Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 49
Tổng truy cập: 1353519
Không Chịu Bó Tay
KHÔNG CHỊU BÓ TAY
Đỉnh cao của Phụng Vụ Công Giáo khởi đầu bằng Chúa Nhật Lễ Lá, một Tuần Thánh và kết thúc bằng Chúa Nhật Phục Sinh. Người ta dễ nhận ra bầu không khí thánh thiêng, trầm lắng nơi các xứ đạo tạm gọi là truyền thống và toàn tòng. Tấp nập người đến tòa cáo giải. Rộn ràng chuyện nguyện ngắm cũng như chuẩn bị các nghi lễ của Tam Nhật Thánh. Dĩ nhiên các cây dừa, cây vạn tuế… đều chung số phận tả tơi cho một ngày Lễ mà hình như không ai chịu nổii cảnh mình thiếu lá cầm tay. Nghi lễ nhiều, bài Thương Khó dài, thế là nhiều vị mục tử tự châm chước việc giảng giải Lời Chúa cách bình tâm như vại. Lễ dài, giảng nữa thì chỉ có dại. Lại có Đấng siêu nhiên hơn: Hãy để cho các nghi thức và chính các bản văn Lời Chúa trực tiếp nói với đoàn tín hữu.
Quả là những lập luận rất hữu lý. Thậm chí rất nhiều tín hữu còn vỗ tay hoan hô. Mới đây một đấng vị vọng ở Tòa Thánh đã khẳng định rằng một bài giảng ngày Chúa Nhật không nên qua tám phút! Bản thân thì nhận đây là một hình thức cường điệu (ngoa ngôn) để muốn nhắc nhở các mục tử quen thói giảng dài, giảng dai, giảng dại… Quy định con số tối đa mà là tám phút thì đúng là “nói quá”. Dù biết nghi thức dài, nhưng một vài chia sẻ ngắn gọn cũng không là vô ích hay phản tác dụng mà trái lại sẽ giúp tín hữu tham dự Thánh Lễ sốt sắng và ích lợi hơn.
Một vài tâm tình của Chúa nhật Lễ Lá:
1.Sáng nắng chiều mưa là chuyện bình thường của kiếp người. Vừa mới hồ hởi: “hoan hô Con Vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”, thì mấy ngày sau lại giơ cao nắm đấm hùng hỗ thét gào: “đóng đinh nó vào thập giá” là chuyện như không tưởng mà lại rất thật, đã xảy ra với đám đông dân chúng Do Thái ngày nào. Hãy cẩn trọng để giữ lòng mình khỏi sự đổi thay bất chợt kiểu nắng mưa. Không ai biết được tương lai và mọi sự đều là có thể. Chớ có thất vọng vì quá khứ đầy lỗi lầm và cũng đừng tự hào vì những công lao lẫy lừng của một thời hay sự đạo hạnh đang có.
2.Chiến thuật “cò mồi”: con dao hai lưỡi. Trước đây, khi Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ, thì dân chúng đã muốn tôn Người lên làm vua. Chẳng biết khi ấy các môn đệ của Người có làm “người cò mồi” không, nhưng trong chuyến khải hoàn vào Giêrusalem thì chính các môn đệ là những người đóng vai trò tác nhân chính khiến cho một vài Biệt phái tức tối thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!”(Lc 19,39).
Nếu cậy dựa vào “những người sống theo chiều gió” thì quả là nguy hiểm. Bởi chưng, gió đổi chiều nào thì họ sẽ ngã theo chiều ấy. Theo sự xúi giục của các Thượng tế và ký mục, đám đông dân chúng đã đổi ngược thái độ với Chúa Giêsu và “đồng thanh la to: Đóng đinh nó vào thập giá”(Mt 27,20-23). Một niềm tin, một đời sống đạo dựa trên phong trào hay lễ hội chắc chắn không bền.
3.Đã yêu thì không bao giờ chịu thúc thủ, chịu “bó tay”. Tình yêu đích thực đòi hỏi phải đến cùng. Chúa Kitô đã bày tỏ tình yêu đến cùng của Người bằng cái chết thập giá. Đôi tay Chúa Kitô giang ra, trái tim của Người mở ra đón nhận tất cả những gì là của nhân loại chúng ta. Người đón nhận sự hồ hởi, tán dương, mộ mến của dân chúng trước các lời dạy dỗ của Đấng có uy quyền, trước bao kỳ công Người thực hiện. Người đón nhận cả sự hận thù ghen ghét của nhiều người biệt phái, luật sĩ, của nhiều thượng tế và kỳ mục Do Thái giáo bấy giờ. Người còn nhận cả sự thay đổi thất thường kiểu nắng mưa của đám đông dân chúng, đón nhận cả sự phản bội bất trung của một Giuđa, của Phêrô và nhóm môn đệ thân tín. Chúa đón nhận tất cả để rồi lại trao ban điều tốt đẹp cho nhân trần.
Đôi tay Người giang ra, trái tim Người mở ra để trao ban tất cả những gì Người có và những gì Người là. Đó là lời chân lý từ miệng Người. Đó là các hành vi, cử chỉ yêu thương của Người xoa dịu nỗi đau thể lý và tâm linh cho nhiều người. Và cuối cùng đó chính là sự sống của Người. Khi trao ban chính sự sống thần linh của mình, thì Chúa Kitô đã đón nhận toàn thể nhân loại làm em của Người. Nhân loại được thứ tha. Con người được cứu sống.
Đã yêu thì không bao giờ chịu bó tay. Đã yêu thì quyết đi cho đến cùng và điểm đến cùng ấy chính là cái chết. Tình yêu mạnh hơn sự chết là thế đấy. Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Tình yêu Người dắt dìu ta vươn lên. Đã yêu là đi, đi mãi. Đã yêu là đi cho đến cùng.
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Ý NGHĨA CỦA SỰ ĐAU KHỔ.
....“Những cành ô- liu và lá vạn tuế sẻ được bện thành cây thập tự giá, những tiếng reo hò tung hô sẽ được chuyển âm thành những lời giễu cợt nhạo cười – lên án tử cho Ngài...”
Hằng năm trong niên lịch phụng vụ của Giáo hội, Chúa Nhật trước lễ Phục sinh được gọi là Chúa Nhật Lễ Lá (tiếng Anh gọi là Palm Sunday hoặc Passion Sunday). Ngày lễ này được cử hành một cách trọng thể với mục đích tưởng niệm lại biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem một cách long trọng và nhắc nhở mọi người về cuộc khổ nạn của Ngài. Lần này, Ngài được mọi người reo hò nghêng đón và tuyên xưng là Vua là Chúa, Ngài được tung hô như một “anh hùng” thắng trận trở về...
Với Chúa Giêsu, vào Thành Thánh lần này chính là để hoàn tất sứ mạng của Ngài được Chúa Cha giao phó ở trần gian. Trong thâm tâm của Ngài thì biến cố này là sự bắt đầu của tuần lễ cuối cùng của đời Ngài, một tuần lễ căng thẳng đầy bạo lực và tra tấn - sẽ được kết thúc trong nước mắt và vinh quang. Những cành ô-liu và lá vạn tuế sẽ được bện thành cây thập tự giá, những tiếng reo hò tung hô sẽ được chuyển âm thành những lời giễu cợt nhạo cười – lên án tử cho Ngài! Suốt chặng đường thương khó, điểm nhấn cần được chúng ta quan tâm suy nghĩ về “Người Đầy Tớ đau khổ” của Thiên Chúa - là Ngài như ngất ngây chìm đắm trong tâm tình cầu nguyện, phản ứng một cách trầm lặng và rất nhạy cảm với mọi tình tiết của “chén đắng” mà Ngài chọn lựa để uống.
...Trước khi Ngài sống lại trong vinh quang, Chúa Giêsu phải trải qua những đau khổ kinh hoàng và kết thúc với một cái chết, cái chết nhục nhã tả tơi trên cây Thập tự giá như một tội nhân. Trong vườn Gethsemane, Ngài đã run rẩy và lo buồn sầu não đến độ mồ hôi máu đổ tuôn ra và chính Ngài đã năn nỉ van nài Chúa Cha cất chén đắng cay nghiệt này khỏi Ngài. Chúa Giêsu đã bị phản bội và bị bắt, bị xỉ nhục và nhạo cười, bị bịt mắt và bị đánh đập một cách tàn nhẫn và thậm chí còn bị nhổ nước miếng vào mặt... trong lúc đó thì kẻ phạm pháp giết người lại được thả tự do giữa muôn tiếng reo hò ủng hộ của toàn dân. Đã thế, Ngài đã phải nghẹn ngào tê tái con tim khi Phêrô đành tâm chối bỏ Ngài. Nỗi buồn ‘bị Chúa Cha bỏ rơi’ lại càng tăng thêm gấp bội khi Ngài nhìn thấy các môn đệ của mình trốn chạy... Trên ngọn đồi Can-vê, Ngài bị lột trần, bị đóng đinh trên thập giá giữa hai tên trộm cướp và Ngài đã phải chết như một tội nhân! Dưới chân cây thập tự giá chiều hôm ấy, thời gian như ngừng lại, màu trời đổi thay... Mẹ Maria đứng đó, một mình trơ trọi xót xa, lặng yên nhìn Con mình quằn quại trong cơn đau tê tái để kết thúc cho “một cuộc tình đẫm máu” vì yêu... Nhìn lên cây khổ giá mà lòng Mẹ tan nát tả tơi... nhưng vẫn nguyện một lòng chung thủy với ý Cha đến cùng.
Trong tuần Thánh trọng đại này, tất cả chúng ta được mời gọi để đồng hành với Mẹ và một số ít người trung tín theo gót Chúa Giêsu tới đỉnh đồi Can-vê - để lặng im đau khổ với Ngài. Đức Kitô muốn chặng đường khổ giá của mình có sức mạnh phá đổ tội lỗi của con người, giúp họ cải thiện đời sống và nhận biết Thiên Chúa là Cha. Đổi thay luôn là một thách đố lớn lao, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để dấn thân và sẵn sàng bước theo Đức Kitô tới đỉnh đồi Can-vê, đồng thời tiếp tục xả thân quên mình và chấp nhận để chết như Ngài. Sự đau khổ của Đức Kitô mà chúng ta tưởng niệm trong Tuần Thánh chính là sức mạnh của con người qua mọi thời đại, giúp cho con người hiểu được ý nghĩa của mầu nhiệm đau khổ, hầu họ được giải thoát và vươn lên trong hy vọng. Cho dù bị thử thách, khổ đau hay tinh thần suy sụp, họ vẫn vẫn một lòng nhẫn nại trung kiên, vì họ được trở nên giống như Ngài, bởi chính Ngài đã chịu đau khổ đến tột cùng trước họ.
Trong tuần thánh, chúng ta sẽ mặt đối mặt với cây thập giá, một biểu tượng ngàn đời của đức tin Kitô giáo. Nếu không vì cây thập giá của Đức Kitô, không một ai có cơ hội để trở thành môn đệ của Ngài. Cây Thập giá của Đức Kitô là ‘điểm tụ’ có sức mạnh thu hút mọi người phải để mắt quan tâm và lựa chọn. Lựa chọn để bước theo con đường thập giá hoặc chối từ và trốn chạy? Quyết tâm dẻ trở thành chứng nhân hoặc quay lưng phản lại chính Ngài? Chắc chắn Tuần Thánh sẽ đến rồi lại đi, cái chết và sống lại của Đức Kitô sẻ trở thành vô nghĩa, nếu chúng ta coi đó chỉ là một biến cố đã xảy xa và không liên quan gì đến những nỗi khổ đau của con người mà chúng ta đang gồng gánh trên suốt chặng đường dương thế.
“Nếu ta cùng chịu đau khổ với Ngài, ta sẽ sống như Ngài.
Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ được sống lại với Ngài”
Lm.Francis Trần PhươngCác tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam