Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 147
Tổng truy cập: 1350200
Hiệp Thông trong tình yêu
HIỆP THÔNG TRONG TÌNH YÊU
Ga 15, 1-8
Chúa Giêsu thì không được gắn cho danh hiệu là nhà thơ, nhà văn, nhưng chúng ta có thể gọi Ngài như là một nhà văn, nhà thơ. Bởi vì Ngài sử dụng ngôn ngữ thiên nhiên rất là nhuần nhuyễn, Ngài mượn những hình ảnh rất bình thường của đời sống thiên nhiên để diễn tả những chân lý thật thâm sâu trong cuộc sống con người. Chẳng hạn như hôm nay: Thầy là cây nho, anh em là cành – rất đơn sơ, rất gần gủi. Thế nhưng, hình tượng rất đơn sơ của thiên nhiên ấy nó lại có khả năng diễn tả một chiều sâu của đời sống tâm linh. Và chiều sâu tâm linh đó là cốt lõi của đạo Công giáo chúng ta.
Đạo Công giáo không phải chỉ là một hệ tư tưởng, cho dẫu hệ tư tưởng đó có lôgíc đến đâu, hấp dẫn đến đâu. Đạo Công giáo không phải là một bộ luật luân lý, cho dẫu bộ luật ấy có đầy đủ và tốt đẹp đến đâu. Đạo Công giáo lại càng không phải là những nghi thức ở bên ngoài, nhưng đạo Công giáo là một con người, một con người có tên gọi là Giêsu. Và trở thành Kitô hữu là để cho mình trở thành hiệp thông gắn bó với con người Giêsu ấy đến độ như cành liền với cây.
Các Tông đồ ngày xưa đã sống với cảm nghiệm đó. Các Tông đồ không hề học về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, không hề học về mầu nhiệm Chúa Giêsu có hai bản tính và một ngôi vị. Nhưng mà căn bản là các ông gặp gỡ Chúa Giêsu, để khi gặp gỡ Chúa Giêsu rồi thì Chúa Giêsu mở ra cho các ông tất cả những chân lý của cuộc sống. Ngày hôm nay, chúng ta sống trong đạo Công giáo, thì bình thường rất dễ tạo cho mình quan niệm là mình phải học một số chân lý phải tin, phải học một số lề luật phải giữ, mà đang khi đó mình quên mất cốt lõi của đạo là hiệp thông Chúa Giêsu.
Thành thử ra, cái hình tượng rất đơn sơ: Thầy là cây nho, anh em là cành – lại có thể diễn tả về điều gì cốt lõi của đạo đó là sự hiệp thông gắn bó với con người được gọi tên là Giêsu. Nhưng cái gì có thể làm cho mỗi chúng ta gắn bó với con người đó. Nếu bây giờ ta lấy một cành để tháp vào cây thì cũng dễ thôi. Nhưng khi bước sang bình diện nhân văn, bình diện của con người, cái gì có thể làm cho một con người gắn bó với một con người? Tôi nghĩ rằng có lẽ chỉ có kinh nghiệm về tình yêu mới giúp cho chúng ta hiểu được phần nào. Chỉ có tình yêu mới có thể làm cho một con người gắn bó hiệp thông và thuộc về người khác. Khi người ta yêu nhau thì người ta khao khát được hiệp thông nên một với nhau, hiệp thông trong thân xác, trong tình cảm, trong tâm tư, trong ý hướng. Thành thử ra, để đi vào mối hiệp thông với Chúa Giêsu như cành gắn liền với cây chỉ có tình yêu thôi. Thế nhưng, điều khó khăn, làm thế nào để có được tình yêu đó?
Nếu kinh nghiệm tình yêu nhân loại giúp cho chúng ta hiểu được phần nào kinh nghiệm về sự hiệp thông với Chúa Giêsu, thì kinh nghiệm về tình yêu ấy có thể mở lối cho chúng ta một vài nẻo đường hiểu biết. Đọc sách báo, tôi thấy người ta nói đến tình yêu của các bạn trẻ thanh niên nam nữ, có thể nó đi qua hai con đường. Một con đường rất bất ngờ, đột xuất. Trong bao nhiêu người gặp gỡ, nhưng chỉ có một người nào đó mới gặp lần đầu thì đã tối tăm mặt mũi, ăn không ngon, ngủ không yên, người ta gọi là tiếng sét ái tình. Nhưng lại có một con đường khác, không phải bất ngờ, nhưng nó từ từ, tiệm tiến, gặp gỡ rồi cảm nhận mỗi ngày một sâu hơn cái tư cách của con người đó, sự hiểu biết phong phú của họ, tâm hồn cao đẹp của họ, dần dần sự cảm phục nó trở thành tình yêu lúc nào không biết.
Tôi nghĩ rằng trong đời sống đức tin, trong nẻo đường yêu thương đến với Chúa Giêsu cũng thế thôi. Có những người bị tình yêu Chúa Giêsu chiếm đoạt như một tiếng sét, cụ thể nhất là Phaolô, từ một kẻ thù của Chúa Giêsu mà chỉ trong nháy mắt trở thành một người say mê Chúa Giêsu đến độ “Đối với tôi sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi”. Và đồng thời, bên cạnh con đường của Phaolô còn có một con đường của các Tông đồ khác, không bất ngờ, nhưng tiệm tiến, từ chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu, rồi cảm mến Ngài, thán phục về những lời lẽ rao giảng của Ngài, cũng như những hành động và cách sống của Ngài, đến mức độ xác tín rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa và gắn bó với Ngài đến độ có thể nói được rằng: “Bỏ Thầy thì con biết theo ai, bởi vì chỉ có Thầy mới đem lại sự sống đời đời”.
Tôi nghĩ rằng con đường của các Tông đồ nói chung cũng là con đường của mỗi chúng ta. Chúng ta không được Chúa Giêsu chiếm đoạt theo con đường tiếng sét, nhưng chúng ta có thể đi vào mối yêu thương với Chúa Giêsu bằng con đường tiệm tiến, bằng cách tiếp cận với Lời của Ngài. Ngày hôm nay, chúng ta không có một Chúa Giêsu hữu hình như các Tông đồ ngày xưa để mà chứng kiến. Thế nhưng, mình cũng có Lời của Ngài, và tiếp cận với Lời của Ngài hằng ngày để dần dần khám phá vẽ đẹp của Lời ấy, dần dần khám phá ra Lời ấy trường tồn vĩnh cữu, trong khi biết bao hệ tư tưởng của nhân loại nó tàn úa và chết đi. Từ chỗ khám phá đó làm cho mình yêu mến Chúa Giêsu hơn, gần gũi Chúa Giêsu hơn, để tâm tư của Ngài thấm nhập vào mình nhiều hơn đến mức độ như Phaolô nói: “Mang trong lòng mình những tâm tư như đã có trong Chúa Giêsu Kitô”.
Một hình tượng rất đơn sơ của cây nho và cành nho lại nhắc nhớ chúng ta về điều cốt lõi của đạo Công giáo là mối hiệp thông gắn bó với Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta tin. Và đồng thời, nhắc nhớ mình về con đường tiếp cận yêu thương ấy, con đường tiếp cận với Lời Chúa, mà có lẽ cụ thể nhất, tốt nhất là Lời Chúa trong Thánh Lễ, bởi vì Lời ấy gắn liền với Mình Máu Thánh Chúa mà chúng ta rước lấy để tạo một sự hiệp thông sâu sắc nhất. Ước gì sự hiệp thông của chung ta với Chúa Giêsu trong Thánh Lễ cũng được thể hiện trong cách sống hằng ngày của chúng ta. Amen
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam