Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 62
Tổng truy cập: 1364155
LỬA TÌNH YÊU
Những lời Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng này thật kỳ lạ khác thường. Chúng ta còn nhớ có lần hai môn đệ xin Ngài sai lửa từ trời xuống thiêu đốt một làng Samaria không tiếp rước Ngài, thì khi đó Ngài đã mắng hai ông và dùng đường khác mà đi. Vậy mà hôm nay Chúa Giêsu lại nói “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian”. Hay như một lần khác, khi Phêrô đã tuốt gươm ra để bênh cho Chúa lúc quân dữ đến bắt Ngài thì Ngài lại bảo Phêrô hãy xỏ gươm vào bao vì ai dùng gươm thì sẽ chết vì gươm. Vậy mà hôm nay Ngài lại nói “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, + Thầy đến để đem sự chia rẽ !”.
- “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!
Vậy thì Lửa mà Ðức Giêsu mang lại là lửa nào?
Phải chăng là thứ lửa trời đã thiêu hủy Sôđôma, hay thứ lửa mà Giacôbê và Gioan định sai xuống để thiêu hủy một ngôi làng Samari? (Lc 9,55)
Phải chăng là thứ lửa mà cây không trái (Mt 3,10), hay những cành nho khô héo bị quăng vào (Ga 15,6)?
Lửa này có phải là lửa kinh khủng của ngày phán xét?
Trong cái nhìn của thánh Luca, lửa mà Ðức Giêsu muốn làm bùng lên trên toàn cầu, chắc là thứ lửa của Phép Rửa trong Thánh Thần (Cv1,5). Lửa này đã ngự xuống từng người vào lễ Ngũ Tuần (Cv 2,3).
Lễ Ngũ Tuần quả là Phép Rửa trong lửa, nhưng đó mới chỉ là một khai mở ban đầu. Còn cần vô số những lễ Ngũ Tuần khác trên thế giới.
Trái đất này càng lúc càng nóng lên. Nhưng lòng con người lại nguội lạnh như hai môn đệ Emmau.
Chúng ta cần cảm thấy chút lửa ấm (Lc 24,32) của người đồng hành xa lạ, nói cho ta về Lời Chúa.
Chúng ta cần cảm thấy ngọn lửa trong tim như Giêrêmia, thúc bách ông phải nói Lời Chúa dạy (x. Gr 20,9).
Ðức Giêsu đã bắt đầu nhóm lửa trên địa cầu. Ðừng làm tắt đi ngọn lửa ấy, nhưng hãy để nó lan ra.
Lửa thiêu hủy những cằn cỗi.
Lửa thanh lọc những ô nhơ.
Lửa làm ấm lại cõi lòng băng giá.
Lửa sáng soi trên bước đường kiếm tìm sự thật.
Chúng ta cần làm cho mong muốn của Ðức Giêsu thành tựu. Nhưng trước hết chúng ta phải là người mang trong tim ngọn lửa của Thánh Thần tình yêu.
Tại một khu phố cổ Ấn Độ, trên đường cũng như trong nhà thường không có đèn. Giữa những khu phố như thế, thỉnh thoảng người ta thấy mọc lên một ngôi đền Ấn Giáo. Dĩ nhiên, trong những ngôi đền như thế, ánh sáng cũng không được đốt lên thường xuyên.
Từ trên nóc đền thờ cũng như dọc theo bốn bức tường, họ treo những chiếc lồng đèn. Khoảng trống trong những chiếc lồng đèn ấy vừa vặn để cho vào một chiếc đèn dầu.
Bình thường ngôi đền thờ vắng lạnh vì tăm tối. Nhưng cứ mỗi sáng sớm, khi các tín hữu dùng đèn dầu soi đường để đi qua các khu phố đến đền thờ cầu nguyện, họ cũng mang chính những ngọn đèn ấy và đặt vào trong những chiếc lồng đèn trong đền thờ. Thành ra, khi mỗi tín hữu đặt ngọn đèn của mình vào trong các lồng đèn, thì ngôi đền thờ bỗng sáng rực lên một cách lạ kỳ.
Như Thiên Chúa Giavê đã hiện ra với Môsê nơi bụi gai cháy sáng và kêu gọi ông đi chu toàn sứ mạng, nay Người cũng sai chúng ta đi loan báo sứ điệp là lửa yêu thương cho trần thế.
Như Chúa Giêsu đã đẩy lui bóng tối tử thần bằng ánh sáng Phục sinh và sai các môn đệ đi loan báo tin vui, nay Người cũng mời gọi chúng ta hãy dùng lửa yêu thương để xua tan bóng tối của bất công, hận thù, nghèo đói c3a những anh chị em chúng ta.
Như Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình lưới lửa để biến họ thành chứng nhân Nước Trời, nay Người cũng muốn chúng ta mang ngọn lửa tình yêu, thanh luyện và sưởi ấm các tâm hồn.
Mahatma Gandhi, vị thánh của Ấn Độ đã nhận định rất sâu sắc về ngọn lửa tình yêu này như sau: “Một vật cứng rắn đến đâu, cũng sẽ tan chảy trong lửa tình yêu. Nếu vật ấy không tan chảy, chính vì ngọn lửa không đủ mạnh”. (TP)
- “Thầy đến để đem sự chia rẽ”
Thực ra Chúa Giêsu đến trần gian không phải để gây chia rẽ và xáo trộn. Tuy nhiên nhiều khi chính vì Ngài mà xáo trộn và chia rẽ xảy ra! Điều này đặc biệt đúng trong thời kỳ Giáo Hội sơ khai. Khi đó, ai bỏ đạo cũ (đạo Rôma, đạo Do thái) để theo đạo Chúa Kitô thì bị gia đình, bạn bè và hàng xóm ghét bỏ, bách hại. Nhưng những Kitô hữu ấy biết làm gì khác hơn được: chọn bên này thì phải bỏ bên kia, và bên bị bỏ sẽ thù ghét mình.
Dù Chúa Giêsu rất hiền lành nhưng, vì sứ mạng, Ngài phải nói thẳng nói thật và do đó gây nên chống đối và chia rẽ: Ngài giảng dạy về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi. Lời giảng này làm cho những người tội lỗi tin theo Ngài, nhưng lại khiến những người biệt phái chống lại Ngài. Ngài kêu gọi con người đừng bám vào kho tàng của cải đời này, mà hãy tìm kho tàng không hư nát trong Nước Trời. Lời giảng này khích lệ những người nghèo nhưng lại làm cho những người giàu nổi giận v.v.
Trong Tin Mừng có đầy dẫy những lời chói tai như thế của Chúa Giêsu. Nếu chúng ta chỉ lựa ra những lời thuận tai để đọc thì Tin Mừng chẳng mang lại ích lợi gì cho chúng ta. Ngược lại, chính những lời làm ta khó chịu, những lời có tính cách quấy rối lương tâm chúng ta mới là những lời giúp chúng ta hoán cải và tìm được ơn cứu độ.
Perpetua là một người phụ nữ vừa mới sinh được một đứa con. Chị sống vào thời hoàng đế Septimô Sevêrô. Gia đình Perpetua là một gia đình danh giá. Perpetua đang học giáo lý với Satunô thì bị bắt. Thấy học trò của mình bị bắt, Satunô cũng tự ra nộp mình.
Cha của Perpetua là một người thờ ngẫu tượng. Ông đến xin con bỏ đạo Chúa mà quay trở về với các thần tượng của ngoại giáo. Perpetua đưa tay chỉ vào một cái bình rồi nói với Cha: “Thưa cha, người ta có thể gọi vật này bằng một cái tên nào khác hơn là cái bình không? Đối với con cũng vậy, con không thể cho con một cái tên nào khác ngoài cái danh hiệu là Kitô hữu của con”
Tức giận quá ông đánh cho Perpetua một trận rồi bỏ đi. Sau đó Perpetua không thấy cha trở lại. Chính trong thời gian này Perpetua được rửa tội cùng với một số bạn bè khác. Ngày được trở thành Con Thiên Chúa, Perpetua chỉ cầu xin có một điều. Nàng xin cho có được đủ sức mạnh để chịu đựng nổi những đau khổ của cuộc tử đạo.
Trong nhà giam, Perpetua nhớ đứa con của mình. Chị rất phải đau khổ vì phải xa con. Nhưng rất may, đứa bé vì không có mẹ nên kiệt sức. Người ta phải trả lại đứa be cho mẹ của nó. Nhận lại được đứa con, Perpetua vui sướng, quên hết mọi khổ đau.
Vì biết con mình sắp bị án tử, cha của Perpetua đến gặp con và năn nỉ thảm thiết: “Con ơi! Hãy thương mái tóc bạc của ba. Hãy nhớ đến đôi tay này đã nuôi dưỡng con bao ngày. Hãy thương mẹ của con, anh em con và đứa con nhỏ con đang bồng ẵm trên tay. Không có con, cháu sao sống được. Con hãy bỏ đạo, bỏ điều quyết định làm cho chúng ta mất tất cả.
Mặc dầu rất cảm động và đau khổ trước những lời của cha nhưng Perpetua chỉ biết trả lời: “Thưa cha, tại tòa án sẽ xảy ra điều Chúa muốn, bởi vì chúng ta không thuộc về mình”.
(*) Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN- NĂM C
LỬA VÀ BÌNH AN- Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật OP
Chắc có lẽ nhiều người được xem trên Tivi những hình ảnh các buỗi lễ khai mạc Thế Vận Hội. Hình ảnh gây ấn tượng nhiều nhất hẳn là nghi thức đốt lửa khai mạc. Từ mấy tháng trước, trước khi ngọn lửa được bùng lên tại lễ đài của sân vận động, ngọn lửa ấy đã được đốt lên tại núi Olympia – Hy-lạp – quê hương của Olympic. Và rồi ngọn lửa được rước về xứ sở được vinh dự tỗ chức Thế Vận Hội, được trao cho các vận động viên nỗi tiếng, những người có danh giá: mỗi người một đoạn đường. Những người này thay phiên nhau rước ngọn đuốc Olympic đi khắp đất nước, và đến ngày khai mạc, ngọn đuốc được đưa về sân vận động và được thắp lên trên lễ đài.
Cũng trong những hình ảnh của Olympic, vào ngày bế mạc, khi ngọn lửa trên lễ đài được tắt đi, thì mỗi người tham dự cầm một ngọn đèn, tượng trưng cho tinh thần Olympic. Ánh sáng từ những ngọn đèn nhỏ, với muôn ngàn màu sắc khác nhau, làm cho bầu khí thật cảm động. Ngọn đèn trên tay, như là thu nhỏ của ngọn lửa Olympic, sẽ được giữ mãi, nhớ mãi, mỗi người cảm thấy mình gần người khác hơn, đầy tinh thần yêu thương và thông cảm.
Xin mượn những hình ảnh ấy để gợi ý chia sẻ cho bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu được Thiên Chúa sai đến trần gian với sứ mệnh bày tỏ tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Người đến giữa vận hội trần gian và đốt lên ngọn lửa của Thiên Chúa. Người đã rước ngọn lửa đó đi khắp đất nước Do thái, vượt ra khỏi những biên cương do con người tạo nên. Người đã đem ngọn lửa ấy vào giữa đám dân Do thái đang chờ mong Đấng Cứu Tinh. Người đã đem ngọn lửa ấy vào giữa những người dân ngoại. Người đã làm bừng lên trong tâm hổn mọi người ngọn lửa như ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo. Ông Gioan Tẩy Giả thanh tẩy bằng nước, còn Đức Giêsu thanh tẩy trong Thần Khí, tức là gió và lửa. Tất cả lời nói và hành vi của Đức Giêsu đều cho thấy một ngọn lửa đích thực, lửa vĩnh cửu, lửa thiêng, để rổi cuối cùng, Người lấy chính mạng sống của mình để đốt lên một cách dứt khoát trên lễ đài thập giá, trên đổi Can-vê. Chính lúc ấy, Người đã thốt lên: “Mọi sự đã hoàn tất.”
Đức Giêsu đã thắp lên ngọn lửa vĩnh cửu bằng chính cái chết của Người. Trước đó, Người đã trao cho các Tông Đổ sứ mệnh đem ngọn lửa đi khắp thế gian, đến tận cùng cõi đất. Theo lệnh của Đức Giêsu, các Tông Đổ đã đem ngọn lửa ấy đến các dân, loan báo cho mọi người, không trừ một ai, để tất cả được nghe biết về Tin Mừng cứu độ.
Và rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngọn lửa ấy được chuyền tay, lan đến khắp mọi nơi. Đã có biết bao con người đem cả cuộc đời của mình, đem chính mạng sống của mình để bảo vệ ngọn lửa, để công bố cho thế giới về tình thương của Thiên Chúa.
… đến các Kitô hữu
Ngọn lửa ấy hôm nay được chuyển đến các Kitô hữu, được thắp lên trong tâm hổn họ. Khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mỗi người đã được trao cho một cây nến sáng, với lời nhắn nhủ hãy giữ cho ngọn lửa cháy mãi. Người Kitô hữu sẽ mang ngọn lửa ấy và đốt lên trong vận hội trần gian. Nơi đâu họ có mặt, nơi ấy là vận động trường, và ở đó cần có lửa. Với những hoàn cảnh sống khác nhau, về cả nơi chốn và điều kiện, người Kitô hữu có nhiều cơ hội để mang ngọn lửa Tin Mừng thắp sáng mọi ngõ ngách cuộc đời.
Nhưng ngọn lửa ấy là gì?
Mọi người hẳn biết ngọn lửa ấy chính là Đức Tin, hay nói khác đi, chính là tinh thần Kitô giáo, là Tin Mừng, là sứ điệp cứu độ.
Mỗi người đều biết công dụng của lửa. Ở Đà Lạt, vào những ngày mùa lạnh, ngoài chức năng soi sáng, lửa còn dùng để sưởi ấm, tức là để xua tan khí lạnh, để chống lại giá rét. Đúng thế, người ta có thể hình dung ra câu chuyện Đức Giêsu ở trong Đền Thờ: Người cầm roi xua đuổi hết những người buôn bán, và trả lại sự trang nghiêm thánh thiện cho nơi thờ phượng. Ngọn lửa của Đức Giêsu vừa có tính cách huỷ diệt, vừa có chức năng soi sáng và đốt nóng. Do đó, người Kitô hữu đem ngọn lửa nhận từ Đức Giêsu để phá tan những u tối, những ngờ vực và soi sáng con đường để bước tới. Người Kitô hữu đem ngọn lửa để đốt cháy những gì không phù hợp với Nước Thiên Chúa, và làm cho ngọn lửa bừng lên ở khắp mọi nơi.
Cũng phải nói thêm rằng, ngọn lửa ấy chính là Đức Giêsu. Người được Chúa Cha sai đến trần gian để nhân loại được sưởi ấm nhờ tình thương của Thiên Chúa. Người đến để soi sáng đêm tăm tối trần gian và làm cho con người chìm sâu trong ngọn lửa vĩnh cửu, để rổi chính họ sẽ trở thành lửa cho người khác. Và Đức Giêsu cũng đã đem cả cuộc đời của Người để làm cho ngọn lửa ấy không bị dập tắt, nhưng được bùng lên mãnh liệt. Để thi hành sứ mạng này, Đức Giêsu đã chấp nhận cái chết, đã chịu đổ máu mình. Người Kitô hữu cầm ngọn lửa là Đức Giêsu cũng sẽ phải sống như vậy, họ sẽ phải biến cuộc đời của mình thành một ngọn lửa. Họ sẽ phải đem theo ngọn lửa đó cho đến đích, không để cho ngọn lửa bị tàn lụi, nhưng luôn cháy sáng, như Đức Kitô đã làm.
Trở lại hình ảnh của cuộc rước đuốc Olympic: các vận động viên rước đuốc là những người được tuyển chọn, những người nổi tiếng, không phải bất cứ ai cũng được vinh dự đó. Người Kitô hữu có cảm thấy hãnh diện khi mình là vận động viên của Đức Giêsu đem ngọn lửa đi rước khắp cuộc đời? Và, như vận động viên phải giương cao ngọn đuốc, người Kitô hữu cũng phải kiên trì và dũng cảm bày tỏ đức tin của mình. Họ không được đem giấu ngọn lửa, cũng không làm lửa tắt, nhưng hiên ngang sống niềm tin, dù có những trở ngại, khó khăn.
Liệu chúng ta có dám nhận mình là vận động viên của Đức Giêsu? Dám chứ, vì tất cả đều đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.
Bình an từ cuộc chiến đấu
Trong suốt thời kỳ rao giảng công khai, Đức Giêsu vẫn không ngừng bày tỏ sứ mệnh của Người là quy tụ, là đưa những con chiên lạc về đàn, những người đang tản mác về một mối. Ai cũng hiểu như thế. Vậy mà, trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu lại quả quyết: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12,51). Tại sao Đức Giêsu lại nói đến chia rẽ? Phải chăng Người tự mâu thuẫn?
Để trả lời điều này, chúng ta phải vượt qua cái nhìn quá “tầm thường” về Đức Giêsu. Bình an, tình yêu … Đúng, nhưng trước đó là phải đương đầu với những khó khăn, phải chiến đấu, và phải liều mạng nữa. Bình an không phải là được yên thân, tránh được những trở ngại, nhưng là chiến thắng, là vượt ra khỏi, là dám sống những giá trị lớn lao. Bởi vì nếu như thế, bình an, Nước Trời là thứ dễ dàng quá, chỉ cần ngổi không cũng có được. Chỉ sau khi vượt qua cái chết Đức Giêsu mới thực sự chúc bình an cho các môn đệ. Và đó là bình an, là tình yêu của con người đã đi qua những đau khổ lớn lao nhất, kể cả cái chết. Đã có lần Đức Giêsu cho biết rằng, chỉ những người nào mạnh mới được vào Nước Trời, và như thế phải bước qua cửa hẹp.
Bình an Đức Giêsu trao tặng không giống bình an của trần gian. Muốn được hưởng bình an ấy, chúng ta phải đi theo Đức Giêsu, trên chính con đường Người đã đi, đó là dám phiêu lưu, dám liều mạng. Người đi theo Đức Giêsu là người phải chọn lựa, phải đấu tranh, ngay cả với những người thân quen nhất. Người đi theo Đức Giêsu phải dám hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả, để chỉ chọn lựa một mình Người. Người đi theo Đức Giêsu là kẻ bước trên con đường chênh vênh, đầy khó khăn, nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hy vọng vì biết rằng mình không bị vấp ngã. Đức Giêsu vẫn đi bên cạnh và như vậy họ được bình an.
Do đó, sự quy tụ mà Đức Giêsu mong muốn không phải là một thứ hoà hợp nhạt nhẽo, vô vị, nhưng là một sự chọn lựa tích cực, một sự nôỵ lực với tất cả khả năng của mình.
Cuộc đời người Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu để bảo vệ ngọn lửa giữa những bão táp. Chiến đấu để đem ngọn lửa thắp sáng lên trong mọi ngõ ngách, mọi bí ẩn của tâm hổn. Chiến đấu để đưa ngọn lửa về tới đích. Chiến đấu để đạt được bình an, thứ bình an đích thực, bởi vì Đức Giêsu đã giao hoà thế gian với Thiên Chúa khi chịu đóng đinh trên thập giá.
Ôi Thiên Chúa, đối với chúng con, sự thúc giục của Chân Lý thật mãnh liệt, thế nhưng, ai đã đón lấy sự thúc giục ấy thì được biến đổi, trở nên rất giản dị.
Khi nhìn thấy Thiên Chúa, họ cùng với Thiên Chúa nhìn xem thế giới vô ơn và tàn bạo này, và đón nhận vào trong tâm hổn mình cuộc Thương Khó vĩnh cửu.
Thiên Chúa không có tiếng nói họ là tiếng nói thay thế Người.
Thiên Chúa không có xác thân, họ hiến dâng thân mình để chịu khổ thay Người, và để hoàn tất những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô.
Họ đơn giản như ngọn lửa, như tiếng kêu, đơn giản như lưỡi dao sắc bén phân rẽ xác thịt với thần trí.
(theo P. Claudel.)
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN- NĂM C
NGỌN LỬA YÊU THƯƠNG- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Lời Chúa chúng ta vừa nghe: “Thầy mang lửa xuống thế gian và Thầy ước mong ngọn lửa ấy bừng cháy lên”, đó là tâm nguyện của Đức Giêsu. Thế giới này ví tựa như một ngôi đền thờ rộng lớn, bổn phận mỗi người cần phải đặt vào đó một ngọn lửa, để thế giới này bừng sáng lên tình Chúa tình người.
Thế thì, ngọn lửa mà Đức Giêsu mang vào thế giới này là ngọn lửa nào? Thưa, chính là ngọn lửa tình yêu bừng cháy từ trái tim của Ngài. Thật vậy, vì yêu thương nhân loại sống trong bóng tối sự chết, Đức Giêsu từ bỏ từ trời cao xuống đất thấp để thắp lên ngọn lửa yêu thương; ngọn lửa của lòng thương xót; ngọn lửa phục vụ đến nỗi hiến thân mình chịu chết, để rồi từ cõi chết sống lại, Ngài xua tan bóng tối tử thần đem lại sự sống mới cho nhân loại.
Thời Cựu ước, Thiên Chúa Giavê đã hiện ra với ông Môsê trong bụi gai bốc cháy, và trao sứ mạng cho ông dẫn đưa dân Israel ra khỏi ách nô lệ Aicập – thì nay Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta ra đi thắp sáng niềm tin cho những người chưa nhận biết Chúa.
Đức Giêsu đẩy lui bóng tối tử thần bằng ánh sáng Phục sinh, và sai các môn đệ đi làm chứng cho Tin mừng – nay Chúa cũng sai chúng ta ra đi xua tan bóng tối của bất công, hận thù, chia rẽ, để thay vào đó ánh sáng của tình thương.
Xưa kia ngọn lửa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ, biến đổi họ trở thành chứng nhân Tin mừng – ngày nay chúng ta cũng được mời gọi mang ngọn lửa tình yêu để sưởi ấm những tâm hồn đau thương khốn khổ.
Xưa kia tâm hồn hai môn đệ đi làng Emmau đã bừng cháy lên khi nghe Chúa giải thích Thánh kinh, ước gì tâm hồn chúng ta cũng được ấm áp lên mỗi khi nghe l
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam