Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 90

Tổng truy cập: 1358211

LỜI GIẢNG UY QUYỀN VÀ TÂN KỲ

LỜI GIẢNG UY QUYỀN VÀ TÂN KỲ

 

(Suy niệm của AM Trần Bình An)

Wat Traimit còn gọi là Chùa Phật Vàng, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan nhờ vđẹp độc đáo, lịch sử của nó, và nhờ pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối rất lớn. Chùa này tọa lạc ở cuối đường Yaowarat, gần ga Hualampong, thuộc Quận Samphathawong.

Tượng Phật Vàng là bức tượng Phật ngồi cao 3 mét đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn. Người địa phương cho rằng bức tượng lớn nhất thế giới này biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Trong số tất cả những bức tượng Phật mà du khách có thể nhìn thấy ở Bangkok, từ tượng Phật Emerald tại Wat Phra đến tượng Phật nằm tại Wat Pho, thì tượng Phật Vàng là một trong những bức tượng xinh đẹp nhất. Tượng Phật Vàng đã giúp Wat Traimit trở thành một trong những điểm đến hàng đầu nằm trong lịch trình tham quan Bangkok của du khách.

Tượng Phật Vàng được xác định là làm trong thời đại Sukhothai (khoảng thế kỷ 13-15), một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật của Thái Lan, đặt trong một ngôi chùa ở thđô cổ Ayutthaya (cách Bangkok về phía Bắc khoảng 1 giđồng hđi xe). Khi quân Miến Điện cướp phá thđô, để tránh sự xâm hại của quân xâm lược, tượng được phủ một lớp đất sét dầy và được giữ bí mật tuyệt đối, vì những người chịu trách nhiệm ngụy trang bức tượng này bị giết ngay sau khi hoàn tất công việc. Sau đó, tượng được đóng thùng chuyển đến Bangkok và đặt tại chính điện của chùa Choti-Naram (là Wat Phrayakrai hiện nay) dưới thời vua Rama III (1824 - 1851).

Năm 1931, ngôi chùa này bị bỏ hoang và bức tượng phđất sét này được chuyển đến một nơi tạm thời và chẳng mấy ai quan tâm trong suốt hai thế kỷ. Thập niên 1950, khi di chuyển đến một ngôi chùa mới ở Bangkok, tượng bị tuột khỏi cần cẩu, rơi xuống hố bùn. Cũng chẳng ai buồn trục tượng lên. Người dân địa phương kể rằng có một nhà sư được đức Phật báo mộng, nên đi tìm và kéo được tượng lên. Qua một vết nứt, nhà sư thấy một tia sáng màu vàng lóe lên và Phật Vàng được "tái sinh." (Wikipedia)

Vết nứt đất sét đã tình cờ lộ ra pho tượng Phật vàng ròng. Trong Tin Mừng Marcô hôm nay, chính tay quỷ sợ hãi, cũng hớt hải, vô tình làm lộ ra bản tính Thiên Chúa nơi Đức Giêsu: “Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1, 24) Tuy nhiên, Người cấm Satan tiết lộ Thánh Danh Người, vì quỷ dữ không xứng đáng công bố, mà dành cho sau này chính môn đệ Đá Tảng, Phêrô long trọng tuyên xưng: "Thầy là Đấng Kitô" (Mc 8, 27- 29).

Lời Đức Giêsu giảng dạy trong hội đường ở Capharnaum vào ngày Sabat khiến thiên hạ ngạc nhiên, sửng sốt, “vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.” (Mc 1, 22) Hành động trừ quỷ tiếp theo là một dấu chỉ khẳng định uy quyền Đấng Thiên Sai. Trước đó, Người được ông Gioan Tiền Hô long trọng giới thiệu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1, 29)

Lời giảng uy quyền

Trong khi các thầy tư tế, kinh sư, Biệt Phái giảng dạy Ngũ Thư theo như truyền thống vụ luật, nguyên tắc và khắt khe, nghiêm nhặt, cầm buộc và cấm đoán, thì Đức Giêsu giảng giải khác hẳn và trái ngược, cởi mở, quảng đại, tràn đầy uy lực, quyền năng. Không những Người trình bày ý nghĩa, mục đích và tinh thần của Lề Luật thật sâu sắc, tinh tế và chính xác: “Ngày Sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát.” Người còn tự nhận đứng trên cả Lề Luật, có đủ thẩm quyền giải thích Lề Luật: “Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát" (Mc 2, 27 - 28)

Thay vì Lề Luật định hướng con người kính Chúa, yêu người, trở nên tốt lành, xả kỷ vị tha, nhân ái, nhân hòa, yêu thương và phục vụ, lại trở nên gánh nặng phi lý cho con người, mà thánh Phaolô gọi đó là luật của người trần. “Chẳng hạn:“Đừng ăn cái này, đừng nếm cái kia, đừng đụng vào cái nọ.” toàn là những cái cấm đoán đụng đến là hư. Đó chỉ là những giới luật và giáo huấn của người phàm.” (Cl 2, 20- 21)

Lời giảng tân kỳ

Đức Giêsu không hủy bỏ hay thay đổi Lề Luật. “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5, 17) Trái lại, Người hoàn chỉnh và khoác lên Luật Lệ bộ mặt mới thân thiện, cụ thể và hữu ích cho con người xứng đáng lãnh nhận ơn Cứu Độ:“Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng ... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết ..." (Mt 5, 21) Người đổi mới tinh thần Luật, nâng cấp cho phù hợp với tình yêu thương, nhân từ, bác ái, mà Người hằng ấp ủ, chủ trương: “Ta ban cho các con điều răn mới, đó là các con phải yêu thương nhau. Như Ta đã yêu thương các con thể nào, các con cũng phải yêu thương nhau thể ấy.” (Ga 13, 34 - 35).

Các kinh sư, luật sĩ, Biệt Phái đã trói buộc dân chúng thực thi 613 mitzvot, điều Luật, thật chi tiết, tỉ mỉ, vụn vặt trong đời sống, vô tình biến Luật thành vòng kim cô, thành hàng rào, tường lũy, ngăn cách và cắt đứt mối giao hảo, tương quan giữa con người và với Thiên Chúa. Điển hình trong dụ ngôn người Samarita nhân lành, Đức Giêsu nêu đích danh thầy tư tế, thầy Lêvi đã bỏ mặc kẻ hoạn nạn dở sống dở chết, chỉ vì họ đều mù quáng tuân thủ Luật lệ. Thay vì kết luận, Người hỏi ngược lại luật sĩ, buộc ông phải công khai khẳng định: “Vậy theo ý ông, thì ai trong ba người ấy đã nên đồng loại của người sa vào ổ cướp?" Ông ấy đáp: "Kẻ đã xử nhân nghĩa với người ấy." (Lc 10, 25-37)

“Biến thế giới của thú vật nên thế giới của con người, biến thế giới của con người nên thế giới của con Chúa.” (Đường Hy Vọng, số 801)

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa xua đuổi ma quỷ ra khỏi lòng trí chúng con, giải thoát chúng con khỏi đam mê thế gian, cứu chúng con khỏi cám dỗ xác thịt, để chúng con có thể lắng nghe, đón nhận và nhập tâm Lời Hằng Sống, hầu sống theo lời giảng dạy đầy quyền uy và tân kỳ.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ xua tan đi những đám mây mù, u ám gian tà, tội lỗi, xấu xa đang ráo riết quyến rũ, bao vây, tấn công chúng con, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cứu vớt chúng con được sống trong tình thương, ân nghĩa của Chúa. Amen.

 

21.Tôi biết Ông là ai!

(Suy niệm của AM Trần Bình An)

Chúa Giêsu cùng các môn đệ, xuất hiện và giảng dạy công khai trong một hội đường tại Caphạrnaum vào ngày lễ nghỉ sa bát. Thiên hạ ngạc nhiên vì lời Ngài như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.

Họ chỉ mới ngạc nhiên, sửng sốt, chứ chưa thể nhận biết rằng, Ngài chính là Đấng Có Thẩm Quyền. Nhưng có lẽ để thiên hạ biết rõ Ngài là ai, thì Chúa đã dùng ngay satan dưới lốt thần ô uế, thừa nhận vô cùng minh bạch: Tôi biết ông là ai rồi! Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!

Chẳng phải chỉ đáng buồn cho Israel, dân riêng của Chúa, đã không nhận biết Ngài là ai. Mà chính con cái Ngài hiện nay ở khắp nơi, cũng khiếm thị, khiếm thính, cũng không hề nhận ra Ngài, đang hiện diện trong mỗi con người chung quanh, những tha nhân khốn khó, những kẻ cô thế, kẻ bị giam cầm, bị áp bức, bị đói khát, bị gạt ra ngoài lề xã hội…

Ngài đến không chỉ soi đường, dẫn lỗi con người thoát kiếp lầm than, thoát kiếp nô lệ của satan, nhưng còn chữa lành, giải phóng con người thoát khỏi ảnh hưởng đen tối của u mê tội lỗi, của thói tham lam, thói ích kỷ, vị kỷ, thoát khỏi cái tôi như cái rốn vũ trụ.

Thần ô uế bây giờ tinh xảo, không còn ngây ngô, xấu xí hay kinh dị như xưa, mà trở nên biết hóa khôn lường, mặc lấy nhiều cái áo vô cùng mỹ miều, nhân danh đủ các lý tưởng thanh cao, đủ các chủ nghĩa mỵ dân, hòng che đậy cứu cánh dã tâm, không ngoài mục đích vinh thân phì gia, củng cố phe cánh, bè đảng, bằng nhiều chiêu độc, như tước đoạt của cải, bần cùng hóa và nô lệ hóa dân đen, chà đạp nhân phẩm, tước đoạt tự do,…

Thế mà Chúa Giêsu lại đến giải thoát con người khỏi ách nô lệ sự dữ, làm sao không động đến quyền lực đen, làm sao không làm nhức nhối những bạo quyền, những kẻ đang tâm bán rẻ linh hồn cho satan, kể cả những đám lâu la, ô hợp chạy theo cường quyền, để kiếm chác, bòn mót chút ân huệ, mà lạnh lùng hùa theo hãm hại dân lành. Chúa cũng không quên cảnh cáo những ngôn sứ phụ bạc, phản phé: Nhưng tiên tri nào tự phụ, nhân danh Ta mà nói lời Ta không truyền phải nói, hoặc nhân danh các thần khác mà nói, thì sẽ chết". (Đnl 18, 20)

Như vậy, đàn chiên Ngài chẳng lẽ lại dại dột nghe theo sói dữ, hay sói đột lốt chiên, để được yên thân, để khỏi bị thử thách, khỏi phải vác thánh giá? Lại chẳng biết đâu là chính nghĩa, đâu là danh chính ngôn thuận, đâu là Đường, đâu là Sự Thật, mà chính satan đã từng phải buộc lòng xác nhận?

Lạy Chúa, xin hãy mở mắt, mở tai, mở lòng trí con, để con luôn nhận ra Chúa hiện diện ngay bên con, ngay trong xã hội nhiễu nhương, và nhất là Chúa hiện diện trong Tin Mừng và trong Thánh Thể nhiệm mầu.

Lạy Mẹ kính yêu, xin thức tỉnh con nhìn thấy Chúa trong mọi người, luôn biết nương tựa nơi Chúa, hầu xa lánh được satan, luôn rình rẫp cám dỗ, muốn khống chế tầm hồn yếu đuối của con. Amen.

 

22.Giảng dạy như có thẩm quyền

(Suy niệm của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty)

Tác giả Máccô giới thiệu sứ vụ của Đức Giêsu tại Ga-li-lê gồm hai phần: giảng dạy và chữa lành. Tuy nhiên đặc biệt là ở chỗ ông không tách hai điều này riêng ra mà đã liên kết chúng lại thành một cách rất tài tình. Chữa lành chính là để lời rao giảng trở nên thuyết phục.

Mác-cô trước hết giới thiệu Đức Giêsu như một nhân vật xuất hiện hầu công bố một sứ điệp trọng đại: “Thời đại đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (c.15). Ông không những xác địch công việc chính của Đức Giêsu là công bố sứ điệp, nhưng còn nói thêm Ngài đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên dân chúng. ‘Đức Giêsu và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày Sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư’. Tác giả hình như quan tâm tới thái độ dân chúng tiếp nhận sứ điệp nhiều hơn là chính nội dung thuyết phục hay sự phong phú của sứ điệp Tin Mừng được rao giảng.

Rõ ràng là như thế khi Mác-cô lập tức tường thuật các công việc đầy từ tâm Đức Giêsu thực hiện như chữa người bị quỉ nhập, chữa nhạc mẫu ông Si-mon, chiều đến chữa mọi kẻ ốm đau bệnh tật mà cả thành đem đến cho Người…, hầu như để cho thấy tại sao dân chúng có phản ứng tích cực như vậy trước sứ điệp, hay đúng hơn, với con người công bố sứ điệp đó. So với tác giả các cuốn Tin Mừng khác, tác giả cuốn thứ hai này hầu như không chú trọng tới nội dung sứ điệp nhiều cho lắm. Ông dành nhiều giấy mực hơn cho việc tường thuật các hành động chữa lành và yêu thương Đức Giêsu thực hiện. Và tất cả chỉ để minh chứng cho điều mà ông muốn khảng định ngay từ đầu: ‘Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư’.

Thật ra thì dân chúng bình dân thời nào và ở đâu cũng vậy thôi, với trình độ hiểu biết hạn chế họ ‘nghe’ thì ít mà muốn ‘thấy’ nhiều hơn. Đúng hơn, họ là các thính giả có tầm hiểu biết bằng con tim nhiều hơn là bằng trí óc, nhất là trên con đường đi tìm chân lý; trong khi đó các bậc mô phạm hay hiền triết lại có khuynh hướng sử dụng khối óc nhiều hơn con tim. Các hành động chữa lành đầy từ tâm của Đức Giêsu đánh thẳng vào con tim của thính giả bình dân và chinh phục họ; trong khi các thính giả tri thức như các luật sĩ, biệt phái và kinh sư lại chỉ tìm đến để nghe thuyết pháp, để tìm lý luận, rồi sau đó thi nhau đem ra phân tích mổ xẻ, và tìm lỗi bắt bẻ, chính vì vậy mà các tranh luận căng thẳng giữa họ với Đức Giêsu đã không ngừng nổ ra. Đối với dân chúng, sứ điệp của Đức Giêsu quả là một Tin Mừng, vì nó làm cho con tim của họ được an bình no thỏa, trước khi làm trí óc họ được say mê. Trong thẳm sâu cõi lòng, họ hằng khao khát tìm thấy một Đấng Mét-si-a nhân ái, đầy từ tâm và xót thương, gần gũi với nỗi thống khổ yếu hèn của con người hơn. Đó chính là lý do để mà, trong tất cả sự chân thành mộc mạc họ chân nhận cách thẳng thắn và đơn sơ: ‘Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền’ hơn hẳn các kinh sư và Biệt Phái.

Suy niệm trên đây, tuy đơn giản thật nhưng lại có tầm quan trọng lớn đối với hết thảy mọi người chúng ta, nhất là đối với các linh mục của Đức Kitô.

- Quan trọng đối với đời sống thiêng liêng, vì là một tu sĩ linh mục, tôi luôn có nguy cơ xa rời sự nhạy cảm thiêng liêng của người bình dân. Không biết từ khi nào suy luận triết thần đã hoàn toàn chiếm lĩnh đầu óc và suy nghĩ của linh mục. Tôi quan tâm tới hiểu biết và lý luận nhiều tới độ không còn thời giờ để lắng nghe khát vọng thầm kín của chính con tim mình cũng như của người bình dân; kết quả là Tin Mừng đối với tôi phải là chân lý hơn là lòng nhân ái. Và quả thực rất ít khi trong đời sống thiêng liêng tôi dành thời giờ và nỗ lực để nhận ra cái ‘thẩm quyền’ này của Tin Mừng phải tác động trên chính tôi trước hết!

- Quan trọng đối với việc mục vụ: suy niệm trên đưa tôi tới nhận thức sau đây: trước một cộng đoàn phụng vụ, các bải giảng của tôi có được ‘thẩm quyền’ Tin Mừng chỉ khi nào chúng quảng diễn được lòng xót thương cứu độ của Thiên Chúa. Trong thực tế nó đã bị chi phối quá nhiều bởi các kiến thức thần học - luân lý, hay các dẫn chứng mang tính biện giáo. Ngay khuôn mặt Hội Thánh hoặc nội dung Tin Mừng mà tôi trình bày cũng thường khi còn quá mô phạm và nghiêm khắc. Biết bao giờ dung mạo từ nhân tha thứ của Đức Kitô mới được sáng tỏ để các tín hữu có thể chiêm ngắm tỏ tường cách mãn nguyện?

Lạy Chúa, đúng là những kẻ bé mọn nhận biết Chúa rõ ràng hơn các bậc khôn ngoan thông thái. Xin đừng để học vấn và hiểu biết làm cho con, linh mục của Chúa, không nhận ra nổi ‘thẩm quyền’ đích thực của Tin Mừng Chúa. Cũng xin làm cho lời rao giảng của Hội Thánh được nhiều người lắng nghe bằng con tim và qua đó nhận ra Chúa thật gần gũi và xót thương hết thảy mọi người. Amen.

 

home Mục lục Lưu trữ