Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1356266
Khao Khát Chân Thật Dẫn Đến Nước Có Sự Sống Đời Đời
Khao Khát Chân Thật Dẫn Đến Nước Có Sự Sống Đời Đời
Christopher West, một trong những người làm phổ biến Thần Học của Thân Xác của ĐGH Gioan Phaolô II, thích nhấn mạnh về mục đích của cuộc sống con người như đã được đóng ấn trên thân xác của con người khi Thiên Chúa tạo dựng nên họ, nam và nữ, trong hình ảnh của Thiên Chúa. Về đoạn Kinh Thánh này, Christopher West nhận ra con số của người chồng mà người phụ nữ Samari đã có. Bà đã có năm người chồng; người bà đang ở là người thứ sáu. Trong Kinh Thánh, số sáu thường là con số biểu tượng cho sự thiếu hoàn hảo, hoặc sự lao động vất vả của con người so sánh với sự nghỉ ngơi của Chúa. Người phụ nữ Samari đã có rất nhiều quan hệ để tìm cách lắp đầy những lổ hổng của trái tim. Nhưng tất cả chỉ dẫn đến con số sáu của sự thiếu thốn đến nỗi bà đã phải đi múc nước trong lúc trời nắng gắt để tránh tất cả mọi người khác.
“Đức Kitô thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền.” (Ephêsô 5,26-27)
Nơi giếng của ông Giacóp, người phụ nữ Samari gặp Đấng đã "thánh hóa và thanh tẩy" bà để bà có thể trở về làng, không còn trốn tránh những lời mỉa mai, nhưng để loan truyền một tin mừng mà bà vừa đón nhận cách nhưng không. Ngay cả bà cũng không nhận ra sự thay đổi từ bên trong mà Chúa Giêsu đã ban cho bà.
Cách Chúa Giêsu đối xử với người phụ nữ Samari cũng giống như cách đối xử của người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng. Người con đang lo lắng về việc thú tội: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...’ nhưng ông lời thú tội của ông đã bị cắt ngang bằng nỗi vui mừng khôn xiết của người cha.
Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.’ Và họ bắt đầu ăn mừng. (Luca 15,21-24)
Ông không nghĩ đến tội đã phạm đến ông; ông chỉ nhớ con ông đã bao năm tháng xa nhà chịu đói khát, thiếu đi sự sống dồi dào của nhà cha.
Chúa Giêsu không hề lên án về tội phạm của bà dầu Ngài sẽ hiến thân mình để gánh tội của bà trong khi người cùng làng chẳng làm được gì cho bà. Lời bàn tán của họ chỉ làm cho đời bà cực nhọc hơn--bà phải tránh họ để múc nước trong nắng gắt của buổi trưa. Đấng đã chết vì bà lại không một lời trách móc mà còn giúp bà có nước mà khi uống sẽ không bao giờ khát nữa.
Con người bị coi là kẻ tội lỗi bởi người trong làng, chịu không nỗi những lời của hàng xóm, giờ đây được đàm truyện với Đấng Mêsia: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.” Dầu chị đã tìm cách tránh né Ngài, Ngài trả lời mọi câu hỏi của chị với sự khiêm nhường và một tâm tình kính trọng khác với tất cả những giao tiếp chị đã có. Qua cuộc đàm thoại, chị nhận ra những khao khát hoang lạc trong trái tim chị không bị từ chối nhưng được đón nhận và được "thánh hóa và thanh tẩy". Chị được chữa trị khỏi mặc cảm của tội lỗi mà khi không hay biết và không ngần ngại làm chứng cho Đấng Kitô: "Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm."
Mùa Chay và những hành động sám hối chúng ta thực hiện giúp chúng ta nhận ra những cách chúng ta lầm lẫn những khao khát tâm linh với những khao khát của con người trần tục; những cách chúng ta đã thay thế nước ban sự sống bằng những lời hứa hảo huyền, những cách bù đắp của con người trần thế, tất cả những sự làm thấp giá trị con người Thiên Chúa đã dựng nên trong hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu. Người phụ nữ Samari cũng đã lầm lẫn và thay vì được thỏa mãn, chị gánh lấy “sáu người chồng” mà lại chẳng được bảo vệ, yêu thương chỉ nhận thêm mỉa mai, mặc cảm và xa lánh.
Nhìn vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu khi Ngài trao phó trọn vẹn cuộc đời mình để vâng lời Thiên Chúa Cha vì tình yêu mãnh liệt, giúp chúng ta nhận ra giá trị của đời sống con người và những khao khát đích thực của tâm linh. Và cũng như người phụ nữ Samari, những khao khát của tâm linh chúng ta sẽ được nhận biết, “thánh hóa và thanh tẩy”. Trong nắng gắt của buổi trưa, giữa cảnh khổ mà tội lỗi yếu đuối gây nên, Đấng Kitô đến tìm gặp chúng ta. Trước mặt "Đấng đã biết mọi sự về tôi", chúng ta sẽ ngạc nhiên; sự khiêm tốn của Người sẽ giúp chúng ta nhận ra sự thật về mình để xin Người: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.” Và Chúa Giêsu sẽ làm cho “nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”
Mùa Chay là mùa để chúng ta nhận ra sự thật về con người và lòng thương xót vô biên của Đấng Mêsia, Đấng đã đến không phải để kết án nhưng là để cứu chuộc. Chúa Giêsu trên cây thập tự đầy đau khổ và tủi nhục cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không khinh thường sự yếu đuối của con người. Nó là cơ hội để tình yêu đầy lòng thương xót của Chúa thánh hóa và thanh tẩy con người của chúng ta. Thay vì xấu hổ vì sự yếu đuối của ta, nó lại là cơ hội làm cho ta cảm nghiệm được tình yêu vô điều kiện của Chúa. Tình Yêu đã yêu ta ngay cả khi đang là con người tội lỗi thì có gì sẽ ngăn cách ta khỏi Tình Yêu ấy.
tung hô Người là Núi Đá độ trì ta,
vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ,
cùng tung hô theo điệu hát cung đàn.
Bởi ĐỨC CHÚA là Chúa Trời cao cả,
là Đại Vương trổi vượt chư thần,
nắm trong tay bao vực sâu lòng đất,
giữ chủ quyền muôn ngọn núi vút cao.
Đại dương Chúa đã tạo thành là của Chúa,
lục địa do tay Người nhào nắn cũng thuộc về Người.
Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục,
quỳ trước tôn nhan CHÚA là Đấng dựng nên ta.
Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ,
còn ta là dân Người lãnh đạo,
là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.
Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa !
[Người phán] : “Các ngươi chớ cứng lòng
như tại Mơ-ri-va, như ngày ở Ma-xa trong sa mạc,
nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức
và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm.
Thánh vịnh 95:1–9
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam