Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 68
Tổng truy cập: 1358310
HÃY XUẤT KHỎI NGƯỜI NÀY
HÃY XUẤT KHỎI NGƯỜI NÀY
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Một ông thợ ở Nadarét được mời giảng trong hội đường.
Maccô không cho ta biết Đức Giêsu đã giảng gì. Chỉ biết nội dung của lời giảng thì mới mẻ, và cách giảng thì khác hẳn với các kinh sư.
Kinh sư thì giải thích Kinh Thánh với thẩm quyền. Còn Đức Giêsu giải thích Kinh Thánh với uy quyền. Ngài chẳng phải dựa vào sách vở, vào truyền thống có sẵn.
Một cách mới mẻ và đầy uy quyền, Đức Giêsu loan báo Triều đại Thiên Chúa đã đến, triều đại của Xa-tan phải bị đẩy lui.
Quả vậy, sự hiện diện của Ngài trong hội đường ngày hôm ấy đã khiến cho thần ô uế phải chường mặt ra và khiếp sợ. Đức Giêsu ra lệnh: "Hãy câm đi và xuất khỏi người này." Thần ô uế chẳng muốn từ bỏ căn nhà nó đã ở. Nó chỉ ra sau khi đã vật vã người ấy và thét lên.
Đức Giêsu đã chiến thắng và giải phóng ta khỏi nô lệ. Ngài khai mở Nước Thiên Chúa trên mặt đất. Nhưng cuộc chiến với Xa-tan còn kéo dài đến tận thế. Chúng ta phải cộng tác để Nước Chúa mau thành tựu.
Quỷ thường được vẽ như một con vật xấu xí đáng sợ. Nếu thế thì ta rất dễ nhận ra nó, và nó cũng khó lòng cám dỗ được ta. Trong thực tế, quỷ mang dáng dấp xinh đẹp và hấp dẫn. Nó tấn công ta bằng những thủ đoạn tinh tế, ngọt ngào. Nó nắm rõ điểm yếu nhất của từng cá nhân, tập thể.
Xưa nay, người bị quỷ nhập thực sự chắc không nhiều. Nhưng hẳn nhiều người bị quỷ lèo lái mà không biết.
Kitô giáo không bịa ra quỷ để hù dọa tín đồ.
Quỷ là những mãnh lực xấu xa, cố kéo ta xa Chúa. Chúng chống lại Thiên Chúa và hạnh phúc đích thực của con người.
Quỷ phỉnh phờ con người bằng thứ hạnh phúc giả tạo. "Nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, tôi sẽ cho tất cả". Làm gì có hạnh phúc vững bền khi ta quay lưng với Thiên Chúa!
Chúng ta tự hào mình không bị quỷ ám. Nhưng thế giới hôm nay vẫn bị ám ảnh bởi nhiều thứ khác: tham vọng và dục vọng, sợ hãi và oán thù, ích kỷ và hưởng thụ...
Có những điều vốn không xấu cũng trở thành ngẫu tượng: tiền bạc, tiện nghi, thời trang, công việc làm ăn, phim ảnh...
Cái ám nào cũng làm ta bớt tự do, bớt là mình.
Cái ám từ ngoài vào, ở lại trong ta và không chịu ra.
Cái ám khi trở thành tuyệt đối thì làm ta trở nên ô uế.
Nó bắt ta phải nghĩ, phải sống như theo một lập trình. Ta không thể làm khác, không thắng được bản năng và thói quen.
Ta thấy mình bất lực, nên cần Đấng Thánh của Thiên Chúa.
"Hãy xuất ra khỏi người này": Hôm nay Chúa muốn nói với tà thần ở trong tôi như vậy.
Tôi cầu xin Ngài trục xuất khỏi tôi điều gì?
"Hãy xuất ra khỏi thế giới này": Nhờ ơn Chúa, tôi cũng phải ra lệnh cho ma quỷ như vậy.
Gợi Ý Chia Sẻ
Lời xin cuối của kinh Lạy Cha: Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Theo sách Giáo Lý Công Giáo, sự dữ ở đây để chỉ một nhân vật, đó là Xa-tan, là vị thiên thần đã chống lại Thiên Chúa, là ma quỷ (số 2851). Bạn tin có Xa-tan, có ma quỷ không? Ma quỷ đã có tác động xấu nào trên đời bạn?
Ma quỷ là kẻ dối trá và hay đánh lừa con người (Ga 8,44). Có khi nào việc bạn làm lúc đầu thấy là tốt, sau cùng lại thấy nó dẫn đến điều xấu không? Bạn có khi nào bị ma quỷ đánh lừa không?
Cầu Nguyện
Lạy Cha, thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng vì không tìm được một người để tin;
vẫn có những người đã chết từ lâu mà vẫn tưởng mình đang sống;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế, ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn, bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội, dù không phải là người phong...
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết, xin cho chúng con nhìn thấy chính bản thân chúng con.
2.Chúng phải tuân lệnh
(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu)
Suy Niệm
Có quỷ không? Quỷ bởi đâu mà ra? Quỷ có đáng sợ không?
Đây là những câu hỏi mà các kitô hữu thường đặt ra.
Sách Giáo lý Công giáo cho ta câu trả lời (GLCG 2538).
Quỷ vốn là những thụ tạo tốt đẹp do Thiên Chúa dựng nên.
Sau khi phạm tội bất phục tùng, các thiên thần trở thành quỷ.
Quỷ luôn chống lại Thiên Chúa, và cám dỗ con người xa Chúa.
Quỷ vừa ranh ma, vừa lắm quyền năng.
Nhưng may thay Thiên Chúa lại mạnh hơn quỷ gấp bội.
Từ nay cho đến tận thế, cuộc chiến giữa hai bên vẫn kéo dài.
Thiên Chúa là Đấng có thể thắng quỷ và bảo vệ chúng ta.
Tin Mừng Máccô hay kể chuyện những người bị quỷ ám
được Đức Giêsu chữa lành (Mc 1,21-28; 5,1-20; 7,24-30; 9,17-29).
Trong tất cả những truyện này, quỷ luôn được gọi là thần ô uế.
Nó nhập vào con người, làm con người mất tự chủ, tự do,
và biến con người thành con rối trong tay nó.
Người bị quỷ nhập phải sống trong đau khổ (Mc 5,3-5; 9,32).
Đối với Đức Giêsu, trừ quỷ đơn giản là đuổi nó ra,
vĩnh viễn không cho nó còn quyền gì trên con người.
Sau khi được trừ quỷ, người đó có lại sự bình an
và trở lại cuộc sống bình thường (Mc 5,15; 7,30; 9,27).
Có người nghĩ rằng người bị quỷ ám
chẳng qua là người mắc bệnh tâm thần,
vì dấu hiệu bên ngoài của đôi bên không khác nhau là mấy.
Nhưng Đức Giêsu đã thực sự đuổi thần ô uế ra khỏi con người.
Thần này không chịu ra khỏi căn nhà nó chiếm hữu.
Chỉ Đấng có sức mạnh vượt trội mới tống được nó ra.
Đức Giêsu không trừ quỷ chỉ nhằm mục đích chữa bệnh.
Ngài trừ quỷ để làm chứng về lời mình loan báo:
“Nước Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1,15).
Sự sụp đổ của nước của quỷ vương Bê-en-dê-bun (Mc 3,22)
là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nước Thiên Chúa đang đến.
Đức Giêsu đã thắng Xatan cám dỗ Ngài ở hoang địa (Mc 1,13).
Cả sứ vụ của Ngài sau này cũng kéo dài chiến thắng đó.
Phép lạ đầu tiên của Tin Mừng Máccô là phép lạ trừ quỷ.
Phép lạ này xảy ra vào ngày sabát nơi hội đường Caphácnaum.
Đức Giêsu được ông trưởng hội đường mời đọc Sách Thánh,
và sau đó đứng giải thích đoạn sách vừa đọc.
Thính giả sững sờ vì Ngài dạy như người tự mình có uy quyền,
khác hẳn với lối giảng dạy của các kinh sư,
vì các kinh sư hay dựa vào uy thế của truyền thống.
Chính lời giảng dạy đầy uy quyền này đã làm thần ô uế khiếp sợ.
Nó biết Đức Giêsu là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Sự thánh thiện của Ngài đối nghịch với sự ô uế của nó.
Bởi đó, dù Đức Giêsu chưa ra tay, nó đã thấy mình bị đe dọa.
Không phải chỉ mình nó, mà tất cả đồng bọn của nó.
“Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?” (Mc 1,24).
Nó biết mục tiêu của sự hiện diện và sứ mạng của Ngài.
Đức Giêsu đã dạy bằng lời đầy uy quyền,
Ngài cũng trừ quỷ bằng một lời: “Xuất ra khỏi người này!”
Thần ô uế thét to và xuất ra một cách khó khăn,
vì nó không hề muốn bị trục xuất khỏi nơi êm ấm.
Lời của Đức Giêsu có quyền bắt các thần ô uế phải vâng lệnh.
Người Công giáo sống trong một thế giới mà người ta nói đến
bùa ngải, thư ếm, bói toán, lên đồng, cầu cơ…
Có những giáo phái thờ Xatan ở nước ngoài.
Người bình dân tin cô hồn nhập vào hay khuấy phá người sống.
Dù sao theo Giáo lý Công giáo quỷ là có thật.
Nước của Xatan cũng có thật và đang hoành hành trên địa cầu.
Đức Giêsu đã bị nó cám dỗ và đã đối mặt với nó.
Trong Kinh Lạy Cha, Ngài dạy ta: “xin cứu chúng con khỏi Ác thần”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần nhắc đến nó.
Mỗi giáo phận có một vị được đức giám mục giao nhiệm vụ trừ quỷ.
Chúng ta không hoảng hốt vì đôi khi thấy quỷ tấn công mình.
Chỉ mong chúng ta giữ lời đã hứa khi chịu Phép Rửa:
“từ bỏ Xatan và những việc làm của nó”
và vững tin vào Đấng mạnh hơn quỷ là Đấng Thánh mang tên Giêsu.
Cầu Nguyện
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng,
chẳng có chuyện gì xảy ra mà Chúa không cho phép.
Cả những chuyện xấu xa tồi tệ mà con người làm cho nhau.
Cả sự dữ đang hoành hành do Xatan gây ra trên mặt đất.
Nhiều khi chúng con không hiểu được
tại sao Chúa lại cho phép xảy ra những chuyện như thế.
Nhưng chúng con tin rằng, đối với ai yêu mến Chúa,
mọi sự đều đem lại điều tốt cho họ.
Chúng con tin rằng những gì Chúa cho phép xảy ra
đều vì yêu thương chúng con
và vì ích lợi cho cuộc sống vĩnh hằng của chúng con.
Chúa đau đớn khi phải dùng roi mà sửa dạy
như người cha sửa dạy con mình để mong con nên người.
Xin cho chúng con nhận ra điều Chúa muốn nhắc nhở,
để cải hóa bản thân và điều chỉnh đời mình cho hợp với ý Chúa.
Lạy Thiên Chúa là Cha đầy lòng nhân ái,
trên đường về quê trời,
Chúa muốn chúng con trải qua những thử thách cam go,
như bệnh tật, khổ đau và cái chết,
để chúng con nên cứng cáp và trưởng thành.
Xin cho chúng con đừng nổi loạn trước thử thách,
nhưng biết nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá,
để nhẫn nại và giữ vững niềm hy vọng,
kể cả khi thấy Thiên Chúa vắng bóng, thinh lặng hay khoanh tay.
Ước gì dịch bệnh làm chúng con ý thức sự bất lực của mình,
để tha thiết cầu xin và tín thác vào tình yêu Chúa.
Ước gì khi Chúa cho chúng con khỏi bệnh,
chúng con lại thấy sự sống của Chúa chiến thắng vinh quangCác tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam