Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 71
Tổng truy cập: 1355436
HÃY MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI THẬT LÒNG
HÃY MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI THẬT LÒNG
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Chúng ta luôn nói và khẳng định rằng Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta. Đó là một chân lý, sự thât. Nhưng còn chúng ta có yêu Chúa hay không? Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa có thực sự là trên hết mọi sự, hết linh hồn hết trí khôn không hay vẫn còn đó sự “bắt cá hai tay”? Tình yêu của Chúa dành cho chúng ta vô bờ bến còn tình yêu của chúng ta dành cho Chúa và tha nhân vẫn còn đó những toan tính thiệt hơn?
Chúng ta thử quan sát thái độ sống Đạo của chính mình và các tín hữu chung quanh chúng ta sẽ thấy: nhiều khi chúng ta theo Đạo nhưng chỉ dừng lại ở việc tham dự lễ ngày Chúa nhật đầy đủ là yên tâm vì đã chu toàn bổn phận với Chúa. Nhưng đa phần là chúng ta chỉ đi xem chứ không dự vì xác ở nhà thờ còn tâm hồn của ta ở bên ngoài đủ mọi lo toan sự đời nhân tình thế thái. Có những người đi lễ còn cố tình đi muộn để đứng ở ngoài, để tìm chỗ khuất để vừa dự lễ vừa điều khiển công việc qua điện thoại. Có những người đi nhà thờ, tham gia các đoàn thể xem ra rất tốt nhưng ở đời họ vẫn còn đó những đam mê tội lỗi, những mê tín dị đoan. Họ sống thiếu công bình bác ái. Họ vẫn chồng nọ vợ kia, vẫn ngoại tình, vẫn cờ bạc, vẫn rượu chè bê tha, tham sân si. Có những người cho rằng theo Đạo là Đạo tại tâm nên chẳng chịu lãnh nhận các bí tích. Thực ra Đạo Công Giáo vừa bên trong vừa bên ngoài, tức là tin Chúa, yêu Chúa thì phải sống Lời Chúa dạy cho nên kính mến thờ phượng Thiên Chúa hết lòng hết sức thì phải yêu người như Chúa yêu ta thể hiện qua đời sống đức tin: sống thánh thiện, công bình và bác ái.
Cho nên Chúa Giêsu dạy: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó”. Yêu mến Chúa trên hết mọi có nghĩa rằng siêng năng tìm hiểu lời Chúa và thực hành Lời ấy trong cuộc sống. Vì chưng, Chúa Giê-su đã từng nói không phải những ai kêu “Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Thiên đàng đâu! Mà là những ai thực hành lời Chúa mới được vào Thiên đàng”. Tựa như hai người yêu nhau thì luôn lắng nghe nhau, lắng nghe những nhu cầu của nhau và luôn làm điều gì đó cho người mình yêu hài lòng. Vì thế, nếu chúng ta yêu mến Chúa thực sự thì chúng ta cũng phải lắng nghe Lời Chúa và sống điều Chúa truyền để làm vui lòng Chúa. Điều mà chúng ta có thể làm vui lòng Chúa là sự trung thành với Chúa và sống thương mến nhau. Sự trung thành với Chúa đòi hỏi chúng ta phải để cho Chúa vị trí số 1 trong tâm trí, trong cuộc sống của chúng ta. Sự trung thành đó được thể hiện qua việc chúng ta luôn chọn Chúa hơn là những danh lợi thú trần gian vì chưng Thánh vịnh chúng ta vừa đáp ca rằng: “Con yêu mến Ngài, lạy CHÚA là sức mạnh của con; lạy CHÚA là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con; lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ”.
Tại sao yêu mến Chúa cũng đòi phải yêu mến tha nhân? Bởi tha nhân là hình ảnh của Chúa, con cái Thiên Chúa và anh em với nhau. Thánh Gioan nói rằng ai nói mình yêu mến Chúa mà không yêu mến anh em là kẻ dối gian. Sở dĩ chúng ta phải yêu mến tha nhân vì chúng ta đều là con một Cha trên trời, là anh em với nhau, và chính Chúa Giê-su đã từng đồng hóa mình với những mảnh đời bất hạnh để những ai giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa. Vì thế giới răn yêu người cũng là giới răn quan trọng mà Chúa đã để lại cho các môn đệ như một chúc thư phải thi hành: “Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau”.
Để được như thế, mỗi người tín hữu phải là một Kitô khác để có thể hiểu và cảm thông với tha nhân. Một Kitô khác có nghĩa rằng chúng ta đừng khác với Đức Kitô khi chúng ta sống thiếu vắng tình yêu trong lời nói và việc làm của chúng ta. Chúng ta đừng khác với Đức Kitô khi chúng ta sống thiếu sự quan tâm với những anh em nghèo đói, với những mảnh đời bất hạnh bên đường. Chúng ta đừng khác với Đức Kitô khi chúng ta sống trong bùn nhơ của tội lỗi, của sự thiếu trong sạch, thiếu công bình và bác ái với tha nhân. Chúng ta đừng khác với Đức Kitô khi chúng ta hà khắc, kết án anh em một cách đoạn tuyệt và thiếu lòng bao dung. Chúng ta hãy nên giống Chúa Kitô khi chúng ta hiện diện với ai, là chúng ta đem đến cho họ niềm vui và hạnh phúc. Chúng ta hãy nên giống Chúa Kitô để chúng ta có thể gieo vãi yêu thương, hạnh phúc vào cho nhân thế qua việc phục vụ và dấn thân quảng đại của chúng ta. Chúng ta hãy nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô để có thể tha cho kẻ làm hại chúng ta, để có thể quên đi lỗi lầm của anh em và dám hy sinh quên mình mà vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa. Chẳng hạn, Thánh nữ Têrêxa Calcutta là Nhà Truyền Giáo của Tình Thương Bác Ái, đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời, để phục vụ những anh chị em nghèo cùng nhất, với sức mạnh múc lấy từ tình thương đối với Chúa Kitô. Sứ mạng của Mẹ Têrêsa bắt đầu mỗi ngày, trước lúc rạng đông, trước Bí Tích Thánh Thể. Trong thinh lặng của sự chiêm ngắm, Mẹ đã lắng nghe vang dội lời nói của Chúa Giêsu trên thập giá: Ta khát. Lời Kêu Vang nầy, được đón nhận trong cõi thâm sâu của tâm hồn, đã thôi thúc Mẹ tiến đi trên các đường phố Calcutta và khắp nơi trên thế giới, để đi tìm Chúa Giêsu trong người nghèo, người khuyệt bệnh bệnh hoạn, người bị bỏ rơi, người hấp hối sắp chết.
Ước gì qua Lời Chúa hôm nay trong tháng Các đẳng linh hồn này, xin Chúa ban ơn cho chúng ta biết kính mến Thiên Chúa và yêu người một cách chân tình và thật lòng. Tình yêu ấy được diễn tả trong mỗi thánh lễ khi lãnh nhận lời Chúa, Mình Thánh Chúa một cách trân quý nhật và khi chúng ta trao ban bình an cho nhau một cách chân tình nhất. Xin cho mỗi thánh lễ chúng ta dâng, không kết thúc tại nhà thờ nhưng kéo dài trong cuộc sống việc sống thánh thiện và thương yêu hết mọi người khi còn sống hay đã qua đời bằng hành động cụ thể hằng ngày của chúng ta. Amen.
6.Giới răn trọng nhất
(Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy)
Tin mừng Mc 12:28-34: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Còn giới răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi”.
Sau khi thất bại trong việc gài bẫy Chúa Giêsu trong việc nộp thuế cho vua César, nhóm Biệt Phái muốn tấn công Chúa Giêsu bằng một cú đòn khác: họ sai một tiến sĩ luật đến hỏi thử Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất”?
Chữ “Lề Luật” ở đây có ý chỉ toàn thể lề luật trong Cựu Ước. Câu hỏi này không nhằm một trường hợp đặc biệt nào, nhưng muốn tìm biết điểm cốt yếu trong lề luật vì trong Luật Do thái gồm 613 điều luật, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 điều luật phải làm.
Sở dĩ đặt câu hỏi này là vì một đàng các phe nhóm không đồng ý với nhau về điều răn nào là quan trọng nhất, đàng khác họ muốn thử Chúa Giêsu để gài bẫy Người, vì nếu Người trả lời điều luật này trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị qui lỗi là về phe nhóm này, chống nhóm kia, và như vậy Người thiên vị và không còn được kính nể nữa.
Nhưng Chúa Giêsu đã trả lời rằng: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Còn giới răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi”.
Cả hai điều răn này đều được nói đến trong Lề Luật, và bất cứ người Israel nào cũng đều phải biết và ghi nhớ.
Đức Giêsu đã chỉ làm một việc là trích sách Đệ Nhị Luật (6,4-5) và Lêvi (19,18). Chỉ có một điều đặc biệt ở chỗ là Người đã đặt hai điều răn này ngang hàng với nhau. Có nghĩa là điều răn thứ hai cũng đáng được quan tâm tuân giữ như đối với điều răn thứ nhất, tức là Người nối kết hai điều răn với nhau và dành cho chúng vị trí cao nhất. Hơn nữa, Đức Giêsu còn tuyên bố rằng “tất cả Lề Luật và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”, có nghĩa là hai điều răn này diễn tả trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong Kinh Thánh, do đó hàm chứa tất cả mọi điều răn khác.
Phải nói đây là hai giới răn rất đặc biệt, bề ngoài như có vẻ là hai giới răn, nhưng thật ra chỉ là hai cách diễn tả của một giới răn duy nhất. Cả hai giới răn chỉ có một động từ duy nhất là «yêu», đối tượng của động từ «yêu» này có vẻ là hai đối tượng khác nhau: tuy có thể phân biệt rõ rệt trên lý thuyết, nhưng trên thực tế thì dường như không thể phân biệt, và không nên phân biệt. Vì thế, hai điều răn ấy «tuy hai mà một», tương tự như hai mặt của một tờ giấy: tuy là hai mặt khác nhau, nhưng chỉ là một tờ giấy duy nhất. Chính vì thế, thánh Gioan mới nói: «Nếu ai nói: “tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1Ga 4,20). Do đó, «ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình» (4,21)
Vậy chúng ta đã thực hiện giới răn “mến Chúa” và nhất là “yêu người” như thế nào?
Có câu chuyện kể rằng: Trên một con đường vắng, một chiếc xe đang phóng nhanh chợt đột ngột thắng gấp và tấp vào lề đường. Ai đó vừa ném một hòn đá vào cánh cửa chiếc xe.
Bước ra khỏi xe, liếc nhìn chỗ xe bị ném, người lái xe bực tức chạy nhanh đến tóm ngay thằng bé đứng gần đó - chắc chắn nó là tác giả của vết trầy trên chiếc xe. Trước đó anh đã thấy nó vẫy xe, chắc là để đi nhờ.
“Không cho đi nhờ mà mày làm như vậy hả?”.
Anh vừa gằn giọng vừa nắm chặt cổ áo đẩy cậu bé sát vào chiếc xe...
Cậu bé lắp bắp sợ hãi: “Em xin lỗi! Nhưng em... em... không biết làm cách nào khác. Nếu em không ném vào xe của anh thì anh đã không dừng lại...Nãy giờ em đã vẫy biết bao nhiêu xe mà không có ai chịu dừng”.
Nói đến đó, nước mắt cậu bé lăn dài trên má. Cậu chỉ tay về vệ cỏ phía bên kia đường.
“Có một người... anh ấy bị ngã và chiếc xe lăn của anh ấy cũng ngã theo. Em tình cờ đi ngang qua thấy vậy nhưng không thể đỡ nổi anh ấy vì anh ấy nặng quá”. Giọng ngắt quãng vì những tiếng nấc liên tục, cậu bé nài nỉ: “Anh có thể giúp em đưa anh ấy lên chiếc xe lăn được không? Anh ấy ngã bị chảy máu, chắc là đau lắm.
Lời nói của cậu bé khiến anh thanh niên không thể thốt lên được lời nào. Anh thấy cổ mình như nghẹn lại vì xúc động. Anh đến đỡ người bị ngã lên chiếc xe lăn, băng vết thương và cùng cậu bé kéo xe lên đường.
Cậu bé tiếp tục đẩy chiếc xe lăn chở nạn nhân về nhà.
Người thanh niên dõi mắt nhìn theo cho đến khi hình ảnh cậu bé và chiếc xe lăn khuất sau rặng cây đường làng.
Anh bước thật chậm về phía chiếc xe của mình. Sự giận dữ trong anh biến mất. Anh quyết định không sửa lại vết trầy trên xe. Anh muốn nó sẽ nhắc nhở anh về câu chuyện xúc động hôm nay, về một điều mà trước nay anh không để ý đến và cũng không có thời gian để nghĩ đến. Anh đã không nhận ra, không có được lòng trắc ẩn như cậu bé. Anh đã tiếc thời gian và đi quá nhanh đến nỗi phải có một ai đó ném một hòn đá vào xe mới làm anh dừng lại. Amen.
7.Mến Chúa – Yêu người
Hãy kính mến Thiên Chúa hết tâm hồn và hãy yêu thương anh em như chính mình ngươi.
Đối với giới luật thứ nhất là kính mến Thiên Chúa, chúng ta có thể chấp nhận một cách dễ dàng, như một bổn phận đường nhiên. Còn đối với giới luật thứ hai là yêu thương anh em, những con người cụ thể với những giới hạn và khuyết điểm, thì quả thực có nhiều vấn đề cần phải đặt ra. Giới luật này chẳng những là một điều rất khó thực hiện, mà nhiều lúc còn là một thử thách rất lớn cho chính đức tin của chúng ta. Thế mà Chúa Giêsu lại nâng giới luật này lên hàng đầu, ngang bằng với lòng kính mến Thiên Chúa, và còn gọi tình yêu tha nhân là giới luật mới, là dấu chỉ của người môn đệ Ngài.
Sở dĩ được gọi là mới là do ý nghĩa thâm sâu mà Chúa Giêsu đã mang lại cho nó, khi Ngài liên kết con người với Thiên Chúa trong một tình yêu chung. Hai tình yêu ấy hòa nhập làm một hay trở nên hai mặt không thể tách rời của một tình yêu duy nhất. Con người, bất kể là ai, sang hay hèn, tốt hay xấu, đều có phẩm giá và phẩm giá này cần phải được tôn trọng. Phẩm giá ấy không phải do của cải hay địa vị xã hội tạo nên, nhưng nó đã được chôn sâu trong chính con người chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều là hình ảnh của Thiên Chúa, đều là con cái của Ngài.
Bởi thế, yêu thương con người là yêu thương chính Thiên Chúa đang hiện diện nơi họ, là yêu thương chính người cha đang ở với mỗi người con. Trong Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với con người. Ngài ẩn hình nơi mỗi con người. Vì thế, Ngài buộc các môn đễ của Ngài phải trọng kính và yêu thương mỗi con người: Ai cho kẻ đói được ăn, kẻ khát được uống, kẻ mình trần được mặc, kẻ đau yếu và bị cầm tù được thăm viếng, thì đó là người ấy đã làm cho chính Chúa được ăn, được uống, được mặc và được thăm viếng vậy. Như thế, tình yêu thương con người đòi hỏi một thái độ đức tin, đó là phải nhìn thấy Chúa trong những người anh em.
Và cũng chỉ có thái độ đức tin mới giúp chúng ta vượt lên trên những ác cảm, những khác biệt, những thù hằn để thương người như chính mình ta vậy. Và hơn thế nữa, với thánh Gioan, thì lòng thương người trở nên như một trắc nghiệm cho tình mến Thiên Chúa, nó chính là thước đo cho tình mến Chúa, bởi vì ai nhận mình kính mến Thiên Chúa, mà lại ghét bỏ anh em, thì kẻ đó chỉ là kẻ nói dối mà thôi.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam