Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 89
Tổng truy cập: 1357670
HẠT GIỐNG VÔ SINH HAY HỮU SINH?
HẠT GIỐNG VÔ SINH HAY HỮU SINH?
“Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, mà không chết đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình; còn nếu chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác. “(Ga, 12, 24)
Nhưng hỡi ơi, hiện nay, đã xuất hiện loại hạt giống biến đổi gien chỉ sống duy nhất trọn một chu kỳ. Sau khi trồng tỉa, thì sản phẩm thu hoạch được, gọi là hạt thương phẩm, chỉ dùng chế biến tiêu thụ, chứ không thể làm giống được nữa. Vì Công ty phát minh đã cấy vào hạt giống gien vô sinh, có tác dụng hủy diệt mầm sống sau khi đã ra hạt (Terminator Seed). Thậm chí phấn của nó bay qua phối hợp với giống khác, thì giống đó cũng sẽ mang gien vô sinh.
Hơn nữa, hạt giống còn được cấy ghép DNA của một loại vi khuẩn chịu được sức nóng và độc chất của thuốc diệt cỏ cực mạnh. Nhờ dĩ dộc trị dộc mà cây giống lai tạo ấy hoàn toàn kháng được độc dược ấy.
Rồi Cty đăng ký chủ quyền các loại gống do họ biến đổi gien, và chủ quyền hợp pháp với tất cả vật gì, cây gì có mang DNA của họ, nếu nó di truyền tới đâu, họ cũng có chủ quyền đến đó.
Chẳng thế, mà Cty đó mới công khai hãnh diện: “Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ được thực phẩm sẽ làm chủ thế giới!”
Vừa thâu tóm lợi nhuận kếch xù, vừa có quyền lực chi phối nhu cầu sinh tồn của toàn thiên hạ, thì câu tuyên bố xanh rờn, đầy tham vọng đó chẳng có gì quá đáng. Chỉ đáng buồn cho cả nhân loại đang bị êm ái đầu độc, đẩy vào hố sâu diệt vong vì từ hạt giống vô sinh ấy.
Trở lại huấn dụ của Chúa Giêsu, hạt lúa gống này phải thuần chủng, chắc mẩy, để gieo giống nào thì sẽ gặt giống nấy. Thực vật chịu mục nát để tái sinh mầm giống mới. Nhân thân mỗi người cũng phải lột xác biết bao nhiêu lần, mới trở nên con người trưởng thành hữu dụng. Tâm hồn cũng thế, vượt qua biết bao hoang mạc đầy cám dỗ, mới trong sáng, hướng thượng.
“Ai yêu quý mạng sống của mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống của mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.”(Ga 12, 25)
Bước đâu tiên, Chúa Giêsu nâng nhận thức con người lên một tầm cao mới: Sự sống vĩnh cửu, hay tương lai mịt mờ đen tối sau phút lâm chung. Nhãn tiền, đó chính là những thành quả hiện nay từ những giọt máu đào của các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam đã minh chứng hùng hồn, không thể nào phủ nhận.
“Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và thầy ở đâu, thì kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy. “(Ga 12, 26)
Bước kế tiếp, Chúa Giêsu cụ thể hóa yêu cầu theo Ơn Gọi của Người, cùng phần thưởng dành cho kẻ tuân thủ. Hãy tuân theo giáo lý tình yêu của Người ở bất cứ nơi nào, với bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bới chưng nơi nào Người chẳng hiện diện, người nào chẳng phải hình bóng Người, và môi trường nào dù khắc nghiệt mấy đi nữa cũng chẳng thiếu Người can dự.
Lạy Chúa Giêsu xin mở nhãn quan cho con luôn biết thân phận yếu đuối, biết chết đi những ham muốn, những ý riêng nhỏ nhen, đừng trở nên hạt giống vô sinh, mà là hạt giống tốt, nảy chồi đâm lộc đến sự sống vĩnh cửu.
Lạy Mẹ dấu yêu, xin giúp con can đảm dập nát hạt giống tội lỗi, để mầm giống Lời Chúa nảy nở, đơm hoa kết trái trong con. Amen.
25.Hạt lúa mì gieo vào lòng đất
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Quốc Phong)
“Hạt lúa mì gieo vào lòng đất, nếu nó chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24)
Có mấy người Hi-lạp đến gặp Philiphe để xin gặp Chúa Giesu, vì họ muốn đi gặp để biết thật sự Chúa Giesu là ai, theo như những lời đồn đại của người ta. Có lẽ họ mong đợi sẽ được gặp một người vĩ đại, một nhà triết gia khôn ngoan, có thể chia sẻ với họ về những tư tưởng lớn lao. Nhưng ngược lại, họ lại tìm thấy một người Giesu đang đau khổ, bối rối và sợ hãi: “Bây giờ tâm hồn thầy xao xuyến, thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này” (Ga 12,27). Chúng ta cũng là những người đang đi tìm Thiên Chúa, đi tìm chân lý và ý nghĩa cho cuộc đời mình, liệu rằng chúng ta có bị bất ngờ và thất vọng không, khi Thiên Chúa mà chúng ta muốn tìm kiếm, không phải là một nhân vật vĩ đại, nổi tiếng, hay một nhà triết học, một nhà tư tưởng lừng danh, hay là một người giàu có, danh giá, mà Ngài lại ẩn mình trong những người bé nhỏ và nghèo hèn nhất của xã hội, những người bệnh tật, những người bị bỏ rơi, … và có thể đã có những lúc chính chúng ta không thèm nhìn, không tiếp nhận và thậm chí xua đuổi Ngài ra khỏi cuộc đời của chúng ta.
Nhưng có lẽ chúng ta lại bất ngờ và thất vọng hơn nữa, khi chúng ta nhận được câu trả lời từ chính Chúa Giêsu cho các người hilap khi xưa và cũng là cho chúng ta hôm nay: “nếu các ngươi muốn hiểu Thầy, hãy nhìn hạt lúa mì kia, nếu các ngươi muốn nhìn thấy Thầy, hãy chiêm ngắm thập giá”. Ngài nói với mỗi người chúng ta: “Các con muốn hạnh phúc ư, hãy vác thập giá như Thầy đã vác”. Con đường mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta, cũng chính là con đường thập giá mà chính Ngài đã đi trọn vẹn, dường như đối với chúng ta trong thế kỷ này, hơi bị mâu thuẫn và khó chấp nhận được. Vì sao vậy? thưa là bởi vì, thế giới mà chúng ta hay thường gọi là “thế gian” đang giới thiệu và hứa hẹn với chúng ta một con đường “kiếm hạnh phúc” khác hẳn. Đó là một con đường “tự do tuyệt đối” do con người làm chủ nhân độc quyền, một “khoa học kỹ thuật đỉnh cao” có khả năng chinh phục và điều khiểnvũ trụ, một “tiến bộ vượt bậc của ngành y học và sinh học”, một cuộc sống “hưởng thụ mọi nhu cầu”, … thế gian đang chào mời và hấp dẫn chúng ta bằng cách tạo ra nhiều “nhu cầu” và bảo đảm với chúng ta rằng, chúng ta sẽ hạnh phúc khi được thỏa mãn các nhu cầu đó. Và chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự hấp dẫn của nó, và nhiều người trong chính gia đình chúng ta, trong giáo xứ chúng ta đang đi theo “lý thuyết” này. Nhưng tiếc thay cho đến bây giờ, lý thuyết này đang mất dần đi hiệu lực và sức mạnh của nó, vì những sự dữ đang hoành hành thế giới với sức phá hoại không tưởng nổi.
Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta vào một con đường hoàn toàn khác hẳn, có vẻ đi ngược lại các xu hướng tự nhiên của con người. Nhà thần học gia nổi tiếng Karl Rahner có nói: “để biết được Thiên Chúa là ai, chỉ bằng cách là tôi phải qui gối xuống chân thánh giá”. Chính Chúa Giêsu đã đi vào trong con đường này, và Ngài mời gọi mỗi người chúng ta, nếu muốn hạnh phúc, hãy đi theo Ngài vào đó. Chúa Giesu là một hạt lúa mì, chết đi và sinh nhiều hạt mới, bước vào con đường thập giá và đã phục sinh, Ngài đã dùng cái chết của Ngài để tiêu diệt sự chết và tôn vinh Tình Yêu bất diệt mà Thiên Chúa dành cho con người.
Không có con đường rộng nào dẫn đến thiên đàng đâu, mà chỉ có con đường hẹp mới dẫn đên Nước Trời thôi. Vấn đề là chúng ta có dám đi vào con đường hẹp không, để được hạnh phúc với sự giúp sức và đảm bảo sẽ chiến thắng của chính Chúa Giesu và Giáo hội của Ngài. Con đường này chính là con đường “tình yêu” đích thật, không phải thứ tình yêu “tôn thờ cảm xúc” như một bộ phận lớn giới trẻ đang quan niệm và tìm kiếm. Một tình yêu dẫn dắt chúng ta đến tìm gặp Đấng là Nguồn Mạch của Tình yêu, để rồi tìm gặp được chính chúng ta trong mầu nhiệm tình yêu đó, với tư cách là “con Thiên Chúa” và chúng ta sung sướng gọi Thiên Chúa “Abba, Cha ơi, Bố ơi”. Một tình yêu đưa chúng ta đến gặp một Thiên Chúa Tha Thứ, một người Cha nhân hậu không bao giờ trách tội con mình, nhưng là tha thứ luôn luôn và quên hết mọi lỗi lầm của chúng ta.Một tình yêu mang chúng ta đi vào một Thiên Chúa của giao ước và trung thành cho đến cùng, Ngài đã yêu chúng ta và Ngài đã yêu chúng ta đến cùng, đó là chết thay, trả cái nợ mà đáng lẽ chúng ta phải trả: “đó là sự chết”.
Chỉ có “Tình Yêu” này mới có thể làm chúng ta thỏa mãn cơn khát vô tận của con tim chúng ta, và cũng chỉ có con đường “thập giá” này mới đưa chúng ta vào trong sự “hạnh phúc” đích thật. Ước gì trong tuần cực thánh sắp tới, chúng ta xin ơn được trở về với Thiên Chúa, trở về với chính chúng ta, để xin Người tha thứ và ơn can đảm đứng lên, bước theo Chúa vào trong con đường thập giá mỗi ngày, với sự đồng hành và giúp sức của chính Chúa Giêsu: “Đừng sợ, vì Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Xin cho mỗi người chúng ta dám can đảm chết đi con người cũ, chết đi cho Chúa và cho anh em, để chúng ta có khả năng trổ sinh bông hạt dồi dào.
26.Chúa Nhật 5 Mùa Chay
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
BÂY GIỜ TÂM HỒN TA XAO XUYẾN
Đức Giêsu là một người hoàn toàn như tất cả mọi người. Trong cuộc sống trần thế, Ngài cũng sợ hãi, bồi hồi xao xuyến, khóc lóc cầu xin Thiên Chúa giải phóng Ngài khỏi chết. Tuy nhiên, Đức Giêsu là Con Thiên Chúa; nơi Ngài, con người nhận ra Thiên Chúa là Đấng yêu thương con người vô cùng.
I. Tâm hồn Ta bồi hồi xao xuyến
Đức Giêsu biết những gì đang chờ đợi Ngài. Cái chết đang đến gần khi Ngài quyết định lên Yêrusalem dự lễ Vượt Qua. Là người Do Thái, theo luật phải lên Yêrusalem dự lễ Vượt Qua; nhưng nếu lên, chắc sẽ chết vì những người lãnh đạo tôn giáo đang ghét, nên sẽ giết Ngài. Đức Giêsu phải chọn lựa. Các tông đồ cũng ý thức điều này. Theo các ông thì không nên lên Yêrusalem dịp này: “Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?” (Ga. 11,8). Nhưng nếu Thầy quyết định đi, thì các tông đồ cư xử làm sao? Thomas khuyến khích các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” (Ga. 11,16). Có những người trong chúng ta có kinh nghiệm chọn lựa trong những tình huống tương tự, và đã chọn điều phải chọn cho dù nguy hiểm đến cả tính mạng.
Một vài người Hylạp gốc Do Thái về dự lễ muốn gặp Đức Giêsu. Họ cậy nhờ Philíp để được gặp Đức Giêsu. Philíp đã nói với Anrê; và cả hai đã đến nói với Đức Giêsu. Trong hoàn cảnh bình thường, có lẽ cứ dẫn họ đến gặp Đức Giêsu, tuy nhiên trong hoàn cảnh này, hai môn đệ ý thức cần phải hỏi ý kiến Đức Giêsu, vì có thể có những hậu quả xấu không lường được. “Giờ đã đến”. Giờ mà làm Đức Giêsu lo sợ, bối rối xao xuyến. Đồng ý cho họ gặp, là dường như “chọn chấp nhận cái chết”. Có nên xuất hiện như Đấng người ta chờ đợi không? Có nên cho họ gặp không? Đức Giêsu đã chấp nhận cái chết. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga. 12, 24). Ngài chọn điều sinh lợi cho nhiều người, cho dù phải chết.
Ông già Aleazar không muốn giả bộ ăn thịt heo để khỏi chết, vì nếu sống mà làm gương xấu thì sống làm gì (2Mac. 6, 18-31)? Yoan Tẩy Giả phản đối Hêrôđê khi ông lấy vợ của anh; dĩ nhiên khi phản đối những người có quyền hành như vậy, ông biết điều gì có thể xảy tới cho mình; tuy vậy, ông đã phản đối Hêrôđê. Yoan Tẩy Giả đã chọn nói điều phải nói, cho dù phải chết. Hôm nay Đức Giêsu cũng đã chọn lựa điều tương tự. Đứng trước chọn lựa này, Đức Giêsu bồi hồi xao xuyến như bao người khác.
II. Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc
Đức Giêsu là người như mọi người. Ngài đã làm nghề để kiếm sống, nuôi mình và nuôi mẹ. Ngài cũng bị cái đói hành hạ như bất cứ ai bị đói (Mt. 21, 18). Ngài bị đói khủng khiếp đến độ muốn biến đá thành bánh. Chỉ khi bị đói cùng cực, người ta mới bị cám dỗ mơ tưởng như vậy. Đức Giêsu cũng bị cám dỗ “nổi tiếng”, vì vậy cám dỗ nhẩy từ trên đỉnh đền thờ đã đến trong đầu Đức Giêsu. Đức Giêsu cũng bị cám dỗ có quyền hành để bắt mọi sự phải theo ý mình. Chỉ satan mới có cách hành xử không tôn trọng tự do của con người; còn Thiên Chúa, Ngài luôn tôn trọng tự do của con người, ngay cả khi con người dùng tự do để chống đối Ngài.
Đức Giêsu đã phải chọn lựa liên lỉ trong cuộc sống. Ngài đã chống lại cám dỗ, trong hoang địa (Mt. 4, 1-11) và trong cuộc sống thường ngày, cả qua những người theo Ngài (Mt.16, 22-23; Ga.11, 8). Ngài cũng sợ toát mồ hôi, và sợ đến độ toát mồ hôi máu: “Ngài lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc. 22,44). Thư gởi tín hữu Do Thái nói Đức Giêsu không chỉ sợ toát mồ hôi máu, mà còn khóc lóc rơi lệ cầu xin Thiên Chúa cứu Ngài khỏi chết: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết” (Dt. 5,7).
Đức Giêsu thật sự là người như mỗi người chúng ta. Không có cám dỗ nào con người bị mà Ngài không bị. Không có ai bị cám dỗ mãnh liệt như Ngài. Ngài cũng học vâng phục, và chấp nhận vâng phục ngay cả phải chết. Ngài bị cám dỗ cả về đức tin: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc. 15,34). Khi bị cám dỗ về đức tin, Ngài đã phó thác cho Thiên Chúa tương lai và vận mạng của Ngài. Đức Giêsu gần và giống mỗi người hơn người ta tưởng.
III. Ta viết luật của Ta trong tim chúng
Thiên Chúa đã ký giao ước với con người, để bảo vệ con người. Qua dấu chỉ cầu vồng, Thiên Chúa giao ước với Noe và tất cả tạo vật, để không bao giờ dùng lụt hồng thủy tiêu diệt con người nữa; qua thập giới tại núi Sinai, Thiên Chúa giao ước với dân Do Thái, để làm dân Do Thái thành dân tư tế, thành dân riêng của Thiên Chúa. Thiên Chúa loan báo qua tiên tri Giêrêmia, Ngài sẽ ký kết với dân một giao ước mới, và Ngài sẽ khắc ghi luật Ngài trong tim con người, để không ai phải dạy ai về Thiên Chúa nữa. Đức Giêsu chính là giao ước mới: “Rồi cùng một thể thức ấy, Ngài cầm lấy chén đầy rượu, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén máu Thầy, máu giao ước mới, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”.
Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa giao ước ở với và yêu thương con người mãi mãi. Đức Giêsu vừa là dấu chỉ giao ước, vừa là diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, vừa là bảo đảm Thánh Thần hiện diện nơi con người. “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao” (1Cor.3, 16)? Thánh Thần Tình Yêu đang ngự trong tâm hồn, trong tim mỗi người.
Nhờ Đức Giêsu và Thánh Thần, con người nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Con người được gọi để sống yêu thương. Chính khi yêu thương, con người trở nên giống Thiên Chúa, và được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa, cho dù người đó ở bất cứ đâu. Chính khi yêu thương, con người gặp gỡ Thiên Chúa, và cảm nghiệm hạnh phúc. Đây là điều có vẻ mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật, và được biểu lộ qua cái chết của các anh hùng tử đạo và cái chết của Đức Giêsu.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. Theo bạn, Đức Giêsu giống bạn ở điểm nào, và khác bạn ở điểm nào?
2. Bạn có cảm nghiệm Thiên Chúa ở với bạn không? Nếu được xin chia sẻ.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam