Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 73
Tổng truy cập: 1358337
HIỆN TRẠNG CÁC GIA ĐÌNH HIỆN NAY
Trong xã hội ngày nay, đặc biệt là tại các nước Âu Mỹ, người ta nói nhiều đến tự do cá nhân, đề cao việc giải phóng con người. Dựa vào những luật lệ và quy định tự do của mình, con người đang dần tách tình yêu ra khỏi hôn nhân, hôn nhân ra khỏi việc sinh con, và việc sinh con ra khỏi trách nhiệm đối với Chúa. Hậu quả là ở Mỹ hiện nay, con số những đứa con sinh ngoài hôn nhân lên tới 30%. Ở Anh tỷ lệ này cũng là 30%. 20% trẻ em chỉ sống với cha hoặc mẹ và 40 – 50% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly dị. Bức tranh ảm đạm về hiện trạng đời sống của các gia đình ngày nay hiện đang đe doạ nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội, trong đó có đất nước chúng ta.
Đối với các gia đình Công Giáo, tình trạng ly dị mặc dù có tỷ lệ thấp hơn, nhưng không phải là không có. Đó là chưa kể đến khá nhiều cặp vợ chồng Công Giáo sống trong cảnh ly thân, chồng một nơi, vợ một nẻo… Và kết cục của những cuộc ly thân như vậy, con cái sẽ đi về đâu, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có thể hình dung ra được.
Nguyên nhân từ đâu?
Ngoài những nguyên nhân từ phía xã hội như: Lối sống thực dụng, chủ nghĩa hưởng thụ, sự tha hóa xuống cấp của một bộ phận không nhỏ những người trẻ… thì chúng ta phải kể đến những nguyên nhân từ phía gia đình.
Trước tiên là sự thiếu sót trong bổn phận làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, làm con, làm anh chị em trong gia đình. Nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự là mẫu gương trong đời sống luân lý cho con cái mình. Thứ đến, nhiều ông bố bà mẹ, mặc dù đã cố gắng rất nhiều để lo cho gia đình về phương diện vật chất, nhưng lại chưa cố gắng đủ để lo cho gia đình về phương diện tinh thần và đạo đức. Thêm vào đó, nhiều phụ huynh còn thiếu phương pháp giáo dục thích hợp với tâm lý lứa tuổi của con cái mình; họ tỏ ra quá nuông chiều con, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính đáng, khi con cái yêu cầu. Sau cùng, nguyên nhân còn do các em được sinh ra trong những gia đình mà cấu trúc không hoàn hảo, như mồ côi cha mẹ, gia đình chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, hoặc bố mẹ ly dị,… chính vì thế, các em thường có xu hướng chán đời, học hành sa sút và dễ bị lôi cuốn vào tội ác hơn. Khi đến tuổi trưởng thành, chính các em sẽ dễ lập lại chu trình gia đình đổ vỡ mà chúng đã từng là nạn nhân.
Đứng trước thực trạng như vậy, chúng ta phải làm gì ?
Lời Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côlôsê hôm nay dạy chúng ta: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Cl 3,12). Có sống đời sống chung với nhau, đặc biệt là đời sống hôn nhân gia đình, chúng ta mới hiểu được đức hiền lành và nhẫn nại cần thiết là dường nào. Có người tâm sự rằng, trong đời sống vợ chồng, những chuyện xích mích cãi cọ xảy đến, rất nhiều khi không phải là từ những chuyện to tát như mua nhà, tậu xe… mà là những chuyện nhỏ mọn như con cá, mớ rau, củ hành, củ tỏi… Quả vậy, người xưa vẫn từng nói: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Nếu vợ chồng chỉ để ý và chấp nhất nhau những điều nhỏ mọn, thì làm sao có thể tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề lớn!
Tiếp đến, thánh Tông Đồ khuyên chúng ta: “Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”. (Cl 3,13). Thánh Phaolô thật tinh tế khi ngài dùng từ “chịu đựng” nhau trong cung cách ứng xử vợ chồng. Trong cuộc sống, có nhiều điều khiến chúng ta phải chịu đựng, ví dụ như: Đứa trẻ phải chịu đựng khi từ bỏ những trò chơi hấp dẫn để ngồi học bài; người vận động viện phải chịu đựng luyện tập dưới thời tiết khắc nghiệt để mong đạt được thành tích cao; người phụ nữ muốn làm đẹp phải chịu đựng sự thèm thuồng khi đứng trước những món ăn mà mình yêu thích… Trong những việc mang tính phụ tùy còn như vậy, huống hồ trong đời sống hôn nhân gia đình, là mối dây liên kết vợ chồng suốt cuộc đời, thì sự chịu đựng lại càng phải được phát huy. Tuy nhiên ở đây, chịu đựng không có nghĩa là nhu nhược, nhưng là nhường nhịn nhau để cùng tìm hướng giải quyết chung. Còn nếu như ai cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của riêng mình, thì thử hỏi làm sao có thể tìm được sự đồng thuận! Lý do mà thánh Tông Đồ Phaolô đưa ra khiến chúng ta phải chịu đựng và tha thứ cho nhau còn là bởi vì, chính Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Và để có thể làm được điều đó, chúng ta phải có một nhân đức làm nền, đó là đức bác ái, vì đó là mối dây liên kết những điều toàn thiện. (x.Cl 3, 14).
Trên đường đời, và cũng là trên đường nên hoàn thiện, kinh nghiệm cho biết, có lắm lúc, ta nản chí chùn chân. Trong Phúc Âm, nhiều lần kể lại rằng Chúa Giêsu “đi ra nơi thanh vắng và cầu nguyện ở đó” (x.Mc 1,45). Cũng vậy, trong đời sống gia đình, vợ chồng con cái lại càng cần phải có những giây phút để cầu nguyện chung với nhau thông qua giờ kinh gia đình.
Sau cùng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống theo mẫu gương của Thánh Gia Nadaret. Mặc dù là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã chấp nhận sinh ra trong một gia đình và chịu sự giáo dục của những người cha người mẹ trần gian. Ngài cũng đã phải tập đi, tập nói, tập đọc, tập viết. Ngài cũng đã phải học Thánh Kinh, Lề Luật. Ngài cũng đã phải tập lao động với những dụng cụ như cưa, bào, đục… trên những khúc cây, tấm ván. Ba mươi năm tại Nazarét là một chuỗi ngày bình dị như hàng trăm gia đình cùng thôn cùng làng, như hàng triệu cuộc sống của con người qua các thời đại.
Mặc dù sinh thành và nuôi dưỡng Đấng Cứu Thế, nhưng Thánh Giuse và Đức Mẹ đã sống một đời sống âm thầm trong lao động và cầu nguyện. Các ngài hằng nêu gương cho chúng ta về đời sống hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa và để Chúa hướng dẫn và lèo lái cuộc đời mình.
***
Để khép lại bài chia sẻ này, xin được mượn lời của bài hát “Cầu xin Thánh Gia” để cầu chúc cho tất cả những ai sống trong đời sống gia đình. Chúc cho: người Cha hết sức yêu mến tận tình, biết nêu gương sáng chốn gia đình. Dù bao phong trần lòng được luôn sướng vui, vững tay đưa thuyền qua sóng đời. Chúc cho: người thân mẫu giữ hạnh phúc gia đình, sống vui trong chí hướng trung thành. Nhiệt tâm giáo dục đoàn trẻ thơ dấu yêu, lớn lên trong tình yêu Chúa nhiều. Và chúc cho: đoàn con cái biết thảo kính vâng lời, biết noi gương mến Chúa, yêu người. Hồn luôn giữ gìn được màu hoa Thánh ân, xứng nên ngôi đền Chúa Thánh Thần. Amen.
CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT- B
NHÌN NGẮM GIA ĐÌNH CHÚA GIÊSU– Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Bài Tin Mừng hôm nay mời chúng ta nhìn ngắm một gia đình rất đặc biệt với ba nhân vật độc đáo: Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giê-su.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn ngắm hài nhi Giê-su.
Đây là nhân vật bé nhỏ nhất trong gia đình nầy và cũng là nhân vật quan trọng nhất. Ngài là một huyền nhiệm vượt quá trí tưởng tượng của loài người.
Có ai ngờ một Đấng tạo dựng nên muôn loài muôn vật trong vũ trụ vô biên nầy lại chấp nhận hóa thành một bào thai nhỏ bé nằm trong lòng mẹ suốt chín tháng mười ngày và được sinh ra bởi một người mẹ trần gian là một thiếu nữ miền quê không được mấy người biết đến.
Có ai ngờ một Đấng vô cùng giàu sang, là chủ nhân của tất cả mọi kho báu trên toàn thế giới và trong cả vũ trụ càn khôn, giờ đây lại trở thành một trẻ thơ nghèo hèn, không có một mái nhà, không giường chiếu và không cả một chiếc nôi cỏn con… đến nỗi phải nằm run rẩy trong máng súc vật lót rơm, giữa một chuồng bò tứ bề trống trải chơ vơ giữa không gian vắng lặng.
Có ai ngờ Đấng nuôi dưỡng chim trời cá nước, ban phát lương thực cho tất cả người thế hưởng dùng lại cậy nhờ đến từng giọt sữa của người mẹ trần gian để được tăng trọng và lớn lên thành người.
Có ai ngờ một Đấng vốn là Thiên Chúa Ngôi Hai đồng quyền năng phép tắc như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, có sức mạnh lay chuyển cả vũ trụ càn khôn, có quyền năng dập tắt bão tố… lại trở thành một trẻ thơ nhỏ nhoi, yếu đuối, thân mình bầm tím vì giá lạnh đêm đông, phải cậy nhờ đến sự ấp ủ của người mẹ trần gian để sống, phải cậy trông vào sự che chở của người cha nuôi vốn là một anh thợ nghèo miền quê, mới có thể lánh thoát lưỡi gươm oan nghiệt của bạo chúa Hê-rô-đê.
Ngoài ra, khi có một vị vua, một tổng thống hay thủ tướng một đất nước nào đó trong vai khách mời đến thăm chính thức quốc gia sở tại, thì những vị vua hay những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Chính Phủ sẽ trải thảm đỏ và ra tận sân bay để tiếp đón cách trọng thị, thì tại Bê-lem năm xưa, khi Chúa Tể trời đất đặt chân đến viếng thăm địa cầu và thăm viếng nhân loại, thì chỉ có những người chăn chiên nghèo khổ đến tiếp đón Ngài mà thôi.
Tiếp theo, chúng ta hãy nhìn ngắm nhân vật thứ hai trong gia đình nầy là Mẹ Maria.
Khi một người mẹ chuyển dạ sinh con, tối thiểu phải liệu cho bà một căn phòng kín đáo, thế mà khi chuyển dạ, Mẹ Maria chẳng tìm đâu được một căn buồng, mà phải nương thân nơi chuồng súc vật trống trải giữa cánh đồng hoang vu.
Nếu cùng cực lắm, không kiếm cho sản phụ một căn phòng kín đáo, ít nhất phải kiếm cho bà một chiếc giường, một tấm nệm hay tấm chiếu cho bà sinh con; đằng nầy, khi sinh con, Mẹ Maria không có giường êm, không nệm ấm, không được cả một manh chiếu đơn sơ, mà phải hạ sinh con ngay trên lớp rơm mỏng giữa chuồng bò!
Bao giờ sản phụ sinh con cũng có cô đỡ bên cạnh, để giúp sản phụ vượt cạn đầy khó khăn và cứu giúp bà thoát khỏi những nguy hiểm khó lường; đằng nầy, khi Mẹ Maria sinh con, chỉ có người bạn đời là thánh Giuse bên cạnh, mà người đàn ông thì chẳng biết phải xoay xở thế nào trong những trường hợp khó khăn như thế.
Còn nhân vật thứ ba là thánh Giuse.
Chắc chắn vào lúc bấy giờ, tâm hồn ngài đầy lo âu, buồn phiền và bối rối.
Lo âu vì thấy người bạn đời đang lúc chuyển dạ sinh con lại phải miệt mài gõ hết cửa nầy đến cửa khác ở các quán trọ ở Bê-lêm, mà không được một ai thương xót đoái hoài, nhường cho một chỗ trọ qua đêm.
Lo âu buồn phiền vì cuối cùng, đành phải đưa Mẹ Maria ra ngoài đồng vắng, dắt người bạn đời sắp vượt cạn vào một chuồng súc vật bẩn thỉu tanh hôi! Ngài cố tìm một tấm ván hay một vật gì đó tạm thay giường nằm cho Mẹ Maria cũng không có, thôi thì quơ đại ít rơm rạ vương vãi chung quanh để lót thành một ổ rơm nho nhỏ cho sản phụ có chỗ nằm.
Càng bối rối hơn khi đến giờ phút Mẹ Maria sinh con. Tìm đâu ra một cô đỡ trong nơi hoang vắng nầy! Biết làm thế nào trợ giúp một sản phụ đang sinh con! Mền không, chiếu cũng không. Thôi thì lót tạm ít rơm vào trong máng súc vật cho Hài Nhi mới sinh có một chỗ nằm thay nôi.
Ôi thôi! Càng ngắm, càng suy, càng thấy gia đình nầy thật là bi đát, cùng cực. Không ai trong chúng ta bị lâm vào hoàn cảnh đáng thương như thế.
Vì yêu thương nhân loại lỗi lầm, Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ bỏ ngai trời xuống thế, chấp nhận sinh ra trong cảnh nghèo hèn cùng cực, hạ mình xuống tận đáy cuộc đời để chia sẻ cảnh lầm than khốn khổ của kiếp người. Qua sự việc nầy, Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Hỡi những ai nghèo thiếu cùng cực trên thế gian, hãy vững lòng, hãy đứng vững và đừng tuyệt vọng vì có Ta đến chia sẻ sự túng cực của các con, cùng đồng hành với các con qua mọi gian lao của cuộc sống.
Và hỡi những gia đình đang lâm cơn quẫn bách nghèo túng, đừng lo âu sợ hãi, đừng xấu hổ vì gia cảnh nghèo túng của mình, vì gia đình của Ta hôm xưa còn lâm cảnh nghèo hèn khốn khổ hơn gia đình các con. Ta luôn ở cùng các con để che chở bảo vệ các con cho đến mãn đời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam