Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 120
Tổng truy cập: 1349983
Khi lòng ta có Chúa
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái…”
Mối liên hệ giữa Kitô hữu với Chúa Kitô phải là mối liên hệ làm phát sinh năng lực sống. Năng lực sống chính là kết quả cuối cùng giữa sự liên hệ hai chiều Chúa Kitô và Kitô hữu. Để phát triển thành mối liên hệ phát sinh năng lực sống, mối liên hệ giữa ta với Chúa phải keo sơn, bền chặt, sống động, như cành cần đến cây để sống và cây cần có cành để thực hiện chức năng tăng trưởng, làm sinh hiệu quả của mình. Cây và cành ở trong nhau, gắn chặt vào nhau. Cây và cành có chung một dòng nhựa, vì thế, cùng một sự sống, một sức sống. Sự sống và sức sống ấy chuyển tải từ cây sang cành, rồi nhờ cành, cây trổ hoa kết trái.
Khi dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói về chúng ta với Chúa, Chúa Kitô dạy ta hãy hiệp nhất, hãy gắn chặt đời mình với Chúa. Nói cách khác, ta và Chúa hãy ở trong nhau: ta trong Chúa và Chúa trong ta. Bởi cành nho cần đến cây nho thế nào, chúng ta cũng cần Chúa Kitô như thế. Nếu không hiệp nhất với Người, không ở trong Người, ta không thể sống, không thể sinh hoa kết trái.
Cũng vậy, cây nho cũng cần đến cành nho. Chính nhờ cành nho, mà cây nho có thể sinh trái. Chúa Kitô cần chúng ta, cần đến những hoa trái thánh thiện mà ta thể hiện trong đời sống để Chúa được vinh danh và cả sáng. Nói cách khác, ta phải làm sao để chính ta là hiện thân của Chúa giữa trần gian, để mọi người xung quanh, khi sống cùng ta, họ nhận ra Chúa Kitô trong ta. Tức là nhận ra trong đời sống của một kẻ đã biết làm cho đời mình trổ sinh hoa trái tốt lành nhờ liên hệ với Chúa Kitô.
Trên nguyên tắc, ta vẫn biết, Hiệp nhất với Chúa là được ở trong Chúa. Nhưng cụ thể, ta phải hiệp nhất thế nào? Phải làm thế nào để được “ở trong Chúa Kitô”?
“Ở trong Chúa Kitô” là kết hợp với Người tôn thờ Thiên Chúa trong từng thánh lễ và sống bí tích Người ban, nhất là bí tích Thánh Thể. Nếu chểnh mảng những điều này, ta giống như một cành nho bị bệnh, vì thế không thể đón nhận sức sống của cây nho. Như cành nho sẽ chết nếu không thể nhận nhựa sống từ cây nho. Cũng vậy, Nếu không đón nhận sức sống lưu chuyển từ Chúa Kitô, chúng ta sẽ tàn úa và chết.
“Ở trong Chúa Kitô” là chuyên chăm đọc, học hỏi và sống Lời Chúa. Bất kể là ai, học nhiều hay ít, giàu sang hay nghèo hèn…, chúng ta hãy học cho biết Lời Chúa và ra sức thực hành Lời Chúa trong từng ngày sống của mình. Có như thế, ta mới thực sự gắn bó với Chúa Kitô, ở trong Chúa Kitô.
“Ở trong Chúa Kitô” là ta luôn luôn chăm chỉ cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ suốt đời mình. Chỉ có người nào thường xuyên được ta lắng nghe và chuyện trò với họ, họ mới thực sự ở trong ta, ta ở trong họ, ta và họ trở nên gần gũi nhau. Cầu nguyện là lắng nghe tiếng Chúa trong cõi lòng mình, là chuyện trò với Chúa để ngày càng yêu mến Chúa và được Chúa yêu mến hơn. Làm được như thế, ta thực sự ở trong Chúa.
“Ở trong Chúa Kitô” là khi ta bày tỏ tình yêu với mọi người như cho đi sự thân thiện, nụ cười, không oán giận, luôn luôn giúp đỡ người hèn kém, viếng thăm người đau ốm liệt lào… Họ chính là anh em ta, và là hiện thân của Chúa Kitô bên cạnh ta. Vì thế, khi bày tỏ tình yêu đối với họ, là chính lúc ta ở lại trong Chúa Kitô.
“Ở trong Chúa Kitô” là khi ta dâng hiến sự hy sinh của mình cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh của Người, cho cả xã hội mà ta đang đồng hành đây, để nhờ sự hy sinh của ta, Thiên Chúa được vinh danh, Hội Thánh được mở mang, và nhân loại có điều kiện sống tốt hơn. Chúa Kitô đang ở lại trong cuộc đời này. Vì thế, khi thực hành các nhân đức hy sinh, ta thực sự ở trong Chúa Kitô.
Một khi ta đã ở trong Chúa rồi, lập tức, như một kết quả tự nhiên, lòng ta có Chúa, cuộc đời ta có Chúa, sự sống ta có Chúa. Tắt một lời: Chúa ở trong ta.
“Xem quả thì biết cây”. Để kiểm chứng một tâm hồn có Chúa hay không, ta hãy đi tìm những hoa trái của tâm hồn ấy. Nếu ta thật sự trong Chúa và Chúa trong ta, chắc chắn lòng ta sẽ đầy tràn tình yêu. Nói như cách nói của thánh Phaolô, đó là “những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện, và được yêu thương”. Họ “mặc lấy những tâm tình nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau...” (Col 3, 12 tt). Có Chúa lòng ta sẽ trổ sinh hoa trái tốt lành, thánh thiện như Chúa Kitô đã nói: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái…”
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều tấm gương “trổ sinh hoa trái” trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh. Họ là những con người của đời thường, là anh chị em của ta, là những người đã từng sống hay đang sống như ta, nhưng cuộc sống của họ chứng minh họ ở trong Chúa và Chúa trong họ. Chẳng hạn tấm gương của Mẹ Têrêsa thành Calcutta bên Ấn Độ. Suốt đời, Mẹ đã để cho mình chìm ngập trong ơn Chúa. Mẹ đã gắn bó với Chúa cách sâu lắng, thấm đậm, nồng ấm vô cùng. Bởi thế, tất cả những gì Mẹ đã suy nghĩ, đã làm, đều chứng minh cho thế giới thấy, đó là những hoa trái trổ sinh bởi một tâm hồn lắng chìm trong Chúa và Chúa trong Mẹ.
Chẳng hạn, người ta kể một câu chuyện trong rất nhiều những câu chuyện về Mẹ Têrêsa thành Calcutta như sau: Một buổi tồi nọ, Mẹ Têrêsa tiến lại gần một người, người ta vừa mang vào căn nhà dành cho những người hấp hối. Đó là một bà lão. Thân mình bà phủ đầy những mảnh giẻ rách, nước da đen, đầy những vết thương hôi thối. Mẹ Têrêsa đã chùi rửa các vết thương và chăm sóc để ngừa nhiễm trùng. Nhưng bà đang hấp hối, có lẽ khó mà qua khỏi. Mẹ đã tặng bà một chén súp với tất cả tấm lòng yêu thương, quý mến.
Người phụ nữ đáng thương đưa đôi mắt lờ đờ, yếu ớt nhìn Mẹ thật lâu, rồi thều thào: “Vì sao bà lại làm như thế đối với tôi?”. Mẹ Têrêsa trả lời: “Bởi vì tôi rất yêu mến bà…”
Một tia sáng hạnh phúc phát xuất từ tận đáy lòng ánh lên khuôn mặt gầy gò của bà, nơi dấu ấn của tử thần đã bắt đầu xuất hiện, dù vẫn còn pha lẫn giữa sự ngạc nhiên lớn và một chút nghi ngờ. Nhìn khuôn mặt hạnh phúc ấy, dù chỉ như một đốm lửa sắp tàn, người ta vẫn nhận ra, không biết tự thuở nào, dường như người phụ nữ kia đã đói khát những tiếng yêu thương! Bà sung sướng thều thào trong nước mắt, đòi Mẹ Têrêsa nhắc lại: “Ôi, bà hãy nhắc lại một lần nữa đi!”“Tôi rất yêu bà”, Mẹ Têrêsa nhắc lại bằng một giọng nói ấm áp, dịu dàng.
“Hãy nhắc lại, hãy nhắc lại nữa đi bà!” Người phụ nữ đang xiết chặt tay Mẹ Têrêsa kéo về phía bà như muốn lắng nghe rõ hơn, nghe những lời lẽ hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất trong đời bà. Bởi đó cũng là những lời đẹp nhất trong cõi đời này mà con người có thể dành cho nhau. Ánh mắt của bà không ngớt nhìn về phía Mẹ Têrêsa. Cứ như thế, ánh mắt ấy lịm dần, lịm dần. Bà đi vào cõi chết trên tay Mẹ Têrêsa, không quên để lại một nụ cười tươi rói niềm hạnh phúc trên khuôn mặt dẫu đã nhiều héo úa…
Bằng chính tình yêu của mình, Mẹ Têrêsa đã làm chứng cho tình yêu của Chúa đối với loài người chúng ta. Có Chúa ở trong lòng, và để cho mình ở trong Chúa, Mẹ Têrêsa đã làm cho đời mình trổ sinh thật nhiều hoa trái thánh thiện, mang lại niềm an ủi cho không biết bao nhiêu tâm hồn.
Đó là bài học để ta nghiền ngẫm và ghi nhớ; đó là tấm gương để ta soi rọi lòng mình; đó là lời giải đáp hữu hiệu để ta trả lời cho những anh chị em đang gặp khó khăn quanh mình.
Bí quyết để ta có thể sống giống như Mẹ Têrêsa thành Calcutta đó là hãy ở trong Chúa để được Chúa ở cùng. Có Chúa, cuộc đời ta sẽ sinh nhiều hoa trái như Chúa muốn.
Lạy Chúa Kitô, xin cho chúng con được ở lại trong Chúa bằng tất cả những thực hành của lòng tin trong suốt cả cuộc đời dương thế của chúng con. Xin hãy làm cho chúng con kết hiệp với Chúa nhờ tất cả những phương tiện mà Chúa ban cho chúng con, để mãi mãi chúng con ở trong Chúa như cành nho gắn chặt đời mình vào thân nho. Amen.
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam