Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 68

Tổng truy cập: 1351262

Không Đổ Máu Không Có Ơn Cứu Độ

KHÔNG ĐỔ MÁU, KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ !

           Thoáng qua Tin Mừng hôm nay, ta tưởng chừng Lời Chúa luôn kết án kẻ có tham vọng làm lớn ?! Thực ra “ai cầu mong làm thủ lãnh, người ấy ước mong một điều lành” (x 1Tm 3,1). Bởi vì Chúa Giê-su đã dạy : “Ai muốn đạt được tham vọng làm thủ lãnh chính đáng, người ấy phải “đổ máu đào” và “đổ máu trắng”. Ta lại biết rằng : không phải hễ có đổ máu là tất yếu có ơn cứu độ, bởi lẽ có khi đổ máu lại là hậu quả của hận thù đưa đến sự chết. Do đó, chỉ có “đổ máu đào” và “đổ máu trắng” theo ý Chúa dạy, mới đạt được danh vọng thủ lãnh chính đáng.

 A. ĐỔ MÁU LÀ HẬU QUẢ CỦA HẬN THÙ ĐƯA ĐẾN SỰ CHẾT.

           Cụ thể như các Tông Đồ khi nghe Đức Giê-su loan báo cuộc khổ nạn được thực hiện tại Giê-ru-sa-lem, thì các ông lại nghĩ đã đến lúc Thầy hạ đế quốc Rô-ma để khôi phục vương quyền Israel lên siêu cường (x Mc 9,30-31 : Tin Mừng ; Cv 1,6). Do đó các ông tự xếp đặt địa vị cho mình, thế là sinh tranh cãi trong họ (x Mc 9,33 : Tin Mừng : Đó là nguyên nhân đưa đến đổ máu, thần chết ập đến). Kinh qua sự bất ổn trong Nhóm 12, thánh Gia-cô-bê đã có lời khuyên cụ thể với các tín hữu : “Ở đâu có ghen tương tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ thứ việc xấu xa ! Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em ? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao” (Gc 3,16t : Bài đọc II).

            Đấu tranh nhau để thỏa mãn khát vọng trần thế của mỗi cá nhân, thì khác nào truyện con cò và con trai đấu nhau : Cò mổ trai, trai khép vỏ lại, kẹp chặt mỏ cò, vì trai nghĩ rằng : ta kẹp mỏ cò ba ngày, nó không đi kiếm ăn được, nó sẽ chết! Còn cò thì nghĩ : ba ngày nữa trời không mưa, trai sẽ chết há miệng ra, lúc ấy ta sẽ mổ ruột nó! Hai con đang găng nhau như thế, thì một ông già đi câu cá ngang qua thấy vậy nên chộp cả hai bỏ vào giỏ !

B. ĐỔ MÁU VÌ ĐỨC KI-TÔ MỚI CÓ ĐỊA VỊ CAO CẢ VÀ CÓ SỰ SỐNG THẬT SUNG MÃN.

            Có hai loại đổ máu :

I. ĐỔ MÁU ĐÀO.

               Ai muốn làm lớn, họ phải đi chung đường phục vụ với Đức Ki-tô, như Ngài đã báo trước cho các môn đệ biết : “Con Người (Giê-su) sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người và ba ngày sau Người sẽ sống lại” (Mc 9,31 : Tin Mừng).

 Thánh Phao-lô đã cắt nghĩa về con đường tử nạn đi đến vinh quang, mà Đức Giê-su đã báo trước : “Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã trút bỏ vinh quang. Mặc lấy thân phận tôi đòi, trở nên giống phàm nhân.. Người đã tự hạ mình xuống, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu”                (Pl 2,6-9).

               Bởi đó các môn đệ muốn được quyền cao chức cả như Thầy Giê-su, thì họ phải là người rốt hết, và làm kẻ phục vụ mọi người chung con đường phục vụ Thầy Giê-su đã đi (x Mc 9,35 : Tin Mừng).

II. ĐỔ MÁU TRẮNG.

               Đức Giê-su ôm một em bé vào lòng và Ngài nói : “Ai đón tiếp một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy ; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy” (Mc 9,36-37 : Tin Mừng).

            Thế nào là làm lớn qua cách đón tiếp trẻ nhỏ : “đổ máu trắng” ?

             Dựa vào Sách Thánh ta tìm thấy 5 cách trở nên trẻ nhỏ hay đón nhận trẻ thơ sẽ được làm lớn trong Nước Thiên Chúa :

1-       Sống bằng tình yêu : Trông cậy phó thác vào tình yêu Thiên Chúa như trẻ thơ nép mình trong lòng mẹ (x Tv 131/130)

            2-   Sống lệ thuộc vào Chúa : Trước mỗi quyết định hành động của ta, ta hãy khiêm tốn thân thưa với Chúa để Chúa cho phép và chỉ giáo : Như trẻ nhỏ trong gia đình không khác gì thân phận nô lệ, tuy nó làm chủ trong nhà, nó càng nhỏ mọi người càng phải sợ mà lại yêu nó, và càng phải quan tâm điều nó muốn. Nhưng khi nó còn ở dưới quyền giám hộ hay người quản lý, nó muốn gì, nó làm gì, nó phải được sự đồng ý của người nuôi nấng nó (x Gl 4,1t).

            3- Sống không đòi được tôn vinh : Cụ thể, người ta trọng nhau lúc ăn uống, thế mà khi Đức Giê-su hóa bánh nuôi dân cho ăn no mà còn dư thừa, lại không kể đàn bà con nít (x Mt 14,21).

            4- Sống không ác tâm : Thánh Phao-lô dạy : “Anh em có bất hòa thì như con nít thôi !” (1Cr 14,20)

            5- Sống thăng tiến tinh thần : Luôn biết đón nhận cái mới cái hay để phát triển trí tuệ, canh tân tâm hồn. Thánh Tông Đồ nói : “Khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con, nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con” (1Cr 13,3). 

             Vua Sa-lô-môn tác giả sách Khôn ngoan đã nhận ra đó là con đường khôn ngoan, khi Đấng Ki-tô xuất hiện, Ngài sẽ dùng con đường khôn ngoan : “đổ máu đào” và “đổ máu trắng” như trên để huấn luyện và dẫn dắt những ai muốn có địa vị lớn lao trong vương quốc của Ngài.

home Mục lục Lưu trữ