Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 62
Tổng truy cập: 1349787
HÒA NHẬP VỚI ĐỜI
HÒA NHẬP VỚI ĐỜI
Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Ngày nay ai cũng công nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là con người bình dị. Bình dị trong cách sống đến mức độ có thể cúi xuống hôn người cùi hủi, cúi xuống hôn đôi chân bụi đời của những trẻ em phạm pháp . . . Ngài đã đi vào lòng người không phải bằng những giáo thuyết cao sâu mà bằng một lối sống giản dị nhưng đầy lòng cảm thông, chia sẻ với mọi phận người cùng khốn.
Có thể nói lối sống bình dị thân mật là cách tiếp cận người khác tốt nhất. Đôi khi chỉ cần một cái bắt tay, một ánh mắt nhìn, một lời hỏi thăm có thể khiến hai người xa lạ xích lại gần nhau. Trước một người luôn trầm tư, nghiêm nghị, ta cảm thấy ngại ngùng, nhưng trước một con người luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui với mọi người, luôn chan hòa tình người sẽ tạo ra bầu không khí chan hoà vui tươi.
Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi chúng ta phá bỏ đi những vỏ bọc của thành kiến, của cái tôi cao ngạo để sống hòa hợp với mọi người. Cuộc sống sẽ không còn cô đơn buồn tủi khi mỗi người biết cúi xuống để quan tâm chia sẻ với nhau.
Đây là cách bước vào đời mà Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta. Ngài đến trần gian trong khiêm tốn nơi hang đá bò lừa Belem. Ngài sinh ra trong một gia đình thợ nghèo miền Nagiaret. Ngài còn hòa nhập vào đám đông tội nhân để cúi mình lãnh nhận phép rửa tại sông Giordan. Chính sự khiêm tốn, giản dị hòa nhập ấy mà từ trời cao đã vọng lên tiếng Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu”.
Trong suốt 3 năm rao giảng Tin mừng Ngài luôn chan hòa tình yêu với những mảnh đời bất hạnh khổ đau. Mọi phận người khổ đau đều được Ngài xoa dịu chữa lành. Ngài đã phục hồi cho người mù được thấy, người điếc được nghe, người câm nói được và người què được nhảy nhót như nai. Nhờ sự gần gũi ân cần mà Ngài đã cảm hóa được biết bao người tội lỗi được ăn năn trở lại như Lê-Vi, như Madalena . . .
Năm nay với chủ đề Loan Báo Lòng Thương Xót, Giáo hội như mời gọi chúng ta tin tưởng phó thác nơi Lòng Thương Xót Chúa. Hãy để ân sủng Chúa bao trùm trên cuộc đời chúng ta. Hãy để Lòng thương xót Chúa chữa lành hồn xác chúng ta. Hãy tín thác vào lòng thương xót Chúa. Chúa Giê-su vẫn đang đi vào lòng người không phải để kết án mà để phủ lấp tình thương và ân sủng Chúa trên cuộc đời chúng ta. Chính Chúa đã bước xuống dòng sông Giordan để thanh tẩy dòng nước, và hôm nay Ngài cũng đang bước xuống dòng đời này để thánh hóa chúng ta bằng ân sủng của lòng Thương Xót Chúa.
Xin cho chúng ta biết tin tưởng vào lòng Thương Xót Chúa mà chạy đến với Ngài trong những khó khăn cuộc đời. Ước gì chúng ta luôn tìm được sức mạnh của sự đỡ nâng từ Lòng Thương Xót Chúa để được bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Amen.
21.Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
(Suy niệm của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng)
Tin mừng Lc 3:15-16.21-22: Thánh Luca dẫn chúng ta đến với sông Giođan nơi Gioan Tẩy Giả thực thi sứ mạng của ông, loan báo về Đấng Messia sắp đến. Cũng tại đây Đức Giêsu Kitô xuất hiện để lãnh nhận phép rửa.
Đức Giêsu tiến đến với Gioan Tẩy Giả, người họ hàng của mình để chịu phép rửa sám hối. Ngài là Đấng 'Vô Tội', tại sao lại yêu cầu thanh tẩy tội lỗi như những người tọi nhân khác? Điều này chứng tỏ một mạc khải quan trọng về Đức Kitô, Ngài là Con Chí Ái của Thiên Chúa Cha. Ngài là 'Người Tôi tớ vâng phục' mà các Tiên Tri đã loan báo. Sự Vâng phục của Ngài là sự vâng phục của tình yêu cho đến nỗi vui lòng chấp nhận chết trên thập gía để thiết lập phép rửa bằng máu của Ngài hoàn tất và thánh hiến phép rửa bằng nước.
I. Tìm Hiểu Lời Chúa: Lc 3, 15-22
Phép Rửa của Đức Giêsu
Thánh Luca dẫn chúng ta đến với sông Giođan nơi Gioan Tẩy Giả thực thi sứ mạng của ông, loan báo về Đấng Messia sắp đến. Cũng tại đây Đức Giêsu Kitô xuất hiện để lãnh nhận phép rửa.
Bị lôi cuốn bởi lối sống hãm mình, bị kinh ngạc và bị quyến rũ bởi lời nói đầy nhiệt huyết của Gioan, người Do Thái tuôn đến và tự hỏi ông có phải là Đấng Messia không. Ông phủ nhận điều đó.
Đấng Messia đích thực đến nơi con người Đức Giêsu Nagiarét. Phép rửa của Ngài biểu lộ một mạc khải lớn lao về màu nhiệm Ba Ngôi: Đậu xuống trên đầu Ngài một con chim bồ câu, biểu tượng của Chúa Thánh Thần, ngay khi đó tiếng Chúa Cha mạc khải về Ngài: Con Yêu Dấu của Chúa Cha. Đây chính là điểm Luca muốn nhấn mạnh và mỗi người cần suy gẫm. Bước đầu tiên trong đời hoạt động công khai của Đức Giêsu trở thành việc thánh hiến Ngài nên Đấng Thiên Sai một cách long trọng.
Khung cảnh này cho phép tái hiện lại chuyện đã sảy ra với phép rửa riêng của mỗi người chúng ta: Ba Ngôi đã cư ngụ nơi chúng ta, hay đúng hơn, Ba Ngôi đã dẫn đưa chúng ta vào cung lòng của Người; như thế, chúng ta đã hoàn toàn trở nên con cái trong gia đình Thiên Chúa. Thật tuyệt vời biết bao.
II. Gợi Ý Suy Niệm
1. Từ Phép Rửa sám hối của Gioan Tẩy Giả đến Bí Tích Thanh Tẩy: Gioan kêu gọi người ta ăn năn sám hối để chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Thế sắp xuất hiện. Để biểu thị lòng sám hối ăn năn ông đã làm phép rửa cho các hối nhân, đây là điều mà truớc ông không có ai thực hiện và ngay cả trong lề luật phụng tự Do Thái giáo cũng không có nghi thức thanh tẩy có thừa tác viên mà chỉ có nghi thức tự hối nhân thanh tẩy. Tuy thế, nhưng phép rửa của Gioan hoàn toàn không có hiệu năng tha tội mà chỉ là một dấu chỉ của lòng sám hối. Họ sám hối để chuẩn bị lãnh nhân ơn tha thứ của Đức Kitô mang lại. Chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa. Chỉ có phép rửa của Đức Kitô mới có hiệu năng tha tội. Khác với anh em Do Thái ngày xưa, ngày nay chúng ta đã có bí tích Thánh Tẩy của Đức Giêsu Kitô, một bí tích mang lại hiệu năng tha tội. Cao hơn nữa bi tích này còn đưa chúng ta vào trong mối tình hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa: Ngài là Cha còn chúng ta là con cái của Ngài, được đồng thừa tự với Đức Giêsu Kitô, Con Một Chí Ái của Chúa Cha. Như khi xưa Đức Giêsu chịu phép rửa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đã mạc khải Người là Con Chí Ái, đã xức dầu tấn phong Người là Đấng Thiên Sai, ngày nay qua bí tích Thanh Tẩy trong Đức Giêsu Kitô, mỗi Kitô hữu cũng được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần chứng thực trước mặt mọi người là Con Chí Ái của Thiên Chúa. Quả là một ơn trọng đại không thể diễn tả nổi. Từ phép rửa biểu thị lòng sám hối của Gioan Tẩy Giả, con người đã được đưa lên rất cao đến tận cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ phép rửa của Đức Giêsu Kitô. Sống bí tích Thanh Tẩy đòi hỏi mỗi Kitô hữu không chỉ đơn giản với tâm tình sám hối mà còn phải đi xa hơn nữa sống tâm tình, thái độ của một người con hiếu thảo của Thiên Chúa.
2. Từ hình ảnh Đức Giêsu chịu phép rửa đến việc canh tân đời sống Kitô hữu: Đức Giêsu Kitô là Đấng "Vô Tội" thế mà Người lại chấp nhận tự hạ hòa mình vào dòng người tội lỗi đến lãnh nhận phép rửa sám hối của Gioan. Điều này thật khó tưởng tưởng và khó hiểu cũng như Người là vị Thẩm Phám Tối cao lại chấp nhận hạ mình như một tội nhân chịu để Philatô kết án tử hình thập giá. Những việc này minh chứng rằng con đường mà Chúa Cha vạch sẵn và Đức Giêsu Kitô vui lòng đón nhận vì tình yêu là con đường tự hạ. Tự hạ để nâng con người lên, tự hạ để mang vinh quang sự sống cho con người. Cả cuộc đời dương gian của Đức Giêsu Kitô có thể gồm tóm trong màu nhiệm tự hạ: hạ mình làm người bé mọn nơi Bêlem, tầm thường như bao người trên dòng sông Gioađan, tủi nhục trên thập giá đồi Canvê. Thế nhưng, qua sự tự hạ ấy Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban cho Người danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Đối với mỗi Kitô hữu chúng ta đây là một giáo uấn về chính bản chất của Đức Giêsu Kitô và cũng là bản chất của mỗi người. Kitô hữu nào cũng phải sống màu nhiệm tự hạ. Tự hạ để canh tân đời sống, tự hạ để nên giống Đức Giêsu Kitô và tự hạ để mang lại vinh quanh và hạnh phúc cho tha nhân. Phải chấp nhận một cuộc sống tầm thường hiện nay để biến nó thành đời sống tự hạ theo gương Đức Giêsu để rồi sẽ đạt tơi sự vĩ đại nơi Thiên Chúa.
3. Từ dòng người sám hối bên sông Giođan đến dòng đời hôm nay: Dòng người sám hối bên sông Giođan biểu lộ một khát khao sống tốt lành thánh thiện, biểu lộ một khát khao mong chờ Đâng Cứu Thế. Trong dòng người ấy. Đức Giêsu Kitô đã xuất hiện dồng hành với họ, để rồi khi chìm sâu trong dòng sông, Người đã tẩy rửa mọi tội lỗi nhân loại. Ngày nay vẫn thấy những dòng người hối hả giữa đời thường, vẫn có những dòng đời khát khao tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa; vẫn có những dòng người tuân đổ khao khát vươn lên một đỉnh cao mới của sự hoàn thiện. Và cũng không hiếm những dòng người đổ xô vào sự cuốn hút của đam mê dục vọng tội lỗi, của tệ nạn, của danh lợi trân thế. Giữa những dòng đời ấy chắn chắn cũng có Đức Giêsu Kitô xuất hiện để vực dậy những mảnh đời đau khổ, để cứu vớt những mảnh đời sa ngã và để biểu lộ vinh quang và tình yêu của Thiên Chúa. Người hiện diện qua những anh chị em Kitô hữu ngày nay. Mỗi Kitô hữu sẽ là những hiện thân của Đức Giêsu Kitô giữa dòng đời này. Mỗi người hãy tự hỏi đã sống và hiện diện như thế nào giữa dòng đời hôm nay để mang ánh sáng Tin mừng, tình yêu Thiên Chúa cho mọi người?
III. Lời Cầu Chung
* Lời Mở: Anh chị em thân mến, Đức Giêsu Kitô đã tự hạ làm người, hòa mình vào dòng người tội lỗi để tha thứ, để nâng con nguời đứng dậy. Trong niềm tôn kinh tạ ơn chúng ta cùng dâng lời nguyện xin lên Thiên Chúa.
1. Giáo Hội được Đức Giêsu thiết lập làm nơi cưu mang và đón nhận các tội nhân và ban ơn tha thứ cho họ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho mọi thành phần trong Giáo Hội nhất là các vị chủ chăn luôn có tấm lòng quảng đại vị tha hết lòng chăm sóc mọi người.
2. Đức Giêsu đã đến làm người hiện diện giữa thế gian để ban ơn cứu độ. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia luôn biết đồng hành cùng dân, gần gũi với dân và biết lắng nghe những nguyện vọng, khát khao của dân nước để phục vụ và đưa đất nước mỗi ngày một tiến bộ văn minh và thịnh vượng.
3. Mỗi Kitô hữu qua bí tích Thanh tẩy đều Chúa mời gọi vào sứ vụ Thiên Sai của Đức Kitô. Chúng ta cùng cầu nguyện mỗi người ttrong cộng đoàn chúng ta luôn sống đúng với phẩm giá làm người Con Chúa do bí tích Thánh Tẩy mang lại. Đặc biệt trong năm thánh Giáo Hôi Việt nam, xin cho mọi tín hữu chúng ta luôn biết sống dấn thân, hoà mình, đồng hành cùng với nhịp sống của quê hương đất nước để thắp sáng ánh sáng Tin Mừng cho dân tộc Việt Nam thân yêu.
* Kết Nguyện: Lạy Thiên Chúa là Đấng nhân lành, Chúa đã muốn chúng con trong tình yêu vô biên của Chúa được đi vào gia đình của Chúa, được trở nên Con Chúa, là anh em với Đức Kitô. Xin ban cho chúng con ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để mỗi người trong đời sống của mình luôn biết canh tân theo Tin mừng. Chúa là Đấng hiển trị muôn đời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam