Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 48

Tổng truy cập: 1355940

LUẬT PHÀM NHÂN VÀ LUẬT THIÊN CHÚA

LUẬT PHÀM NHÂN VÀ LUẬT THIÊN CHÚA

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Chúa Giêsu đứng về phía người nghèo và những người cô thế cô thân. Chính vì vậy, Chúa luôn chỉ rõ đâu là điều quan trọng, hình thức hay nội dung, bề ngoài hay bên trong nội tâm, rửa tay hay rửa cõi lòng. Luật phàm nhân hay luật Thiên Chúa?

Đứng về phía con người

Thời Chúa Giêsu, xứ Palestine có những nét tương phản: Giữa đa số người nghèo và số ít thành phần người Do Thái thống trị thông đồng với Đế quốc Roma kiếm chác thu lợi. Có những phong trào cách tân, xa rời tôn giáo truyền thống.

Chúa Giêsu Đấng giải thoát, Người là Đấng hoàn toàn tự do với lề luật, cung cách tiếp cận với những người tội lỗi và bị bỏ rơi giữa xã hội. Không theo những xét đoán nghiêm khắc của nhóm biệt phái, những lên án của thượng tế và luật sĩ.

Người hướng tới một điều duy nhất: “Sự thật sẽ giải thoát” (Ga 8, 32). Theo não trạng người Do Thái hiểu sự thật nghĩa là trung tín. Khi Chúa nói rửa nội tậm chứ đừng rửa chén đĩa bên ngoài, được hiểu là cần trung tín trong lời nói cũng như việc làm, chứ đừng chỉ nói mà không làm.  “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 3)

Luật Của Chúa

Luật của Chúa là luật của tự do đích thực, không bị kiềm hãm trong tội lỗi và sự dữ. Lề luật trọn hảo và toàn thiện, trợ giúp con người biết sống yêu thương nhau, không thù hận, oán ghét, giành giật, khinh khi, ngạo mạn. Một lề luật cởi trói hoàn toàn khỏi những điều xấu xa..

Chúa Giêu đã thực hiện giới luật ấy trọn vẹn để cho con người được thấy. Người đi đến với người nghèo khổ, đau bệnh. Người đồng bàn với người  tội lỗi, thu thuế. Người tiếp xúc với phụ nữ đúng với phảm vị của họ được tôn trọng, trao cho họ lời loan báo Chúa phục sinh…

Chúa không lệ thuộc vào lời nói ra vào của người khác, không in trí một điều xấu nào nơi người Chúa gặp gỡ. Tự do trong mọi hành động và giao tiếp bình đẳng với mọi người, trả lại quyền tự do cho con người. Chúa muốn thiết lập sự công bằng trên trái đất cho mọi người. Thái độ đó nói lên, mọi người trên trái đất này đều có quyền sống, bình đẳng, sở hữu, và tự do như nhau. Đó là điều cơ bản cho mọi bản tuyên ngôn độc lập cho nhiều quốc gia.

Chúa Giê su không phải là một chính trị gia, cũng chẳng phải là vị lãnh đạo trần thế nào, mà cũng không dựa trên quyền bính thế gian nào. Chỉ có một điều Chúa Giêsu nhân danh, đó là Nước Chúa ngự đến, Ý Chúa cha được thực hiện trên trần gian này.

Luật Thiên Chúa luôn là một luật của tự do. Con người được tự do đáp lại lời gọi của Thiên Chúa, thực hiện Lời Chúa Giêsu giảng dạy, đi theo lối đường của Chúa. Sống tự do là con cái Chúa cũng giúp cho mọi người sống trong tự do đó. Cuối cùng luật của tự do là luật yêu thương như Chúa yêu thương.

Về mục lục

.

HÌNH THỨC

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Tiền nhân tập tục thực thi,
Rửa tay rửa chén, trước khi dự phần.
Bàn tay tinh sạch bụi trần,
Xác thân tắm rửa, tinh thần thảnh thơi.
Mấy Thầy Biệt Phái gọi mời,
Thực hành tập tục, trong đời sống đây.
Phê bình môn đệ điều này,
Tay dơ không sạch, ăn ngay tiệc mời.
Không theo luật lệ ở đời,
Bàn tay dơ dáy, mọi nơi nhúng vào.
Giả hình môi miệng cao rao,
Tôn thờ Thiên Chúa, trên cao hững hờ.
Tấm lòng trống rỗng lật lờ,
Miệng ngoài giả dối, tôn thờ thần ma.
Sự gì ô uế xuất ra,
Bên trong tâm trí, thật là gớm ghê.

Luật lệ trong tôn giáo là để giúp chúng ta nên trọn lành. Luật không phải là gánh nặng hay sự lừa dối. Giáo hội kêu mời chúng ta giữ đạo và tôn thờ Chúa với cả tấm lòng và trái tim chứ không phải giữ đạo bằng môi miệng. Chúa muốn lòng nhân lành, chứ không muốn của lễ. Tâm đức và ý hướng là cốt lõi của việc giữ đạo. Chúa hiểu rõ nội tâm của chúng ta.

Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu đối chất với các thầy Biệt phái về việc tuân giữ lề luật. Các Biệt phái chú ý chu toàn từng chi tiết nhỏ của luật như rửa tay, rửa chân, tắm rửa, lau chén bát… Họ giữ luật vì luật. Họ thờ kính Chúa qua các hình thức bên ngoài như may dài tua áo, giang tay cầu nguyện nơi phố xá. Họ làm thế cốt để khoe khoang. Lòng của họ thì trống rỗng. Chúng ta gọi đó là giả hình.

Các nhà lãnh đạo Do Thái cảm thấy bực dọc và gai mắt khi nhìn thấy các môn đệ của Chúa ăn uống mà không chịu rửa tay trước. Chúa Giêsu phản đối sự câu nệ của họ. Họ đồng hóa tôn giáo với việc chu toàn những hành vi bên ngoài. Chỉ khi chúng ta thi hành các công việc với lòng yêu mến Chúa thì việc làm của chúng ta mới có giá trị. Điều quan trọng không phải việc chúng ta làm mà chính là tình yêu thúc đẩy chúng ta thực hiện.

Truyện kể một vị Rabbi bị bắt tù ở Roma. Ông được phụng dưỡng tối thiểu, có cơm và có nước. Nhìn thấy vị Rabbi xanh xao yếu ớt. Bác sĩ khám nói rằng ông bị thiếu nước. Các người cai ngục bối rối. Không hiểu sao, vì họ vẫn cung cấp nước đầy đủ. Họ quan sát và phát giác ra Rabbi đã dùng nước uống để rửa tay theo nghi thức.

Thi hành lề luật trong đức ái. Lề luật sẽ dẫn chúng ta vào con đường chính trực. Có nhiều người coi chu toàn lề luật là quan trọng, còn tình trạng tâm hồn không đáng kể. Chúa Giêsu đi vào nội tâm của con người. Chúa nhìn đến một tôn giáo rộng lớn hơn, một tôn giáo sống tinh thần bác ái. Tình yêu là tâm điểm.

Trong thánh lễ hay khi cầu nguyện, chúng ta cố gắng tham dự một cách tích cực. Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa với trái tim nồng cháy. Tin tưởng Chúa là Cha luôn thương mến chúng ta. Chúa không phải là tượng gỗ không hồn mà là Thiên Chúa hằng sống, cảm nhận và yêu thương.

home Mục lục Lưu trữ