Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 34
Tổng truy cập: 1351473
Khi Chúa Thương
KHI CHÚA THƯƠNG
(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)
()
Đọc lịch sử dân tộc Do Thái, chúng ta thấy nhiều lần nước Do Thái đã bị ngoại bang xâm chiếm và mọi người bị bắt đi lưu đầy hàng thế kỷ. Nhưng, trong mọi lúc, từ thế hệ này đến thế hệ kia, họ luôn nhớ thương về quê cha đất tổ của họ, và mong đợi một ngày trở về (Thánh Vịnh 136). Trong những ngày bị lưu đầy làm nô lệ, họ đã nhận ra và ăn năn sám hối lỗi lầm, và Chúa lại thương xếp đặt những biến cố lịch sử lạ lùng, để đưa họ trở về cố hương, và lúc ấy họ rất vui mừng ca tụng lòng từ bi của Chúa như trong Thánh Vịnh 125.
Trong Thánh Lễ An Táng người mới qua đời, chúng ta thường nghe ca đoàn hát bài “Ngày Về” (Kim Long) : “Khi Chúa thương gọi tôi về, hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ…” Đó là những lời lấy trong Thánh Vịnh 125, để nhắc nhở và đem lại sự an ủi, lòng cậy trông cho tang gia, và cũng để nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng người quá cố đã qua được cuộc đời lưu đày trần gian này để trở về quê hương thật là quê hương Nước Trời (Sinh ký, tử quy).
Trong Thánh Lễ Chúa Nhật này, bài Đáp Ca cũng trích trong Thánh Vịnh 125 để ca tụng lòng Chúa thương xót đã tha thứ tội lỗi, và đưa Dân Chúa trở về từ nơi lưu đày; từ tình trạng tội lỗi, được trở về làm con cái của Chúa.
Bài Đọc I (Gieremia 31: 7-9) cũng diễn tả niềm vui giải thoát đó, và ca tụng tình thương của Chúa là người Cha giàu lòng thương xót, tha thứ tội khiên, và luôn ở với Dân Chúa trên mọi nẻo đường, giải thóat họ khỏi cảnh lưu đày để trở về làm con cái trong gia đình của Chúa.
Tình thương xót vô biên của Chúa đã sai “chính Con Một của Ngài đến trần gian để rao giảng Tin Mừng tình thương và ơn cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu khi xuống thế gian làm người, đã sống giữa những con người tội lỗi và khổ đau. Nhưng, với lòng thương xót vô biên, Ngài đã kêu gọi mọi người đến với Ngài để tha thứ tội lỗi và chữa lành cho họ. Sau cùng, Ngài đã chấp nhận cái chết đớn đau trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại chúng ta.
Qua các thế hệ, Thiên Chúa cũng chọn một số người “vào chức vụ Tư tế để dâng lễ hy sinh thờ phượng Chúa, đền tội cho chính mình và cho toàn dân…” Các vị thay mặt Chúa để ban ơn Thanh Tẩy và tha thứ tội lỗi cho những ai tin tưởng vào lòng thương xót của Ngài mà ăn năn trở về. “Noi gương Chúa, các vị cũng phải thông cảm, thương xót và nâng đỡ những người sa ngã vì yếu đuối con người”. (Bài Đọc II: Thư gởi dân Do Thái 5: 1-6).
Để được hưởng lòng thương xót Chúa, chúng ta cần có lòng tin và trông cậy vững vàng vào tình thương xót của Ngài, dù gặp nhiều khó khăn thử thách. Người mù thành Giericô, dù nhiều người la mắng anh, bảo anh im đi, nhưng anh càng kêu lớn tiếng hơn: “Hỡi Ông Giêsu, xin thương xót tôi!” Khi nghe nói “Người gọi anh đấy!” “Ngay lập tức, anh cởi áo choàng, đứng dậy và đi vội về phiá Chúa Giêsu…” Chúa Giêsu đã chữa anh khỏi mù và nói: “Đức Tin của con đã chữa con!” (Phúc Âm theo Thánh Matcô: 10: 46-32).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để mỗi người chúng ta luôn có lòng tin tuyệt đối vào tình thương xót của Chúa , dù chúng ta đã xa lạc Chúa nhiều năm tháng , dù chúng ta đã sa ngã tội lỗi đến đâu, miễn là chúng ta quyết tâm “đứng dậy” và cầu xin Chúa thương cứu chữa như người mù thành Giêricô hôm nay.
Trong “Năm Thánh Linh Mục”, chúng ta hãy tiếp tục hy sinh hãm mình và cầu nguyện cho các Chủ Chăn, các Linh Mục luôn biết noi gương lòng thương xót Chúa, biết xót thương và nâng đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, những người sa ngã vì yếu đuối, vì “chính các vị cũng là những con người phàm mang đầy những yếu đuối con người… Các vị phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy!” (Bài Đọc II, Thư gởi dân Do Thái 5: 1-3).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam