Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 32
Tổng truy cập: 1353366
Hoan Hô Con Vua Đavít
Hoan Hô Con Vua Đavít
Hoan hô Thái Tử nhà Đavít. Chúc tụng Vua Israel. Đấng ngự đến nhân Danh Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Mt 21,9
Đó là những lời chúc tụng, ca vang, ngợi khen Đức Vua Kitô khi Ngài tiến vào thành Jêruslaem. Dân chúng không được báo trước, chuẩn bị đón chào vị vua họ ngày nhớ, đêm mong có ngày được gặp. Hôm nay đây tình cờ trên đường đi, gặp Ngài, dù thiếu chuẩn bị nhưng không thiếu niềm vui. Không biết lấy gì đón chào vị cứu tinh. Họ nghĩ ra sáng kiến, cởi áo choàng trải đường, tay cầm cành lá mới bẻ bên đường làm cờ phất phới đón chào, nhảy múa điệu chân chim, miệng ca hát, reo hò, vui mừng, đón chào Đấng Cứu Thế.
Ghen tức
Dân chúng ca tụng Đức Chúa trong khi những kẻ chống đối Ngài lại bực dọc, giận dữ, ngăn cấm họ ca hát, nhảy múa.
Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Bình an trên trời cao, vinh quang trên các tầng trời.Luca c.38
Những câu này tạo nên sự ghen tức, bực dọc của các người lãnh đạo đương thời. Họ ra lệnh ngăn cấm dân chúng. Cho họ là những kẻ thất học, mất dậy. Đức Kitô lên tiếng
Tôi bảo thật các ông, họ mà làm thinh, sỏi đá bên đường sẽ reo hò. c.40
Uy phong Đức Chúa
Đức Kitô Vua dân Do Thái tiến vào thành Jêrusalem với một phong thái khác thường. Ngài không tiến vào thành với tiếng kèn, tiếng trống. Ngài không cưỡi chiến mã, cũng không có quân binh và các tướng lãnh, tiền hô, hậu ủng. Ngài vào thành một cách âm thầm, không kèn, không trống, cưỡi trên lưng con lừa nhỏ bé mượn của dân làng.
Cùng tiến vào thành thánh với Ngài vỏn vẹn có 12 tông đồ, không gậy gộc, giáo mác. Có lẽ hàng ngũ cũng không thứ tự, kẻ trước người sau, lẽo đẽo bước theo Thầy. Quang cảnh đơn hèn thế không có uy nghi, sức mạnh của một quân vương. Đức Kitô không muốn thế. Ngài không muốn tách rời ra khỏi con dân Ngài yêu quí. Một Đấng Minh Quân không cai trị dân bằng roi sắt, sức mạnh nhưng dùng tình thương, dùng thứ tha để hoán cải. Ngài hoà đồng với đại chúng. Họ ca mừng, đón chào với tất cả tâm tình, tự nguyện, bộc phát, của những lòng thành, mộ mến, kính tin. Sức mạnh nào ngăn cản được nếu đám người tầm thường bé nhỏ kia bị cấm reo vui thì sỏi đá là vật vô tri, vô giác sẽ lên tiếng. Ai dịch được ý nghĩa tiếng thông reo bên rừng. Ai giải thích nổi tiếng suối reo sau cơn mưa lũ. Tiếng rì rào của gió biển vô nghĩa hay tiếng chúng ngày này qua năm nọ ca tụng Đấng dựng nên chúng.
Được ca tụng Đức Chúa là một ân huệ. Ngài không cần tiếng con người ca ngợi bởi vì lời ca ngợi không sinh ích gì cho Chúa.
Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời
Kinh tiền tụng chung số IV
Vua muôn dân
Đức Kitô vào thành thánh không có lính tráng, quân canh nhưng có đám đông dân chúng tụ họp quanh Ngài, reo vang. Điều này cho thấy Ngài không là vua riêng cho một nhóm người, một dân, một nước. Ngài là vua vũ trụ, vua của đám đông. Vua của toàn thể nhân loại, bất kì ai thành tâm đều là con dân của Ngài như thánh vịnh 23 diễn tả
Ai được ở trong đền thánh của người
Đó là kẻ tay sạch, lòng thanh,
Chẳng mê theo ngẫu tượng,
Không thề gian, thề dối……..
Đức Vua vinh hiển đó là Chúa tể càn khôn.
Tạm bợ
Đức Kitô biết tất cả những lời chúc tụng, tung hô trước Phục Sinh chỉ là tạm bợ, chóng qua, mau hết. Điều rõ ràng chúng ta nhận thấy ngay trong những lời tung hô của đám đông có pha lẫn lời dị nghị, phàn nàn. Gieo mầm chống đối đến từ nhóm lãnh đạo, nhóm cầm quyền cai trị trong tay. Chính kẻ cầm quyền châm mồi lửa, ngấm ngầm quạt cho nó bùng lên thành phong trào chống đối dẫn đến cái chết tàn bạo, khốc liệt mà Đức Kitô sắp gánh chịu. Nhóm lãnh đạo khơi mào chống đối rồi cũng chính họ ngồi toà xét xử. Kết quả phiên toà được định trước. Mọi tranh biện, tra hỏi chỉ là hình thức, giả dối.
Đức Kitô biết rõ mọi sự trên trần thế chỉ là tạm bợ. Con đường nào đi mãi cũng phải hết, kể cả đường khổ giá. Tiếng hoan ca nào cũng tàn, tràng pháo tay nào cũng nhỏ dần, tắt ngúm khi cánh tay mỏi, bàn tay rát. Vinh quang trần thế cũng vậy, bùng lên rồi tàn lụi. Mọi vinh quang trước Phục Sinh đều là tạm bợ, chóng qua, mau tàn.
Vinh quang thực sự Đức Kitô nhận từ Chúa Cha. Vinh quang mà Ngài nhận không phải bằng tiếng hoan ca của đám đông, không phải tràng pháo tay, hay điệu múa, câu hò. Vinh quang Đức Kitô giành được nhờ chiến thắng tử thần, đè bẹp tội lỗi, sống lại từ cõi chết. Nói cách khác vinh quang sau Phục Sinh là vinh quang được chính Chúa Cha ban cho. Chính vinh quang này mới thực sự là vinh quang trường cửu. Vinh quang chiến thắng sự chết. Sự chết bị tháo lui nên vinh quang đó không bao giờ chết.
Hoan hô Thái Tử nhà Đavít. Chúc tụng Vua Israel. Đấng ngự đến nhân Danh Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Mt 21,9
Ghen tức
Dân chúng ca tụng Đức Chúa trong khi những kẻ chống đối Ngài lại bực dọc, giận dữ, ngăn cấm họ ca hát, nhảy múa.
Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Bình an trên trời cao, vinh quang trên các tầng trời.Luca c.38
Những câu này tạo nên sự ghen tức, bực dọc của các người lãnh đạo đương thời. Họ ra lệnh ngăn cấm dân chúng. Cho họ là những kẻ thất học, mất dậy. Đức Kitô lên tiếng
Tôi bảo thật các ông, họ mà làm thinh, sỏi đá bên đường sẽ reo hò. c.40
Uy phong Đức Chúa
Đức Kitô Vua dân Do Thái tiến vào thành Jêrusalem với một phong thái khác thường. Ngài không tiến vào thành với tiếng kèn, tiếng trống. Ngài không cưỡi chiến mã, cũng không có quân binh và các tướng lãnh, tiền hô, hậu ủng. Ngài vào thành một cách âm thầm, không kèn, không trống, cưỡi trên lưng con lừa nhỏ bé mượn của dân làng.
Được ca tụng Đức Chúa là một ân huệ. Ngài không cần tiếng con người ca ngợi bởi vì lời ca ngợi không sinh ích gì cho Chúa.
Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời
Kinh tiền tụng chung số IV
Vua muôn dân
Đức Kitô vào thành thánh không có lính tráng, quân canh nhưng có đám đông dân chúng tụ họp quanh Ngài, reo vang. Điều này cho thấy Ngài không là vua riêng cho một nhóm người, một dân, một nước. Ngài là vua vũ trụ, vua của đám đông. Vua của toàn thể nhân loại, bất kì ai thành tâm đều là con dân của Ngài như thánh vịnh 23 diễn tả
Ai được ở trong đền thánh của người
Đó là kẻ tay sạch, lòng thanh,
Chẳng mê theo ngẫu tượng,
Không thề gian, thề dối……..
Đức Vua vinh hiển đó là Chúa tể càn khôn.
Tạm bợ
Đức Kitô biết tất cả những lời chúc tụng, tung hô trước Phục Sinh chỉ là tạm bợ, chóng qua, mau hết. Điều rõ ràng chúng ta nhận thấy ngay trong những lời tung hô của đám đông có pha lẫn lời dị nghị, phàn nàn. Gieo mầm chống đối đến từ nhóm lãnh đạo, nhóm cầm quyền cai trị trong tay. Chính kẻ cầm quyền châm mồi lửa, ngấm ngầm quạt cho nó bùng lên thành phong trào chống đối dẫn đến cái chết tàn bạo, khốc liệt mà Đức Kitô sắp gánh chịu. Nhóm lãnh đạo khơi mào chống đối rồi cũng chính họ ngồi toà xét xử. Kết quả phiên toà được định trước. Mọi tranh biện, tra hỏi chỉ là hình thức, giả dối.
Vinh quang thực sự Đức Kitô nhận từ Chúa Cha. Vinh quang mà Ngài nhận không phải bằng tiếng hoan ca của đám đông, không phải tràng pháo tay, hay điệu múa, câu hò. Vinh quang Đức Kitô giành được nhờ chiến thắng tử thần, đè bẹp tội lỗi, sống lại từ cõi chết. Nói cách khác vinh quang sau Phục Sinh là vinh quang được chính Chúa Cha ban cho. Chính vinh quang này mới thực sự là vinh quang trường cửu. Vinh quang chiến thắng sự chết. Sự chết bị tháo lui nên vinh quang đó không bao giờ chết.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam