Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 76
Tổng truy cập: 1356308
Lên Cao Và Đi Xa
LÊN CAO VÀ ĐI XA
Dẫn nhập đầu lễ :
Kính thưa ông bà anh chị em,
Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay gần như đưa chúng ta và các anh chị em Dự tòng tiến vào gần trung tâm của cuộc hành trình Mùa Chay. Thật vậy, sứ điệp Lời Chúa vọng lại giữ cộng đoàn chúng ta hôm nay đó chính là “tiếng gọi mời hãy lên cao và hãy đi xa”. Lên cao như Đức Kitô đưa các Tông đồ lên đĩnh núi Ta-bo để Ngài biến hình rạng rỡ, đi xa như tổ phụ Áp-ra-ham bỏ quê cha đất tổ để theo tiếng gọi vô hình để tiến về hứa địa.
Cuộc hành trình Mùa Chay hôm nay của Dân Chúa hay cuộc hành trình đức tin của mỗi người chúng ta, phải chăng cũng chính là cuộc nỗ lực phấn đấu để mỗi ngày “lên cao và đi xa” trước lời Chúa vẫy gọi, trước những đòi hỏi của Tin Mừng, trước những thách đố của Thập giá.
Giờ đây chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta đê xứng đáng cử hành thánh lễ.
Giảng Lời Chúa :
Ngày xưa trong lịch sử nước Tàu có chàng tráng sĩ Kinh Kha, trước khi lên đường thi hành sứ mệnh trọng đại và đầy nguy hiểm do hoàng tử nước Yên ký thác : sứ mệnh thích khách tiêu trừ Tần thủy Hoàng, thì bên bờ sông Địch, lúc chia tay, đã hát lên rằng : “Tráng sĩ một ra đi không hẹn ngày trở lại”. Và quả thật, sứ mệnh không thành, Kinh Kha đã bị Tần Thủy Hoàng giết chết, để ngàn năm sau còn lưu lại danh thơm “Kinh Kha tráng sĩ”.
Dù sao, cuộc “ra đi” của Kinh Kha coi như đã thất bại. Phải chăng đó là cuộc “lên đường” mà “đường đi không đến”. Trong khi đó sứ điệp Lời Chúa hôm nay gọi mời và nhắc bảo chúng ta rằng : đức tin phải là một cuộc lên đường và “đường đi phải đến”, một cuộc “vươn mình lên cao” và lên cao phải đạt được mục tiêu. Chúng ta có thể dừng lại để chia sẻ với nhau đôi điều về nội dung sứ điệp Lời Chúa gọi mời hôm nay.
1. TIN : đó là không ngừng vươn lên cao – Hướng về Thiên Chúa – Đi tới chân thiện mỹ - Vươn tới cõi vĩnh hằng.
Nếu không định hướng đức tin trong ý nghĩa như thế, và cố gắng tỉnh táo sống theo định hướng đó, chúng ta dễ biến cuộc sống đức tin thành một lối mòn xơ cứng, một thói quen ươn lười và giả hình hay một lối biểu hiện tình cảm đầy mê tín dị đoan và lệch lạc.
Tại sao phải định hướng và phải sống như thế ?
v Thưa vì cuộc sống đời thường dễ biến con người “ở lại dưới thấp”, chấp nhận cuộc sống dễ dãi, tự tại an nhàn, một cuộc sống “tà tà mặt đất”, không cần phải cố gắng, nỗ lực hay phấn đấu. Đó là cuộc sống nhàn cư theo cái kiểu :
Mai ta về sau núi
Mà cất am tị trần
Vẽ hình nàng bên gối
Mà ngắm hết mùa xuân (Trần Tuấn Kiệt)
Hoặc tiêu cực chán nản theo kiểu Chế Lan Viên :
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trờ xa,
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh,
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo
v Và nếu có phấn đấu, có nỗ lực, chẳng qua cũng chỉ với những mục tiêu nhuốm đầy tính ích kỷ, vụn vặt, phục vụ cho những nhu cầu đơn điệu : cơm áo gạo tiền, bồ bịch vợ con, học hành thi cử…mà ít khi biết mở sang những mục tiêu cao hơn, xa hơn theo nhưng đòi hỏi của Tin Mừng như :
- Đòi hỏi sống thánh thiện : “Các con hãy thánh như Cha các con trên trời là Đấng thánh”,
- Đòi hỏi sống công chính : “Nếu các anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và biệt phái, thì chẳng được vào Nước trời”
- Đòi hỏi sống chứng nhân, gương sáng : “Chính anh em là muối cho đời….chính anh em là ánh sáng cho trần gian…”
- Đòi hỏi hy sinh : “Ai muốn theo ta hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Ta”.
- Đòi hỏi yêu thương : “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”
“Không có tình yêu nào lớn cho bằng kẻ hy sinh mạng sống bạn hữu”
- Đỏi hỏi xả thân phục vụ : “Anh em hãy rửa chân cho nhau như Thầy đã rửa chân cho anh em”
- Đòi hỏi bác ái làm phúc : “Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”….
Hình ảnh cuộc “Ra đi” của Tổ phụ Áp-ra-ham và cuộc “Lên Núi” của Đức Kitô và các môn đồ mà các trích đoạn Lời Chúa thuật lại hôm nay phải chăng là một lời mời gọi tha thiết của Mùa Chay để chúng ta định hướng lại nhịp sống đức tin nếu đức tin đang trên đà sai lệch, làm mới lại lối sống đạo của mình nếu lối sống đạo đã cũ mòn xơ cứng. Đó là cuộc gọi mời không ngừng biết vươn cao và đi xa. Vươn cao khỏi đồng bằng cuộc sống với những nếp nghĩ và cách hành xử tầm thường, cục bộ, ích kỷ, bon chen, ganh tỵ, tham lam ; đi xa khỏi cái tôi với trái tim và con mắt chật hẹp, méo mó, xoi mói, giận hờn, thù oán, kiêu căng…
Riêng đối với các anh chị em dự tòng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay đã khắc họa hai hình ảnh thật rõ nét để nhắn gởi cho anh chị em về nỗ lực chọn lựa niềm tin của chính mình. Hình ảnh Áp-ra-ham lìa bỏ quê cha đất tổ với những ràng buộc và quan hệ mật thiết của gia đình, gia tộc, tín ngưỡng…để ra đi theo tiếng gọi của Đấng Thiên Chúa vô hình ; và hình ảnh của Đức Kitô biến hình trên núi cao Ta-bo, lột bỏ cái xác thân bình thường nhân loại để mặc lấy cái rực rỡ chói ngời của thân xác phục sinh, phải chăng đó chính là chọn lựa “ra đi tìm kiếm đức tin” của anh chị em khi dấn thân cho một niềm tin mới, là cuộc lột xác, khước từ con người cũ với những nếp suy nghĩ và ứng xử tối tăm ngoại giáo để mặc lấy những thái độ và ứng xử sáng ngời của tin Mừng.
2. Tin : đó là cuộc hành trình đầy thử thách gian nan :
Nếu tin là một cuộc “Lên Cao” và “Đi xa” thì chắc chắn đó là cuộc hành trình đầy thử thách gian lao, một cuộc hành trình đòi trả giá cao, rất nhiều khi đó là cái chết, như một câu ngạn ngữ Pháp ; ‘Partir c’ est mourir un peu” (Đi là chết một ít”. Nếu chàng tráng sĩ Kinh Kha ngày xưa đã “một ra đi không hẹn ngày trở lại”, thì người “tráng sĩ Kitô hữu” hôm nay cũng phải “một mất một còn” với chọn lựa niềm tin của mình. Ngay từ buổi đầu Kitô giáo, Đấng sáng lập đã từ bỏ mái ấm gia đình ở làng quê Na-da-rét để dấn thân rao giảng Tin Mừng và sau đó là vác lấy thập giá lên đồi Sọ để hiến dâng thân mình làm của lễ hy sinh. Các tông đồ đã “bỏ cha, bỏ mẹ, gia đình, thuyền và lưới” để đi theo Đức Kitô và cũng đã kết thúc cuộc hành trình đó bằng những cuộc tử đạo. Và kể từ đó, hàng hàng lớp lớp thế hệ Kitô hữu đã lần lượt nối gót trên cuộc hành trình đức tin mà cái giá phải trả chưa bao giờ thay đổi.
Một cách cụ thể : cuộc hành trình từ gia đình đến nhà thờ xem ra cũng đã là khó đối với nhiều người hôm nay. Đó là cuộc hành trình mỗi ngày đến với Thánh lễ, là cuộc hành trình ăn năn sám hối đến với tòa giải tội, là cuộc hành trình đến với anh em để hòa giải yêu thương, cuộc hành trình đến với những người yếu đau bệnh hoạn, đói khổ để ủi an, giúp đỡ phục vụ. Trong cuộc sống đức tin hôm nay, có bao nhiêu cuộc “lên cao” và “đi xa” như thế mà chúng ta chưa làm được hoặc chúng ta cố tình lảng tránh để tìm một nơi ẩn trú an toàn, một pháo đài chắc chắn để không ai quấy rầy, để không sự gì phiền nhiễu.
Tuy nhiên, tiêu đích của cuộc hành trình đức tin không dừng lại ở thập giá hay đồi Sọ. Bởi vì nếu Đức Kitô đã hấp hối thương đau nơi vườn Giết-sê-ma-ni trên núi Cây Dầu, thì Ngài cũng đã biến hình rực rỡ trên núi Ta-bo ; hoặc nếu Ngài đã gục đầu tắt thở trong cái chết tủi nhục vào chiều Thứ Sáu trên Núi Sọ, thì cũng trên một ngọn núi Ngài đã oai hùng tập họp các môn sinh để về trời trong chiến thắng vinh quang. Quả thật, bên kia sa mạc và biển Đỏ chính là Đất Hứa, bên kia Thập Giá chính là Phục sinh. Cuộc biến hình trên núi Ta-bo hôm nay chính là dự báo chắc chắn cho cuộc phục sinh vinh hiển của Đức Kitô sau biến cố tử nạn, và là hình ảnh báo trước viễn tượng phục sinh cho cuộc hành trình đức tin của mọi Kitô hữu, của tất cả chúng ta. Còn trong đời thường hôm nay, chúng ta tin rằng : mỗi một thánh lễ, một giờ cầu nguyện sốt sắng dâng lên, sẽ nhận được muôn ơn lành đổ xuống, một nụ cười, một cử chỉ thân ái trao ban, sẽ đem về niềm vui bất tận, một nghĩa cử thứ tha, hòa giải chân tình sẽ trả lại khung trờ bình an cho tâm hồn và cuộc sống, một chiến thắng trước cám dỗ bất chính sẽ rực sáng niềm vui trong sâu thẳm trái tim, một chút hy sinh chịu thiệt thòi mất mát để anh em khác được lợi được nhờ, sẽ âm vang một hạnh phúc lâu dài bền vững…Vâng, đó chính là những cái phúc thật mà Đức Kitô đã long trọng loan báo trong bài giảng đầu tiên của Ngài ngày xưa.
3. Hành trang cần thiết cho cuộc lên cao và đi xa :
Nếu Áp-ra-ham đã lên đường ra đi chỉ tựa vào một điều duy nhất : Lời hứa của Thiên Chúa ; và trên đỉnh núi Ta-bo, trong cuộc biến hình của Đức Kitô, Chúa Cha cũng đã đòi hỏi một điều duy nhất : “Hãy vâng nghe lời Người”, thì quả thật, hành trang cần thiết cho cuộc hành trình Mùa Chay hôm nay của Dân Chúa, của mỗi người chúng ta, đó chính là Lời Chúa, là Tin Mừng của Đức Kitô. Chính trong Bài Đọc 2 hôm nay, trích đoạn thư của thánh Phaolô gởi cho Timôthê cũng đã xác nhận : “Chính Đức Kitô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử”. Vì lẽ đó, Thánh Phaolô đã kêu gọi học trò Timôthê : “Anh yêu quý, dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin mừng”.
Phải đọc Lời Chúa, phải nghe Lời Chúa, phải sống và thực hành Lời Chúa, phải để Lời Chúa hướng dẫn mọi hành vi và cách ứng xử…Quả thật, chúng ta đã nhàm tai với những điệp ngữ ấy ; và hình như những hành vi đức tin đó xem ra đã là chuyện của quá khứ và không bao giờ là đề tài hấp dẫn của hôm nay. Và chính vì thế, Mùa Chay là lúc chúng ta được gọi mời để đọc Lời Chúa như đọc một tờ di chúc quan trọng trối lại cho chúng ta, nghe Lời Chúa như đang nghe lần đầu một chuyện tình hấp dẫn mà chúng ta đang nhập cuộc, sống và thực hành Lời Chúa như một cuộc đầu tư đầy lợi nhuận và thích thú mà chúng ta luôn là kẻ chiến thắng…Đó chính là “lên cao và đi xa”, là biết đứng dậy thoát ra khỏi một thứ “công viên đức tin” với toàn những thói quen đường mòn đạo đức mang tính trang trí giả tạo, sao chép, cũ mòn mà chú cọp trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khinh miệt :
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng
Giải nước đen giả suối chẳng thông giòng
Len những lách những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước cảnh hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u
Nếu Chúa Nhật đầu Mùa Chay, phụng vụ gọi mời chúng ta dấn thân vào cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đức Kitô, thì hôm nay, phụng vụ khuyến khích ta hãy lên cao và đi xa cùng với Đức Kitô trong cuộc hành trình tiến về Đại Lễ Vượt Qua hôm nay để đi vào hạnh phúc vĩnh hằng mai hậu. Đó chính là cuộc tái khám phá nét sinh động và tươi trẻ của Tin Mừng, là nhiệt tình dấn thân thực hiện những đòi hỏi của Đức Tin bằng trái tim quảng đại và anh dũng, là can đảm đón nhận thập giá cuộc sống với niềm vui chấp nhận và sẵn sàng hy sinh. Đó chính là điều mà Đức Chúa Cha đã ngỏ lời với chúng ta hôm nay : “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người”.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam