Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 63

Tổng truy cập: 1361029

MẤT ĐI ĐỂ ĐƯỢC LẠI

MẤT ĐI ĐỂ ĐƯỢC LẠI

 

(Suy niệm của Thiên Phúc - Trích trong ‘Như Thầy Đã Yêu’)

Trên Internet có kể câu chuyện như sau:

Một cô gái sống cô đơn trong căn nhà gỗ cạnh khu rừng. Một hôm, giữa lúc dạo chơi, cô bỗng thấy hai chú chim non mất mẹ đang thoi thóp trong tổ trên một chạc cây. Cô vội đem về nuôi trong một cái lồng rất đẹp. Tình thương của cô đã làm cho hai chú chim non lớn nhanh và trổ mã. Mỗi sáng chúng cất tiêng líu lo chào đón cô.

Ngày kia, cô sơ ý để một chú chim sổ lồng. Không muốn tình yêu của cô hay mất, nên cô vội chộp lấy chú chim bé bỏng. cô sung sướng giữ chặt nó trong tay. Nhưng khi nới lỏng tar a cô mới bang hoàng thấy con chim đã khép mắt lìa đời.

Cô thẫn thờ nhìn con chim lẻ bạn còn lại trong long. Có lẽ nó cần được tự do bay vút lên bầu trời trong xanh. Cô tiến đến chiếc lồng và nhẹ nhàng tung chú chim lên cao. Nó lượn trên vai cô , hót vang nhữngg giai điệu thánh thót mà cô chưa một lần được thưởng thức trong đời.

Qua tiếng hót mượt mà diệu kỳ ấy, cô chợt hiểu rằng cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là khi ta nắm giữ nó thạt chặt. Trái lại, để giữ mãi ự yêu thương thì ta phải ân cần trao hco cuộc tình một đôi cánh tự do.

***

Cô gái chỉ “được lại” niềm vui khi cô bằng lòng chịu “mất đi” chú chim bé bỏng. Vì hạnh phúc của loài chim là được tung bay trên bầu trời, và niềm vui của con người là được nghe tiếng chim thánh thót.

Bài tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng dạy: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25). Cần phải “Mất đi” để “được lại”.

Người Kitô hữu chỉ thực sự thật hạnh phúc khi dám mất đi cái tạm bợ để được lại cái vĩnh hằng, dám mất đi cái mau qua để được lại cái trường tồn.

Người kito hữu chỉ thực sự khôn ngoan khi sẵn long “mất đi” của cải phù vân đê “được lại” gia tài vĩnh cửu, “mất đi” sự sống hay chết để “được lại” sự sống đời đời.

Hiểu được cái gì phải “mất đi” và cái gì sẽ “được lại” đã không phải là dễ dàng, mà sống được điều đó lại càng khó khăn hơn.

Đâu phải dễ dàng từ bỏ những cái mình thân thiết nhất, yêu quí nhất; nhưng cai mình dày công kiếm tìn, theo đuổi.

Đâu pahi dễ dàng, để mất đi những thú vui, khoái lạc, thỏa mãn giác quan, đê mê thân xác.

Đâu phải dễ dàng triệt tiêu cái tôi cao ngạo, tự mãn, tự tôn đã từng được vuốt ve, nuông chiều.

Phải suy nghĩ cho thật nhiều, phải cầu nguyện cho thật lâu, để sáng suốt nhận định về “cái được”, “cái mất” cũng là để khỏi phải hối tiếc khi đã quá muộn. Đây hẳn là câu mà Đức Giêsu đề nghĩ chúng ta suy nghĩ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). “Theo thầy” là “phải từ bỏ chính mình” hẳn là không dễ dàng. “Theo Thầy là “vác thập giá mình mà theo” lại không dễ chịu chút nào. Nếu thế, thì đây là một đòi hỏi hết sức gắt gao, nghiêm túc không thể tùy hứng làm hay không làm. Vì ngày sau đó, Đếc Giêsu đã cảnh báo: “Người (Chúa Cha) sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt 16,27).

Các tông đồ đã từ bỏ mọi sự mà theo Chúa nên đã được gấp trăm cả đời này lẫn đời sau.

Các vị tử đạo đã từ bỏ sự sống ngắn ngủi, để được lại sự sống muôn đời.

Thánh Teresa đã từ bỏ cả tuổi thanh xuân nương mình trong chốn viện tu, để được lại biết bao linh hồn nhờ lời cầu nguyện, hy sinh âm thầm.

Augustino đã từ bỏ đời sống xa hoa trụy lạc, để được lại một vị thánh giám mục khôn ngoan thánh thiện lừng danh trong Giáo Hội.

Maximilien Kolbe đã từ bỏ chính mạng sống mình, chết thay cho người bạn tù, để được lại chính Chúa là nguồn sự sống.

Mỗi Kitô hữu đều có những cái để từ bỏ, nhưng cần thiết nhất và cũng khó khăn nhất là phải từ bỏ chính mình, từ bỏ cái tôi cao ngạo, ích kỷ, hưởng thụ, để được ngay từ bây giờ niềm vui, an bình và hạnh phúc.

Trên nỗi đau của từ bỏ chúng ta thấy ý nghĩa ngọt ngào của hy sinh. Hy sinh bao giờ cũng có hương thơm của thiên đàng. Baeteman nói: “Khi hy sinh dâng lên cao thì hồng ân đổ xuống nhiều”.

***

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con biết cái gì cần phải “mất đi”, cái gì cần phải “từ bỏ”, để chúng con được nhẹ nhàng bước theo Chúa trọn con đường mà Chúa muốn chúng con đi.

Xin cho chúng con trung thành theo Chúa đến cùng, cho dù là chông gai, đau khổ, vì chỉ có Chúa mới là cùng đích cuộc đời chúng con. Amen.

 

14.Trong họa có phúc

(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

Được và mất là hai điều luôn song hành với nhau. Đây là chân lý của cuộc sống con người. Trong cái được luôn tiềm tàng cái mất; và trong cái mất luôn mở ra cơ hội để được. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ học cách chấp nhận để bình an hơn khi mất và học cách trân trọng những cái mình đang được.

Trong đời sống đức tin giữa đón nhận và từ bỏ luôn song hành. Đón nhận theo ý Chúa thì phải từ bỏ danh lợi thú trần gian. Giữa đón nhận và từ bỏ không phải lúc nào cũng dễ dàng chọn lựa. Vì nhận cái này phải bỏ cái kia luôn làm cho con người tiếc nuối. Thế nên, cần phải biết học cách khi nào đón nhận, khi nào từ bỏ để được bình an. Đón nhận hay từ bỏ chỉ bình an khi làm theo thánh ý Chúa mà thôi.

Có lẽ chúng ta đều từng đọc câu chuyện “tái ông thất mã”. Câu chuyện như sau:

Xưa có một ông già sống ở vùng biên giới phía bắc. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Một hôm ông phát hiện ra rằng con ngựa của ông đã chạy mất sang nước Hồ láng giềng. Hàng xóm cảm thấy tiếc cho ông nhưng ông già nói, “biết đâu nó lại là mang đến một điều phúc?”

Vài tháng sau, con ngựa đã mất tích của ông đột nhiên quay trở về cùng với một con ngựa quý nữa. Hàng xóm đến chúc mừng ông vì điều may đó. Nhưng ông nói “biết đâu nó lại mang đến tai họa?”

Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, và rồi một hôm anh ta bị ngã ngựa gãy chân và bị què. Hàng xóm đến an ủi ông nhưng ông lại trả lời “biết đâu nó lại mang đến điều phúc?”

Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược, và tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân ra trận – kết quả là cứ 10 người đi thì 9 người tử trận. Con trai ông bị què nên được ở nhà và thoát chết.

Nhận có thể trở thành họa, và rồi mất đó lại có thể chuyển thành phúc. Sự chuyển hóa này là vô tận và sự bí ẩn của nó mãi mãi là điều huyền bí đối với nhân loại. Tuy nhiên trong đức tin thì mọi sự cần phải phó thác nơi Chúa. Thiên Chúa có thể rút ra một điều tốt từ cái xấu. Anh em nhà Gia-cóp đã bán em sang Ai-cập là điều xấu. Thế mà, Thiên Chúa lại dùng điều ấy để cứu dòng tộc Israel khi cho Giuse làm quan lớn trong triều đình Ai cập.

Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy bước đi theo Chúa. Theo Chúa là bước đi trên con đường hẹp buộc phải từ bỏ con đường rộng thênh thanh. Theo Chúa là đón nhận thánh giá bổn phận mà không chọn việc nhẹ nhàng. Theo Chúa là để lại sau lưng những danh lợi thú trần gian. Vì “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?”

Chúa giê-su đã đi con đường như thế. Khi Ngài từ bỏ cõi trời mà mặc lấy kiếp phàm nhân. Ngài từ bỏ thân phận mình để trở nên mọi sự cho con người. Ngài tiếp tục đi vào con đường hẹp để tuân theo thánh ý Chúa Cha. Vì lương thực của Ngài chính là thánh ý Thiên Chúa. Ngài đã chọn vâng phục Chúa Cha và bằng lòng chết trên thập giá để cứu độ trần gian. Ngài đã không chọn vinh hoa phú quý trần gian mà chọn cho thánh ý Chúa Cha hiển trị. Thế nên, Chúa Cha đã tôn vinh Người và ban cho Người mọi danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

Đôi khi chúng ta vẫn tự hỏi: tôi từ bỏ ý riêng để theo thánh ý Chúa thì tôi được gì? Tôi bước đi theo con đường của Chúa tôi sẽ được gì?

Thực ra, từ bỏ ý riêng để theo thánh ý Chúa không đương nhiên là nghèo khó mà chắc chắn là được Chúa chúc phúc đời này và cả đời sau. Vì ý Chúa luôn mời gọi con người hoàn thiện mình và sống có ích cho tha nhân. Vì ý của Chúa luôn mang lại niềm vui của tâm hồn an bình, thanh thản. Ý Chúa sẽ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn trong cuộc đời của mình. Chính sự bình an, hạnh phúc mới là giá trị đích thực mà con người phải tìm kiếm. Nó có giá trị cao hơn hẳn những danh lợi thú mà lại không có bình an.

Xin Chúa giúp chúng ta biết can đảm từ bỏ con đường dễ dãi của bản thân để đi theo tiếng nói của Chúa dạy bảo qua lời Chúa và qua tiếng lương tâm. Xin đừng vì những danh lợi thú mà đánh mất hạnh phúc đời này và đời sau. Amen.

 

15.Đau khổ và hạnh phúc

(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

Cuộc đời luôn có đau khổ và hạnh phúc. Hai trạng thái này luôn đan quyện vào một đời người. Con người vốn dĩ sợ đau khổ và mong tìm hạnh phúc. Thế nhưng đau khổ lại cứ bám riết lấy đời người, còn hạnh phúc lại thật mong manh.

Phật Thích Ca khi nhìn vào cuộc đời chỉ thấy toàn là bể khổ. Sinh - bệnh - lão - tử dường như là định mệnh bể khổ dành cho con người. Phật Thích Ca đã đưa ra một con đường giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ. Đó là con đường diệt dục. Diệt mọi lòng ham muốn mới mong tìm được hạnh phúc.

Biết bao nhà lãnh tụ các quốc gia luôn nỗ lực hạn chế nỗi khổ và gia tăng niềm vui hạnh phúc cho người dân.

Phải chăng là một nghịch lý khi Đức Giêsu đề nghị ta hãy đi vào đau khổ? Phải chăng Ngài chỉ muốn các tín đồ của Ngài sống trong đau khổ?

Nhìn vào cuộc đời của Chúa, đó là một cuộc đời đi vào đau khổ. Từ trời cao Ngài đã đi vào dòng đời trong thân phận con người. Sinh ra trong thân phận thấp hèn, nghèo khó, thuộc giai cấp cùng đinh và hòa lẫn trong giới lao động cùng khổ. Ngài đến trần gian không nhằm mục đích xóa bỏ đau khổ mà là hiện diện cùng với những con người đau khổ. Suốt 30 năm sống đời ẩn dật trong một xóm nghèo lao động. Phải chăng Ngài đã phí thời gian khi ở với gia đình, khi cùng với cha mẹ lao động để kiếm sống như bao con người khác? Tại sao Ngài đã làm phép lạ hóa bánh nuôi trên năm ngàn người ăn mà lại phải chắt chiu từng hạt cơm, chén mắm từ công thợ khi có khi không?

Bài Phúc âm hôm nay còn cho thấy, khi danh tiếng Ngài đã vang dội khắp nơi. Uy tín Ngài đã bao trùm mọi nơi. Khi mọi người chỉ còn chờ Ngài đi vào thành Giêrusalem là họ sẽ tung hô Ngài làm vua để giải thoát dân khỏi cảnh đói khổ lầm than. Thế mà Ngài lại nói đến đau khổ và sự chết. Ngài còn đòi hỏi các môn sinh của mình phải từ bỏ danh lợi thú để đi vào con đường thập giá, con đường mà nhiều người đang muốn vượt ra, nay Ngài lại mời gọi đi vào.

Tuy nhiên, con đường Chúa Giêsu đi không dừng lại ở đau khổ và sự chết. Nếu kết thúc cuộc đời của Ngài chỉ dừng lại ở bi kịch thập giá thì cửa mồ của sự chết sẽ khép lại toàn bộ sự nghiệp của Ngài đã vun trồng. Ngài đã đi qua đau khổ để tiến tới vinh quang. Ngài đã đi qua sự chết để mở ra cánh cửa phục sinh vinh hiển. Giá trị đau khổ Ngài chịu đã đem lại niềm vui cứu độ cho toàn thể nhận loại. Sự chết của Ngài đã khai mở cánh cửa thiên đàng cho tất cả những ai tín trung theo Ngài.

Con đường Chúa Giêsu đã đi không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang. Đó là con đường hẹp và đầy chông gai. Con đường từ bỏ hằng ngày. Từ bỏ thiên tính của mình để hòa nhập với khối đông của nhân loại. Từ bỏ quyền lợi của mình để phục vụ lợi ích nhân loại. Từ bỏ những tiện nghi vật chất để sống rầy đây mai đó, để thi ân giáng phúc cho tha nhân. Đó là con đường Ngài mời gọi chúng ta. Hãy từ bỏ lòng tự cao tự đại để sống hòa đồng với anh em. Hãy từ bỏ lòng tham của danh lợi thú để sống thanh khiết và công bình bác ái với tha nhân. Từ bỏ đòi hỏi hy sinh. Hy sinh bản thân để đem lại niềm vui cho tha nhân. Hy sinh thời giờ để phục vụ anh chị em chung quanh. Từ bỏ và hy sinh không làm cho ta bé nhỏ đi nhưng được lớn lên và trưởng thành hơn. Một người trưởng thành là một người biết hy sinh và nhường nhịn cho người nhỏ hơn. Một người được gọi là trưởng thành là người dám lãnh lấy trách nhiệm với gia đình và với xã hội.

Thế nên, sợ hãi đau khổ là sợ hãi trách nhiệm. Trốn chạy đau khổ là trốn tránh trách nhiệm. Kẻ sợ hãi trách nhiệm đó là người vô dụng, và người trốn tránh trách nhiệm chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Là người kytô hữu, Chúa mời gọi chúng ta vác lấy thập giá hằng ngày của mình mà theo Chúa. Thập giá ở đây là chính bổn phận và trách nhiệm trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Người chồng và người vợ phải có bổn phận và trách nhiệm quan tâm, lo lắng và đem lại hạnh phúc cho nhau. Người cha và người mẹ phải có bổn phận và trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái nên người. Con cái phải có bổn phận thảo hiếu, kính yêu và vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng biết chia sẻ trách nhiệm với gia đình trong khả năng và sức lực của mình.

Nếu mỗi người đều biết chu toàn bổn phận của mình một cách ý thức và trách nhiệm là chúng ta đang trồng cây hạnh phúc ở giữa gia đình và xã hội mà chúng ta đang sống. Thập giá của bổn phận sẽ không còn là nỗi khổ mà là niềm vui, vì chúng ta đang cống hiến tài sức và trí tuệ của mình để đem lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Ngược lại, nếu chúng ta bỏ bê và thiếu trách nhiệm trong bổn phận là chúng ta đang hủy diệt cây hạnh phúc và trồng cây Thập giá đau khổ cho gia đình cũng như xã hội.

Xin Chúa giúp chúng con biết noi gương bắt chước Chúa luôn can đảm đón nhận thập giá của bổn phận hằng ngày đối với Chúa và tha nhân. Cho dẫu có chịu nhiều thiệt thòi mất mát khi phải chu toàn bổn phận với Chúa và tha nhân, vì "được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì? Amen.

 

16.Đi theo con đường của Chúa

(Suy niệm của Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

A. DẪN NHẬP

Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta đã trở thành Kitô hữu. Từ ngữ “Kitô hữu” có nghĩa là người thuộc về Chúa Kitô hay người được mang danh Chúa Kitô. Đã là Kitô hữu thì phải theo Chúa Kitô. Theo ở đây không phải chỉ tuyên xưng Ngài là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” như thánh Phêrô đã tuyên xưng. Theo Chúa không phải là chỉ chấp nhận giáo lý của Ngài, cũng không phải chỉ thực hành một số tục lệ và nghi lễ do tôn giáo ấn định như đi xem lễ và lãnh nhận các bí tích.

Theo Chúa là phải chấp nhận một số điều kiện khắt khe như Ngài đã đề ra và mời gọi:”Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Như vậy, Ai muốn làm môn đệ Chúa Kitô thì phải từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình trong cuộc sống hằng ngày. Đây là điều kiện khắt khe và quyết liệt đòi chúng ta phải nỗ lực không ngừng, nhưng nó sẽ dẫn ta tới sự sống đời đời.

Như chúng ta thường nghe và cũng đã nói cái quí giá nhất của con người là sự tự do, nhưng kèm theo nó như hình với bóng còn có một điều hết sức quan trọng và mang đầy tính chất mạo hiểm: đó là sự lựa chọn theo nhận thức của mỗi người. Chính vì sự lựa chọn này khiến con người phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành động mình. Do đó, khi dùng tự do có ý thức để lựa chọn, con người phải cân nhắc lựa chọn, theo đúng nguyên tắc luật lệ chính đáng, luân thường đạo lý và lương tâm ngay thẳng mới có thể tránh khỏi những sai lầm tai hại về tinh thần lẫn thể xác. May mắn thay cho chúng ta là những Kitô hữu vì chúng ta đã có Chúa hướng dẫn, ơn Chúa soi sáng giúp chúng ta dễ dàng trong việc chọn lựa.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1: Gr 20,7-9.

Tuy Giêrêmia là con người nhút nhát, nhưng Thiên Chúa cũng gọi ông làm tiên tri để tuyên bố những lời chói tai mà người ta gọi ông là “nhà tiên tri loan tin dữ”. Sứ mạng của ông gặp nhiều khó khăn: nguời ta chống đối, chế nhạo ông, thậm chí còn lên án ông nữa vì ông công kích cuộc sống tội lỗi của họ, lại còn loan báo án phạt của Thiên Chúa. Bị đau khổ tư bề , nhiều lần ông đã định bỏ cuộc, nhưng dù sao, ông cũng phải thú nhận là ông không thể nào từ bỏ sứ mạng đau khổ đó, vì “Chúa đã quyến rũ được con, Chúa đã hùng mạnh hơn con và đã thắng con”.

+ Bài đọc 2: Rm 26,21-27.

Lời khuyên nhủ của thánh Phaolô đối với tín hữu Roma cũng giống như lời Chúa Giêsu kêu gọi trong bài Tin mừng hôm nay:”Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Người theo Chúa là người từ bỏ cách sống theo thời của mình, và hơn nữa là từ bỏ chính mình, tự hiến toàn thân cho Chúa như một của lễ sống động dâng cho Chúa, giống như chủ tế dâng của lễ lên Thiên Chúa trong thánh lễ.

Thánh Phaolô cho biết: làm như thế là một việc rất đẹp lòng Chúa, và đó chính là việc phụng thờ hợp lý và đáng trân trọng nhất.

+ Bài Tin mừng: Mt 26.21-27.

Đây là lần đầu tiên, Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết là Ngài phải chịu bắt bớ, chịu chết và sau ba ngày sẽ sống lại. Lời tiên báo này làm cho các môn đệ bỡ ngỡ , không hiểu nổi vì các ông vẫn còn cái nhìn và sự hiểu biết của con người, đến nỗi thánh Phêrô phải phản đối. Nhưng Chúa gạt ý kiến này đi và cho các ông biết chính các ông cũng sẽ phải đi theo con đường của Ngài.

Những ai muốn làm môn đệ của Ngài thì phải chấp nhận đi theo con đường của Ngài, con đường đó đòi hai điều kiện căn bản:

- Điều kiện thứ nhất là từ bỏ chính mình.

- Điều kiện thứ hai là vác thập giá của mình.

Ai thi hành hai điều kiện đó sẽ được phần thưởng:”Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên sứ của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm”.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Nếu muốn theo Chúa.

I. LỜI CHÚA MỜI GỌI.

Sau khi các môn đệ đã tuyên xưng cách rõ ràng Ngài là Đấng Thiên Sai:”Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”(Mt 16,16), Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các ông biết: “Ngài sẽ phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và luật sĩ gây ra, bị giết chết, rồi ngày thứ ba sẽ sống lại”. Ở đây có nghĩa là Chúa Giêsu mở ra một giai đoạn mới, trong giai đoạn mới này Chúa muốn mạc khải về mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Ngài. Quả vậy, đây là lần thứ nhất trong ba lần (Mt 16,21; 17,22; 20,17) Ngài báo về mầu nhiệm đó. Mỗi lần loan báo như đánh dấu một chặng đường tiến về Giêrusalem. Việc loan báo như vậy cũng là để chuẩn bị đức tin cho các môn đệ có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng sắp tới, khi Ngài bước vào cuộc tử nạn và phục sinh.

Vì thế, Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ ràng:”Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.

Trông thấy trước con đường khó khăn đang trải ra trước mặt các môn đệ, Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ phải dứt khóat lập trường là có muốn theo Ngài nữa hay không? Câu hỏi và lời mời gọi này nêu lên tinh thần tự do đáp trả của con người hơn là sự đòi hỏi của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa luôn tôn trọng sự tự do mà Ngài đã trao ban cho con người như một món quà độc đáo và quí báu nhất.

THEO ở đây không có nghĩa là chỉ chấp nhận giáo lý của Ngài, không phải chỉ là mang tên môn đệ của Ngài, mà có nghĩa là bước theo chân Ngài, gắn kết với Ngài, lấy Ngài là làm lẽ sống “sự sống của tôi là Đức Kitô”, giống như cô gái theo một chàng trai. Cô nàng phó thác con người mình cho chàng, cùng chung số phận với chàng, sống chết với chàng, không khó khăn nào có thể làm cho họ lìa bỏ nhau

Đi đâu cho thiếp đi cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.

(Ca dao)

Trong lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta nên để ý đến hai từ “NẾU” và “THÌ”. Khi dùng chữ “nếu” thì luôn luôn giả thiết lời mời gọi ấy hoàn toàn có tính cách tự do, tự nguyện, muốn theo cũng được, không theo cũng được. Nếu không theo thì thôi, còn nếu đã theo là phải bắt buộc dùng chữ “thì”, vì đây là điều kiện bắt buộc, không có không được.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA.

Phân tích lời kêu gọi của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Ngài đưa ra hai điều kiện cho bất cứ ai, các môn đệ hay chúng ta, muốn làm môn đệ của Ngài phải thi hành:

- Từ bỏ chính mình.

- Vác thập giá mình.

1. Từ bỏ chính mình.

Đây là phương diện tiêu cực của việc theo Chúa. Quả vậy, muốn theo Chúa thì phải khước từ tất cả những cản trở bên ngoài như tha nhân, xã hội, tạo vật... và do bên trong như chính bản thân mình là các khuyết điểm, thói hư tật xấu, tội lỗi...

Đức thánh Cha Phaolô VI trong buổi triều yết chung cho giáo dân ngày 11.03.1970 đã nói:”Đối với chúng ta những người thời nay, một trong những khía cạnh ít được hiểu biết nhất và cũng có thể nói ít được thiện cảm nhất trong đời sống Công giáo: đó là sự từ bỏ.

Từ bỏ mình tức là từ bỏ ý riêng mình mà chấp nhận thánh ý Chúa. Người ta nói: 3 với 4 là 7, có đúng không? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con số 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm gì thành 7 được, mà vẫn là 3,4. Cũng thế, muốn từ bỏ chính mình là phải làm tan rã ý riêng của ta cho hòa vào ý Chúa, lúc đó chúng ta mới thực sự là từ bỏ chính mình.

Một hình ảnh nữa để chúng ta suy nghĩ: Quan sát các nhà điêu khắc tạc tượng, họ chọn một phiến đá cẩm thạch, rồi họ kiên nhẫn đục đẽo, khoét dần mài đi, cho tới khi thành một cỗ tượng mỹ thuật. Không bao giờ thấy nhà điêu khắc lại đắp thêm vào. Cũng thế, trong việc từ bỏ mình, chúng ta phải dẹp lòng ham muốn, để mình sống xả thân thuộc trọn về Chúa.

Chúng ta phải cố thi hành việc đục khoét bỏ bớt những gì bận rộn không cần thiết, gạt chúng ra một bên, nếu có bận tâm thì chỉ bận tâm vào việc nhà Chúa:”Sự sốt sắng việc nhà Chúa làm tôi hao tổn tinh thần”(Tv 68,10).

(Nguyễn duy Phượng, Thực yêu thanh bần, 1967, tr 124-125)

Truyện: Thánh Têrêsa chịu đựng.

Trong cuốn “Một tâm hồn”, thánh nữ Têrêsa Hài đồng có kể:”Hai chúng con giùng giằng lèo xèo làm cho mẹ Bề trên (đang liệt bệnh) mở mắt thức dậy, thế là mọi lỗi đổ cả lên đầu con. Chị kia liến thoáng nói một thôi dài, mà đại ý chỉ có thế này: Chính là tại Têrêsa Hài đồng đã làm om sòm. Nóng mặt, con muốn cãi lại ngay... Nhưng con bảo mình: nếu mà cãi phải cho mình bây giờ, chắc sẽ mất sự bằng an trong lòng. Đàng khác, vì còn kém nhân đức lắm, nên con đã không thể đứng yên để nghe chị ấy đổ tội cho mà không thưa lại một vài lời cho ra nhẽ, con liền tính kế “Dĩ đào vi thượng sách” (Trích Một tâm hồn, tr 40-41).

Nghĩ xong, con lủi đi như con quốc... nhưng vì trái tim quá hồi hộp thổn thức không thể bước đi xa được, chân như rủn ra, con phải cưỡng bách ngồi xệp xuống chân thang để được bình tĩnh tạo hưởng cái thú không chiến mà thắng.

2. Vác thập giá mình.

Đây là khía cạnh tích cực của việc theo Chúa. Quả vậy, theo Chúa thì phải nỗ lực, cố gắng trong việc sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của Tin mừng trong sự chịu đựng và kiên trì.

Thập giá thường là dấu chỉ của khổ hình ô nhục, xưa kia quân Roma dùng nó để đóng đinh những tội phạm nô lệ và tiện dân phạm trọng tội đối với đế quốc. Nhưng đối với người Hy lạp, Thập giá trở thành hoa văn xin đẹp trang hoàng trên các lâu đài sang trọng. Đối với người Ai cập, thập giá tượng trưng cho sự bất tử. Những người thám hiểm Tây ban nha đã khám phá thấy thập giá nơi thổ dân Trung Mỹ xưa là biểu tượng của thần mưa ân phúc. Các nước Tiểu Á và Đông Á vẽ thập giá hình chữ vạn hay chữ thập tượng trưng trời chiếu sáng khắp bốn phương.

Nhìn chung, nhân loại phân chia Thập giá làm hai thứ: một thứ thập giá nhục hình tử tội đen tối, một thứ thập giá vinh quang sáng ngời. Cả hai đều mang dấu vết thương đau khác nhau: một đàng thương đau xấu xa tiêu diệt, nên gọi là KHỔ GIÁ, một đàng thương đau để được sống trường sinh nên được gọi là THÁNH GIÁ.

Trong đời sống Kitô hữu. ai cũng phải vác thập giá vì không ai có thể trốn tránh được đau khổ. Đau khổ chính là thập giá chúng ta phải vác hằng ngày. Công việc chúng ta là phải vác như thế nào: tự nguyện hay miễn cưỡng? Theo kinh nghiệm của chúng ta và cũng là của thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu , nếu ai vác bổng thánh giá lên thì sẽ thấy nó nhẹ, còn ai vác uể oải hay kéo lê thì thánh giá sẽ trở nên nặng nề.. Tuy nhiên, Thiên Chúa biết sức chịu đựng của từng người, có người Chúa trao cho thánh giá nặng, có người Chúa trao cho thánh giá nhẹ, nhưng thánh giá nào cũng vừa sức cho mỗi người.

Truyện: Thánh giá vừa sức mình.

Thánh giá ta đang mang là thánh giá vừa sức ta. Câu chuyện ngụ ngôn dưới đây chứng minh điều đó: có một người luôn than van những nỗi khổ cực của mình. Một tối kia, thiên thần hiện đến phán bảo:

- Con hãy theo ta ra nghĩa địa, nơi đó người ta để lại thánh giá của mình. Con hãy mang thánh giá của con ra để đó và hãy lựa thánh gía vừa sức con.

Ông ta mang thánh giá của mình ra quăng nơi nghĩa địa, ông bắt đầu chọn cái khác nhẹ hơn, ông tìm kiếm mãi mà không được: có cây quá là dài, cây quá ngắn, có cây thì nhẹ nhưng sù sì, khó vác, có cây thì trơn tru nhưng nặng quá, và sau cùng ông nói với thiên thần:

- Thưa thiên thần, cây nào cũng khó vác quá, chỉ có cây con định vứt đi là vừa với con thôi.

- Phải, Chúa đã trao cho con một cây thánh giá vừa sức, con hãy vui lòng vác đi, đừng than van gì nữa.

III. THEO CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY.

Qua bài Tin mừng hôm nay, Giáo hội muốn nhắc nhở chúng ta cần phải nhìn rõ vào gương tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, để can đảm và sẵn sàng từ bỏ mình và vác thập gía mình mà sống theo Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

Tại sao Chúa bảo chúng ta:”Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy”. Bởi vì thánh Matthêu viết sách này vào khoảng năm 80-90 SC , nghĩa là ông viết vào những ngày cay nghiệt nhất. Những lời này có ý nói rằng: “Đã đến lúc người có thể cứu mạng sống mình bằng cách chối bỏ niềm tin, nhưng như thế thì chẳng những không cứu được mạng sống mình theo đúng nghĩa thật sự mà là đánh mất nó”. Người giữ lòng trung tín có thể chết, nhưng chết để mà sống. Còn người bỏ đức tin mình để được an thân thì có thể sống nhưng sống để mà chết. Trong thời đại chúng ta, không có những cuộc cấm đạo khắt khe như thế, nhưng của cải vật chất, chức quyền, danh vọng... có thể làm cho chúng ta chết mà mất linh hồn.

Chúng ta thấy có mối tương quan biện chứng giữa “mất đi” và “được lại”. Người Kitô hữu chỉ thực sự hạnh phúc khi dám mất đi cái tạm bợ để được lại cái vĩnh hằng, dám mất đi cái mau qua để được cái trường tồn. Người Kitô hữu chỉ thực sự khôn ngoan khi sẵn lòng “mất đi” sự sống hay chết để “được lại” sự sống đời đời. Và Chúa Giêsu đã kết luận bài giáo huấn của Ngài bằng những lời này:”Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì”.

Đứng trước thập giá, đứng trước đau khổ, chúng ta không thể hiểu , không thể cắt nghĩa được vì đó là mầu nhiệm. Cuối cùng, tất cả những gì chúng ta có thể làm khi gặp đau khổ là tín thác vào Chúa Giêsu, Đấng đã phán:”Bất cứ ai chấp nhận mất sự sống mình vì Ta thì sẽ tìm lại được sự sống ấy”. Trong cuộc sống, người ta luôn gặp thập giá, đau thương, gian nan thử thách... Tất cả những cái đó có thể làm nên những điều có lợi cho chúng ta.

Truyện: Biến bại thành thắng.

Người ta kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: trong một khu rừng có một con hổ lớn và dữ tợn. Lũ khỉ ghét con hổ này lắm. Một ngày kia, chẳng may, con hổ bị sa xuống hố do người thợ săn đào sẵn. Không còn cách nào thoát thân, con hổ chỉ còn biết ngồi chờ thần chết đến.

Lũ khỉ đi qua thấy thế mừng lắm, chúng chế diễu và thay nhau lấy đá, lấy đất và bẻ các cành cây ném xuống đầu con hổ cho bõ ghét. Con hổ chỉ còn biết ngồi chịu trận, không còn biết làm cách nào khác. Thấy thế, lũ khỉ thích chí càng ném hăng, ném mãi không chán, nhưng không ngờ, chính những hòn đá, cành cây vứt xuống nhiều quá, làm cho hố cứ đầy dần lên, đến nỗi con hổ có thể nhờ đó mà nhảy ra ngoài hố được.

Đời là thế. Đau khổ cũng có ý nghĩa riêng của nó. Người ta nói: cái khó bó cái khôn. Nếu ta biết từ bỏ mình, vác thập giá mình thì chính những cái ấy có lợi cho ta. Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm về vấn đề này: Thập giá đã nói lên chân lý ấy, và “hạt giống có mục nát ra thì mới sinh hoa kết quả được. Có lẽ chúng ta không bao giờ hiểu được mầu nhiệm của đau khổ trong thế giới này, nhưng đây là điều chắc chắn: Một khi về trời chúng ta sẽ hiểu được điều ấy.

Có một bài thơ cổ của một tác giả vô danh. Bài thơ mang tựa đề “The Folded Page” (Trang sách bị gấp nếp). Sau đây là một đoạn trong đó:

“Trên căn gác một nhà xưa cổ,

Khi hạt mưa từ mái nhà đổ xuống,

Tôi ngồi đó lật từng trang tập cũ.

Bỗng nhận ra một trang bị gấp nếp,

Ghi dòng chữ của mình hồi nhỏ:

“Thầy giáo bảo: tạm bỏ qua điều này,

Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu”.

Tôi liền mở nó ra và đọc,

Đoạn mỉm cười và gục gặc đầu nói:

“Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu”.

Trong cuộc đời có nhiều trang khó hiểu

Ta chỉ việc gấp lại và viết lên:

“Thầy giáo bảo: tạm bỏ qua điều này

Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu”.

Rồi một ngày nào đó trên nước Trời,

Mở trang cũ ra đọc lại ta sẽ nói:

“Thầy giáo có lý, bây giờ tôi mới hiểu”.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Amen.

home Mục lục Lưu trữ