Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 68
Tổng truy cập: 1356644
HÃY LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY
HÃY LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY
(Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.)
Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ Đức Giêsu lên trời. Việc Đức Giêsu lên trời đã chấm dứt cuộc đời trần thế và sứ mạng của Ngài trên trần gian theo ý muốn của Chúa Cha.
Tuy nhiên, sứ mạng ấy tiếp tục được chuyển trao cho các Tông đồ là những chứng nhân của tất cả những gì đã thấy và đã cảm nghiệm, để các ông ra đi làm chứng nhân cho Ngài.
Sứ mạng ấy cũng được trao phó cho mỗi người chúng ta trong vai trò là người thuộc về Đức Kitô.
1. Ý nghĩa của việc Đức Giêsu lên trời
Sự kiện Đức Giêsu về trời cho chúng ta thấy: Ngài đã hoàn toàn vâng phục Chúa Cha. Đã chu toàn sứ mạng cứu độ con người qua cái chết trên thập giá. Ngài đã sống lại để làm chứng những lời Ngài đã loan báo. Và, hôm nay, Ngài lên trời để đem lại cho chúng ta niềm hy vọng mai ngày cũng được về trời với Ngài như lời Ngài đã nói: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12,26).
Việc Đức Giêsu lên trời cũng là lúc kết thúc những cuộc gặp gỡ bằng xương bằng thịt và mở ra một cuộc gặp gỡ thiêng liêng, vượt lên trên không gian và thời gian. Sự kiện này không chấm dứt mọi hoạt động của Ngài trên trần thế. Nhưng qua đó, Đức Giêsu hiện diện cách phổ quát: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Ngài hiện diện nơi Lời của Ngài và trong Bí tích Thánh Thể, qua Giáo Hội và nơi các chứng nhân. Vì thế, Đức Giêsu trở về với Chúa Cha, nhưng Ngài lại khai mở ra cho các Tông đồ và Giáo Hội một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của việc cảm nghiệm, loan báo và làm chứng về Đấng Phục Sinh.
2. Sứ mạng của các Tông đồ sau khi Chúa Giêsu lên trời
Đức Giêsu về trời, Ngài trao ban sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội, khởi đi từ các Tông đồ. Lệnh truyền của Đức Giêsu: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15), để “muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19), phải là lời mời gọi, một lệnh truyền cấp thiết hơn bao giờ hết! Bởi lẽ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (x. Ga 17,18; 20,21).
Vì thế, khi Đức Giêsu đã lên trời, thì cũng là lúc các Tông đồ phải xuống núi, phải ra đi để đến với muôn dân như lời Ngài đã truyền. Các ông ra đi để tuyên xưng niềm tin của mình vào Đấng đã chết và đã phục sinh; Đấng là đường, là sự thật và là sự sống; Đấng đã yêu thương con người, đã chết và đã sống lại vì hạnh phúc và phần rỗi của con người. Đấng ấy đã lên trời để đem lại niềm hy vọng cho những ai tin vào Ngài cũng được lên trời như các ông đã thấy Ngài lên trời.
Chính trong giây phút này, các ông nhận lãnh sứ mạng xây dựng Giáo Hội, một Giáo Hội có Thiên Chúa là Chủ và có nhau là anh em; một Giáo Hội yêu thương, hiệp nhất; một Giáo Hội công bằng, nhân ái.
3. Sứ mạng loan báo Tin Mừng của mỗi chúng ta
Lời của Đức Giêsu khi xưa nhắn gửi các Tông đồ: “Anh em hãy là nhân chứng cho Thầy đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1,8) cũng là lời mời gọi cho mỗi người Kitô hữu hôm nay.
Ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta thuộc về và nhận lãnh sứ mạng ngôn sứ từ nơi Đức Giêsu. Công cuộc ấy chẳng mấy tốt đẹp theo kiểu con người suy nghĩ. Vì thế, Đức Giêsu đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (Lc 21,17). Và "hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: “Tôi tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em" (Ga 15,29). Nhưng hãy học nơi các Tông đồ: càng bị sỉ nhục, bắt bớ và tù đày, các ông lại càng “hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Bởi xác tín rằng "... trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16, 33; x. Rm 8,35-37).
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm chèo thuyền ra chỗ “nước sâu” để thả lưới...; cũng như tiến ra những vùng “ngoại biên” để đem Ánh Sáng Lời Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa.
“Nước sâu” ở đây chính là những nơi tội lỗi, gian tham, lọc lừa. Nó cũng là thái độ của những con người thù ghét, cấm cách, bắt bớ những người tin vào Đức Giêsu hay là một thái độ thờ ơ, lãnh đạm với niềm tin Kitô Giáo.
Còn “ngoại biên” chính là những người vô gia cư; trẻ em mồ côi, những cụ già không nơi nương tựa... những người đói khát bần cùng, những người không có tiếng nói...
Những nơi ấy, rất cần các Kitô hữu can đảm, trung thành, bất chấp khó khăn, thử thách, để sẵn sàng làm chứng cho sự thật, công bằng. Mặt khác, nơi tâm hồn người tông đồ phải luôn mang trong mình trái tim của chính Thiên Chúa, để lòng thương xót của Ngài được lan tỏa đến những con người kém may mắn đang sống ở bên lề xã hội.
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay Chúa về trời, Chúa đã trao phó cho các Tông đồ và Giáo Hội phải loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Xin Chúa cho mỗi chúng con ý thức được điều đó và sẵn sàng ra đi làm chứng cho Tin Mừng của Chúa trong lòng xã hội hôm nay, dầu có phải chịu đau khổ, thử thách. Amen.
16.Chúa lên Trời - Ta và đời
(Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.)
Khi sai Con của mình xuống trần gian, Thiên Chúa Cha đã có một kế hoạch đầy yêu thương dành cho nhân loại. Mục đích của kế hoạch ấy chính là quy tụ muôn người về một mối trong Nước Trời. Vì thế, khi Đức Giêsu đến, Ngài đã loan báo về Nước Trời và triều đại của Thiên Chúa; chiêu mộ và huấn luyện các môn đệ; thiết lập Giáo Hội… ; và cuối cùng, Ngài đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá để hoàn tất kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Cha. Khi đã kết thúc cuộc sống tại thế, Ngài được Thiên Chúa Cha ân thưởng vinh quang trên Nước Trời.
Nhưng, trước khi về trời, Đức Giêsu đã chuyển trao cùng một sứ vụ ấy cho các môn đệ, để các ông tiếp tục loan báo về Nước Thiên Chúa cho mọi người.
1. Chuyển giao sứ vụ cho các môn đệ
Giờ đã điểm, Đức Giêsu đã hẹn: “Mười một môn đệ đi tới Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã hẹn với các ông” (Mt 28,16).
Khi các môn đệ thấy Đức Giêsu, chẳng ai bảo ai: “Các ông phục lạy Ngài” (Mt 28,17).
Khi phục lạy như thế, các môn đệ muốn bày tỏ sự hiểu biết của mình về Đức Giêsu. Vì khi phục lạy ai thì nơi người ấy phải tôn nhận uy quyền với người mình phục lạy.
Hành vi này chúng ta cũng đã thấy nơi ba nhà Đạo Sĩ khi gặp được hài Nhi Giêsu, các ông đã phục lạy và tôn nhận vương quyền của Ngài (x. Mt 2,11). Hay như những người bị bệnh mà được Đức Giêsu chữa lành, trong số đó phải kể đến người phong hủi được lành sạch (x. Mt 8,2). Hôm nay, đứng trước sự huy hoàng của vinh quang phục sinh nơi Đức Giêsu, và hơn thế nữa, các ông nhận thấy mọi quyền năng, vinh quang và danh dự được trao ban cho Đấng Phục Sinh, vì vậy, các ông đã phục lạy Ngài.
Tiếp theo, Đức Giêsu đã tiến lại gần họ và phán: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân” (Mt 28,18). Qua lệnh truyền này, Đức Giêsu chính thức chuyển trao sứ vụ của Ngài cho các môn đệ là những người sẽ tiếp bước trong tương lai.
Vì thế, sau khi nhận lãnh, các ông có trách nhiệm loan báo Tin Mừng đến tận cùng trái đất, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Như một lời trấn an trước nghĩa vụ quan trọng mà các ông vừa nhận được, ĐỨc Giêsu đã nói:”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20).
Tuy nhiên, dù về trời, nhưng Đức Giêsu vẫn hiện diện cách vô hình, và sứ vụ của các môn đệ luôn luôn có sự đồng hành của Đức Giêsu. Vì thế, Ngài đã nói: “Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Điều này đã xác tín mạnh mẽ về sự hiện diện của Đức Giêsu với sứ vụ của các môn đệ. Đây là niềm vui mừng và động lực mạnh mẽ để các ông ra đi thi hành sứ vụ.
Sau những giây phút chứng kiến cảnh huy hoàng cũng như lãnh nhận sứ vụ, các ông hân hoan trở về để cùng nhau xây dựng và phát triển Giáo Hội. Nhất là loan báo triều đại Thiên Chúa đã đến gần, kêu gọi mọi người sám hối và lãnh nhận phép rửa để được cứu độ.
2. Chúa lên trời – ta vào đời
Cùng một sứ vụ mà Đức Giêsu đã trao phó cho các môn đệ, hôm nay, Ngài cũng trao phó cho mỗi người chúng ta.
Lời thiên thần nhắc các môn đệ: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?” (Cv 1,11) cũng là lời nhắc nhở mỗi người chúng ta.
Chúa lên trời là niềm hy vọng cho chúng ta, vì Ngài đi để dọn chỗ cho chúng ta: “Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu, các con sẽ ở đó với Thầy”. Thánh Phaolô cũng đã xác tín khi nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
Tuy nhiên, chúng ta không chỉ giữ niềm hy vọng ấy cho riêng mình. Chúng ta cũng không chỉ dừng lại ở việc tin vào lời Đức Giêsu đã truyền dạy, nhưng chúng ta cũng phải loan báo cho nhân loại về niềm hy vọng và niềm tin mà chúng ta đã nhận được. Để qua đó: chúng ta hãy đi “và làm cho muôn dân thành môn đệ” (Cv 1,11).
Nhưng, điều quan trọng, đó là chúng ta loan báo Tin Mừng bằng cách nào?
Lời Đức Giêsu hôm nay đã vạch ra cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta kế hoạch truyền giáo để cho có hiệu quả như:
Trước tiên là: “Hãy đi giảng dạy muôn dân”. Lời rao giảng rất cần thiết, vì như thánh Phaolô đã nói: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14). Tuy nhiên, nếu chỉ rao giảng không thôi thì chưa đủ, mà lời rao giảng quan trọng và hùng hồn nhất là bằng đời sống của người loan báo. Chính lời nói và hành động ăn khớp với nhau làm nên sự thống nhất nơi người môn đệ, và như thế, lời loan báo mới khả tín, đáng tin và đem lại niềm hy vọng cho người nghe.
Thứ đến là: “Làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Qua lệnh truyền này, Đức Giêsu cho thấy: Ba Ngôi chính là nội dung và cùng đích của lời rao giảng. Mọi hành vi khi thi hành sứ vụ loan báo Lời Chúa phải quy hướng về Ba Ngôi như là nguồn cội. Tách ra khỏi điểm tựa này, chúng ta sẽ bị rơi vào trạng thái vô định mất phương hướng.
Tiếp theo là: “Giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”. Người môn đệ chỉ là người được sai đi để quy tụ muôn dân về với Đấng đã sai mình. Vì thế, không phải nhân danh cá nhân của mình để phô trương tài cán công lao của bản thân, mà ngược lại, phải trung thành loan báo chính lời của Thầy Giêsu. Chỉ khi nào chúng ta loan báo Lời Chúa cách trung thực, thì bản thân người loan báo mới cảm nhận được hạnh phúc và người nghe mới thấy được niềm hy vọng.
Mặt khác: nội dung của lời rao giảng chính là: “Loan báo về một Vị Thiên Chúa nhân từ, giàu long thương xót với hết mọi người. Ngài đến để yêu họ và yêu đến cùng, nên đã chết thay cho nhân loại để nhân loại được sống và sống dồi dào”. Vì thế, trước, trong và sau khi loan báo, chúng ta hãy: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh chị em chúng ta như chính mình”. Làm được điều đó, lời rao giảng của chúng ta mới thành công, nếu không, mọi lời rao giảng chỉ như chiếc phèng la điếc tai thiên hạ mà không có kết quả.
Cuối cùng, trong mọi biến cố của cuộc đời, nhất là mọi thăng trầm của công cuộc loan báo Tin Mừng, chúng ta an vui và vững bước vì có Đức Giêsu luôn ở cùng để bảo vệ, nâng đỡ như lời Ngài đã phán: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Hôm nay cũng là ngày Giáo Hội chọn làm ngày quốc tế truyền thông. Khi chọn như vậy, Giáo Hội đề cao vai trò của truyền thông trong việc chuyển tải sứ điệp Tin Mừng. Vì thế, chúng ta hãy biết tận dụng và chắt lọc khi sử dụng những phương tiện truyền thong như: ti vi, báo đài, điện thoại, Internet và các mạng xã hội toàn cầu để loan báo Lời Hằng Sống cho nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa về trời là niềm hy vọng cho chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con luôn hướng lòng lên trời, để ái mộ những sự trên trời. Ngõ hầu mai ngày chúng con cũng sẽ được hưởng trọn vẹn niềm vui Nước Trời. Amen.
17.Ái mộ trời cao
(Suy niệm của Lm. Vũ Xuân Hạnh)
So với trái đất, trời ở xa, xa thẳm, xa như huyền thoại. Trần gian lại quá gần, quá mật thiết với ta. Ta sống với nó, đắm chìm cùng nó, hít thở trong nó tự nhiên như chính sự sống của ta vậy. Vì thế, trần gian đã níu chân ta không ít, khiến ta xa rời trời cao, xa rời biết bao nhiêu chân lý, kể cả những chân lý đó thuộc về cứu cánh muôn đời của ta, hoặc chí ít là tạo nên giá trị tinh thần, giá trị sự sống, giá trị cuộc đời…
Hôm nay mừng lễ Chúa về trời, ý thức đôi chân mình đạp đất, nhưng tâm hồn mình thuộc về trời cao, người Kitô hữu lặp lại lời cầu nguyện như họ đã không ngớt cầu nguyện: “Ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời” (là một trong những lời cầu nguyện khi chiêm ngắm mầu nhiệm Mân Côi, mùa Mừng).
Ái mộ những sự trên trời, Người Kitô hữu có được một cuộc sống an bình và quân bình trong nội tâm, dễ đồng cảm với hoàn cảnh của thế giới. Ái mộ trời cao, họ có khả năng dung hòa giữa trời cao và đất thấp; giữa thế giới nhân trần và thế giới tâm linh; giữa những đảo điên của cuộc đời với niềm hy vọng vĩnh cửu; giữa tình yêu bản thân với tình yêu dành cho thế giới xung quanh…
Hội chứng “The Da Vinci Code” đang làm ngả nghiêng kẻ dốt chân lý. Vì thế, trong ngày mừng lễ Chúa về trời, hưởng niềm vinh phúc vì là người thủ đắc chân lý trời cao, ta thử một lần nhận diện kẻ đói chân lý mà hội chứng “The Da Vinci Code” là một trong nhiều bằng chứng, để thêm một lần ta củng cố đức tin của mình bằng lòng “ái mộ những sự trên trời”.
I. HỘI CHỨNG “THE DA VINCI CODE”.
Mấy năm qua, cuốn tiểu thuyết “The Da Vinci Code” (xuất bản tháng 5.2003) đã làm nhiều người chao đảo đức tin, thậm chí đánh mất đức tin. Thời gian gần đây, lại có một bộ phim cùng nội dung, cùng tựa đề ra đời, lại càng làm nỗi lo ngại của mọi lương tâm thêm lớn dần lên.
Nhưng hội chứng này nảy sinh từ sản phẩm của những kẻ bán đứng lương tâm để dàn dựng bởi sự giả trá như thế, có đáng lo ngại? Có là một nguy cơ của đức tin?
Thực ra, nó chỉ là một hiện tượng trong vô số những hiện tượng nổi loạn, tìm khẳng định mình của nhân loại đang khát khao chân lý. Ngay cả hiện tượng đi ngoài chân lý mà “The Da Vinci Code” là một, cuối cùng lại để lộ chân tướng hết sức nhục nhã, cả đến nhơ nhớp: đói chân lý. Đói chân lý, đưa người ta đến chỗ tìm chân lý. Nhưng chân lý thật không phải là một sản phẩm của trí tuệ. Vì thế, kẻ đi tìm chân lý, chỉ tìm kiếm bằng nỗ lực của lý trí loài người, sẽ thất bại. “The Da Vinci Code” cho thấy sự thất bại và dốt nát của một lý trí chỉ biết có lý trí. Nó cũng là sự dốt nát đại diện cho cả một hệ thống lý trí không có chân lý của thế giới, đang xuất hiện đây đó trong nhiều tầng lớp nhân loại, cả những người nhân danh mình trí thức.
Bởi đói chân lý, nó là sản phẩm của sự mất quân bình nội tâm. Nếu con người mà mất quân bình nội tâm, chắc chắn con người sẽ lồng lộn, sẽ vùng vẫy để tìm lối thoát như con thú dữ sa lưới. “The Da Vinci Code” tố cáo chính chủ nhân của nó về phương diện này. Bởi mất quân bình nội tâm, kẻ làm ra “The Da Vinci Code”, cũng như kẻ thưởng thức nó, chẳng bao giờ hưởng bình an, càng không bao giờ gieo bình an. Cuộc đời vốn đã quá nhiều điên đảo, quá nhiều lừa bịp, quá nhiều luồng tư tưởng lẫn lộn khó có thể phân biệt vàng thau, vì thế, thêm một “The da Vinci Code” là thêm một kẻ thù tấn công sự bình an của loài người, càng gây thêm mất mát, gây thêm hoang mang… Bởi vậy, loài người cần sự tỉnh táo để đừng gây thêm nỗi đau cho mình.
Ngoài ra, hội chứng “The Da Vinci Code” cho rằng, nó đang nỗ lực “vạch trần sự thật của Hội Thánh Công giáo”. Nhưng nó lầm. Bởi chính lúc huênh hoan cho rằng, cần phải vạch trần “sự thật lịch sử” ấy, nó đã tự biến mình thành con rối cho chính cái suy nghĩ thiếu chân lý của mình lên ngôi ông chủ, giật giây. Như vậy, “sự thật lịch sử” mà người ta đi tìm ấy, chưa cần biết đã cho câu trả lời ở mức độ nào, thì lại xảy ra một sự thật mỉa mai đau đớn khác: Người ta nô lệ chính cái suy nghĩ thiếu chân lý của mình, nô lệ chính sự giả trá của mình.
Hay “The Da Vinci Code” cũng chỉ là một thứ sản phẩm nằm trong hệ thống chối từ trời cao, một hệ thống không ngừng giải thánh của biết bao nhiêu trào lưu chống đối Thiên Chúa của nhân loại từ xưa đến nay! Điều lạ lùng như một huyền nhiệm lớn, đó là, từ ngàn xưa đến nay, Hội Thánh của Chúa không lúc nào không bị chống đối. Nhưng càng bị chống đối, càng vươn mạnh. Đó là một sự thật không thể chối cãi. Sự thật đó đã chứng mình một thực tế ngược lại với những gì “The Da Vinci Code” và nhiều thế lực chống đối khác đang chủ trương, đó là: Hội Thánh là sự thật! Vận mạng và lý tưởng của Hội Thánh nằm trong bàn tay quyền năng của Thiên Chúa, để những gì là sóng gió người ta nhắm vào Hội Thánh, không thể dìm Hội Thánh, lại quay ngược lại dìm những gì đi ngoài, đi ngược chân lý đức tin. Chẳng hạn, trong hội chứng “The Da Vinci Code” là một bằng chứng lớn vô cùng cho thấy sóng gió không hướng về Hội Thánh. Bởi con người, chính khi chối từ trời cao, lập tức họ tự “bỏ tù” chính mình trong cái thế giới trần ai này. Điều quái gở lớn nằm ở chỗ, người ta tự “bỏ tù” mình mà vẫn ảo tưởng mình tự do. Bởi cứ bị nhận chìm trong ảo tưởng, người ta sẽ càng tự “bỏ tù” chính mình cách sâu hơn, nguy hiểm hơn. Kẻ mất tự do, chỉ biết vùng vẫy trong bóng tối của cái đói chân lý, làm sao có thể trở thành “sự thật” để chứng minh về một sự thật đầy lý tưởng, đầy sức sống, đầy tình yêu, đầy nguồn bình an, đầy phúc thật, đầy sự giải thoát, đầy chân lý… mà Hội Thánh Công giáo cất giữ.
Kẻ đói chân lý như thế, lại chủ trương tìm về cái gọi là “sự thật lịch sử” của một tổ chức đức tin lớn mạnh hàng ngàn năm như tổ chức Hội Thánh Công Giáo. Đúng là ngược ngạo, là mâu thuẫn, là lố bịch.
Nói những điều như trên kể cũng còn tôn trọng những kẻ làm ra “The Da Vinci Code”. Bởi ai biết được, đàng sau những luận điệu giả trá “như thật” ấy, người ta đang tìm cách móc túi cả thế giới này. Như vậy, cả thế giới bị moi tiền để làm giàu cho một trò bịp bợm. Hóa ra, vô tình cả thế giới bị lừa bịp bởi một trò lừa bịp ngoạn mục.
Vì thế, nếu bình tĩnh xét lại, ta thấy “The Da Vinci Code” chẳng đáng lo ngại. Bởi nó chẳng bao giờ có thể có cơ may đáp lại khát vọng sống của lương tri loài người. Đúng hơn, nó chỉ là một thứ giải trí tầm thường, một thứ suy nghĩ xô bồ không chỗ đứng, không tên tuổi, do những kẻ ham tiền, đánh mất lương tri, đói chân lý gây ra. Vì thế, nó càng không bao giờ mang lại bình an cho người làm ra nó, hoặc thưởng thức nó. Nó chỉ là một hội chứng không hơn không kém!
II. ÁI MỘ TRỜI CAO.
Hôm nay, nhân dịp The Da Vinci Code đang thất bại về niềm tin và sự thật, đang trở thành cặn bả của những trái tim không tình yêu, vẫy vùng trong nô lệ của một thứ lý trí thiếu chân lý, đặt trong bối cảnh mừng lễ Chúa về trời, chúng ta cùng nhau lặp lại lời cầu nguyện quen thuộc.: “Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời”.
Ở trên cao, bao giờ người ta cũng nhìn thấy rõ ràng hơn. Ái mộ những thực tại của huyền nhiệm siêu nhiên vượt lý trí loài người, người ta sẽ nhận ra mình, ra người, nhận ra thế giới quan và vũ trụ quan với một ánh nhìn đầy nhân bản, tình yêu và sự thật. Hướng về trời cao, người Kitô hữu không chấp nhận một lối sống tầm thường, nhưng họ biết thánh hóa mình, để những cái bình thường của đời người mặc lấy sự phi thường của trời cao.
Vì thế, mừng lễ Chúa về trời, ta chỉ xin cho được lòng ái một trời cao, để khám phá chính chân lý đời mình, để đời mình được thăng hoa và nâng cao giá trị.
Lòng ái mộ những sự trên trời là cách tốt nhất để nắm chặt niềm hy vọng vĩnh cửu, là phương thế tối cần để liên tục củng cố đức tin của ta vào Chúa Kitô vinh thắng, là sức mạnh để ta vượt thắng những nghi nan đối nghịch niềm tin, vượt thắng mọi cám dỗ kéo ta xa rời Chúa của mình.
Lòng ái mộ những sự trên trời còn là sự khôn ngoan của loài người nhằm lách mình khỏi mọi thứ nô lệ trần tục, khỏi mọi nguy cơ giết chết giá trị nhân phẩm của bản thân cũng như của đồng loại. Chỉ có lòng ái mộ những sự trên trời dẫn ta đến và bắt gặp đích đến khi đi tìm bến bờ tự do đích thực, tự do vĩnh cửu.
Bởi bất cứ ai biết không ngừng đặt đức tin của mình vào những đam mê trời cao, người đó mới có khả năng sống mọi giá trị nhân bản, mới có khả năng xây dựng và ngày càng củng cố mọi định hướng cho nền tảng nhân văn và sự sống rất mực thanh cao của chính mình, cũng như của nhân loại, của xã hội loài người.
Bởi như một hệ quả tất yếu: Nếu không biết đặt đời mình vào sự sống thiêng thánh, không sống những giá trị trời cao, không giải thoát mình bằng những chân lý tinh thần ngàn đời của nhân loại, trong đó có vô số chân lý thuộc về Tin Mừng Chúa Kitô, thuộc về HộI Thánh của Người, nhân loại chỉ là một thứ sản phẩm của sự chết. Thực tế, cái chết mà nhân loại hứng chịu trong thế giới hôm nay không phải ít: Chẳng hạn, chủ nghĩa tương đối đang xông lên mạnh mẽ. Bởi chỉ là tương đối, không một chút ảnh hưởng tuyệt đối, xa vắng đến vô cùng niềm tin vào tuyệt đối, người ta mất phương hướng cho đời mình. Người ta chao đảo, trở nên cay đắng, thủ đoạn, tù túng, lao đao, độc ác, vô lương tâm, vô nhân đạo, duy hình thức, sống hời hợt, thác loạn, điên cuồng…
Chủ nghĩa tương đối, sinh ra một thứ chủ nghĩa khác còn tệ hơn: chủ nghĩa cá nhân. Mọi tương quan, mọi hiện diện, mọi sự thật bên ngoài mình đều không có giá trị. Chỉ có cá nhân mình là quang trọng. Cái nguy hiểm của cá nhân chủ nghĩa đó là dám triệt hạ tất cả những gì không phải là mình, để chỉ còn lại mình, chỉ có mình.
Như vậy đã rõ: Lòng ái một những sự trên trời sẽ đưa nhân loại tiến về tuyệt đối. Giết chết niềm ái mộ này, nhân loại tự đâm vào tim mình. Họ bị khuất phục bởi nhiều thứ nô lệ tàn nhẫn. Thật trớ trêu đến tận cùng và mỉa mai đau đớn cho nhân loại, đó là khi chối từ tùng phục quyền bính của Thiên Chúa, lập tức, họ phải kề vai gánh lấy không biết bao nhiêu thứ quyền bính thấp hèn, chèn ép, khó khăn, đòi hỏi, tủi nhục… Cũng chỉ Bởi loài người không thể đứng tự lập, trơ trọi, vì thế họ luôn luôn cần có một cái gì để bám. Không bám vào Thiên Chúa, họ lập tức nô lệ cho mọi thứ tầm thường khác. Bởi chỉ có nó là chỗ bám duy nhất, sau khi đã từ chối Thiên Chúa.
“The Da Vinci Code” sai lầm trong chọn lựa của mình khi dám một mình đứng đối nghịch lại cả một khối chân lý ngàn đời. Đó là bài học cho ta, bài học đáng giá ngàn vàng cho mọi Kitô hữu: Đi xa Thiên Chúa, loài người sẽ chới với. Sự chới với ấy dễ làm con người thác loạn, mất bình an, mất mọi trật tự nội tâm.
Như vậy, xét cho cùng “The Da Vinci Code” vẫn có lợi cho đức tin của Kitô hữu. Bởi qua hội chứng của cái đói chân lý này, Người Kitô hữu củng cố chính đức tin của mình bằng cách, từ nay không ngừng hướng về lý tưởng trời cao, để khi ái mộ những sự trên trời, họ sẽ lớn lên trong đức tin của mình, lớn lên đến không ngờ.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa, xin cho những vất vả, những thói đời đen tối không cản bước chúng con tiến về trời cao. Nhưng ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con, chúng con biết biểu lộ tình trời dành cho trần thế. Xin cho lòng ái một trời cao của mỗi chúng con, sẽ chứng minh và làm tỏ hiện cho mọi người về một vương quốc vĩnh cửu: Nước Trời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam