Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1361050
HÃY AN TÂM
Thưa anh chị em,
Câu chuyện con thuyền của các tông đồ bập bềnh trên biển cả với gió bão trong đêm tối có lẽ không lạ gì với những người đi làm nghề biển. Đứng trước sự bao la của biển cả và sức mạnh của thiên nhiên, con người cảm thấy mình thật nhỏ bé và mong manh. Sự mong manh đó lại càng trở nên mong manh hơn, khi gặp những cơn cuồng phong nổi lên.
Các tông đồ hôm nay lo sợ không những vì cuồng phong nổi lên, mà còn lo sợ hơn nữa khi thấy một bóng người đi trên biển đang tiến về phía con thuyền của mình. Theo phản xạ tự nhiên các tông đồ nghĩ ngay đó là ma. Bởi vì làm sao một người bình thường có thể đi trên mặt nước được. Cho nên các ông hoảng sợ la lên ma kìa! Lập tức, Đức Giêsu lên tiếng trấn an “Hãy an tâm, Thầy đây, đừng sợ”.
Biến cố con thuyền của các tông đồ đang bị sóng đánh chập chờn trên biển là một minh họa con thuyền của Giáo Hội đã gặp biết bao sóng gió cả bên trong lẫn bên ngoài từ hơn 2.000 năm qua.
Từ bên ngoài, đó là các cuộc bách hại liên tục và đẫm máu, còn bên trong là các cuộc ly khai đầy đau buồn của anh em Chính Thống giáo và cuộc ly khai của anh em Tin lành. Ngay cả hiện nay, con thuyền Giáo Hội cũng đang phải đương đầu với biết bao sóng gió và đêm tối của thế lực tội lỗi, nhưng có Chúa ở cùng Hội thánh.
Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của chúng ta có thể sánh ví như một cuộc đi biển. Ngày bắt đầu ra khơi là ngày chào đời. Ngày tới đích là khi giã từ cuộc đời trần thế. Trần gian là đại dương dậy sóng. Con thuyền là bản thân mình.
Như Phêrô năm xưa, chúng ta cũng đang bước đi trong cuộc đời đầy sóng gió, rồi những bóng ma cuộc đời là những lầm lỡ, yếu đuối, những thất bại, những thánh giá do Chúa an bài gởi đến…. làm chúng ta hoảng sợ, tự sức mình không thể chèo chống nổi, dường như muốn nhận chìm chúng ta, nhưng nếu chúng ta có chìm, thì hãy kêu xin cùng Chúa như thánh Phêrô năm xưa: “Lạy Thầy! Xin cứu con”, lúc bấy giờ Chúa sẽ ra tay nâng đỡ.
Chúng ta hãy vững tin “dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, vì có Chúa ở cùng tôi; bởi lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong đời sống” (Tv 22). Khi Chúa trao sứ mạng cho ai, thì Ngài hứa sẽ ở cùng. Chẳng hạn như: Chúa hứa ở cùng Giacóp, ở cùng Môisen, ở cùng Đavít, ở cùng Mẹ Maria, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Thế thì, lúc này cuộc sống của chúng ta đang phẳng lặng hay gặp sóng gió, điều đó không quan trọng, điều quan trọng là chúng ta có tin Chúa ở cùng chúng ta không?.
Về phía Chúa thì chắc chắn lúc nào Ngài cũng ở cùng chúng ta. Còn về phía chúng ta, chúng ta có tin nhận Chúa đang đồng hành ở với chúng ta hay không?.
Mỗi khi cử hành thánh lễ, có đến 5 lần linh mục chủ tế thưa với cộng đoàn Chúa ở cùng anh chị em, bình an của Chúa ở cùng anh chị em, đó là một lời nhắc nhở Chúa luôn ở cùng ở với chúng ta.
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta cảm thấy dường như Chúa bỏ mặt cho bão táp xô đẩy. Thật ra Ngài vẫn có đó, Ngài sẵn sàng đưa đôi tay nâng dìu, để chúng ta có thể lướt qua sóng gió của cuộc đời, điều quan trọng là chúng ta có bám lấy Chúa hay không mà thôi.
Lời Chúa hôm nay, một lần nữa mời gọi chúng ta: giữa những phong ba thử thách của cuộc đời, chúng ta hãy luôn tin tưởng vào sự hiện diện đầy quyền năng và tình thương của Chúa. Đặc biệt, khi chúng ta rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào con thuyền cuộc đời của mình, chúng ta sẽ được bình an, như lời Tin mừng thuật lại: “Khi cả hai lên thuyền thì sóng gió liền yên lặng”. Vì thế, hãy tin có Chúa hiện diện tâm hồn và xin Ngài ở lại đồng hành với chúng ta.
Giờ đây, trong niềm tin yêu vào Đức Kitô, Đấng là nguồn bình an, xin mời anh chị em đứng lên tuyên xưng đức tin của mình. Amen.
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN- A
TẠI SAO PHÊRÔ BỊ CHÌM- Lm. Giuse Phạm Ngọc Ngôn
Sau khi cho hơn năm ngàn người ăn uống no nê từ 5 chiếc bánh và 2 con cá, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ lên thuyền sang bên kia biển Galilê, còn Người giải tán dân chúng và lên núi cầu nguyện. Đêm đó, biển Galilê dậy sóng, phong ba bão táp tràn đến như muốn nhấn chìm con thuyền các môn đệ xuống đáy sâu. Chính lúc ấy, Chúa Giêsu xuất hiện cứu nguy cho con thuyền đang chòng chành giữa bão táp cuồng phong. Cũng chính lúc đó, qua lời khiển trách của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đức tin của tông đồ Phêrô cũng như các môn đệ còn non nớt như thế nào.
Theo Kinh thánh, biển khơi tượng trưng cho quyền lực của sự dữ, là cạm bẫy thường xuyên đe doạ tính mạng của con người. Con thuyền các môn đệ ra khơi và dĩ nhiên, không thể tránh khỏi cạm bẫy này. Những ai có dịp đi biển và trải qua cơn giông bão giữa sóng nước mênh mông mới cảm nghiệm hết nỗi sợ hãi mà hôm nay các môn đệ gặp phải. Thế nhưng, với kinh nghiệm từng trải của nghề biển, các môn đệ tuy sợ hãi nhưng không đến nổi quá hãi hùng nếu không có sự xuất hiện của một bóng người bước trên sóng biển đang tiến về phía các ông. Nổi ám ảnh về cuồng phong, về sóng đánh và ngược gió không làm các ông hốt hoảng cho bằng sự xuất hiện của chủ nhân biển cả- quyền lực của sự dữ, mà các ông cho là “ma” đang tiến đến gần chiếc thuyền. Các ông cho rằng nếu chỉ là sóng đánh và ngược gió, các ông có thể chống chọi bằng kinh nghiệm của mình, nhưng nếu có sự nhúng tay của ác thần, của bóng ma sự dữ, thì điều này thật tệ hại, các ông chắc chắn sẽ bị chôn vùi trong biển khơi.
Chính lúc các ông hoảng loạn, không còn biết phải làm gì hơn là việc gào thét để mong sao “bóng ma” kia rẽ lối khác mà đi, đừng đến quấy phá các ông, thì một giọng nói thân quen vang lên: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Giọng nó ấy rõ ràng là của Thầy- người mà các ông biết là sau khi giải tán dân chúng, đang cầu nguyện trên núi. Thế nhưng, sao Thầy lại xuất hiện ở nơi đây, trong lúc biển gầm sóng thét thế này? Giọng nói thân quen ấy chứng tỏ Chúa Giêsu không hề rời bỏ các môn đệ của mình, dù các ông đang làm gì và ở đâu. Giọng nói ấy cũng minh thị rằng Chúa Giêsu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, nhất là trong những hoàn cảnh hiểm nguy của cuộc đời.
Hình ảnh chiếc thuyền các môn đệ vượt đại dương, đương đầu với sóng gió được sánh ví như con thuyền Giáo hội trôi theo giữa dòng đời trần thế. Phêrô được xem như viên thuyền trưởng hướng dẫn con thuyền vượt sóng đến bến bờ bình an. Trên hành trình ấy, những tảng đá ngầm, những cơn sóng thần, những trận cuồng phong và ngay cả hải tặc,… tất cả đều có thể làm cho con thuyền mỏng manh này bị nhấn chìm xuống đáy biển sâu nếu viên thuyền trưởng lơ là nhiệm vu. Chính vì thế, vai trò của Phêrô rất quan trọng trong việc lèo lái con thuyền vượt sóng đại dương. Chúng ta thấy một khi Phêrô biết bám vào Chúa, biết tin tưởng và cậy trông vào Chúa, ông có thể làm được tất cả những phép lạ cũng như chiến thắng sự dữ như Chúa đã làm. Thế nhưng tại sao Phêrô lại bị chìm giữa biển khơi? Điều dễ nhận ra là một khi ông rời xa Chúa, tâm trí ông xao lãng việc kết hiệp với Chúa, ông sẽ không thể làm được chuyện gì. Việc ông bị chìm vào biển khơi khi đang bước đi ngon lành là một minh chứng điển hình cho việc ông rời xa Chúa. Như thế đã rõ, Phêrô chìm vào biển khơi là bởi vì ông dựa vào sức mình mà không dựa vào Chúa; Phêrô chìm vào biển khơi là bởi vì ông kém lòng tin; Phêrô chìm vào biển khơi là bởi vì ông vẫn còn hoài nghi ngay cả việc mình đang thực hiện bởi ý Chúa.
Hình ảnh Phêrô chìm vào dòng biển cũng là hình ảnh tiêu biểu cho mỗi Kytô hữu trong mọi thời đại. Trên hành trình đức tin, nhiều khi chúng ta bị vấp ngã do quá tự tin, quá dựa vào sức mình mà không cậy trông vào ơn thánh Chúa. Bài học của Phêrô vẫn còn đó. Vững tin vào Chúa, bám chắc vào ơn Chúa, ông đã bước trên biển cả như đi trên đại lộ thênh thang. Thế rồi chỉ một phút tự hào, khoái chí vì nghĩ rằng mình đang làm được điều kỳ diệu mà không dễ ai làm được, ông đã bị nhấn chìm vào biển khơi. Đôi khi chúng ta cũng như Phêrô, luôn tự đắc vì mình hơn người, mình làm được nhiều công trạng mà quên mất điều quan trọng này là tất cả đều đến từ Thiên Chúa, ngoài Chúa ra, con người không thể làm được điều gì đáng để tự hào.
Xin cho Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta nhận ra thân phận mỏng giòn yếu đuối của mình để không ngừng cậy trông vào ơn Chúa, xin ơn Chúa giúp và củng cố niềm tin hầu có thể can đảm vượt qua mọi trở ngại, mọi cám dỗ trong đời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam