Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 44

Tổng truy cập: 1363865

LÓNG BIẾT ƠN

LÓNG BIẾT ƠN

 

(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến lòng biết ơn và sự vô ơn của con người. Naaman, quan lãnh binh của vua xứ Syria thời Êlisê được chữa lành bệnh phong cùi nhờ nghe người của Thiên Chúa xuống tắm bẩy lần ở sông Gio đan. Ông trở lại tôn vinh Thiên Chúa (x.2 V 5, 14-17).

Mười người phong cùi thời Chúa Giêsu thì sao? Biết Chúa Giêsu đi ngang qua, họ đồng thanh cất tiếng kêu xin, tiếng họ kêu to mang theo niềm hy vọng được Chúa chữa lành: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (Lc 17, 13). Tiếng kêu của họ vượt qua không gian, phá vỡ ngăn cách, nhất là vọng thấu tới tai Chúa Giêsu là Đấng cứu chữa cả phần hồn lẫn phần xác, cả mười người đã được chữa lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại cảm ơn Chúa Giêsu; mà người đó lại là một người Samaria dân ngoại!

Vậy là chỉ có một người biết ơn, còn chín người kia không biết có quên ơn không, hay mừng quá về nhà ăn khao, chưa kịp trở lại tạ ơn Đấng chữa lành. Chúa Giêsu phải thốt lên: “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này” (Lc 17,17-18).

Ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng bị xói mòn. Trên mặt báo và xung quanh ta, thấy những câu chuyện đau lòng như con phụ công cha, quên ơn mẹ, bỏ nhà ra đi, đánh đuổi cha mẹ, ấy chưa nói đến có người coi trời bằng vung, hoặc sống như thể không có Thiên Chúa, giết cha, hại mẹ nữa. Phải chăng lòng biết ơn đang bị lu mà trong tâm khảm con người.

Tại sao lại vô ơn? Có nhiều lý do: vì người ta không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có ; họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn, vì thế, họ quên ơn.

Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Hầu hết chúng ta thức dậy với tâm trí lơ đãng. Thay vào đó, chúng ta hãy bắt đầu một ngày mới với lòng biết ơn. Con cảm ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng chẳng bỏ con, chẳng để con hư không đời đời mà lại sinh ra con cho con được làm người… lại gìn giữ con hôm nay được mọi sự lành.v.v..

Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể khác Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ. Tạ ơn là lời cầu nguyện tốt nhất bất cứ ai cũng có thể làm. Lời tạ ơn thể hiện lòng biết ơn, sự khiêm tốn và hiểu biết.

“Biết ơn” là một cụm từ rất quen thuộc với mọi người chúng ta. Tạ ơn Chúa, cảm ơn người, cảm ơn đời, biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những người bao bọc, giúp đỡ mình những khi mình gặp khó khăn….Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.

Lòng biết ơn có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Hạnh phúc và thành công đều tạo dựng từ lòng biết ơn. Cho nên từ xưa đến nay, cha ông ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn khắc ghi công ơn của những người đã cho ta cuộc sống này. Như thế, lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc đời ta, chỉ là chúng ta không để ýnhận ra thôi. Đừng bao giờ quá bận rộn đến quên nói lời “làm ơn” hay “cảm ơn”. Sống mà không có lòng biết ơn là một cuộc sống vô nghĩa. Nếu đời chỉ là chuỗi những lời oán than về bất công và thua thiệt mà ta đã gặp phải, mà không nhớ đến những may mắn đã từng đến với ta, thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị trầm cảm, một căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay.

Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Người đời thường phê phán những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”, lừa thầy phản bạn, bất hiếu với mẹ cha. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ.

Đến với Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay, noi gương người Samaria chúng ta cùng tạ ơn Chúa, cảm ơn những người làm ơn cho chúng ta, nhất là xin Chúa biến ta trở nên người luôn biết ơn. Amen.

 

22.Tạ Ơn Chúa – Logos

Vào ngày 07/9/2004, hai người phụ nữ Ý tên Toretta và Pari đã bị một nhóm người vũ trang bắt cóc khi hđang làm công tác từ thiện tại Irắc. Hai người phụ nữ này đều thuộc gia đình Công Giáo rất sùng đạo. Cả nước Ý đã lo lắng cho số phận của 2 con tin. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra lời thỉnh cầu với nhóm người bắt cóc xin hãy vì lòng nhân đạo mà thả 2 người phụ nữ ra. Vơí mọi cố gắng của chính phủ Ý trong việc đối thoại và thương lượng với nhóm người bắt cóc, cuối cùng 2 người phụ nđã được thả tự do vào ngày 28/9/2004, sau 3 tuần bị giam giữ.

Vào ngày 05/10/2004 vừa qua, cô Toretta và Pari đã cùng gia đình đến Vatican xin triều yết Đức Thánh Cha. Họ quỳ gối trước mặt ngài để cảm ơn ngài đã cầu nguyện và lên tiếng can thiệp để hđược trả tự do. Trước tin vui này, Đức Giáo Hoàng đã cùng với gia đình 2 người phụ nữ dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Hai người phụ nữ đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng và tạ ơn Thiên Chúa vì những ân huệ đã lãnh nhận. Đó cũng là thái độ của mọi người trước những hồng ân cao cả của Thiên Chúa. Nhưng đáng tiếc, nhiều người đã quên nói lời cảm ơn trước những ơn lành mình nhận được.

Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành mười người phong cùi, nhưng chỉ có một người trở lại để tạ ơn Chúa. Và thật trớ trêu, đó lại là một người xứ Samaria, một người dưới mắt người Do thái là một kẻ ngoại giáo! Đó là một điều đáng buồn, đến nỗi Chúa Giêsu phải thốt lên: “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch cả sao? còn chín người kia đâu?”. Có lẽ đó cũng là lời chất vấn dành cho những ai không nhận biết ơn Thiên Chúa để cảm tạ Ngài. Hơn ai hết, chính Chúa Giêsu đã nên mẫu mực cho chúng ta về lòng biết ơn Thiên Chúa và cả cuộc đời của Ngài luôn vang lên lời tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Cuộc đời Chúa Giêsu là bài ca tơn.

Chúa Giêsu thường tìm đến nơi thanh vắng để cầu nguyện với Chúa Cha. Nhưng khi biểu lộ tâm tình tạ ơn thì Ngài lại thực hiện công khai trước mặt mọi người. Chúa muốn dạy mọi người bài học về lòng biết ơn đối với Thiên Chúa.

Trước khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn rồi phân phát cho mọi người (Ga 6, 11). Trong bữa Tiệc Ly, khi lập bí tích Thánh Thể, Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ (Lc 22, 19). Đứng trước nấm mồ Lazarô, trước khi làm cho anh ta sống lại, Chúa Giêsu đã dâng lời cảm tạ Thiên Chúa (Ga 11, 41).

Cả cuộc sống của Chúa Giêsu là một lễ tạ ơn liên lỉ. Ngài đã hy sinh mạng sống làm hy tế dâng lên Đức Chúa Cha. Vì thế, ngày hôm nay, khi dâng lễ tạ ơn mỗi ngày, chúng ta cử hành mầu nhiệm cuộc đời Chúa, chúng ta sống lại tâm tình tạ ơn của Chúa, là tâm tình của Người Con dâng lên Chúa Cha.

Cuộc đời của Chúa là bài ca tạ ơn luôn vang lên những giai điệu vui tươi trong những giây phút hân hoan và trong cả những giờ khắc bi thảm. Bài ca tạ ơn đó đã ngân lên từ môi miệng của Mẹ Maria (Magnificat), ông Zacaria (Benedictus) và vẫn tiếp tục ngân vang trong tâm hồn những người tín hữu hôm nay.

Lời cảm ơn, bông hoa đẹp của cuộc sống.

Ngạn ngữ Pháp nói: “Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Đúng vậy, lời tri ân cảm tạ là lời nói của con tim. Lòng biết ơn là nghĩa cử của tâm hồn. Chỉ có những trái tim gỗ đá mới không nhận biết ân huệ được trao tặng. Vì vậy, lòng biết ơn là bông hoa đẹp tô điểm cho cuộc đời. Chính những lời cảm ơn sẽ làm cho cuộc sống tăng thêm hương vị ngọt ngào và làm cho cuộc đời này thêm ý nghĩa vì mọi người biết liên đới với nhau hơn.

Ngạn ngữ Anh nói: “Cho người có lòng biết ơn là cho vay”. Quả thật, cuộc sống hiện tại của mọi người sẽ đẹp biết bao khi mọi người biết chia sẻ tình thương cho nhau. Mỗi cử chỉ yêu thương sẽ được đánh dấu bằng lời “cảm ơn”, sẽ làm giàu thêm tình người. Mọi người sẽ sống trong tình huynh đệ với những “món nợ tình thương” trao trả cho nhau.

Lời tạ ơn Thiên Chúa của chúng ta còn là những bông hoa đẹp đẽ nhất của tấm lòng mà chúng ta dâng cho Chúa mỗi ngày. Những bông hoa ấy trang điểm cho tâm hồn chúng ta thêm xinh đẹp nhờ những ân sủng Thiên Chúa tặng ban. Vì “thật ra, Chúa không cần chúng ta ca tụng, nhưng được tạ ơn Chúa lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng ta chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng ta ơn cứu độ muôn đời” (Kinh Tiền Tụng Chung, IV). Đúng vậy, những lời tạ ơn của chúng ta như làn hương tỏa bay lên cao và kéo thêm nhiều cơn mưa hồng phúc xuống cuộc đời chúng ta, vì thế, khi người Samaria quay trở lại tạ ơn Chúa, Chúa nói: “Ngươi hãy ra về, vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi”. Người Samaria không những được ơn lành bệnh mà còn được ơn cứu rỗi nữa. Cũng thế, sau khi được tiên tri Êlisê chữa khỏi bệnh cùi, tướng Naaman người xứ Syria đã trở lại để tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa. Từ đó, ông nhận được niềm tin vào Thiên Chúa (bài đọc 1, trích sách Các Vua Quyển thứ hai).

Một ngày kia, có hai thầy trò đi dạo trên con đường miền quê. Đang đi, họ chợt nhìn thấy một đôi giày cũ kđể bên vđường. Đó là đôi giày của người nông dân nghèo khó đang làm ruộng bên cạnh. Cậu học trò tinh nghịch định giấu đôi giày đi để trêu chọc người nông dân, nhưng ông thầy đã ngăn cản cậu: con đừng tìm niềm vui qua việc trêu chọc một con người nghèo khổ như thế, nhưng hãy tìm niềm vui khác to lớn hơn: con hãy bỏ vào mỗi chiếc giày một đồng tiền xem ông ta phản ứng ra sao?”. Sau khi bỏ tiền vào đôi giày, hai thầy trò trốn vào một bụi cây để xem người nông dân xử sự thế nào. Khi xỏ chân vào đôi giày để ra về, người nông dân phát hiện ra hai đồng tiền. Ông ta rất ngạc nhiên nhìn chung quanh, nhưng không thấy ai, ông ngắm nghía hai đồng tiền thật lâu rồi bỏ vào túi. Với sự xúc động tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời dâng lời tơn Thiên Chúa đã dùng bàn tay vô hình nào đó đem đến cho ông một món quà thật đúng lúc trong hoàn cảnh khốn khó hiện tại của gia đình ông.

Chúng ta bắt chước người nông dân kia luôn cảm tạ Thiên Chúa trước những ân huệ Ngài ban. Chúng ta cũng hãy học lấy hành động yêu thương của hai thầy trò: hãy luôn biết cho đi bằng những “bàn tay vô hình” đầy ắp tình thương. Đó là cách tạ ơn Chúa tốt đẹp nhất của chúng ta.

 

23.Lòng biết ơn – An Phong

Tin mừng hôm nay là trình thuật Đức Giêsu chữa lành cho mười người phong cùi. Sau đó, chỉ có một người "quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người...". Bối cảnh của câu chuyện hôm nay là Đức Giêsu cùng các môn đệ đang trên đường rao giảng Tin mừng từ thành này đến thành khác, từ làng này đến làng khác. Đức Giêsu đã gặp nhóm người phong cùi này tại một trong số những làng mà Người ghé qua. Đây là nhóm gồm có người Do Thái và người Samari (người Do Thái và người Samari vốn thù địch nhau). Bệnh tật và sự khốn khổ đã kéo họ lại gần nhau.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn nói đến dân Do Thái là dân đặc tuyển của Thiên Chúa. Họ đã nhận được nhiều ân huệ lớn lao như giao ước, luật Môsê, các ngôn sứ, đất hứa... Nhưng, như những người Do Thái bị phong cùi được Chúa chữa lành đã không biết trở lại cảm ơn Đức Giêsu, dân Do Thái cũng không biết bày tỏ lòng biết ơn với Thiên Chúa vì những ân huệ lớn lao Người ban cho. Từ đó, những ân huệ lớn lao không còn chỉ dành riêng cho dân Do Thái, nhưng cho tất cả nhân loại. Đức Giêsu là ân huệ lớn lao nhất của Thiên Chúa gởi cho nhân loại.

Bệnh cùi không phải là một thứ bệnh như các thứ bệnh khác, nhưng nó là một hình phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi quá khứ, là dấu chỉ sự thẩm phán của Thiên Chúa. Người cùi là người không còn được coi là con Thiên Chúa, họ bị loại ra khỏi cộng đoàn những người tin. Như thế, bệnh cùi là biểu tượng của một căn bệnh thiêng liêng của nhân loại vắng bóng Thiên Chúa, vắng bóng sự hiệp thông với cộng đoàn những người tin. Khi chữa lành cho mười người phong cùi, Chúa Giêsu cho thấy Người muốn tái tạo lại tất cả chúng ta - ít nhiều là những người mắc bệnh phong cùi thiêng liêng - thành những con cái đích thực của Thiên Chúa, đồng thời có được sự hiệp thông huynh đệ với nhau và với cộng đoàn những người tin. Đức Giêsu luôn là Đấng cứu độ chúng ta, Người muốn chữa lành tất cả những căn bệnh thiêng liêng của chúng ta, đó là "tham, sân, si, mạn, nghi, thâm kiến", đó là mọi thứ tội lỗi đẩy Thiên Chúa ra khỏi trần gian này, đó là phá đổ sự hiệp thông huynh đệ...

Chắc hẳn Đức Giêsu không chờ những người được chữa lành trở lại cảm ơn Người. Người ghi nhận chỉ có một người trở lại cảm ơn. Một người duy nhất là tiêu biểu con số quá ít ỏi. Dường như chỉ thiểu số nhân loại thuộc về con số ít ỏi này?

Có lẽ mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự vô ơn dưới hình thức này hay hình thức khác. Có thể là chúng ta đã làm điều tốt cho một ai đó, nhưng họ không biết cảm ơn chúng ta. Có thể là chúng ta không biết cảm ơn vì những ân huệ Thiên Chúa ban cho chúng ta. Được làm người, được làm con cái Thiên Chúa không phải là những ân huệ Thiên Chúa ban sao?

Đời sống kitô hữu là một bài ca chúc tụng ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta trở thành những thành viên trong cộng đoàn những người tin - Giáo hội. Khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể - bí tích hy tế của Đức Giêsu và bí tích Tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta được Thiên Chúa trao ban chính Đức Giêsu. Chúng ta cần trao ban lại - tạ ơn Thiên Chúa. Là kitô hữu tức là luôn tạ ơn, ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa. Là kitô hữu tức là được đón nhận một Tin mừng lớn lao - Đức Giêsu Kitô.

Phải chăng cuộc đời chúng ta là một bài ca ngợi khen chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa?

Lạy Chúa Giêsu, Ngài là Đấng khoan dung và nhân từ.

Chúng con xin tơn Chúa vì những ơn lành Chúa ban.

Xin cho lòng con bình an đón nhận một ngày mới.

Xin giúp con luôn nương tựa vào ý Ngài.

Xin hướng dẫn con tìm ra ý Ngài trong mỗi giờ mỗi phút của ngày hôm nay.

Xin chúc lành cách đối nhân xử thế của con.

Xin dạy con đón nhận mọi cái bất ngờ trong ngày hôm nay với một tâm hồn thanh thản.

Xin cho con sức mạnh để chịu đựng những mệt nhọc của ngày hôm nay.

Xin biến đổi cuộc đời chúng con thành một bài thần ca ngợi khen, tôn vinh và tơn Thiên Chúa. Amen.

 

24.Bảo hiểm trọn đời - AM Trần Bình An

Một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra, cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu. Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

- Khi lớn lên, cháu muốn làm gì? Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

- Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

- Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

- Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

- Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

- Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ! Nhưng gia đình cháu rất nghèo. Nhà quý tộc tiếp lời:

- Đừng bận tâm cháu ạ. Hãy giữ vững ước mơ, lên kế hoạch cho bản thân và bác sẽ chi trả mọi chi phí học tập.

Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó là Thủ tướng Winston Churchill. Còn cậu bé quê nhà nghèo đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thần dược penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming. Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ Alexander Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông từng cứu năm xưa.

Tin Mừng thánh Luca thuật lại mười người bịnh phung được Đức Giêsu chữa lành, mà chỉ một mình người Samaria liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa.

Xin ân

Cậu bé Winston Churchill không gào lên kêu cứu, chắc nước Anh đã chẳng có một Thủ tướng lẫy lừng. Cũng thế, cậu bé Alexander Fleming không nhanh chân chạy đến cứu bé Winston, thì thế giới cũng chẳng có thần dược Penicilline. Nợ đồng lần thiên hạ trả vay, vay trả. Nhưng có món nợ chỉ vay, mà không thể trả nổi, như trường hợp mười người phung được chữa lành, biết lấy chi đền trả cho Chúa?

Trong cuộc lữ hành vất vả dương thế, chẳng ai không cần đến sự cứu nguy, chẳng ai mãi cứ an nhiên tự tại, mãi yên ổn, chẳng ai có thể tự hào nắm tay thâu đêm đến sáng, cũng lắm khi sa chân lỡ bước, gian nan, hiểm nguy, phải cầu cứu, mong được thoát nạn.

Như thế, tuy lời xin ơn vô cùng đa dạng, muôn cảnh, muôn tình huống, nhưng đều giống nhau ở thái độ chân thành hạ mình, nài van, khiêm nhường nguyện cầu. Tuy thế, vẫn có những thái độ xin ơn bất xứng, kênh kiệu, cao ngạo, như đặt cược, đặt điều kiện với Thiên Chúa. Chẳng hạn như “Nếu Chúa cho con điều này, thì con sẽ đóng góp vào nhà thờ…”

Thông thường, nhiều lời cầu xin nghiêng về quyền lợi vật chất, của cải, danh lợi, phục vụ cho bản thân, phần xác hơn là mưu ích cho phần rỗi linh hồn. Thay vì cầu xin nhân đức Tin Cậy Mến, thì lại xin làm ăn phát đạt, trúng mùa, trúng số, lên chức, lên lương. Thay vì xin theo Thánh Ý Chúa, thì xin theo ý riêng ích kỷ hẹp hòi của mình. Thay vì xin cho Danh Chúa cả sáng, thì lại xin cho mình sáng danh.

Thiên Chúa thấu đáo mọi sự, biết nhu cầu cấp bách từng người. Tuy Ngài luôn ban nhưng không, nhưng còn tùy theo sự tự do cá nhân, có muốn lãnh nhận hay không, tùy theo lòng thành khẩn của mỗi người, tùy theo lòng tin cậy vững chãi hay không.

Chúa Giêsu đã ân cần khuyến khích tin cậy vào Chúa Quan Phòng:"Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.”(Lc 11, 9-10)

Gia ân

Trong Tin Mừng, biết bao người đến xin Chúa Giêsu chữa những chứng bệnh hiểm nghèo, họ thảy đều toại nguyện. Mẫu số chung cho lời ban ơn cho người bệnh tật, Người đều khẳng định như hôm nay là: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”

Như thế, tiên quyết cần dốc lòng tin cậy vững chãi vào Chúa, tin tưởng vào quyền năng vô hạn của Chúa, nếu muốn lãnh nhận được ơn thiêng. Như khi cứu chữa bà kia băng huyết 12 năm, Người cũng phán: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con,” (Lc 8, 48)

Người cũng an ủi, cứu giúp ông Giaia, trưởng hội đường, dù được biết đứa con gái của ông đã chết: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi, là con gái ông sẽ được cứu.”(Lc 8, 50)

Nhân được lời cầu xin chân thành, tin cậy, Thiên Chúa quảng đại ban ơn cho con người điều tốt lành nhất, hữu ích nhất, trên cả mong đợi. Vì người cha thế gian còn biết điều gì tốt lành ban cho con cái, huống chi Người Cha Đại Từ Bi Nhân Hậu.

“Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người".(Lc 11, 11-13)

Ngài ban Chúa Thánh Thần với bảy ơn trọn vẹn tuyệt đỉnh, không gì sánh nổi: Khôn Ngoan, Thông Minh, Biết Lo Liệu, Dũng Cảm, Hiểu Biết, Đạo Đức, Kính Sợ Chúa. Tóm lại, Thiên Chúa chính là Đấng Bảo Hiểm trọn đời, cả đời này lẫn đời sau.

Tạ ân

Phận làm con, luôn nhớ ơn sinh thành và dưỡng dục như trời cao, bể rộng của các đấng phụ mẫu. Vậy càng cần ngợi khen, chúc tụng và tạ ơn hơn nữa, với Đấng tạo nên vạn vật, vũ trụ và con người. Tuy nhiên, tầm nhìn của con người quá thiển cận và mù quáng, thường chỉ nhìn thấy cái trước mắt, mà không thấy cái tiềm ẩn phía sau.

Trong trích thuật Tin Mừng thánh Luca hôm nay, Mười người phung được chữa lành, mà chỉ duy nhất một người, trở lại cảm tạ ân sư, Đức Giêsu. Hơn nữa, người ấy lại là người Samarita, dân ngoại, chứ không phải phe ta, dân riêng của Chúa. Qua cầu rút ván hay ăn cháo đá bát, vốn chẳng hiếm hoi trong xã hội. Thái độ vô ơn, bạc nghĩa luôn hiện hữu nơi những ai vô tình, vị kỷ, tưởng mình là cái rốn vũ trụ, mới dám kiêu căng, hoang tưởng, cho rằng ai cũng phải cúc cung, tận tụy phục vụ mình.

Trong thư gửi tín hữu thành Côlôxê, Thánh Phaolô đã khẩn khoản nhắn nhủ lòng biết ơn chân thành với Thiên Chúa: “Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng.” (Cl 3, 16).

Khi đau khổ cực độ, con hãy nhìn lên Thánh Giá, ôm choàng lấy Thánh Giá, và con sẽ thinh lặng đứng vững như Đức Mẹ. (Đường Hy Vọng, số 694)

Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu chữa các trọng bệnh, xin giải thoát chúng con khỏi chứng phong cùi linh hồn, để chúng con có thể hân hoan trở về với Chúa luôn mãi.

Lạy Mẹ Maria, xin dạy cho chúng con luôn biết cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa, vì biết bao hồng ân lãnh nhận hằng ngày. Nhất là ân phúc được nhận biết Ơn Cứu độ, để được sống viên mãn. Amen.

 

25.Trọn đời tri ân - AM. Trần Bình An

Theo Coconuts Bangkok, chàng Klanarong Srisakul vừa tốt nghiệp đại học Chulalongkorn danh tiếng tại Thái Lan. Anh bất ngờ nổi tiếng trên mạng nhờ khoảnh khắc quỳ gối cảm ơn bố. Theo đó, bố Klanarong là công nhân vệ sinh, chuyên chở rác tại địa phương. Hình ảnh kèm dòng trạng thái về bố của Klanarong Srisakul trên trang cá nhân hiện thu hút 86.000 like và 11.000 chia sẻ cùng hàng nghìn bình luận tỏ ra xúc động.

Chàng trai viết: “Khi còn là một đứa trẻ, không biết bao nhiêu lần tôi đã cảm thấy xấu hổ về người bố lam lũ của mình. Tại sao ông không mặc đồng phục đẹp đẽ hơn, như của cảnh sát hay quân nhân. Bố tôi chỉ học đến lớp 4, vì thế ước mơ lớn nhất của ông là tôi được đi học. Ông nói với tôi, gia đình chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đến lớp. Tôi muốn trở thành người lính, nhưng không thể vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm.”

Klanarong tâm sự, bố đã hy sinh cả đời, mày mò với công việc dọn rác, mà khi bé anh từng cho là dơ bẩn, không đáng trân trọng. Nhưng cũng chính những đồng tiền bố làm ra, đã cho anh ăn học và thực hiện được ước mơ vào giảng đường đại học."Cảm ơn bố đã đồng hành cùng con trong mọi chặng đường. Con xin nói lên lời cảm ơn và mong bố sẽ hạnh phúc, khi thấy con khôn lớn, báo hiếu sau này," anh nói. (Phan Trai Úc, Chàng trai quỳ trước người bố nghèo để tỏ lòng biết ơn)

Lòng biết ơn của chàng tân cử nhân Klanarong Srisakul hẳn rất có ý nghĩa cho Kitô hữu tỉnh táo thoát cơn mê bạc bẽo, bất hiếu, lạnh lùng, vô cảm, vô ơn đối với Chúa Quan Phòng. Ngài luôn ân cần, chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ từng giây phút cuộc đời từng người. “Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi.” (Lc 12, 7)

Tin Mừng hôm nay thuật lại mười người phong được Đức Giêsu cứu chữa, mà chỉ duy nhất một người quay lại tạ ơn. Trớ trêu thay, người đó lại là người Samaria bị rẻ rúng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này."

Biết ơn

Thánh Phanxicô Assisiô chiêm ngưỡng thiên nhiên xinh đẹp, hết lòng tán dương Thiên Chúa: “Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, với muôn loài thọ tạo, đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời. Anh là ánh sáng ban ngày, nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi. Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời. Anh tượng trưng Ngài, lạy Đấng Tối Cao…” (Bài Ca Mặt Trời)

Chúa Quan Phòng luôn thương ban muôn hồng ân cho vạn vật an nhiên tự tại, sinh sôi nảy nở, hài hoà, trật tự, phát triển bền vững: "Hãy nhìn xem chim trời, chúng, không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng.” (Mt 6, 26)

Với con người, Thiên Chúa còn ưu đãi hơn, còn ban đời sau hạnh phúc viên mãn. “Hãy tìm kiếm Nước Trời trước đã, và sự công chính của Người, và các điều ấy sẽ được ban thêm cho các ngươi.” (Mt 6, 33)

Hàng ngày, biết bao ơn lành Chúa thương ban, như cơm ăn áo mặc, được bình an đi lại, yên ổn trong gia đình và cuộc sống, nhưng người Kitô hữu liệu có ý thức được mình hàm ơn Chúa, hay kiêu căng, tự hào, tự phụ rằng, mình tài năng, giỏi giang, thông minh, khôn khéo, thành đạt, mới được trong ấm, ngoài êm?

Thánh Inhaxiô nói: “Tội lớn lao hơn cả là tội vô ơn.” Cảm ơn là dấu chỉ của lòng tin, là biểu hiệu lòng khiêm nhường, lòng tôn kính đấng gia ơn. Đức Giêusu thân thương nói với người phong cùi biết ơn, đang sụp lạy dưới chân Ngài: “Anh hãy đứng dậy mà về, vì lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”

Tạ ơn

Biết ơn là mới chỉ là nhận thức ban đầu, cần kèm theo hành động cụ thể, biểu lộ tấm lòng chân thành tạ ơn, tấm lòng con thảo hiếu với Người Cha Nhân Từ, bằng lời cầu nguyện biết ơn, cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen, tôn vinh Đấng Chí Thánh. “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.” (Tv 103,2)

Cảm tạ không phải là cứ khua môi múa mép, đọc cho to, đọc nhiều kinh, đọc liên miên, không ngơi nghỉ, mà cần dốc lòng biểu lộ ý nguyện thành kính tạ ơn.“Anh em hãy để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ.” (Cl 2, 7) Can đảm làm chứng nhân giữa cõi đời đang từ chối Chúa, chống đối Chúa, như hiên ngang noi gương người khỏi bệnh, quay lại sấp mình tạ ơn Chúa. “Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người.”

Làm ơn

Điều kiện tiên quyết để được Chúa xót thương, là trở nên khiêm hạ, nhận thức mình phàm hèn, hư hỏng, yếu đuối, tội lỗi, chân tình khẩn cầu Lòng Thương Xót, như dụ ngôn người thu thuế, vào Đền Thờ đấm ngực thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Lc 18, 13) Nhưng để được Chúa cứu giúp, thì Kitô hữu cần thiết quảng đại xót thương tha nhân. “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5, 7)

Nếu không làm ơn, xót thương tha nhân, thì tất nhiên chẳng được ban ơn tha thứ, như dụ ngôn người mắc nợ không biết xót thương: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.”(Mt 18, 32-34)

Được Chúa thương chữa lành, người Kitô hữu vốn liên đới mật thiết, có bổn phận và trách nhiệm giúp đỡ, mời gọi người khác cũng được Chúa cứu chữa, cả phần xác lẫn phần hồn. Vì tất cả mọi người đều là chi thể duy nhất của Đức Giêsu Kitô. “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15, 12)

"Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thể theo lòng hải hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống, nhờ sự Phục Sinh từ cõi chết của Đức Giêsu Kitô." (1P 1: 3) (Đường Hy Vọng, số 949)

Lạy Chúa Giêsu, nhờ Lòng Thương Xót, khấn xin Chúa luôn cứu chữa chúng con khỏi chứng bệnh phong tâm hồn, những đam mê, ham muốn bất chính, những thói hư tật xấu đã di căn vào xương tuỷ, máu huyết chúng con.

Khấn xin Mẹ đoái thương cầu bầu chúng con luôn biết ơn Chúa, luôn tạ ơn Chúa, cũng như luôn làm ơn với mọi người, như Chúa luôn xót thương chúng con. Amen.

 

home Mục lục Lưu trữ