Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 63
Tổng truy cập: 1362712
KIỆN TOÀN LUẬT CŨ
KIỆN TOÀN LUẬT CŨ- Lm. Fx. Lữ Minh Điểm
Trong cuộc sống, dù muốn hay không muốn, tất cả chúng ta đều phải tuân giữ luật pháp. Tuân giữ luật pháp, pháp luật sẽ bảo vệ chúng ta. Coi thường luật pháp, pháp luật sẽ trừng trị chúng ta. Nhìn chung, luật pháp có ba loại: 1. Luật Thiên định: Do Thiên Chúa thiết lập, như Mười điều răn của Thiên Chúa và luật một vợ một chồng và bất khả phân ly. 2. Luật thiết định: Do con người làm ra, như hiến pháp của mỗi quốc gia, luật của Giáo hội.v.v. Luật này có thể thay đổi với thời gian 3. Luật tự nhiên: Do Thiên Chúa đặt để nơi mỗi người chúng ta. Tôi sinh ra là người Nam hay người Nữ, thì tôi phải sống theo đúng với giới tính của mình. Đoạn Tin mừng hôm nay đề cập về luật do con người làm ra. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai vấn đề: 1. Kiện toàn luật cũ. 2. Đức công chính mới của Chúa Giêsu.
*1. Kiện toàn luật cũ
Câu chủ yếu của chủ đề này được tóm tắt qua Lời Chúa phán: “Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5, 17). Kiện toàn là làm cho nó nên hoàn hảo hơn. Muốn biết luật cũ được kiện toàn như thế nào, Chúa Giêsu đã nêu ra bốn trường hợp:
Từ luật: “Không được giết người”, Chúa bảo chúng ta không được phẫn nộ và rủa sả anh em mình (Mt 5, 22).
Từ luật: “Chớ ngoại tình”, Chúa bảo chúng ta phải loại bỏ những ước muốn thầm kín bên trong (Mt 5, 27).
Từ luật: “Cho phép ly dị”, Chúa bảo chúng ta không được ly dị, trừ trường hợp tà dâm (Mt 5, 32).
Từ luật: “Chớ thề gian”, Chúa bảo chúng ta đừng thề chi cả. “Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra” (Mt 5, 37).
Qua bốn điều luật có tính cách tiêu cực trên, Chúa có ý nhắn nhủ chúng ta: Tội lỗi không chỉ thể hiện bằng những việc làm bên ngoài, nhưng nó bắt nguồn từ những ước muốn bên trong của mỗi người. Theo định luật tâm lý: “Có tư tưởng, thì mới có hành động. Tư tưởng càng rõ rệt, thì hành động càng có kết quả”. Trong việc kiện toàn luật cũ, Chúa khuyên chúng ta đừng giữ đạo có tính cách tiêu cực và hình thức bề ngoài, nhưng cốt yếu là thay đổi não trạng, tâm tình và ý hướng bên trong. Ý hướng tốt, thì việc làm đó sẽ tốt, ý hướng xấu, thì việc làm đó sẽ xấu. Hai người cùng bố thí trong đền thờ, Chúa đã khen cách cho của bà góa nghèo, vì bà cho vì lòng yêu mến, còn người giàu có cho vì khoe khoang (Mc 12, 41-44).
Qua việc kiện toàn luật cũ, Bernard HURAULT và Louis HURAULT đã giải thích: “Đạo của Cựu Ước là một giai đoạn tạm thời, nhưng cần thiết trong lịch sử cứu độ. Cũng như các lời ngôn sứ phải được hoàn thành, thì cũng vậy, nhưng lễ nghi và lễ tế của thời Cựu Ước diễn đạt cách nào đó mầu nhiệm tội lỗi và lòng thương xót, cũng phải được hiểu dưới ánh sáng, mà Chúa Giêsu đem lại”. (Bản dịch do Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ, tr 1590). Muốn biết rõ luật mới của Chúa như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu đức công chính mới của Chúa Giêsu.
*2. Đức công chính mới của Chúa Giêsu
Chủ đề đức công chính mới của Chúa Giêsu được tóm gọn trong lời Chúa phán: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu” (Mt 5, 20). Sau khi kiện toàn luật cũ thời Cựu Ước, Bernard HURAULT và Louis HURAULT đã giải thích thêm: “Việc giữ các lề luật trong Kinh Thánh, tự nó không phải là cùng đích. Đó là cách biểu hiện tình thương đích thực và là những tay vịn cho khỏi sẩy chân. Nhờ tuân theo luật, chúng ta sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng tùng phục Chúa Thánh Thần để đi xa hơn luật. Như vậy, chúng ta sẽ khám phá một sự công chính còn hoàn hảo hơn sự công chính, mà các nhà thông luật thời Chúa Giêsu, là các kinh sư và người Pharisêu, đòi hỏi” (Bản dịch do Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ, tr 1590).
Sự công chính, mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các Luật sĩ và Biệt phái ngày xưa và chúng ta ngày nay không chỉ giới hạn trong việc tuân giữ cách máy móc các hình thức của luật pháp, nhưng thể hiện với niềm tin và tình yêu. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta: “Dù anh em ăn, uống hay làm bất kỳ công việc gì, anh em hãy làm cho sáng danh Chúa, làm vì lòng yêu mến Chúa” (I Cor 10:31). Qua bài đọc I, tác giả sách Đức Huấn Ca cũng đã khuyên chúng ta hãy hành động cách tự nguyện: “Nếu ngươi muốn, ngươi hãy tuân giữ những giới luật của Ta. Việc trung thành là tuỳ ở nơi ngươi. Trước mặt ngươi là sự sống và sự chết, ngươi có thể tuỳ nghi lựa chọn” (Hc 15, 15-16).
Thế nhưng, biết là một chuyện, còn làm được hay không, lại là chuyện khác. Kể từ khi có trí khôn cho đến giờ phút này, biết bao nhiêu lời hay, lẽ phải từ nơi ông bà, cha mẹ, các vị lãnh đạo các tôn giáo và sách báo phim ảnh răn khuyên chúng ta. Thế nhưng, có mấy ai thực hiện được. Chỉ những ai được Chúa ưu ái tuyển chọn, ban ơn và sai đi thực hiện chương trình của Người. Qua bài đọc 2, thánh Phaolô cũng nhắc lại điều đó: “Sự mắt chưa từng thấy, và tai chưa từng nghe và lòng người chưa từng mơ ước tới. Đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm ra cho những ai yêu mến Người” (1Cr 2, 9).
Quý cộng đoàn thân mến, cha mẹ nào cũng hết lòng yêu thương con và luôn tạo điều kiện thuận lợi, để cho con cái mình nên người. Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Điều quan trọng là chúng ta có muôn cộng tác với Người hay không mà tôi. Trong cuộc sống, dù muốn hay không muốn, chúng ta phải tuân giữ luật của Chúa, của Giáo Hội và của Xã hội, thì luật pháp sẽ bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đừng giữ luật vì luật, nhưng hãy giữ luật vì tình yêu. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta: “Trên hết mọi đức tính, anh em hãy có đức yêu thương. Đó là dây ràng buộc điều thoàn thiện” (Col 3, 14). Amen.
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN-A
ĐÒI HỎI CỦA LUẬT CHÚA- Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Các triết gia đã rút ra một kết luật thật chí lý cho rằng: Cuộc sống là một chọn lựa. Đúng như thế, ai trong chúng ta cũng ít nhiều có những lúc phải đứng ở hai ngả đắn do: bước đi thì ngại trở về thì thương. Hầu như ông trời không cho con người thỏa mãn cả đôi đàng bao giờ, mà cứ đặt chúng ta ở cái thế, được bên này thì mất bên kia, chọn điều này thì phải bỏ điều kia. Có những chon lựa thật nhỏ bé dễ dàng như: chọn xay bột thì khỏi bồng em, nhưng cũng có những chọn lựa khó hơn vì nó động chạm đến trái tim của mình như khi quyết định kết hôn, chọn cưới cô chị thì buộc lòng phải bỏ cô em, cưới anh A thì phải tạm biệt anh B. Nhưng vẫn còn những chọn lựa khó hơn nữa đó là chọn một đường để đi, một lối sống để theo, một lý tưởng để dấn thân, thì đòi người quyết định phải chấp nhận hoàn toàn những điều kiện và đòi buộc đi kèm theo quyết định của mình.
Một khi đã quyết định chọn lựa một niềm tin, một tôn giáo thì dĩ nhiên chúng ta cũng phải chấp nhận hoàn toàn những đòi buộc của niềm tin tôn giáo ấy. Tuy nhiên dù đã quyết định và đã chọn, nhưng người ta vẫn bị cám dỗ tìm kiếm một điều gì đó dễ dãi hơn, một sự thay đổi nào đó có phần thoải mái hơn. Ví dụ người ta biết hôn nhân Công giáo là đơn hôn và vĩnh viễn, thế nhưng người ta vẫn cứ tìm mọi cách để thoát ra khỏi sự ràng buộc đó.
Ngày xưa những người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng thế, họ tin Chúa theo Chúa, chấp nhận giới răn lề luật của Thiên Chúa, thế nhưng khi Đức Giêsu đến dạy cho họ một thái độ mới, một tâm tình thờ phượng mới, một tương quan mới cần phải có, thì họ chờ đợi một sự dễ dãi châm chước nào đó từ giáo lý của Chúa Giêsu. Chính vì thế hôm nay Chúa Giêsu đã cảnh báo cho các môn đệ: Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh sư và người Biệt phái thì anh em sẽ không được vào Nước trời. Chúa Giêsu cho thấy việc bước theo con đường của Ngài là một đòi hỏi quyết liệt và triệt để, phải là sự chấp nhận từ bên trong được thể hiện ra bên ngoài, chứ không phải là sự chấp nhận miễn cưỡng, giả hình.
Chúa Giêsu không hứa hẹn cho những kẻ bước theo Ngài một lối sống thoải mái hay một cuộc sống dễ dãi hình thức, Chúa Giêsu đến không phải để hủy bỏ nền tảng đạo đức cũng như lề luật của Cựu Ước, nhưng Ngài đến để làm cho luật của cựu Ước nên hoàn hảo hơn. Vì thế việc tuân hành giới răn lề luật của Tin Mừng không chỉ là chu toàn mặt chữ, không chỉ chu toàn luật dạy làm điều lành tránh điều diều xấu, nhưng phải là một ý thức phát xuất từ lòng yêu mến Chúa và yêu mến anh em và ý thức mình là con Thiên Chúa, là mộn đệ của Đức Kitô. Các ngươi nghe bảo chớ giết người: Ai giết người thì bị đưa ra tòa. Còn Thày, Thày bảo anh em: Ai giận ghét anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa rồi. Điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu đòi người môn đệ phải chấp nhận một điều kiện cao hơn, là phải làm sao loại trừ được nguyên nhân đưa đến giết chóc bạo lực là sự giật ghét, vì thế Chúa Giêsu coi việc giận ghét anh em thì cũng là điều đáng trách rồi.
Cũng vậy, trong đời sống hôn nhân không phài chỉ là đòi buộc: Chớ ngoại tình, nhưng bất cứ ai nhìn xem người khác phái mà ước ao thèm muốn trong lòng thôi, thì đã là phạm tội rồi. Vì tội được bắt đầu từ suy nghĩ đến thèm muốn ước ao, sau đó mới đưa đến hành động. Như thế khi ngăn chặn được sự thèm muốn thì hành động sẽ không xảy ra. Cũng vậy, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải có một lương tâm ngay thẳng, một đời sống thật thà từ trong suy nghĩ đến hành động, bụng nghĩ sao nói vậy, gạt bỏ khỏi mình tất cả sự gian dối. Khi mọi người sống và cư xử với nhau bằng sự chân thành ngay thẳng, thì người ta sẽ không cần phải thề thốt, không phải lấy bất cứ ai hay bất cứ sự gì để bảo đảm cho lời nói của mình, mà lấy chính phẩm giá, địa vị làm môn đệ của Chúa làm bảo chứng cho lời nói và hành động của mình.
Người đời thường dùng những lời lẽ hoa mỹ, những lời xảo trá để đánh lừa người khác và để đạt được mục đích cho mình, nhưng Thánh Phaolô cho biết, khi Ngài giảng dạy về giáo lý của Đức Kitô, Ngài không hề dùng những lý lẽ khôn ngoan xảo trá của thế gian và thủ lãnh của nó, trái lại Ngài chỉ giảng dạy một lẽ khôn ngoan duy nhất là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đó chính là màu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa, Ngài muốn tiền định cho con người được chung hưởng vinh quang với Người. Vì Ngài đã tiền định cho con người được vinh quang, nên Ngài đã làm mọi cách để đem con người về với Ngài, kể cả việc cho Con của Ngài là Đức Giêsu đến để dẫn chúng ta về, và Đức Giêsu đã bị thế gian từ chối và đóng đinh Ngài trên thập giá. Còn chúng ta, chúng ta đón nhận lề luật, huấn lệnh của Ngài, chúng ta sẽ được cứu độ, được vào chung hưởng vinh quang với Thiên Chúa.
Nhưng để được chung hưởng vinh quang với Thiên Chúa đòi chúng ta phải có một quyết định chọn lựa dứt khoát hoặc là tin hoặc không tin, hoặc đón nhận hay từ chối Ngài. Sách Huấn Ca cũng đã căn dặn như thế: Nếu muốn thì các con hãy tuân giữ các điều răn mà trung tín làm đẹp lòng Người. Trước mặt con là lửa và nước, là cửa sinh cửa tử, con muốn bên nào thì hãy đưa tay ra mà lấy. Chọn lựa đúng thì hạnh phúc mãi mãi, còn chọn lựa sai thì phải bất hạnh muôn đời.
Thưa quý OBACE, là Kitô hữu chúng ta thuộc về Chúa Kitô, có Chúa Kitô, thế nhưng nhiều người vẫn không có được một quyết tâm dứt khoát theo Ngài, người ta lưỡng lự đứng bên này và thèm muốn bến kia. Nhiều người theo Chúa, nhưng lại vẫn mang nếp sống của dân ngoại, thực hành những thói quen tin kiêng cúng bái của dân ngoại. Tin Chúa, nhưng nhiều người không dám phó thác cuộc đời và những lo lắng tương lai cho Chúa, mà họ vẫn tin và tìm kiếm tương lai của mình nơi những thày bà bói toán, nhất là nhiều người đã bỏ qua giới răn lề luật của Thiên Chúa, không sống và thực hành giới răn yêu thương, nhưng sống thù hằn gian dối với nhau.
Trong đời sống hôn nhân gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã cố tình hủy bỏ hoặc làm sứt mẻ sự thánh thiêng của giao ước hôn nhân, sống buông thả ngoại tình. Trước mặt Chúa và Giáo Hội trong ngày thành hôn, họ cam kết và thề hứa chu toàn kế ước hôn nhân, sinh sản và giáo dục con cái theo luật Chúa và giáo Hội, nhưng nhiều người hầu như đã không còn nhớ đến lời thề ấy, họ không dám đón nhận con cái Chúa ban, và còn tìm mọi cách để loại trừ chúng, nhiều người khác đã không quan tâm đủ đến việc giáo dục đức tin cho con cái, để con cái mình lớn lên trong sự thiếu hiểu biết về giáo lý, về Chúa Kitô và giới răn của Người.
Trong đời sống thường ngày, mang danh là con Chúa là người Công Giáo, nhiều người cũng gian dối xảo trá không khác gì con cái của thế gian của ma quỷ, tìm cách lừa lọc lẫn nhau, sống gian tham lỗi đức công bằng, khiến cho người ta không tin, mà còn dị ứng với chúng ta nữa. Hãy số gắng sống làm sao để cho mọi người thấy việc chúng ta chọn Đức Giêsu và giới răn của Ngài đem đến cho chúng ta hạnh phúc ngay ở đời này, và là động lực thúc đẩy chúng ta sống chân thành ngay thẳng, dễ thương dể mến trước mặt anh em.
Chắc chắn chọn Chúa và giới răn của Ngài, không phải chúng ta tìm kiếm một sự dễ dãi, nhưng là một chọn lựa đem đến cho chúng ta một phẩm giá, địa vị cao quý, đó là chúng ta được làm con Thiên Chúa. Chọn lựa này luôn là một thách thức cho chúng ta. Xin Chúa cho chúng ta biết noi gương Mẹ Maria, biết chọn để làm theo ý Chúa, và chọn sống xứng đáng là người được Chúa yêu thương và tiền định cho hưởng Nước Trời. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam