Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 63
Tổng truy cập: 1355899
Kitô Hữu Thứ Thiệt
Kitô hữu thứ thiệt
Vào dịp tết, khi đi mua sắm, cho dù rất tinh ý, thế mà nhiều lúc chúng ta cũng đã mua phải những thứ hàng “nhái”, hàng “dổm”.
Một hộp bánh cũng in nhãn hiệu thật đẹp, mua về tưởng thứ thiệt, thứ ngon, nhưng khi mở ra thi ôi thôi, chỉ toàn những thứ bánh tào lao thiên địa. Một chai “rượu tây”, cũng mang nhãn hiệu Martel, Hennessy đàng hoàng, nhưng khi khui ra thì lại nồng nặc mùi cồn. Trong những trường hợp như thế, chúng ta dở khóc dở cười, bực bội tức tối như bị lừa gạt. Đúng như người ta thường bảo:
- Hồng Kông bên hông Chợ Lớn.
Trong lãnh vực tôn giáo cũng vậy, chính Chúa Giêsu qua đoạn Tin Mừng hôm nay đã xác quyết:
- Không phải những ai nói rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi mà được vào Nước Trời”.
Theo sự nhận xét thường tình, thì khi thấy một người nào đeo ảnh, một gia đình nào có bàn thờ, một giáo xứ nào có thánh đường… chúng ta sẽ kết luận ngay rằng: người đó, gia đình đó, giáo xứ đó có đạo.
Nhận xét trên tuy đúng, nhưng mới chỉ đúng được có một phần nào mà thôi, bởi vì rất có thể “cái nhãn hiệu trình tòa” ấy, cái dấu chỉ bên ngoài ấy thì đúng, nhưng tâm tình bên trong thì lại sai và họ chỉ là một loại Kitô hữu “dổm” mà thôi.
Thực tế đã cho thấy: nhiều người tuy có đạo, nhưng đời sống lại không phản ảnh cho tinh thần của đạo. Cũng cờ bạc, cũng rượu chè và trai gái, cũng gian tham và hối lộ, cũng độc ác và hận thù… đôi khi còn tệ hơn cả những anh em lương dân, khiến cho thiên hạ phải phát biểu:
- Có đạo mà cũng thế à? Tôi tưởng người có đạo thế nào, chứ như vậy thì cũng chẳng hơn gì. Tin đạo nhưng đừng tin kẻ có đạo.
Bản thân họ xấu đã đành, mà hơn thế nữa họ còn làm cho tập thể mang tiếng xấu, họ đã bôi nhọ khuôn mặt của Giáo hội và của đạo Chúa. Vỏ thì có đạo, nhưng ruột lại chẳng có đạo. Bên ngoài thì sốt đáng, nhưng bên trong lại chất đầy những ý đồ đen tối theo kiểu:
- Khẩu phật tâm xà. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
Ông Gandhi, được coi như một vị thánh của Ấn Độ, mặc dầu đã công nhận Chúa Giêsu là Đấng tốt lành, nhưng vẫn không chịu tin theo và cũng chẳng muốn cho dân tộc mình tin theo Kitô giáo, chỉ vì ông đã tiếp xúc với những loại Kitô hữu dổm, những người giáo dân bê bối.
Đây cũng là một nhận xét đáng cho chúng ta suy nghĩ: Có đạo, nhưng cũng trộm cắp và gian tham, thì cũng chỉ là một loại Kitô hữu dổm mà thôi. Có đạo nhưng cũng thù hận, bỏ vạ và cáo gian thì cũng chỉ là một loại Kitô hữu dổm mà thôi. Có đạo nhưng cũng bê bối chuyện gia đình và phản bội trong tình yêu, thì cũng chỉ là một loại Kitô hử dổm mà thôi. Có đạo nhưng cũng rượu chè say sưa đến độ không còn giữ được nhân cách của mình, hay cờ bạc khiến cho vợ con phải nheo nhóc, thì cũng chỉ là một loại Kitô hữu dổm mà thôi.
Đeo ảnh, đi nhà thờ, làm dấu thánh giá… đó là những điều tốt, nhưng mới chỉ là những dấu hiệu bên ngoài, những nhãn hiệu trình tòa mà thôi. Muốn trở nên người Kitô hữu thứ thiệt, người Kitô hữu 100% thì việc làm phải đi đôi với lời nói và lời nói phải đi đôi với tư tưởng, có nghĩa là bên ngoài cũng như bên trong phải là một, bằng cách sống Lời Chúa và thực thi những điều Ngài truyền dạy. Người ta thường bảo:
- Chiếc áo không làm nên thầy tu.
Dấu chỉ bên ngoài không đủ để chứng minh là người Kitô hữu, nhưng phải căn cứ vào chính nếp sống. Vì thế, gần nhà thờ hay xa nhà thờ, có linh mục hay không có linh mục, được tự do hay không được tự do, những điều ấy không mấy quan trọng, bởi vì bất cứ nơi nào cũng có Chúa và cũng có thể sống đạo. Bất cứ nơi nào cũng có thể trở thành nhà thờ. Được tự do, thì chúng ta tôn thờ Chúa một cách công khai. Còn khi gặp khó khăn, thì ít nữa là chúng ta sống đạo một cách kín đáo vì Chúa luôn hiện diện trong cõi lòng chúng ta và tại đây chúng ta cũng có thể tìm gặp Ngài bất cứ lúc nào.
Có sống lời Chúa, có thực thi những điều Ngài truyền dạy, chúng ta mới trở nên người Kitô hữu thứ thiệt và mới bảo đảm cho chúng ta phần thưởng Nước Trời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam