Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 63

Tổng truy cập: 1356426

LỄ CHÚA BA NGÔI

LỄ CHÚA BA NGÔI

 

(Trích trong 'Sống Tin Mừng' - R. Veritas)

Tại vùng Texas Hoa Kỳ, không ai lại không nghe lòng hào hùng của anh Biên, chủ một nông trại nuôi bò to lớn. Người ta gọi anh bằng một tên riêng đầy long kính trọng là ông Biên quảng đại, đến nỗi nhiều người không còn nhớ tên thật của anh là gì, mà chỉ biết tên anh là ông Biên quảng đại. Dù là người giàu có nhất vùng nhưng nếp sống của ông lại rất gần gũi với moi người, từ người giúp việc cho tới những người láng giềng chung quanh.

Ông có một người con duy nhất, nhưng rủi thay trong một chuyến đi nghỉ cuối tuần, ông bị một tai nạn xe hơi làm cho vợ và người con duy nhất bị chết. Sau những ngày u buồn, một hôm đi dạo chơi gần nông trại, ông chợt gặp một đứa trẻ rách rưới và có vđang bơ vơ. Ông gọi lại và hỏi thăm về gia đình, đứa bé không trả lời chi được về những câu hỏi của ông. Bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi, nên tđó em bé nay sống với người này, mai sống với người khác, lang thang đây đó. Em chỉ còn biết một điều là tên gọi của em: ai ai cũng gọi em là Jimmi, nên em biết tên mình là Jimmi. Ông Biên liền nhận đứa trẻ về nhà làm con nuôi và làm chúc thư, nếu ông qua đời thì tài sản ông sẽ dành cho Jimmi, người con nuôi mới nhận được.

Nhiều người bạn thân ngạc nhiên hỏi, tại sao ông làm như vậy?

Ông Biên trả lời: với một lý do duy nhất, là Jimmi giống hệt đứa con của tôi đã chết. Tôi thương nó vì nó giống con tôi, tôi nhìn thấy con tôi nơi nó.

Anh chị em thân mến,

"Tôi thương nó, vì nó giống hệt con tôi, tôi nhìn thấy con tôi nơi nó". Câu nói này của ông Biên gợi lại cho chúng ta mối tương quan giữa tình thương của Thiên Chúa Cha với mỗi người chúng ta là đồ đệ của Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa Cha đã yêu thương mỗi người, vì chúng ta đã lãnh nhận ơn cứu rỗi, được tái tạo giống hệt như Chúa Kitô, Con Một Ngài. Thiên Chúa Cha yêu chúng ta, vì Ngài thấy Con Một Ngài nơi mỗi người chúng ta.

Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta không mừng với lý trí muốn hieu cho thấu đáo mầu nhiệm của mọi mầu nhiệm, là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi là Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần; nhưng hãy mừng với một con tim tin yêu chân thành, vì đã cảm nghiệm được Thiên Chúa Ba Ngôi nơi chính mình.

Tình thương của Thiên Chúa Cha, Đấng Tạo Hóa đã an bài vũ trụ, nâng đỡ cuộc sống con người và ban cho chúng ta sự sống. Tình thương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mặc lấy thân phận con người đến cứu chuộc chúng ta, để làm sáng tỏ lại hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta, giúp chúng ta trở về nhà Cha an toàn. Tình thương của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng ban ơn soi sáng, nâng đỡ, an ủi, giúp chúng ta sống trọn kiếp sống trần gian.

Mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta được nhắc nhớ rằng, Thiên Chúa Cha, Con, Thánh Thần đã yêu chúng ta và chúng ta được mời gọi để đáp lại tình yêu thương ấy bằng một đời sống trổ sinh nhiều hoa trai tốt, xứng đáng con yêu quí của Thiên Chúa: "Chúng con hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành" (Mt 5,48).

Chúa Giêsu đã mạc khải cho Nicôđêmô: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Người thì khỏi phải chết. Quả vậy, Thiên Chúa đã đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng nhờ Con của Ngài mà thế gian được cứu độ, ai tin sẽ được cứu; ai không tin thì đã bị lên án rồi" (Jn 3,16-18).

Lạy Chúa, xin ban thêm Đức Tin cho con để chúng con mỗi ngày được trở nên giống Chúa nhiều hơn. Amen.

 

23.Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi

Anh chị em thân mến.

Có một vẩn sĩ, vào sa mạc tìm đời sống kết hợp với Chúa đã lâu. Nhưng đến một thời gian, ông thấy dường như Thiên Chúa không còn yêu thương mình nữa, vì ông thấy mình buồn chán thất vọng.

Qua bao nhiêu cố gắng nhưng không thể nào tìm được sự an bình thư thái. Ông ngỡ rằng Thiên Chúa đã rời xa mình nên ông mới gặp tình trạng như thế. Ông lang thang buồn chán. Bổng có tiếng gọi, ông biết đó là tiếng của Chúa, ông mới trả lời:"Chúa đã bỏ con, tại sao còn gọi làm gì?" Chua trả lời:"Ta đâu có bỏ con, con hãy nhìn lại đoạn đường con đã đi, con thấy được điều gì?". Ông vội nhìn lại phía sau và nhìn thấy, không phải chỉ có hai dấu chân của ông in trên cát, nhưng bên cạnh còn có những dấu chân của một người khác, đi theo từng bước chân của ông. Chúa bảo:"Đấy là những dấu chân của Ta luôn theo sát bên con. " Ông vui mừng bước đi với tâm hồn phấn khởi.

Đến trưa, mặt trời chiếu những tia nắng nóng như thiêu đốt, ông mệt lã người, ông vội nhìn ra sau, thì hỡi ôi! chỉ còn có những bước chân mệt mỏi của ông kéo lê lết trên đường. Ông vội la lên: "Đó Ngài lại bỏ con nữa rồi, nên con mới mệt lã như thế nầy". Thiên Chúa trả lời ông:"Ta đâu có bỏ con, con hãy nhìn kỷ xem, những dấu chân đó là những dấu chân của Ta chđâu phải của con, vì Ta đã bế con trên đôi tay của Ta". Vẩn sĩ nhìn lại, và quỳ gối xuống tơn Thiên Chúa. Ông tiếp tục cuộc hành trình của mình, và tđó không còn kêu trách Thiên Chúa nữa. Ông đã nhận ra rằng: Thiên Chúa luôn ở bên cạnh ông từng giây từng phút và luôn nâng đở từng bước chân của ông. "Ta sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế."

Lời hứa của Người Thầy kính yêu đối với các môn sinh của mình. Lời hứa khi trao sứ mệnh cho các Ngài. Các Tông Đồ đã sống trọn Lời Hứa, các Ngài đã cảm nhận được những gì mà Thầy đã hứa. Trong đời sống, trong lúc thi hành sứ mạng được trao phó, khi thuận lợi, lúc khó khăn, các Ngài luôn thấy Người Thầy kính yêu của mình vẫn hiện diện và không bao giờ rời xa.

Lời hứa đó, lời nói của năm xưa không đi vào dĩ vãng, nhưng luôn là hiện thực qua từng thời đại, cho đến ngày hôm nay vẫn là hiện thực. Lời hứa đó, Thiên Chúa cũng nói với từng người trong chúng ta. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người hèn kém của chúng ta, Ngài còn thương yêu, cứu chuộc, đem chúng ta về sống trong tình yêu thương của Ngài. Như thế chưa đủ, Ngài còn hứa ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Lời hứa của Ngài hứa với ai? Thưa hứa với những con người hèn kém, những con người phản bội, những con người nông cạn không hiểu được tình yêu thương của Ngài. Trong đó có chúng ta, những người của thời đại hôm nay, những người đang hiện diện nơi đây.

Thế mà Ngài vẫn giữ lời hứa hết sức trung thành. Nhưng rồi Ngài cũng vẫn phải nghe những lòi trách phiền vô cớ. Ngài còn phải đón nhận sự thờ ơ. Thế mà Ngài vẫn bồng bế trên tay những con người như thế, mỗi khi Ngài thấy cần thiết, cho dù người được Ngài nâng niu có biet hay không, điều đó không quan trọng đối với Ngài. Ngài chỉ biết một điều là làm sao cho người mà Ngài yêu thương được hạnh phúc, được tốt đẹp.

Trong đời sống chúng ta, nhiều lúc chúng ta cũng phiền trách rằng: Thiên Chúa đã quên, đã bỏ rơi, để rồi nhiều khi chúng ta có thái độ không được tốt đối với Đấng đã từng yêu thương che chở cho mình. Trong những lúc buồn chán, thất vọng, chúng đã làm gì? Những lúc đó nếu chúng ta bình tĩnh một chút, thì sẽ nhận ra được tình yêu thương bao la của Thiên Chúa luôn ấp ủ. Ngài đang bồng bế chúng ta trên đôi tay, ôm vào lòng để chuyền hơi ấm và sức sống của Ngài cho chúng ta.

Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy chính mình, nhìn thấy những công lao của mình, thì chúng ta cũng chỉ biết than thở, đòi hỏi như vị ẩn sĩ. Nhưng chúng ta có nhìn kỷ như vị ẩn sĩ để nhận ra Chúa bên cạnh, như ông đã nhận ra hay không? được bao nhiêu lần trong đời sống, chúng ta biết làm dấu thánh giá cẩn thận để tạ ơn Thiên Chúa. Nhận ra được tình yêu bao la của Thiên Chúa trong đời sống, khi đó chúng ta mới yên tâm bình thản chu toàn thách nhiệm hằng ngày một cách tốt đẹp.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi soi sáng tâm hồn mỗi người chúng ta, để nhận ra sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống.

 

24.Tình yêu hiệp nhất

(Trích trong ‘Như Thầy Đã Yêu’ – Thiên Phúc)

Trong cuộc đời của nghị viên Rémaud có một giai thoại lý thú sau đây: Lần đầu tiên từ Pyrénées đến Paris với tư cách là nghị viên, ông Rémaud thuê phòng trong một khách sạn và trả tiền trước một tháng: 150 quan Pháp. Chủ khách sạn hỏi:

- Ông có cần biên nhận không?

- Không, không cần thiết. Thiên Chúa nhìn thấy hết chúng ta.

- Ngài tin vào Thiên Chúa ư?

- Lẽ dĩ nhiên! Ông cũng thế chứ?

- Tôi thì không, thưa ngài.

- A! Vậy xin ông cho tôi ngay một tờ biên nhận!

***

Người ta thường nói: "Tin đạo chư đừng tin người có đạo". Quả thật, khi gặp người có đạo chúng ta thấy tin tưởng hơn, yên tâm hơn. Nhưng thực tế, không hẳn là như vậy! Ở đây, chúng ta muốn nói đến niềm tin vào Thiên Chúa, tin các mầu nhiệm trong đạo. Đa tin là có liều lĩnh, mạo hiểm. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm cao sâu, trí khôn con người khó mà hiểu thấu.

Chúng ta thường dùng một vài hình ảnh loại suy để hiểu một phần nào mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Đó là hình ảnh của nước. Nước có thể hiện hữu dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn, và thể lỏng. Hoặc ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất. Tuy nhiên tất cả những so sánh ấy không tránh khỏi thiếu sót, vụng về khi nói về Thiên Chúa. Chỉ có Đấng ở trong cung lòng Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đã vén mở cho chúng ta biết có một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi khác nhau nhưng cùng một Thiên Chúa.

Câu Kinh Thánh nổi tiếng về Ba Ngôi chính là "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép Rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt. 28, 19). Và hình ảnh đặc trưng nhất về Ba Ngôi được mạc khải khi Đức Giêsu chịu phép rửa: Một hình chim bồ câu bay lượn trên mình Người, và một tiếng từ trời phán: "Con là Con Ta yêu dấu" (Mc. 1,11). Đó là hình ảnh sống động về chân dung của Chúa Ba Ngôi. Theo thánh Tôma Aquinô thì trong cuoc Hiển Dung, tất cả Ba Ngôi đã xuất hiện: "Chúa Cha trong tiếng nói, Chúa Con trong Con người, Chúa Thánh Thần trong ánh mây sáng chói".

Thánh Luca nhìn lịch sử cứu độ như một viễn cảnh mang chiều kích Ba Ngôi: Thời Cựu Ước là kỷ nguyên của Chúa Cha, thời loan báo Tin mừng là kỷ nguyên của Chúa Con, và thời hậu Tin mừng mà Công vụ Tông đồ ghi lại là kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần. Kinh Tin Kính duy trì mẫu tuyên xưng này: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc, và Chúa Thánh Thần ban nguồn sống.

Tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi là chúng ta dựa vào thế giá của Đức Giêsu, Người là sự thật (x. Ga. 8, 32) nên Người chẳng lừa dối ai.

Tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi là chúng ta sống hiệp thông, chia sẻ và yêu thương. Vì "Ai ở trong Tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy" (1Ga. 4, 16).

Tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi là chúng ta làm dấu thánh giá trên thân xác, là in dau Chúa Ba Ngôi trên cuộc đời mình, là họa lại hình ảnh Ba Ngôi trong tâm hồn tha nhân.

***

Lạy Ba Ngôi chí thánh, Thiên Chúa là một cộng đồng Tình yêu Hiệp nhất. Xin cho Giáo hội tìm thấy bản tính của mình trong bản tính cua Chúa Ba Ngôi. Xin cho chúng con hiệp nhất trong tình yêu, để minh chứng cho Tình yêu Hiệp nhất của Chúa. Amen.

 

25.Lễ Chúa Ba Ngôi

YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP NHẤT NHƯ BA NGÔI THIÊN CHÚA

Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm đứng đầu trong ba mầu nhiệm chính trong đạo Công Giáo. Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi dạy cho chúng ta biết có một Thiên Chúa mà Người có Ba ngôi. Ba Ngôi hiệp nhất và yêu thương nhau. Nhân loại được hiện hữu nhờ tình yêu của Ba Ngôi. Đồng thơi khi cử hành mầu nhiệm này, chúng ta được thúc đẩy hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và yêu thương nhau như chính Ngài.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đây là một mầu nhiệm tham sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người, ngay cả óc trí khôn con người cũng không thể nào thấu hiểu hay hình dung được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một vấn đề, càng không phải là một vấn đề toán học. Chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này. Cựu Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng và làm chủ vũ trụ. Chính Chúa Giêsu, trong đời sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần dần, tức là Ngài đã dần dần vén lên bức màn của mầu nhiệm này. Ngài cho biết Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa. Và Chúa Thánh Thần la Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau.

Trong kinh tin kính, chúng ta đều tuyên xưng: "Tôi tin kính một Thiên Chúa duy nhất là Chúa Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất. Tôi tin kính một Chúa duy nhất là Đức Giêsu Kitô, con Một Thiên Chúa, được Chúa Cha sinh ra trước muôn thưở muôn đời. Tôi tin kính Chúa Thánh thần, người là Chúa và là Đấng ban sự sống, Người phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con". Đó là một công thức thần học súc tích, mang nặng tính chất lý luận dài dòng và khó hiểu. Thế nhưng đây là một mầu nhiệm tuyệt đối nhất trong các mầu nhiệm. Mầu nhiệm của sự hiệp thông sự sống và tình yêu

Thiên Chúa là tình yêu, nghĩa là Ngài không đơn độc một mình. Nếu như Ngài đơn độc một mình thì Ngài sẽ yêu một mình Ngài một cách ích kỷ vô cùng. Nhưng Ngài là ba: Cha, Con và Thánh Thần. Là ba, nhưng cả ba hoàn toàn yêu thương nhau, hiến tặng sự sống cho nhau, hoàn toàn tương quan, hiệp nhất với nhau: Cha hoàn toàn là của Con, Con hoàn toàn là của Cha và mối tương quan tình yêu và sự sống này giữa Cha và Con là chính Chúa Thánh Thần. Tình yêu Thiên Chúa không khép kín lại nơi cộng đồng Ba Ngôi, nhưng lan toả ra ngoài trên khắp vũ trụ và đến nhân loại: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con chí ái của Ngài" (Ga 3, 16), nghĩa là chính "sự sống của Thiên Chúa".

Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một công thức khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, nghĩa là ban cho con người được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết định ban con yêu dấu của Ngài để cứu chuộc. Và vì yêu thương con người, Chúa Con đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất, Ngài về trời, Người Con ấy cũng lại trao ban Thánh Thần, nghĩa là chính sự sống của Ngài cho thế gian. Thánh Thần đến để tiếp tục công việc của Chúa Con, công việc yêu thương. Chính nơi Người Con ấy, nơi bản thân, cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta nhận ra được Thiên Chúa là tình yêu, thế nào la sống như con người được tạo dựng giống hìng ảnh Thiên Chúa: "Ai không yêu thương anh em là không biết Thiên Chúa" (1Ga 4, 8) còn ai đã biết Thiên Chúa thì phải yêu thương anh em như Ngài đã yêu thương, "vì Thiên Chúa là tình yêu" (1Ga 4, 8). Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi còn là mầu nhiệm của sự hiệp nhất. Có thể nói Thiên Chúa là một gia đình: Cha, Con và Thánh Thần. Yêu thương chính là bản tính thần linh chung của Ba Ngôi, là lời lý giải cho mầu nhiệm cao cả mà chúng ta tuyên xưng.

Mầu nhiệm đức tin không bao giờ là một trò chơi và thách đố trí tuệ, nhưng luôn hàm chứa lời mời gọi sự sống, Thiên Chúa Ba Ngôi là thực tại sống động trong đời sống người Kitô hữu được khai sinh nhờ bí tích Rửa tội "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Lời cầu nguyện luôn luôn là lời nguyện " với Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần". Thánh Lễ, trọng tâm của đời sống Kitô hữu, cũng được khai mở và kết thúc trong danh Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi đang sống trong lòng mỗi người, đời sống Ba Ngôi đang diễn ra trong mỗi tâm hồn.Từng giây từng phút, người Kitô hữu được liên kết chặt chẽ với Chúa Con, đến độ khi được tràn đầy Thánh Thần của Ngài, người Kiô hữu trở thành con của Cha trên trời. Vì vậy, phúc lành vĩ đại nhất cho kẻ tin là " được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Chúa Cha và ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần". Vì thế, sự nhận biết Thiên Chúa là tình yêu và là tình yêu cứu độ phải là sự thuc đẩy chúng ta yêu thương mọi người như Thiên Chúa yêu thương.

Như nơi Thiên Chúa, khởi điểm của tình yêu là mở ra, thông ban và chia sẻ. Thái độ mở ra, thông ban, chia sẻ này đòi hỏi phải ra khỏi bản thân và đi đến vời người khác. Thái độ này đòi hỏi chúng ta quan tâm đến ích lợi và hạnh phúc của người khác, biết nhìn nhận người khác ngay trong cái khác biệt của họ.

Bản chất của tình yêu là lan tràn. Tình yêu không khép kín trong trong gia đình Ba Ngôi, nhưng trào vọt và chan hoà trong vũ trụ bao la, tuôn đổ trong lòng mọi người. Vì thế, việc tạo dựng vũ trụ được xem như kết quả của tình yêu tràn trề của Thiên Chúa. Tất cả mọi thụ tạo và đặc biệt là con người được coi như đối tượng của tình yêu Thiên Chúa. Trong tất cả mọi loài thụ tạo, con người gần gũi với Thiên Chúa hơn cả trong cách sống và tình yêu. Cũng vậy, niềm tin thúc bách tình yêu đi tới, phá đổ mọi bức tương ngăn cách, để đến với muôn người và từng người, vượt qua mọi rào cản của màu da, chủng tộc, tôn giáo, ý thức hệ để tình yêu loan toả khắp nơi.

Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó. Vì thế, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa không khép kín lại trong Ba Ngôi, nhưng đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của người Kitô hữu phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa. Đồng thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa Ba Ngôi: yêu thương và hiệp nhất.

Lạy Chúa Ba Ngôi, xin Chúa cho chúng con luôn biết sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, bằng cách sống yêu thương và hiệp nhất nhau trong tình yêu Chúa. Và sống yêu thương nhau là cách thế tuyên xưng mầu nhiêm Chúa Ba Ngôi vậy. Amen.

home Mục lục Lưu trữ