Lề luật thêm rằng ngôn sứ đích thực phải được chính Giavê sai đến (Đnl 18,9tt). Làm sao kiểm chứng điều kiện này? Chính vị ngôn sứ phải làm cho người ta tin vào sứ mệnh mình bằng nhiều "dấu chỉ", hoặc bằng các phép lạ (x. Xh 4,1-9; 7-11-; Lv 18,36-40), hoặc bằng cách tiên báo những sự kiện sẽ xảy ra (Đnl 18,21-22; Gr 28,9; Ed 33,33). Đã hơn một lần, người Do thái thúc giục Chúa Giêsu ban cho họ nhiều dấu chỉ chứng minh sứ mệnh của Người (Mc 8,11-13; Mt 12,38-39; 16,1-4; Mc 11,28; Ga 2,18; 4,48; 6,30...). Vì đã ban đủ dấu chỉ, nên Chúa Giêsu thường từ chối. Nhưng họ đã sử dụng các dấu chỉ này để chống lại Chúa Giêsu bằng cách gán chúng cho quyền năng Bendêbun chúa quỷ. Từ đó, họ đóng kín trước ơn cứu độ Thiên Chúa không ban cho họ. Họ lộng ngôn phạm đến Thần Khí mà nhờ đó Chúa Giêsu đã thực hiện các phép lạ của Người (Mt 12,28).

Mọi tội khác, kể cả tội lộng ngôn - dù tội lộng ngôn bị Lề luật lên án tử (Xh 22,27; Lv 24,11-16) - đều có thể được tha nếu người ta nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến và xin người tha thứ tội lỗi. Giả sử đã từ chối Chúa Giêsu, người ta vẫn còn có thể được cứu, nếu thống hối ăn năn (Mc 14,72; Lc 22,61) [Dt 6,4-8 và 10,26-31 hình như xét đến trường hợp của những kẻ đã chối đạo và không muốn trở về với Chúa Kitô. Nơi 10,29, hãy ghi nhận mối tương quan giữa tội này và Thần khí, như nơi Mc 3,29. Có lẽ đó cũng là thứ tội được nói đến troug 1Ga 5,16-17]. Nhưng nếu từ chối tin và Chúa Giêsu, cho các công việc Người làm nhờ Thánh Thần là do sự trợ lực của "thần ô uế" bên trong (Mc 3.30), thì lúc đó người ta đã lộng ngôn đến Thánh Thần người ; ta tự loại mình ra khỏi ơn cứu độ, bởi vì Chúa Giêsu là Đấng trung gian duy nhất (1Tm 2,5) và không có ơn cứu độ khác ngoài người (Cv 4, 12).

2. Thân nhân Chúa Giêsu (cc.21 .31-33).

Không chỉ có giáo truyền Giêrusalem, cả gia đình Chúa Giêsu cũng quan tâm đến các tin tức tại Capharnaum (x.Lc 4,23). Phản ứng của họ không mấy thuận lợi. theo họ, Chúa Giêsu quá say sưa với công việc chữa trị của Người "Người mất trí rồi", họ bảo thế (c.21). Và họ quyết định đi bắt Người để đem về lại cuộc sống thường nhật. [Để tránh sự khó khăn do câu 21 này gây ra; một vài người đã muốn hiểu theo nghĩa chỉ trống: "Vì người ta bảo: Người đã mất trí rồi nhưng lối dịch này không chắc là trung thành đủ. Đã có một lần, lúc lên 12 tuổi, Chúa Giêsu đã tự ý lẩn trốn tại Giêrusalem, nhân

cuộc hành hương lễ vượt qua ở đó. Khi ấy, Người đã trả lời cách bí nhiệm trước các nhận xét của mẹ Người, tuy vậy Người vẫn trở về Nadarét tiếp tục lại đời sống đơn sơ của một đứa con phục tùng cha mẹ (Lc 2,41-51). Lần này, chắc Người cũng sẽ phục tùng nữa, Maria đã có thể tưởng thế!

Không nên ép nghĩa thành ngữ "đã mất trí rồi, (c.21). Vẫn biết Mc muốn đặt song song lời phán đoán của thân nhân Chúa Giêsu với phán đoán của các ký lục: "ông ta bị quỷ ám” (c 22) nhưng điều này chẳng chứng tỏ là hai thành ngữ tương đương với nhau. Mất trí không nhất thiết là do quỷ ám, mà có thể là hậu quả của một lòng hăng say phi thường hoặc quá ngạc nhiên trước các sự kiện kỳ lạ. Vẫn hay ý nghĩa mạnh là "điên" thường gặp trong các bản văn cổ điển, nhưng không hề có trong Tân ước. Trên tổng số 17 lần sử dụng trong Tân ước, từ ngữ luôn luôn có nghĩa là "ngạc nhiên", trừ ra nơi 2Cr 5,13 mới có nghĩa là "hăng say thái quá", hăng say đến độ thực hiện được nhiều chuyện lạ lùng (Nguyễn thế Thuấn dịch là “mất trí"). Thành ý nghĩa sau cùng này thích l.lợp nhất ở đây. Mẹ và anh em Chúa Giêsu đến Capharnaum. Như ta biết, trong tiếng Hy bá cũng như trong nhiều ngôn ngữ, chữ "anh em" vùa chỉ anh em ruột thịt vừa chỉ anh em họ hàng, không phân biệt (x. St 13,8; 14,14; 24,48; 29,12; Lv 10,4; 1Sk 9,6), Chẳng hạn như Giacôbê và Giuse, vốn được Mt 13,35 liệt vào số "anh em Chúa Giêsu", thì trong Mt 27,56 được gọi là con của một bà Maria nào đó không phải là mẹ Chúa Giêsu. [Xem Lc 8,25. Không kể Giacôbê và Giuse (hay Giôsê), trong nhóm Mười hai còn có "anh em" khác của Chúa Giêsu nữa là Simon và Giuđa (Mt 13,55). Mt 13,56 cũng đề cập đến các “chị em" Người mà chẳng nêu danh tính].

Theo trình thuật Mc thì khi đến Capharnaum, Maria và "anh em" thấy có lắm kẻ vây quanh Chúa Giêsu? nên không thể vào nhà Người đang ở được Một cảnh tương tự cũng được mô tả trong Mc 2,2. Người ta báo tin cho Chúa Giêsu hay là thân nhân Người đến và đang muốn gặp Người (3,31).

Thánh sử chẳng cho biết Chúa Giêsu đã ra gặp họ hay là đã từ chối. Tuy nhiên không có gì cấm ta nghĩ rằng sau khi nói những lời được ghi lại ở Mc 3,33-35, Chúa Giêsu đã ra gặp mẹ và anh em Người; và chính vì lời họ xin là Người đã về Nadarét để chu tất sứ vụ mà Tin mừng Nhất lãm có đề cập (Mt 13,54-58 và song song; xem lời ám chỉ các phép lạ Capharnaum trong Lc 4,23).

3. Những kẻ ở trong.

Ngỏ vớt các thân nhân, câu trả lời của Chúa Giêsu có lẽ có một nghĩa tiêu cực ("không phải quý bà con là mẹ, là anh em tôi"). Ngỏ với "các kẻ quanh người", câu đó là một giáo huấn tích cực (cc.32 và 34). Ngồi (bệt xuống đất) chung quanh ai, nơi người Do thái, đó là vị thế của môn sinh quanh thầy (x. Cv 22,3; Lc 10,39; 4,20; Mt 23,2; 26.25).

Chúa Giêsu lợi dụng hoàn cảnh để ban một giáo huấn mà Người nhấn mạnh tầm quan trọng bằng cách đặt một câu hỏi dưới hình thức bí ngữ (mashal): "Ai là mẹ Ta? là anh em Ta?” (c.33; so sánh với Mc 10, 18).

"Rồi đưa mắt nhìn những kẻ ngồi vòng quanh mình...". Mc đã nhiều lần ghi nhận các kiểu nhìn của Chúa Giêsu: cái nhìn buồn sầu và giận dữ (3,5; 11,11), cái nhìn thương yêu (10, 21 x. 1Sm 1,11 ; Lc 1,48), cái nhìn chỉ để quan sát (5,32; 12,41) hay để thêm sức nặng cho lời mình thốt ra (10,23.27) [Phần lớn các ghi nhận này là của Mc. Mt 19,26 lấy lại Mc 10 27. Lc 6,10 (=Mc 3,5) không nói rõ là cái nhìn của Chúa Giêsu biểu lộ sự giận dữ. Trái lại, ông là người duy nhất nhắc đến cái nhìn của Chúa Giêsu trên Phêrô: 22,61}. Ở đây rõ ràng là một cái nhìn yêu thương: những kẻ Chúa Giêsu nhìn đều thực là mẹ, là anh em chị em Người. Vì sao? chúa Giêsu giải thích: "Ai làm theo ý Thiên Chúa, người đó là anh chị ern và là mẹ Ta" (c.35). Khi vâng phục Cha Người, Chúa Giêsu đã tỏ mình ra là Con Thiên Chúa (Mt 4,3-10); cũng với cách thức như vậy, người ta sẽ tỏ ra mình là con Thiên Chúa, là anh chị em của Chúa Giêsu, Con đầu lòng. Và thực thi thánh ý Thiên Chúa, là trước tiên tin vào Chúa Giêsu, Đấng Ngài đã sai, Con của Ngài, vị Cứu Thế (Ga 6,29).

Chúa Giêsu mặc khải mối liên lạc sâu đậm nối kết Người với những ai thực thi thánh ý Thiên Chúa; đó là một hiệp thông sự sống, sự sống của chính Thiên Chúa Cha (Mt viết ,”Cha" nơi nào Mc đã viết "Thiên chúa Những lời Người phán về việc phải tái sinh bổ túc, tăng sức và cụ thể hóa giáo huấn này (Ga 3,3-5; xem 1,13; Tt 3,5). Như thế, Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta một phương thế để kết hiệp với Người một cách còn sâu xa hơn là mối dây do sự sinh ra bởi huyết nhục.

Mc không bảo mẹ và anh em Chúa Giêsu chẳng thực thi ý Thiên Chúa ; tuy nhiên không thể phủ nhận việc ông đã muốn đối chọi? Một cách nào đó, chính họ và những kẻ bao quanh Chúa Giêsu. Hai lần ông cố ý sử dụng thành ngữ chuyên môn "Những kẻ ở ngoài" là thành ngữ trong Giáo Hội thời các sứ đồ chỉ những người không phải là Kitô hữu (xem 1Tx 4, 12; 1 Cl 5, 12-13,14,5 ; 1Tm 3,7). Mẹ và anh em Chúa Giêsu đứng ở ngoài" (c.31 ), "đang ở ngoài" (c.32), trong lúc môn đồ Người thì ở trong và đang nghe Người nói. Những kẻ này, đặc biệt là nhóm Mười hai, tin vào người là giúp Người thi hành sứ vụ; còn những kẻ kia không tin Người, chỉ muốn cản trở sứ mệnh Người thôi.

Chút nữa, Mc sẽ trở lại lối phân chia loài người như thế trước mặt Chúa Giêsu: với những kẻ đang ở quanh Người cùng nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu bảo: "Đã ban cho các ngươi mầu nhiệm Vương quốc Thiên Chúa; nhưng cho những kẻ ở ngoài thì mọi sự đều đến bằng dụ ngôn" (4,11).

Mt đã chẳng xóa bỏ lối phân biệt của Mc giữa những kẻ ở trong và những kẻ ở ngoài, mà còn xen và giữa câu Chúa Giêsu trả lời các ký lục và việc thân nhân Người đến một thánh ngôn (logion) nhấn mạnh sự phân chia: "Ai không đi với Ta tức là chống lại Ta" (Mt 12,30) (Nơi Mc logion này nằm trong một văn mạch khác và dưới hình thức tích cực). Nhưng ông đã bỏ phần dẫn nhập gây nhiều rắc rối của Mc 3,20-21. Còn Lc vì linh cảm sẽ có những kết luận rút ra từ trình thuật của hai ông kia về vai trò Maria, nên đã sửa đổi bài biên soạn của họ. Ông bỏ chữ "này là" của Mc 3,34 là chữ xem ra gạt Maria và anh em Chúa Giêsu ra khỏi gia đình đích thực của Người, và thay thế thành ngữ “Ai làm theo ý Thiên Chúa" bằng một thành ngữ khác tương đương bao hàm cả Maria: "Những kẻ nghe lời Thiên Chúa"; những kẻ này là ai nếu trước tiên không phải là người nữ đã thưa vâng trước lời mời gọi của Chúa (Lc 8,21 ; x.1,38 và 45). Hơn nữa, Lc còn đặt thánh ngôn trong một văn mạch khác hẳn: ông ghép nó vào dụ ngôn Người gieo giống (x.8, 15).

Nhưng trình thuật Mc vẫn còn đó. Nó đặt ra một vấn đề tế nhị. [Quả là một lối thoát giả tạo nếu chủ trương phân tách Maria khỏi anh em Chúa Giêsu trong trình thuật Mátcô, bởi vì mỗi lần bà đều được đề cập trước hết). Để giải quyết thỏa đáng vấn đề, cần phải phân biệt trong việc biên soạn đều là chủ ý của thánh sử. Mátcô không quan tâm, như Lc sau nầy, về con người của Maria. Ông chỉ tìm cách cho ta hiểu, qua nhiều hình ảnh hoặc so sánh, là môn đồ Chúa Giêsu kết hiệp với Chúa Gtêsu mật thiết đến độ nào. Mátcô không chủ ý phê phán Maria và "anh em Chúa", nhưng là cho thấy cái mà Chúa Kitô ban tặng cho những kẻ tin Người. Môn đồ Chúa Giêsu ở chung một nhà và san sẻ cuộc sống Người, không những như một người bạn (x. 3,14) mà còn như một phần tử trong cùng gia đình, gia đình Thiên Chúa, Cha Chúa Giêsu (x. Mt 12,50).

Mc không loại bỏ việc Maria và anh em Chúa Giêsu đã trở nên môn đồ Chúa Giêsu; chắc chắn ông đã biết nhóm quan trọng gồm những anh em Chúa Giêsu trong Giáo Hội thời Hiện xuống (Cv 1,14; 1Cr 9,5 ; Gl1,19), Bộ ông đã chẳng hay sự hiện diện của Maria dưới chân thập giá và trong nhà Tiệc ly sao? (Ga 19,25; Cv 1,14). Dù vậy, ông buộc chúng ta phải quan niệm đức tin Maria như một đức tin cần phát triển dần dần. Không phải ngay từ lúc Nhập thể mà Maria đã hiểu Con mình là Thiên Chúa. Lc không nói ngược điều này, vì theo ông, Maria đã chẳng hiểu câu Chúa Giêsu trả lời cho bà tại Đền thờ lúc 12 tuổi (Lc 2,50). Bây giờ cũng vậy Maria tưởng mình phải dùng mẫu quyền của bà để đưa Chúa Giêsu về lại cuộc sống đơn sơ ở Nadarét, vì lẽ giáo quyền Do thái xem ra chống lại con bà. Chính là dần dần, qua việc "nghe lời Thiên Chúa” và thực thi thánh ý Ngài, mà Maria đã lớn lên trong đức tin, một đức tin ngày càng chiếu sáng. Như thế, mẫu tính của bà đã tìm được một chiều kích mới mẻ, cho đến độ trở thành Mẹ Giáo Hội.

KẾT LUẬN: TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI

1. Cuộc chiến còn tiếp tục.

"Ngài đến để tiêu diệt chúng tôi", ma quỷ đã nói với Chúa Giêsu như thế (Mc 1,24). Chúa Giêsu đã thực thi sứ mệnh này bằng cách chiến đấu chống ma quỷ trong suốt sứ vụ (Cv 10,38). Cuộc Phục sinh đã công nhận chiến thắng của Người (Ga 16,33), nhưng đối phương chỉ sẽ thất trận cách dứt khoát vào ngày cánh chung. Sau Chúa Giêsu, môn đồ Người cũng sẽ chiến đấu như vậy (x. Lc 22,36) với niềm xác tín là Chúa của họ đã chiến thắng, và với nhiều quyền năng mà Người đã ban cho Chúa Giêsu đã chọn nhóm Mười hai "để sai đi rao giảng, với quyền năng trừ quỷ" (Mc 3,14-15). Quyền này là dấu chỉ đầu tiên trong các dấu chỉ sẽ tháp tùng các kẻ tin, sau ngày Chúa Giêsu ra đi (Mc 16,17; so sánh với Ga 13,35).

Nhưng đối phương không ở thụ động: nó tìm cách chận đứng các sứ giả Tin mừng. Nó ngăn cản Phaolô đến Thêxalonica (ltx 2,l8), gieo cỏ lùng vào ruộng của Cha gia đình (Mt 13,39) và "lấy mất lời đã gieo" trong lòng những người không bền chí (Mc 4, 15). Chính nó là Tên cám dỗ (1Tx 3,5), đứa gây ra gương xấu. Nó tìm mọi cách để phân rẽ Chúa Kitô với những kẻ đã tin nhận Người.

2. Tại Rôma

Khi Mc viết Tin mừng của ông, thì Rôma đang bách hại Giáo Hội. Phêrô đã bị tống giam. Các kẻ bắt bớ tìm cách làm cho Kitô hữu bỏ đạo của mình. Rôma, kinh thành mạnh mẽ và thống trị "toàn thể thiên hạ" (x. Lc 2, 1) xem ra được đồng hóa với vương quốc thù nghịch cùng Vương quốc Thiên Chúa.

Nhưng Kitô hữu không nên sợ hoặc xiêu lòng, vì Chúa Giêsu là người "mạnh hơn"; họ cũng sẽ mạnh hơn (Mc 3,27). Tuy nhiên có một vài kẻ sa vào tội bội giáo. Tình trạng họ không phải là tuyệt vọng: nếu họ ăn năn thống hối, tội phạm thượng này sẽ được thứ tha (Mc 3,28-29)

Trong cơn biến loạn, loài người đã phân làm hai. Chính giữa lòng các gia đình, niềm tin vào Chúa Kitô đã chia rẽ: kẻ theo Người, kẻ chống Người và chống các tín hữu (Mt 10,34- 36). Bị xâu xé trong xác thịt, "trong tâm hồn" (x. Lc 2,35), các môn đồ không được mất can đảm, nhưng hãy nhớ rằng Chúa Giêsu cũng đã gặp sự chống đối trong chính quê hương Người, đến cả giữa những bà con gần gũi nhất (3,20-21) [Mục tiêu huấn đức này có thể đã khiến Mt tô đậm đường nét của bức tranh 3,20tt. luận đề cho rằng Mátcô muốn bút chiến chống lại anh em Chúa Giêsu, đặc biệt Giacôbê, là một giả thuyết mong lanh và quá hệ thống]. Bị gia đình của mình loại bỏ. Kitô hữu được một gia đình khác (3,33-35) mà mối dây liên kết mật thiết hơn các mối dây đầu đến nỗi ngay ở đởi này họ đã được gấp trăm (10,29-30). Sau cùng, cuộc bách hại không phải là phần thưởng (10,30), phần thường hứa và ban cho Phêrô (x. Ga 21,18-19), phần thưởng cao quý vì liên kết ta với Chúa Kitô cách sâu xa nhất đó sao?

Ai mất một gia đình sẽ gặp một gia đình hoàn hảo hơn nữa; ai mất mạng sống vì Chúa Kitô, sẽ chiếm được nó (8,35); ai mất một nhà (10,30) sẽ được một nhà vững chắc hơn. Nhà của Phêrô ở Capharnaum, giờ trở thành "nhà", nhà của Chúa Giêsu, nhà phân tách nhân loại thành kẻ ở trong" với kẻ ở ngoài, chẳng phải là hình ảnh của ngôi nhà mà Chúa Giêsu đã hứa cho Phêrô làm nền móng đó sao (Mt 16,18)? Nhà đó chả phải là nhà Phêrô xây dựng ở Rôma, là cộng đoàn Kitô hữu đang giao chiến với "các cửa hỏa ngục", nhà được hứa ban ơn cứu rỗi đó sao?

3. Hôm nay

Hôm nay trận chiến vẫn còn tiếp tục, dưới nhiều hình thức khác nhau: ở đây bách hại công khai, kia là cám dỗ từ từ. Kitô hữu hãy biết nhận ra đối phương (x.1Pr 5,8) và chống cự lại nó. Chiến thắng của họ sẽ chẳng có vẻ như một cuộc trừ quỷ, nhưng cũng không kém thực sự đâu. Họ hãy múc lấy trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh một niềm lạc quan không thể lay chuyển; họ hãy xem Giáo Hội là ngôi nhà và gia đình của mình.

(Gilles Gaide, Assemblées du Seigneur 41 , tr.39-53)

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Chúa Giêsu đã hoàn toàn hy sinh chính mình để thực hiện sứ mệnh: bị thân nhân hiểu lầm, bị giới hữu trách phê phán chê bai... Hãy xem "Chúa Giêsu đến đâu cũng có một số người sống chết cho Người, và cũng có một số người quyết giết chết người. Sao con muốn mọi người yêu con? Sao nao núng khi có người ghét con (ĐHV 692), "đường con đi có hoa thơm, có cảnh đẹp, có chông gai, có thú dữ, có bạn hiền, có trộm cướp, lúc mưa sa, khi nắng cháy... chuyện không thể tránh được con cứ đi, miễn là lòng đầy Chúa; đi như Phanxicô, như Cyrillô, như Athanasiô...Đừng mất giờ dừng lại đừng lo sợ tiếng chửi, đừng ăn mày tiếng khèn (ĐHV 693).

2. Chúng ta nên để ý đến sự kiện này: suốt lịch sử Giáo Hội, người đời cho là "khùng", là "điên" những ai muốn sống sát Tin mừng. Hãy nhớ lại Phanxicô thành Assisi, Bernađetta, Charles de Foucault. Riêng về mức thấp kém của tôi, tôi đừng lấy làm lạ, nếu vì trung tín với Tin mừng, mà người ta cho tôi là "trật quy tắc" của môi trường, rồi quy về cho tôi những nhận xét khó chịu, và nếu người ta cố đưa tôi trở lại cách sống gọi là hợp lý của mọi người.

3. Chúa Giêsu không phải là một người bi hùng, dầu vậy Người tuyên bố những lại đượm mầu thê thảm. Đặc tính của bi kịch là kết thúc bằng một thảm trạng vô phương cứu chữa. Chúa Giêsu dùng toàn con người của Người và dồn tất cả sức mạnh vô song của tình yêu vào việc cứu độ con người, và cứu con người ra khỏi tình trạng bất hạnh. Nhưng có một biên giới nào đó mà quyền năng của Người không vượt qua, đó là biên giới của thứ tự do nhất quyết chống đối, nhất quyết đóng kín, nhất quyết chối từ. Tội phạm đến Thánh Thần không thể tha thứ vì tội ấy phủ nhận chính Đấng có quyền thứ tha. Tội ấy đóng chặt vào trí và vào lòng, vô phương cứu chữa. Tội ấy phương hại đến một phạm vi nào đó của hữu thể, hầu như động đến mầu nhiệm sự chết, và có lẽ đó là điều giải thích cái chết của Chúa Kitô. Trong toàn bản văn Mátcô, tội phạm đến Thánh Thần là lột sự từ chối trở lại, từ chối đến nội quy về cho Satan những việc mà Chúa Giêsu đã dùng sức mạnh Thánh Thần mà làm. Theo kiểu nói bình dân, lòng trí của các ký lục hoàn toàn bất trị và méo mó.

4. Làm sao con người có thể đi tới đó được? Đến đây chúng ta đứng trước ngưỡng cửa của một mầu nhiệm lớn. Chúng ta nên để ý việc Chúa nói đến tội phạm thượng chống Thánh Thần khi trả lời cho những người Do thái nhắc đến tên quỷ Satan. Có một mầu nhiệm về quỷ Satan. Satan, một tạo vật tự do, lạnh lùng từ chối Thiên Chúa. Làm sao nó bén mảng đến một tạo vật khác cũng tự do như con người để xúi giục từ chối Thiên Chúa? Tin mừng cho chúng ta biết sự kiện nhưng không giải thích. Tin mừng chỉ dạy: Satan không thể hành hạ ai có lòng trí ngay thẳng, trong trắng và tin vào Chúa Kitô: “Hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian và thủ lãnh của nó".

5. Ở đây chúng ta gặp một trường hợp là qua một thực tại nhân bản (gia đình), Chúa Giêsu hé mở cho thấy một thực tại nằm bên kia, một thực tại làm sự thành đạt trọn vẹn của con người. Thế gian bên kia được Chúa Giêsu hé mở, là con người đtrợc gia nhập vào gia đình Thiên Chúa. Con người mang trong mình một ơn gọi, một tiếng mời, một nhu cầu vượt cả tầm vóc con người.

 

home Mục lục Lưu trữ