Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1356061
Hào Quang Nơi Thập Giá
HÀO QUANG NƠI THẬP GIÁ
Ở Hoa Kỳ, một trong những phi trường quốc tế lớn nhất và đầy đủ nhất là phi trường Pensylvania. Gần phi trường này có một ngôi thánh đường đồ sộ cao vút, nhất là có cái tháp chuông chọc trời, khiến cho mọi người sợ nguy hiểm cho máy bay mỗi khi bay lên đáp xuống. Để giúp mọi người thoát khỏi nỗi lo sợ đó, giáo dân trong xứ đã gắn trên ngọn tháp chuông một ngọn đèn né-on thật to theo hình thánh giá. Từ đó, mỗi lần bay lên đáp xuống phi đạo, các phi công đều hướng nhìn vào thánh giá đó như một tiêu chuẩn bảo đảm an toàn chắc chắn…
Cuộc sống trần gian có lẫn lộn buồn vui với sướng khổ về tinh thần, có cay đắng ngọt bùi cho giác cảm. Theo tính tự nhiên ai cũng thích của ngon của ngọt, thích vui sướng hoan lạc, chứ chẳng ai thích đau thương tan tác…. Thế nhưng có những vị anh hùng đã bất chấp gian nguy, khó nhọc để liều thân giúp đỡ đồng loại trong cảnh lầm than tai họa. Lịch sử thế giới đã ghi dấu ân tình của biết bao vĩ nhân qua các thời đại. Hôm nay Phúc Âm cũng nói về vị Đại Cứu Tinh sẽ phải trải qua đau thương kinh khủng để giải thoát con người khỏi vòng vây của tội lỗi. Nhưng trước khi phải trải qua nỗi thương đau ấy, Ngài đã tỏ mình ra cho các môn đệ một cách đầy uy nghi sáng chói để củng cố niềm tin cho các môn đệ. Ngài đã biến hình trên núi Thabor, biến cố lịch sử ấy mặc khải nhiều điều rất mầu nhiệm, những vấn đề liên quan bao trùm cả Cựu Ước và Tân Ước.
Vào thời Chúa Giêsu, Thabor là quả núi trơ trọi, cỏ mọc phất phơ. Sau hồi khởi nghĩa của người Do Thái năm 66-70, chính phủ La-mã đã xây pháo đài trên núi này. Hiện nay bên cạnh pháo đài đổ nát ấy, đứng sừng sững một ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ. Thánh đường này do các giáo hữu Hoa Kỳ góp tiền xây dựng để kỷ niệm việc Chúa biến hình.
Tất cả không gian và biến cố ở đây đều nói lên ý nghĩa cung thánh của Chúa.
-Núi cao là biểu tượng nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi đây xứng tiện cho việc Thiên Chúa bày tỏ vinh quang và thần tính của Người. Sự thanh vắng ở đây để tâm hồn dễ tĩnh tâm, suy niệm, cầu nguyện. Chúa vẫn thường lui vào nơi tĩnh mịch để cầu nguyện với Thiên Chúa Cha.
-Chiếc lều mà thánh Phêrô muốn thiết dựng cho Chúa cũng là ý nghĩa của lịch sử thánh thời Cựu Ước. Lều tượng trưng ở nơi Thiên Quốc, lúc đó thánh Phêrô muốn vương quốc hoá nơi chốn và muốn kéo dài giây phút thánh thiêng này mãi mãi. Về nơi chốn thiên cung, trong sách xuất hành, Chúa đã dặn bảo Moisen lấy vàng, bạc, đồng, vải điều, gỗ keo, hương liệu v.v. để làm vật liệu làm Hòm Bia, Nhà Tạm và Khung Lều để làm nơi thánh cung cho Chúa ngự trị (Xh. Đoạn 25,26,27).
-Đám mây bao phủ chỉ sự hiện diện của Chúa vào thời Nước Trời đã đến. Cũng thời Cựu Ước, trong ngày khánh thành Đền Thờ, sau khi được Salomon xây cất, một đám mây đã bao phủ đền thờ. Việc đám mây giáng xuống như thế, người Do Thái hiểu ngay rằng Đấng Mêsia đã đến.
-Moisen và Êlia: Moisen tượng trưng cho lề luật; Ngài là nhân vật tối cao đã ban bố luật pháp của Thiên Chúa. Êlia tượng trưng cho tiên tri; Ngài là vị tiên tri đầu tiên và vĩ đại nhất trong các tiên tri. Hai nhân vật lỗi lạc đó hội kiến với Chúa Giêsu nói lên niềm mong ước trong quá khứ và là sự hoàn thành giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu là tất cả những gì mà lịch sử đợi trông và mọi người hướng về Ngài với hy vọng tràn đầy ơn cứu chuộc.
Ba môn đệ “yêu dấu” được Chúa tỏ vinh quang rực sáng, được thấy cả tổ phụ Moisen và Êlia. Các Ngài đã từng chứng kiến các phép lạ nhưng chưa bao giờ gây ấn tượng và xúc động mạnh mẽ như việc Chúa biến hình hôm nay. Nhất là được nghe thấy tiếng Chúa Cha phán từ đám mây rằng; “Đây là Con Ta rất yêu dấu”. Đó là kỷ niệm khôn phai và là niềm hy vọng tràn đầy để các môn đệ tiếp tục theo Chúa Giêsu lên đồi Canvê tham dự vào hy tế Thập Giá Cứu Độ.
Sự thực khi nhận ra Chúa biến hình các tông đồ đã cảm thấy hạnh phúc muốn ở bên Chúa mãi. Thánh Phêrô thưa rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Moisen, một cho Elia”. Trong đời sống chúng ta chắc cũng được ngất ngây tình Chúa trong các dịp đại lễ của Giáo Hội, nhất là trong các dịp xưng tội rước lễ lần đầu, thêm xức v.v. Nhưng chúng ta cũng phải tập sao cho lòng bên lòng với Chúa Kitô trong cả những cảnh huống đau thương da diết nhất của cuộc đời như thánh Phaolo nói: “Không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu Chúa Kitô, dù gươm đao, đánh đòn, tù ngục v.v. Ngay cả trong tình người, chúng ta cũng phải vui buồn sướng khổ cho nhau trong tình bạn hữu, tình vợ chồng chẳng hạn. Lúc an nhàn cũng như lúc gian nan; lúc thịnh vượng cũng như lúc suy thoái; lúc tuổi thanh xuân cũng như lúc về già, khi mà chỉ còn “bộ xương cách trí” với “tấm da đồi mồi” và tọc tựa giải ngân hà phất phơ.
Cuối cùng chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, dục vọng xấu xa để Thiên Chúa biến hình ở nơi chính thân xác và linh hồn của mình. Chắc rằng lúc đó chúng ta sẽ được sung sướng hạnh phúc từ nội tâm. Từ đó chúng ta sẽ dễ nhận ra được hình ảnh Thiên Chúa biến hình nơi tha nhân, nơi các vị đạo đức thánh thiện, nơi những tha nhân xấu số mà chúng ta cần nâng đỡ về tinh thần và vật chất đang bơ vơ khắp nẻo đường trần gian.
B.M.Thiện Mỹ, CMC
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam