Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 76
Tổng truy cập: 1356352
LẠY THẦY CỨU CHÚNG CON VỚI, CHẾT MẤT
LẠY THẦY CỨU CHÚNG CON VỚI, CHẾT MẤT
1. Lo sợ và tin tưởng
Kinh nghiệm cho thấy Sợ hãi vẫn đi theo đời sống của con người và mỗi chặng đường cuộc sống là một cái gì đó làm cho con người sợ hãi.
Từ cái sợ mơ hồ của thời còn nhỏ như:
* Sợ người lớn, sợ bóng gió, sợ con vật.
Đến cái sợ chính đáng của tuổi trưởng thành:
* Sợ thất nghiệp, sợ gia đình phân tán, sợ thiên tai, sợ chiến tranh, sợ chết...
Câu chuyện của Phêrô đi trên biển hôm nay gợi lại cho chúng ta thấy phần nào cái sợ của con người và niềm tin mỏng manh vào Chúa.
a. Sợ hãi chiếm một địa vị khá lớn trong cuộc sống:
- Đứng trước một nghịch cảnh, ta thấy lòng nao nao rung động.
- Nhìn núi cao hùng vĩ, ngó vực thẳm hun hút, chân đứng trên đá vững chắc cũng vẫn thất run run trong lòng.
- Gặp một con thuyền lạ tiến đến với súng ống lăm le chĩa vào thuyền, ta thấy nguy cho tính mạng.
- Một tiếng động trong đêm hoang vắng làm ta lạnh xương sống.
- Nhìn vào thực tại cuộc sống còn biết bao nhiêu cái lo cái sợ khác nữa: Thất nghiệp lấy gì mà trả tiền nhà? Sợ thiếu thuốc men, sợ bệnh tật, sợ con hư thân, sợ cả bà nội tướng la nữa... Sợ hãi chỉ vì lúc đó cái ý tưởng nguy nan ám ảnh làm ta mất bình tĩnh, tâm thần rối loạn.
b. Ngước nhìn về lịch sử con người từ thời thượng cổ:
- Ađam Evà cũng đã mang cái sợ khi lỗi luật Chúa: Ăn trái cấm, trần truồng nên không dám bước ra khỏi bụi cây (Gen 3:9-10).
- Con trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ đã cảm thấy sợ hãi mà khóc.
c. Sợ có nhiều cấp bậc và nhiều phương diện:
- Kẻ bạo động giết người vì sợ người khác giết mình.
- Kẻ độc tài như Tần Thủy Hoàng tàn sát, đốt làng vì sợ dân hại mình.
- Các cường cuốc trên thế giới võ tranh ráo riết cũng vị sợ mình bị tiêu diệt.
- Tóm lại, thế giới này là thế giới sợ hãi, ngoại trừ kẻ điếc không sợ súng còn chúng ta ai cũng sợ cả.
Nhưng phải nhận thực: Chỉ nên sợ cái nào đáng sợ, lại phải biết trấn át sợ hãi để mình bình yên.
- Chúa Kitô sau khi truyền cho sóng gió im lặng, Ngài bảo các môn đệ: "Sao các con sợ? Các con không có đức tin ư?" Điều đó không khác gì Ngài nói: "Các con không biết Thầy ở cùng thuyền sao? Các con không biết Thầy có quyền năng lấn át gió biển sao? Thầy đã chẳng cho Phêrô đi trên mặt biển đến với Thầy sao? Vậy sao các con sợ chìm thuyền?"
2. Có Chuyện kể rằng:
a. Một người làm xiệc rất giỏi, ông đi trên một sợi dây từ nóc nhà này qua nóc nhà kia, hai tay kẹp thêm hai người nữa. Ông vừa đi vừa nhảy mà không sao cả. Hai người hai bên còn cười và dẫy dụa mua vui cho khán giả.
Nhìn xuống dưới đất, ông làm xiệc thấy em bé đứng há hốc miệng nhìn lên cách thú vị. Ông hỏi: "Em có tin tôi cũng bế em trên dây được không?" Em trả lời: "Tôi tin chứ". Nhưng khi ông làm xiệc tới gần, em bé liền chạy mất. Đó là tin tưởng ngoài miệng nhiều hơn là tin tưởng trong lòng. Còn kẻ tin tưởng thật vào Chúa thì khác.
Một Chuyện khác:
b. Một cậu bé 5 tuổi đang ngủ ngon trên thuyền, bỗng thức giấc vì bão nổi lên. Cậu mở mắt thấy mọi sự đang chìm trong bóng tối. Tiếng gió lách qua khe cửa rít lên từng cơn. Bỗng bé xao động, cậu hoảng hốt goị cha:
- Cha ơi. Cha ơi! Con sợ quá.
Người cha nghe tiếng con hối hả đáp lời:
- Cha đây con. Nghe tiếng cha cậu đáp vọng lại: Cha đâu? Con không thấy?
Cậu đưa tay quờ quạng lung tung. Đụng được vào cha, cậu níu lất cha. Cha ôm con vào lòng, vỗ về và ru cậu ngủ lại trong giấc ngủ lại.
Mặc dù trời vẫn mưa, bão vẫn lớn, màn đêm vẫn dầy đặc, nhưng sợ hãi trong lòng cậu bé không còn nữa.
Trong những ngày đau khổ của cuộc sống trần gian, những lúc hiểm hoạ cuộc đời, chớ gì chúng ta cũng biết cầu cứu Chúa với niềm tin, một niềm tin phó thác. Chỉ vậy thôi, không cần gì hơn nữa, chúng ta sẽ cảm thấy an tâm với cuộc sống.
Chúa sẽ không cất lấy sự lo lắng của chúng ta cho tới khi ta quyết định phó thác cho Ngài.. Lăng xả vào lòng Ngài và Ngài sẽ vỗ về ta vào trong giây phút bình an. Chúa không chịu thua chúng ta khi chúng ta biết phó thác nơi Ngài.
36.Bão tố yên lặng
(Suy niệm của Lm. Minh Vận, CRM)
Lịch sử tường thuật một phép lạ sau đây: Khi Đô Đốc Magella hướng dẫn đoàn tầu thám hiểm Phi Luật Tân, vừa ra giữa biển khơi thì gặp cơn bão dữ dội, khiến đoàn tầu đắm chìm hầu hết, chỉ còn duy chiếc tầu của Đô Đốc đang bồng bềnh trôi dạt trên sóng nước. Mọi người đều kinh hoàng khiếp sợ, tụ họp lại trên bong tầu để chờ đợi tử thần. Nhìn thấy bên cạnh mình, một thiếu phụ ẵm đứa con thơ, Đô Đốc xin được ẵm đứa bé. Rồi ông bồng nó trên tay, dâng lên trời cao và dâng lời cầu nguyện thống thiết lên Chúa: "Lạy Chúa, chúng con là những kẻ tội lỗi, đáng chết chìm dưới vực thẳm này, nhưng xin Chúa hãy đoái thương nhìn đến em bé thơ ngây vô tội này, mà tha thứ tội lỗi cho chúng con". Lịch sử xác nhận sự kiện lạ lùng này bằng lời chứng: "Lời ông nguyện vừa dứt thì cơn bão tố yên lặng" (Trích sách "Gặp Gỡ Chúa" trang 94).
I. TẠI SAO CHÚNG CON SỢ HÃI
Cũng một tâm trạng hoảng sợ như đoàn thám hiểm của Đô Đốc Magella trên đây, các Tông Đồ cũng hãi hùng kinh khiếp khi thấy phong ba nổi lên dữ dội, khiến các ngài tới đánh thức Chúa dậy và có vẻ trách giỗi Chúa: "Thưa Thầy, chúng con hầu chết chìm mà Thầy cứ làm ngơ, không quan tâm gì sao?" Chúa chỗi dậy ngay và quát bảo giông tố: "Hãy im đi! Hãy im đi!" Với lời uy quyền đó của Chúa, lập tức giông tố ngừng và biển lặng như tờ. Quay lại nhìn các môn đệ, Chúa hỏi như quở trách các ông: "Tại sao các con sợ hãi? Các con không có Đức Tin ư?" Thấy phép lạ Chúa làm, lại được nghe lời Chúa khiển trách, các Tông Đồ tự cảm thấy hổ thẹn vì thiếu lòng tin nơi Thầy, nên các ngài kinh hãi nói với nhau: "Người là ai mà gió bão và giông tố cũng đều phải vâng lệnh Người?"
II. TRẦN GIAN LÀ BIỂN KHƠI
Trần gian là biển khơi, lúc phẳng lặng, lúc gợn sóng, lúc phong ba giông tố. Nhân loại như đoàn lữ hành vượt biển, cầu mong tới bến bình an.
Trần gian lúc được sánh ví như là biển khổ, như thung lũng nước mắt; như nơi giao chiến với biết bao kẻ thù, phải vật lộn vất vả, đổ mồ hôi sôi nước mắt vì sinh kế.
Nhưng với cái nhìn hy vọng và lạc quan, Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói với chúng ta: "Đây là thời thuận tiện, đây là ngày cứu độ" (1 Cor 6:2). Như thế, thời gian Chúa ban cho chúng ta được sống trên trần gian này, lại không phải là một ơn ban, một cơ hội thuận tiện giúp chúng ta lập công luyện đức, để thánh hóa bản thân và cứu độ tha nhân, cùng nhau phụng sự tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu mà Chúa đã sắm sẵn cho chúng ta là con cái Chúa trên Quê Trời sao?
Toàn thể nhân loại, nhất là con cái Chúa, sống trên trần gian này là như đoàn lữ hành đang trên đường tiến về Quê Hương vĩnh cửu, lòng luôn khát mong đạt tới bến bình an, nơi hạnh phúc, nơi mà lòng chúng ta được toại nguyện, được thỏa mãn trong Chúa là cùng đích tối chung của chúng ta.
Kết Luận
Để đạt tới cùng đích mong chờ của ơn gọi làm con cái Thiên Chúa, chúng ta cần phải đặt trót niềm tin cậy phó thác nơi một mình Chúa. Có Chúa hiện diện nơi cuộc sống, được Chúa ngự trong tâm hồn, chúng ta còn sợ hãi gì? Chúa đã chết thay cho chúng ta, để tái sinh chúng ta trong ơn thánh, cho chúng ta được phục hồi ơn làm con cái Chúa nhờ công nghiệp Ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô Con Chúa, chúng ta còn sợ hãi gi?
Vậy chúng ta hãy sống cho Chúa, hãy biến đổi và trở nên một tạo vật mới của Chúa. Nếu chúng ta có tâm hồn trong sạch thánh thiện, luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, giông tố bão táp có nổi lên mạnh mẽ thế nào đi nữa, đời sống chúng ta cũng sẽ luôn được an bình và được thưởng nếm niềm vui sướng hạnh phúc chân thật của Chúa ngay trên trần gian này.
37.Chúa Nhật 12 Thường Niên
(Suy niệm của Lm Trọng Hương)
A. Hạt giống...
Phép lạ dẹp yên bão tố này chứng tỏ uy quyền của Chúa Giêsu trên sức mạnh thiên nhiên:
- Những chi tiết mô tả sức mạnh của thiên nhiên: một trận cuồng phong, sóng ập vào thuyền, thuyền đầy nước, các môn đệ hoảng sợ.
- Những chi tiết mô tả sức mạnh ưu việt của Chúa Giêsu: Ngài vẫn ngủ, Ngài hăm đe gió và truyền lệnh cho biển, sau chỉ một lời truyền của Ngài gió liền tắt và biển lặng như tờ; sau phép lạ các môn đệ hỏi nhau “Người này là ai mà cả đến gió lẫn biển cũng tuân lệnh”.
B.... nẩy mầm.
1. Vì Chúa là chúa tể của thiên nhiên nên khi nhìn thiên nhiên, chúng ta phải dâng lời ca tụng Chúa. “Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh; Chúc tụng Chúa đi mọi cơ binh thượng giới; Chúc tụng Chúa đi mặt trời với mặt trăng; Chúc tụng Chúa đi hỡi tinh tú muôn ngàn; Chúc tụng Chúa đi nào mưa sương tất cả; Chúc tụng Chúa đi mọi luồng gió cơn giông; Chúc tụng Chúa đi sức nóng với lửa hồng; Chúc tụng Chúa đi trời nồng và khí lạnh; Chúc tụng Chúa đi nào sương đọng mưa tuôn; Chúc tụng Chúa đi kìa thời đông tiết giá; Chúc tụng Chúa đi nào băng phủ tuyết rơi; Chúc tụng Chúa đi hỡi đêm ngày đắp đổi; Chúc tụng Chúa đi ánh sáng và bóng tối; Chúc tụng Chúa đi chớp giật với mây trôi...” (Tv 62: Kinh Sáng Chúa nhựt Tuần I).
2. Sức mạnh thiên nhiên cũng là những hiện tượng tự nhiên xảy đến trong cơ thể ta. Thí dụ: lúc ta khoẻ khi ta bệnh, khi ta trẻ lúc ta già... Có lúc sức khoẻ suy sụp làm ta tưởng mình đang trên một chiếc thuyền gặp cuồng phong bão táp. Và khi đó hình như Chúa vẫn ngủ. Nhưng thực sự Ngài không ngủ, Ngài vẫn là người lèo lái dẫn dắt thuyền đời của ta. Hãy phó thác cho Ngài dẫn dắt.
3. Thi sĩ Lord Tennyson và một người bạn đang đi dạo trong vườn hoa và cùng nhau trao đổi về những chủ đề thời thượng của quần chúng. Là một Kitô-hữu, người bạn muốn biết thái độ của thi sĩ đối với đức Kitô. Sau mấy giây thinh lặng, người bạn hỏi: “Anh có khi nào nghĩ về đức Kitô không?” Tennyson đưa tay ngắt một bông hoa rực rỡ toả hương bên đường, nói: “Như mặt trời đối với đoá hoa thế nào, thì đức Kitô đối với tôi cũng vậy.” (Góp nhặt)
38.Bão biển
(Suy niệm của Lm. VIKINI)
Cơn bão số hai đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng từ chiều 24 đến 25 tháng 05 năm 1989, sức gió giật cấp 12 kèm theo mưa to đổ xuống như thác. Đây là cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay ở tỉnh này. Thống kê đầu tiên cho biết gần 500 người bị chết và mất tích. Hàng trăm người bị thương, hàng vạn ngôi nhà, nhiều trường học, bệnh viện, trạm trại, kho tàng … bị sụp đổ, hàng nghìn tầu thuyền bị chìm, hư hỏng, thất lạc. Trên 50.000 mét khối kinh mương thủy lợi bị vỡ lở … Bị tổn thất rất to lớn chưa thể tính hết được.
Chỉ một cơn bão ở một miền nhỏ so sánh với cả nước, và nếu sánh với cả địa cầu nó chỉ là một chấm nhỏ đã phải chịu một cơn bão khủng khiếp như thế, thì trên trái đất này còn phải chịu bao nhiêu cơn bão khủng khiếp đến chừng nào! Biển cả đối với loài người vẫn là mối nguy cơ lớn đe dọa ghê gớm, một mãnh lực không thể chế ngự được. Trước nguy cơ của biển, con người quá bé nhỏ mong manh không ai dám cậy tài, cậy sức vào bất cứ một con tàu nào, dù nó là con tàu khổng lồ như Titan, hay tối tân như con tàu nguyên tử, chỉ đụng sơ vào tảng băng, đá ngầm đều vỡ tan, chìm mất tích dưới đáy đại dương.
Biển hồ Tibêria xưa tới nay vẫn nổi tiếng sóng gió đột ngột nổi lên dữ dội do những luồng gió thổi từ cao nguyên Giôlăng tới. Thêm vào đó, thời các tông đồ, thuyền bè chỉ là mấy miếng gỗ, tre, nứa thô sơ, khi gặp bão biển, chỉ còn cách nộp mình cho thần chết. May cho các môn đệ, các ông đã biết Đức Giêsu, Đấng đã trừ khử quỷ dữ (Mc. 1, 25), Đấng chế ngự thần chết (Mc. 5, 35-43), Ngài đang ngủ ở đàng sau thuyền, chắc chắn sẽ khắc phục được bão biển.
Nhưng sao Ngài vẫn ngủ yên trước cuồng phong dữ dội? Thật lạ lùng! Các ông không thể kiên nhẫn chờ Ngài thức dậy. Sóng đã ập vào thuyền đầy tràn nước rồi, mau mau chạy đến kêu gào Ngài cứu nguy: “Lạy Thầy, xin Thầy cứu vớt, chúng con chết mất”.
Chìm thuyền, chết đến nơi rồi, thế mà Ngài còn than trách: “Sao nhát đảm, hỡi kẻ yếu lòng tin?”. Lòng tin quá yếu, nhưng các ông vẫn còn một chút tin tưởng cầu xin Ngài, nhờ đó, Thầy đã quát bảo bão biển phải im lặng ngay. Kinh ngạc bao nhiêu, Ngài là ai mà bão tố, sóng gió biển cả phải tuân lệnh. Thứ mãnh lực vô tri, vô giác, sao biết nghe lời Ngài? Sao những thứ có tri, có giác, không biết nghe lời Ngài mà lặng yên đi, đừng nổi loạn nữa? Tại sao loài người dám nổi loạn chống lại Ngài? Phải chăng họ cậy có tri, có giác, có tài? Vì cậy có tri, có giác, có tài nên đã bị những thứ vô tri, vô giác, vô tài nổi loạn chống lại loài người. Chừng nào loài người mới biết mở mắt ra thấy mình quá yếu đuối, quá bất lực trước thiên nhiên vô tri giác, lúc đó loài người mới biết chạy đến cầu cứu Đấng đã dựng nên và an bài mọi sự. Thiên Chúa nhiều lần đã dạy cho loài người những bài học đích đáng như đại hồng thủy, động đất, cháy rừng, hạn hán, bệnh tật để đừng bao giờ dám cậy mình đòi bằng Thiên Chúa hay chối bỏ Ngài.
Các môn đệ, phải chăng lúc ra khơi cũng tự mãn cho mình là dân biển lành nghề, chẳng sợ chi ai, mặc kệ Thầy nằm đó, Thầy đang nhờ cậy ta vượt biển! Viết đoạn Phúc Âm này, Marcô không phải chỉ giản dị kể lại một phép lạ, mà chủ đích làm nổi bật câu hỏi: “Ngài là ai mà bão và biển phải tuân lệnh?”. Không phải Ngài vô tình dẫn môn đệ sang bờ biển đối diện bên kia, miền đất của lương dân thù địch với Galilê, miền đất của dân Do thái. Suốt cuộc đời Ngài phải trải qua những cuộc chiến gay go chống lại kẻ tin ma thờ quấy, sự dữ, tội lỗi, bệnh tật và cái chết khốc liệt. Những sự dữ đó Kinh thánh thường gọi đêm tối, vực sâu biển cả, Ngài ngủ trong đêm tối giữa biển cả trần gian, bao nhiêu cuồng phong bão lực đang phá xiềng, phá xích, xổ lồng tung hoành khủng khiếp. Giấc ngủ kinh hoàng của Ngài là cuộc thương khó; Ngài ở đàng lái, cuối thuyền, dựa đầu vào gối mà ngủ giữa đêm bão biển. Cuối đời Ngài, Ngài cũng phải dựa đầu vào cây thập giá mà chết giữa những địch thù khát máu. Hôm nay, giữa bão biển đêm tối, Ngài muốn thao dượt đức tin non yếu của các ông, để ngày mai giữa cơn khủng hoảng thương khó của Ngài, các ông “đừng sợ”. Nhưng các ông vẫn khiếp sợ chạy trốn. Phúc cho các ông, Ngài thức dậy, dẹp yên sóng gió. Ngài chỗi dậy từ trong kẻ chết cho các ông được bình an! được chỗi dậy với Ngài trong vinh quang, Ngài bảo trước cho Phêrô: “Khi con chỗi dậy, con hãy làm cho anh em con nên vững mạnh” (Lc. 22, 32).
Giờ đây Phêrô đang kể lại kinh nghiệm sống chết này cho giáo đoàn Rôma đang lâm cảnh cuồng phong bão táp gây nên cảnh chết chóc tử đạo khốc liệt để họ kiên trì vững mạnh trong đức tin mà biết dựa đầu vào Đức Giêsu mà chỗi dậy trong “Đấng đã chết và sống lại vinh quang vì họ” (2Cr. 5, 17).
Lạy Chúa, biển đời đầy dẫy những nguy hiểm: “nguy hiểm về sông ngòi, nguy hiểm về trộm cướp, nguy hiểm về đồng bào, nguy hiểm về dân ngoại, nguy hiểm nơi thành thị, nguy hiểm chốn hoang vu, nguy hiểm trên biển cả, nguy hiểm vì anh em giả dối … nào ai yếu đuối mà tôi không yếu đuối? Ai vấp ngã mà tôi không bỏng xót!” (2Cr. 11, 26-29).
Lạy Chúa xin cho chúng con biết dựa đầu vào Chúa mà chỗi dậy luôn luôn.
39.Những đợt sóng
(Suy niệm của Trầm Thiên Thu)
Có lẽ chẳng ai lạ gì với câu ca dao này: “Người ta đi biển có đôi, còn tôi đi biển mồ côi một mình”. Đó là nói về tình trạng một phụ nữ có chồng nhưng chẳng nhờ chồng được gì, cứ phải mình ên lo toan mọi thứ cho gia đình.
Nói đến sóng là nói đến nước, sông và biển. Sóng có nhiều loại: Sóng lớn (to), sóng nhỏ, sóng cao, sóng thấp, sóng cồn, sóng cả, sóng bạc đầu, sóng thần,… Sóng còn mang nghĩa khác như sóng truyền hình, sóng phát thanh, sóng điện từ,… thậm chí còn gọi là làn sóng người. Chắc hẳn nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất là sóng cám dỗ, sóng tội lỗi, sóng mê đắm, sóng thù hận,… Các xu hướng xấu càng ngày càng xuất hiện nhiều, đó cũng là những “con sóng” nguy hiểm cần phải lưu ý!
Về điện tử, sóng còn gọi là bước sóng, có chuyển động với tần số dài hoặc ngắn, và có tác dụng khác nhau. Ví dụ: Sóng phát thanh có tần số ngắn thì có thể phát đi xa, sóng phát thanh có tần số dài thì có thể phát đi gần. Trong vật lý, sóng là sự lan truyền của dao động, sóng có thể mang theo năng lượng, lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau, cũng có thể bị đổi hướng (bởi khúc xạ, phản xạ, tán xạ, nhiễu xạ,...), và có thể thay đổi năng lượng (bởi hấp thụ, bức xạ,...), thậm chí là thay đổi cấu trúc (như thay đổi tần số, môi trường phi tuyến tính,...).
Trong ca khúc “Sóng Về Đâu”, cố NS Trịnh Công Sơn đã từng nói với biển: “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã dưới chân người; biển sóng biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu?”.
Sóng là hình tượng của nỗi gian truân, cực khổ của con người. Không ai muốn gặp đau khổ, nhưng chính đau khổ mới làm cho người ta thành nhân. Vả lại, thử thách càng lớn, cơ hội càng lớn. Ngạn ngữ Phi châu có câu: “Biển lặng chẳng tạo nên thủy thủ tài ba”. Tục ngữ Việt Nam cũng nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Chính gian khổ cho chúng ta biết ai là người đáng là thầy ta hay không.
Thomas Carlyle (1795-1881, triết gia, nhà văn châm biếm, nhà viết luận, sử gia và nhà giáo người Tô Cách Lan) đã nhận định: “Tai ương là bụi kim cương mà Thiên Đường dùng để đánh bóng châu báu” (Adversity is the diamond dust that Heaven polishes its jewels with).
Từ cổ chí kim – và có thể cho đến tận thế, có lẽ không ai phải lao đao chịu khốn khổ như Thánh Gióp, thậm chí còn bị Satan thử thách đủ kiểu (Sách Gióp, chương 1). Nhưng dù thế nào thì ông Gióp vẫn một niềm tín trung. Và rồi ngay giữa cơn bão táp, Đức Chúa đã lên tiếng trả lời ông: “Cửa đại dương, ai ra tay khép lại khi nước tuôn trào từ đáy vực sâu, khi Ta giăng mây làm áo nó mặc, phủ sương mù làm tã che thân? Đường ranh giới của nó, chính Ta vạch sẵn, lại đặt vào nơi cửa đóng then cài” (G 38:8-10). Rồi Thiên Chúa nói với ông Gióp: “Ngươi chỉ tới đây thôi, chứ không được tiến xa hơn nữa, đây là nơi các đợt sóng cao phải vỡ tan tành!” (G 38:11).
Trong tâm tình tạ ơn vì được Thiên Chúa giải thoát, tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Họ vượt biển ngược xuôi nghề thương mãi, giữa trùng dương lèo lái con tàu, mắt đã tường việc Chúa làm nên và kỳ công Người thực hiện giữa dòng nước lũ. Chúa truyền lệnh khiến bùng lên bão táp, lớp sóng xô cuồn cuộn dập dồn. Họ nhô lên tận trời, nhào xuống vực sâu, lúc nguy hiểm, hồn xiêu phách lạc, bị quay cuồng, lảo đảo như say, khéo cùng khôn đã chìm đâu mất” (Tv 107:23-27). Thiên Chúa là Tạo Hóa, là Đấng cầm quyền sinh tử, Ngài có quyền “đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (1 Sm 2:6). Quả thật, đúng như ông Gióp nhận định: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!” (G 1:21). Xác định được như ông Gióp thì không gì phải lo. Nhưng muốn được vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta có dám chấp nhận thân phận mình mà vẫn chúc tụng Chúa hay không. Điều này không dễ chút nào!
Có tin tưởng thì mới trung thành, và ai trung thành thì chắc chắn không phải thất vọng. Tác giả Thánh Vịnh nói về những người thành tín với Thiên Chúa: “Khi gặp bước ngặt nghèo, họ kêu lên cùng Chúa, Người đưa tay kéo họ ra khỏi cảnh gian truân. Đổi phong ba thành gió thoảng nhẹ nhàng, sóng đang gầm, bỗng đâu im tiếng, họ vui sướng, vì trời yên bể lặng và Chúa dẫn đưa về bờ bến mong chờ. Ước chi họ dâng lời cảm tạ vì tình thương của Chúa, và vì những kỳ công Chúa đã thực hiện cho người trần” (Tv 107:28-31).
Thánh Phaolô cho biết: “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người thì mọi người đều chết. Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2 Cr 5:14-15). Tình yêu có sức mạnh hơn cả tử thần, khả dĩ khiến người ta làm được những điều lạ lùng, ngỡ như không bao giờ làm được. Tình yêu biến đổi tất cả. Vì yêu thương mà người mẹ liều lấy thân mình che cho đứa con dù biết mình sẽ bị thương hoặc thiệt mạng. Vì yêu thương mà Thánh Lm Maximilian Maria Kolbe (1894-1941, Dòng Phanxicô) đã dám chết thay cho một tử tù. Đó là tình yêu vị tha (vì người khác) chứ không hề có chút gì vị kỷ (vì mình).
Loại tình yêu cao thượng như vậy được Đức Kitô gọi là “tình yêu vĩ đại nhất” (Ga 15:13). Và chính Ngài đã thể hiện tình yêu này vì yêu thương và để cứu độ các tội nhân chúng ta: Ngài bị đóng đinh vào Thập Giá và chết trên đồi Can-vê. Thật hợp lý khi Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta phải “sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình”.
Và vì thế, Thánh Phaolô xác định: “Từ đây, chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Đức Kitô theo quan điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa. Cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5:16-17). Người ta luôn thích mọi thứ đổi mới (quần áo, vóc dáng, giày dép, điện thoại, xe cộ,…), nhưng có lẽ người ta chưa thực sự quan tâm việc đổi mới tâm hồn, đặc biệt là tâm linh. Chúng ta đã được Đức Kitô đổi mới, nhưng chúng ta chưa tích cực duy trì sự đổi mới đó nên tâm hồn chúng ta vẫn có cái gì đó “cũ” lắm!
Mỗi khi con sóng duyềnh lên, nó không chỉ “đổi mới” mà còn đem theo phù sa bồi đắp cho vùng đất đó. Tâm hồn chúng ta cũng cần có những đợt sóng mới để đổi mới, để hoàn thiện. Các đợt sóng đó vẫn hằng ngày như thủy triều: Sóng tình yêu, sóng ân sủng, sóng thứ tha, sóng thương xót,… Ước gì “vùng đất” chúng ta để cho Sóng Tình Chúa biến đổi bất cứ lúc nào!
Trình thuật Tin Mừng hôm nay là đoạn Mc 4:35-40, nói về việc Đức Giêsu dẹp yên sóng gió (tương đương Mt 8:23-27 và Lc 8:22-25).
Hôm ấy, khi chiều đến, sau khi giảng dạy cho dân chúng về một loạt các dụ ngôn (người gieo giống, ngọn đèn, cái đấu, hạt giống tự mọc, hạt cải), Đức Giêsu bảo các môn đệ cho thuyền sang bờ bên kia. Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Ngài đi, có những thuyền khác cũng chèo đi theo Ngài. Bỗng dưng một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ thấy Thầy “vô tư” thế không biết, nên họ vội đánh thức Ngài, gọi giật dậy và hốt hoảng la toáng lên: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”.
Có lẽ chúng ta cũng như các môn đệ xưa, chứ chẳng “ngon lành” gì hơn ai, ở ngay bên Thầy Giêsu mà vẫn chưa thấy an tâm khi gặp giông tố cuộc đời. Gọi như điện giật thế thì ai mà chợp mắt nổi. Ngài thức dậy, rồi ngăm đe gió, và truyền cho biển phải “im ngay và câm ngay”. Thế là gió liền tắt, và biển lặng như tờ.
Đâu vào đấy rồi, Ngài nghiêm mặt và nghiêm trách các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”. Họ chỉ có nước ngậm tăm chứ nói chi được. Đúng quá mà! Cãi gì nổi? Các ông hoảng sợ – vừa sợ vì thấy phép lạ vừa sợ vì Thầy mắng thẳng, rồi họ xì xầm với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”. Theo Thầy vì tin Thầy hay thích điều gì ở Thầy mà giờ này còn hỏi nhau “người này là ai” vậy chứ?
Vâng, thật buồn! Buồn cho họ và buồn cho chính chúng ta, vì chúng ta cũng vẫn “thắc mắc” như vậy, dù chúng ta không nói ra thôi. Chúa Giêsu cũng buồn, Ngài không buồn vì Ngài chưa được chúng ta tin thật, mà Ngài buồn cho đức tin của chúng ta còn non nớt, còn ấu trĩ, chỉ chạy theo “sự lạ” chứ chưa “bén rễ sâu” vào đất-ân-sủng và chưa lưu thông “nhựa” của Cây Nho.
Kinh Thánh đã cho chúng ta biết chắc rằng Thiên Chúa là “Đấng gìn giữ chúng ta, không để chúng ta lỡ chân trật bước”, chắc chắn “Ngài không ngủ quên” và cũng “không chợp mắt ngủ quên” bao giờ (Tv 121:3-4). Thiên Chúa không hề vô tâm vô tính như chúng ta tưởng, đừng suy bụng ta ra bụng người! Miệng thì nói tin, nhưng khi gặp sóng đời duyềnh lên là chúng ta hốt hoảng ngay, mà sóng đời đâu đã to gì cho cam, chỉ mới “lăn tăn” thôi! Chúng ta có đáng trách không nhỉ?
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết vững tay chèo, chống, bát, cậy,... dù sóng đời nhỏ hay to. Chúng con không dám xin Ngài đưa thuyền của chúng con ra khỏi vùng biển động hoặc nước xoáy, nhưng xin Ngài làm Hoa Tiêu hướng dẫn chúng con chèo lái để có thể vượt qua mọi con sóng dữ. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam