Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 54
Tổng truy cập: 1362889
Hãy Để Ngọn Roi Của Đức Kitô Chạm Đến
Hãy để “ngọn roi” của Đức Kitô chạm đến
DẪN NHẬP ĐẦU THÁNH LỄ
Kính thưa cộng đoàn,
Thời gian của Mùa Chay quả thật là “thời thuận tiện” để cộng đoàn Dân Chúa trở về với “Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời” (BĐ 1), và biết không ngừng “thanh tẩy” cuộc đời, dọn dẹp tâm hồn trở nên một “cung thánh, một đền thờ” thích hợp và xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị, một “con đường bằng phẵng để đến với tha nhân, xa lìa những cách sống sai lệch, xấu xa đã từng biến trái tim, tâm hồn trở nên “hang trộm cướp (TM). Và một khi đã có được một cuộc đời là “cung thánh”, một trái tim xứng đáng là “đền thờ”, thì những giá trị của Tin Mừng Đức Kitô sẽ trở thành thuyết phục, Thập giá điên rồ sẽ biến thành “khôn ngoan”, và con đường cứu độ của Kitô giáo sẽ là giải đáp và lựa chọn duy nhất của con người. (BĐ 2).
Giờ đây chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
GIẢNG LỜI CHÚA
Tục hóa : nôm na có thể hiểu : đó là hiện tượng đem những giá trị thần linh, thiêng thánh xuống khỏi bệ thờ, là hạ giá những đối tượng cao khiết thánh thiêng xuống hàng “phàm phu tục tử”. Hiện tượng tục hóa như thế ngày càng phổ thông và rộng khắp trong xã hội nhân loại hôm nay. Tục hóa đôi khi còn là một cái “mốt” thời trang của những kẻ tự nhận mình là trí thức, là nhân bản hay trưởng thành trong nhận thức và niềm tin. Và dĩ nhiên, phong trào tục hóa nầy thường xảy ra trong môi trường tư tưởng-văn hóa, một môi trường mà các nhân tố tinh thần, linh thánh luôn được qui chiếu như tiêu chí của tín ngưỡng, như chuẩn mực đạo đức, như đối tượng của niềm tin.
Nếu những cuốn tiểu thuyết như “cơn cám dỗ cuối cùng” (Nikos Kazansakis), hay mới đây nhất, tác phẩm “Mật mã Da Vinci” (Dan Brown), đã phàm tục hóa Đức Giêsu-Kitô, Vị Thiên Chúa làm người, thì cả thế giới Hồi Giáo lại đã có thời tức giận điên cuồng vì tác phẩm “Những vần thơ của quỷ” dám báng bổ Đại tiên tri Mahomet, nhất là trong những ngày nầy đang dậy lên những cuộc biểu tình rầm rộ phản đối trong toàn thể các nước Hồi Giáo khi những tờ báo Âu Châu đăng hình biếm họa nhà tiên tri Mahômét…
Thì ra, từ lâu trong lịch sử của Dân Chúa đã từng xảy ra hiện tượng “tục hóa” nầy.
Từ mấy ngàn năm trước, bất kể những mạc khải thánh thiêng của Đâng Tối Cao cho Môsê từ “bui gai bốc cháy” : “Ta là Đâng hằng hữu”, bất kể những điềm thiêng dấu lạ xảy ra trên đất Ai Cập, những biến cố kinh thiêng động địa trên Biến Đỏ và trong hoang mạc như dấu chỉ thánh thiêng oai hùng của một Đấng Giavê toàn năng, toàn thánh, thì đám đông dân Ít-ra-en vẫn cứ muốn tạo ra vị “Thượng đế theo kiểu của mình” với hình “một con bò vàng” để thể hiện một thứ tôn giáo phàm tục thỏa mãn những dục vọng điên cuồng của họ.
“Toàn dân gỡ các khuyên vàng đeo tai và đem đến cho ông A-ha-ron. Ông lấy vàng từ tay họ trao cho, đem đúc và dùng dao mà gọt đẽo thành một con bê. Bấy giờ họ nói : “Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ Ai-Cập”. Thấy vậy, ông A-ha-ron dựng một bàn thờ trước tượng con bê, rồi hô to : “Mai có lễ kính Đức Chúa”. Ngày hôm sau, họ dậy sớm, dâng tiến những của lễ toàn thiêu và những lễ vật kỳ an. Dân ngồi xuống ăn uống, rồi đứng lên bày trò vui chơi”. (Xh 32,3-6)
Nếu hiện tượng tục hóa “bò vàng” đã xảy ra trong những ngày lang thang nơi hoang mạc có thể hiểu đó là kết quả tất yếu của hoàn cảnh nhọc nhằn, luôn đối diện với những nguy cơ đói khát, bị tiêu diệt…Thì sau khi đã an định cõi bờ, đã trờ thành một quốc gia với đầy đủ cung điện, đền thờ và một tổ chức tôn giáo bài bản, thì hiện tượng tục hóa lại mang một “dáng đứng khác” : tôn giáo trở thành dịch vụ kinh tế, cơ hội kiếm ăn, mà đền thờ chính là trung tâm thu hút :
“Người thấy trong đền thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu :”Đem tất cả những thứ nầy ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. (Ga 2,14-15)
Và Thiên Chúa đã phải dày công dạy dỗ, huấn luyện, uốn nắn, thanh tẩy để “Dân ưu tuyển của Ngài” từ bỏ con đường tục hóa, từ bỏ những “mê tín dị đoan” để họ có được một “trái tim mới”, “một tấm lòng mới”, khắc ghi những “lề luật thánh thiêng” và kiên vững thực thi những giáo huấn thánh thiện. Việc Đức Kitô thanh tây Đền Thờ Giêrusalem hôm nay là một tiếp nối đậm nét trong cái tiến trình “huấn luyện và thanh tẩy niềm tin” của Thiên Chúa dành cho Dân Người.
Đây cũng chính là câu chuyện của Mùa Chay hôm nay, khi tất cả chúng ta, những người Kitô hữu, đang có một “thời gian thuận tiện” để thanh luyện đức tin khỏi những cách kiểu “tục hóa” mà không ít thì nhiều vẫn thường “có mặt” trong nhịp sống đức tin hằng ngày.
- Đó là biết quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội để gội sạch tâm hồn khỏi những rác rưới tội lỗi đã làm biến dạng tâm hồn là chính “cung điện của Thiên Chúa”.
- Đó là biết can đảm xóa bỏ đi những cách ngăn, đố kỵ, giận hờn, ghen ghét với tha nhân để biến cuộc tập họp của Hy tế Tạ Ơn thành Tiệc huynh đệ, biến Nhà Thờ thành địa chỉ của yêu thương, chứ không phải là cuộc “tập họp bất đắc dĩ của những con người xa lạ và Nhà thờ lại trở thành một “pháo đài” kiên cố của bất nhân và kiêu ngạo.
- Đó là biến giáo lý của Chúa, lề luật của Giáo Hội luôn trở thành một Tin Mừng của niềm vui và sự sống, chứ không còn là một thứ luân lý khắc nghiệt chỉ rình chờ cơ hội để bóp chết niềm vui và hy vọng của con người.
- Đó là biết cất đi những gánh nặng của “lạm dụng quyên góp”, của kết án tùy tiện, của phức tạp cửa quyền, của rườm rà cơ cấu… để Hội Thánh luôn mãi là một “vườn hoa đầy hương sắc”, cộng đoàn luôn là một “bếp lửa yêu thương” và Đạo chính là một “đại lộ thẳng băng” mà ai ai cũng có thể sánh bước bên nhau trong thân tình và hạnh phúc.
Chúng ta đã từng nghe Đức Kitô tuyên bố : “Ta đến để chiên ta được sống và sống phong phú” (Ga 10,10). Và vì thế, không lạ gì, khi hôm nay, Ngài đã giận dữ “thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem” ngay chính vào dịp đại lễ Vượt Qua. Vì quả thật, Đền thờ đã bị “tục hóa”, Do thái giáo không còn đáp ứng cho niềm khát vọng sâu thẳm gặp gỡ Thiên Chúa và anh em, Lời của Giavê Thiên Chúa đã biến thành những chữ chết, và Thập Điều đã bị cắt xắn, bẻ cong để phục vụ cho những tham lam và ích kỷ của con người.
Tóm lại, Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay đề nghị chúng ta hãy trở về với “Thập Điều của Giao Uớc Si-Nai” mà chung qui đó chính là “mến Chúa-Yêu người” (BĐ 1). Chính sự kiện toàn thập giới đó sẽ giúp chúng ta biết cách “thanh tẩy” cuộc đời, dọn dẹp tâm hồn khỏi những thứ rác rưới ô nhơ của phàm tục, như Đức Kitô đã thanh tẩy đền thờ Giêrusalem (TM) , để chuẩn bị thường xuyên một “không gian nội tâm” thích hợp và xứng đáng cho Thiên Chúa ngự trị, một “con đường thẳng tắp để gặp gỡ tha nhân”, mà theo ngôn ngữ của Tin Mừng hôm nay, đó chính là “ngôi nhà của Thiên Chúa”, ngôi nhà của “cầu nguyện”, đối lập với những “hang trộm cướp”, địa chỉ của tham lam, dục vọng, oán thù, ghanh ghét. Và một khi đã có được một cuộc đời là “cung thánh”, một trái tim xứng đáng là “đền thờ”, thì những giá trị của Tin Mừng Đức Kitô sẽ trở thành thuyết phục, Thập giá điên rồ sẽ biến thành “khôn ngoan”, và con đường cứu độ của Kitô giáo sẽ là giải đáp và lựa chọn duy nhất của con người. (BĐ 2).
Phải chăng Mùa Chay chính là dịp để “ngọn roi của Đức Kitô” chạm đến cõi lòng, cuộc sống và việc thực hành niềm tin của mỗi người chúng ta, để chúng ta có được “một trái tim mới”, “một cõi lòng mới”, theo đúng kích thước của Tin Mừng.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam