Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1361406
HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG
Lời Chúa hôm nay thật là phong phú, mỗi câu là một đề tài đáng suy nghĩ. Chúng ta chỉ tập trung suy niệm một câu thôi: “Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Hiền lành và khiêm nhường là hai đức tính căn bản và nền tảng mà mỗi người chúng ta phải có để làm người.
*1.Người hiền lành (meek)
Vậy người hiền lành là ai? Trước hết người hiền lành là người có đức độ, lương thiện (good); có lòng thương người (helpful); người tỏ ra kiên nhẫn (patient), dễ tùng phục (submissive), tử tế và hòa nhã với người khác (kind). Người ở hiền thì sẽ có hậu: “Ở hiền gặp lành”, “Cha mẹ hiền lành thì để đức cho con” (ngạn ngữ Việt nam).
Trái nghịch với hiền lành là người độc ác, ích kỷ, nóng tính (nóng tính thì hỏng việc!); người thích mệnh lệnh, ưa “ăn trên ngồi trốc”; người “giận cá bằm thớt”; người hay gây lộn “thượng cảng chân hạ cẳng tay!”; người hay “bới lông tìm vết”; người hay nói xiên nói xỏ, nói móc nói me, gây chia rẽ trong gia đình, cộng đoàn, xã hội, vv và vv…!
*2.Người khiêm nhường (humble)
Còn người khiêm nhường là ai? Người khiêm nhường là người biết mình, biết người, biết sự vật đúng như nó là; người không khoe khoang, không phô trương, dù có thành công (not proud or arrogant although successful); người biết tôn trọng người khác và nhường – nhận người khác hơn mình.
Ngược với khiêm tốn là người kiêu ngạo: người tự coi mình là hơn người, khoe khang, nói quá sự thật, hay “vơ đũa cả nắm”, kiểu “cả vú lấp miệng em!”, lúc nào cũng cho mình đúng còn người khác thì sai vv…!
*3. Gương khiêm nhường
Đức Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta: “Hãy học cùng Ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Hãy học cùng Người, hãy học trường Giêsu. Bởi nơi Người, chúng ta gặp một mẫu gương đích thực về sự hiền lành và khiêm nhường: Người là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình mặc lấy thân phận tôi đòi (Phil 2,6), là vị Thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, Người hiền lành như chiên con bị xén lông mà chẳng mở miệng (Is 53,5-7), và Người đã sống sự khiêm tốn tới tột cùng là cái chết nhục nhã trên thập giá. Nhưng sự hiền lành và khiêm tốn đó lại trở thành dũng lực, là sức mạnh của Tình Yêu và ơn cứu độ cho chúng ta. Người được Thiên Chúa tôn vinh với danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (Phil 2,9). Đúng là “ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên” (Lc 18,14)!
Khi nói về những vị thánh đã học được gương của Chúa Giêsu, ta nhớ tới câu chuyện về Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII: Tên thật ngài Roncalli, trước khi làm giáo hoàng, ngài là khâm sứ ở Bungari và Thổ. Trong khi thi hành công vụ, ngài nhận được một bức thư của một linh mục chỉ trích ngài đủ mọi thứ. Ngài đọc thư và không nói gì. Sau đó ngài làm Hồng Y, rồi làm Giáo Hoàng (1958). Về sau vị linh mục đó cùng với giáo dân sang Rôma để yết kiến Đức Giáo Hoàng. Vị linh mục này kể lại buổi yết kiến này: trong khi đứng chờ, đầu óc của ngài cứ nghĩ tới bức thư đó và vừa hối hận vừa lo sợ. Thời gian lâu rồi chắc Đức Thánh Cha đã quên. Không ngờ tới liền, Đức Thánh Cha kéo lá thư trong cuốn sách kinh ra. Cha hoảng sợ, chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi? Nhưng Đức Giáo Hoàng ôn tồn nói: “Con đừng sợ, Cha cám ơn Con. Cha để lá thư trong sách để mỗi ngày đọc và xét mình. Hầu dứt khoát với những khuyết điểm còn tồn tại và tránh những lầm lỡ có thể xảy ra trong tương lai. Mỗi lần như thế Cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con”.
Các thánh thật hiền lành và khiêm tốn như Chúa Giêsu! Chúng ta chưa giống Chúa vì chúng ta chưa học và sống sự hiền lành và khiêm nhường Người. Nên hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy đến với Người và học nơi Người. Khi chúng ta học được sự hiền lành và khiêm nhường thì lòng chúng ta, gia đình và xã hội sẽ có bình an. Amen!
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN- A
HÃY MANG LẤY ÁCH CỦA TA– Lm. Đaminh Trần Quang Hiền
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mang lấy ách củaNgười trên đôi vai chúng ta. Phải chấp nhận những lao nhọc, vất vả, bệnh tật, khổ đau và tất cả những ngang trái ngoài ý muốn như là cái ách phải mang lấy trong cuộc đời.
Người Do Thái dùng thành ngữ cái ách để chỉ sự vâng phục, phục tùng. Họ nói về cái ách của lề luật, cái ách của các giới răn, cái ách của Vương Quốc và cái ách của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh cụ thể này để diễn tả lời mời gọi của Người.
Ai trong chúng ta cũng phải mang nhiều cái ách trong cuộc sống của mình, dù nặng hay nhẹ đều phải vác cả. Cái ách gánh nặng của chồng, vợ, con cái, cái ách của công ăn việc làm, cái ách của nghèo khổ, của bệnh tật, của thử thách…. Có những lúc chúng ta chán chường và mệt mỏi, có những lúc chúng ta muốn bỏ hết tất cả cho yên thân vì không muốn đối diện với nó. Có những lúc chúng ta quá căng thẳng, bị stress vì áp lực của cuộc sống. Cái ách trở nên quá nặng nề, vì thế chúng ta thường trách Chúa tại sao Ngài gởi quá nhiều thánh giá, nhiều cái ách nặng nề quá sức chịu đựng cho chúng ta thế. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài vì ách của Ngài thì êm ái, gánh của Ngài thì nhẹ nhàng. Không phải Chúa Giêsu cất hết tất cả những cái ách nặng nề của chúng ta, mà Chúa Giêsu sẽ nâng đỡ và dạy chúng ta biết cách đón nhận và vác cái ách của chúng ta như thế nào cho nhẹ nhàng. Chúa không muốn chúng ta phải trốn tránh cái ách của mình cho dẫu nó có nặng nề và đòi hỏi chúng ta phải trả giá rất đắt. Chúa Giêsu đã làm gương trước cho mỗi người chúng ta, Ngài đã mang lấy ách của chúng ta là tội lỗi của chúng ta trên vai của Ngài và Ngài đã vác hết chặng đường khổ nạn của mình, cho đến chết trên thập giá.
Là người kitô hữu, chúng ta cũng phải mang lấy ách của mình và bước đi trên con đường thập giá mà Chúa đã đi xưa kia. Chúa Giêsu sẽ không bỏ rơi chúng ta, Ngài vác cái ách cùng đi với chúng ta, Ngài không để chúng ta vác một mình, Ngài không để chúng ta quá sức chịu đựng.
Cùng mang lấy ách và vác đi cùng với Chúa Giêsu chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và được an ủi biết chừng nào.
Cái ách sẽ trở thành nhẹ nhàng khi chúng ta vác nó với một niềm tin tưởng, phó thác vào tình yêu thương của Thiên Chúa, Ngài là người Cha luôn muốn điều tốt lành cho mỗi người chúng ta, không bao giờ muốn những điều đau khổ cho chúng ta. Cái ách và đau khổ là thước đo cho lòng mến của chúng ta đối với Chúa, cho sự kiên trung trong tình yêu mến, vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa. Cái ách cũng là cơ hội để chúng ta biết kết hiệp vào mầu nhiệm khổ nạn đang còn dở dang của Đức Kitô.
Trong tiểu sử cuộc đời thánh nữ Têrêsa Avila có kể một câu chuyện về việc ma quỉ giả dạng giống Chúa Giêsu sống lại hiện ra với thánh nữ. Vừa nhận ra sự giả dạng thánh nữ đuổi nó đi ngay. Trước khi ra đi, Satan hỏi: “Làm thế nào bà đã biết được tôi là một người mạo nhận?” Thánh nữ đáp lại: “Bởi vì mày không có những vết thương”. Trong bài suy niệm của thánh nữ về đời sống tinh thần, The Interior Castle – Lâu Đài Nội Tâm – thánh nữ Têrêsa đã nói đi nói lại về hình ảnh của Chúa Kitô chịu đau khổ đến hơn 40 lần. Thánh nữ thường xuyên đề cập đến đau khổ là vì, đối với thánh nữ, hình ảnh Chúa Kitô mang thương tích đã đến với chúng ta trong chính thương tích của chúng ta là chìa khóa để tìm hiểu cuộc hành trình thiêng liêng.
Mầu nhiệm đau khổ là mầu nhiệm mà mỗi người kitô hữu được mời gọi thông phần, suy niệm và sống trong mọi giây phút của cuộc sống mình. Cuộc đời kitô hữu của chúng ta không thể nào vắng bóng cái ách, đau khổ, thập giá… đó chính là một phần trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa và là con đường dẫn chúng ta đến mầu nhiệm phục sinh. Phải qua thập giá mới đến vinh quang.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam