Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 61
Tổng truy cập: 1361808
MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI ĐƯỢC MẶC KHẢI
MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI ĐƯỢC MẶC KHẢI– Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Sau khi mừng những mầu nhiệm long trọng như Phục sinh, Thăng Thiên của Chúa Giêsu, và Hiện xuống của Chúa Thánh Thần, Phụng vụ Giáo hội mừng mầu nhiệm Chúa Ba ngôi như đỉnh cao của mạc khải của Thiên Chúa cho con người. Mầu nhiệm Thiên Chúa là mầu nhiệm ẩn dấu từ đời đời, mầu nhiệm đáng sợ, nhưng đã được mạc khải, nhờ đó loài người thấp hèn của chúng ta được Thiên Chúa yêu thương mời gọi hiệp thông sự sống thần linh. Thiên Chúa biểu lộ tình yêu cứu độ của người qua việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa và việc ban tặng Thánh Thần Thiên Chúa cho loài người, bảo đảm cho con người sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa. Từ nay không một trở ngại nào dù là sự chết có thể cất đi khỏi con người tình yêu và sự sống của Thiên Chúa được ban tặng qua sự chết và phục sinh của Con một Thiên Chúa và ân sủng Thánh Thần của người Con một Thiên Chúa.
Thực vậy, hiện hữu của con người được bao bọc bằng tình yêu thương chăm sóc của Thiên Chúa từ tạo dựng đến cứu độ. Từ tạo dựng, con người đã được mời gọi tham dự vào hiện hữu của Thiên Chúa, và Thiên Chúa còn nâng con người đến chỗ tham dự vào sự sống vĩnh cửu của chính Ba ngôi Thiên Chúa. Tiến trình mạc khải cũng chính là tiến trình mà Thiên Chúa đến với con người, làm người, chia sẻ chung một thân phận với con người để lôi kéo con người đến với Thiên Chúa. Trong tiến trình giải thích mầu nhiệm Thiên Chúa trong những thế kỷ đầu của Giáo hội, đã diễn ra những lối giải thích lệch lạc trong Giáo hội khiến Giáo hội phải xác định định thức mầu nhiệm Ba ngôi Thiên Chúa đồng bản thể. Những lạc thuyết này có thể kể đến Hạ phục thuyết và Hình thái thuyết. Lạc thuyết Hạ phục diễn ra cách gay gắt vào thế kỷ thứ 4, khi linh mục Ariô ở giáo phận Alexandria giảng dạy rằng Chúa Con chỉ là Thiên Chúa được thừa nhận bởi Chúa Cha hay là Chúa Con là nghĩa tử. Chúa Con không có bản tính Thiên Chúa như là Chúa Cha, bởi vì Thiên Chúa là Đấng duy nhất, nên không thể có hiện hữu nào ngoài Thiên Chúa Cha có thể chia sẻ bản tính thần linh, dù là Ngôi Lời là Con Thiên Chúa. Một hình thức lạc thuyết nguy hiểm khác là Hình thái thuyết giảng dạy rằng Thiên Chúa là Đấng duy nhất, nên Chúa Con và Thánh Thần chỉ là những biểu lộ trong thời gian của Chúa Cha mà thôi. Chung qui chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Chúa Con và Thánh Thần không thực sự hiện hữu, chỉ là những biểu lộ của sức mạnh của Cha trong nhiệm cuộc cứu độ, sau đó, những sức mạnh này lại trở về với Chúa Cha.
Giáo hội đã mạnh mẽ khẳng định sự hiện hữu thực sự của Chúa Con và Chúa Thánh Thần với những công đồng Nixê (325) và Constantinốp (381) và những tín biểu đức tin này được chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin kính các ngày Chúa nhật. Định thức Ba ngôi đồng bản thể được Giáo hội tuyên xưng một cách bình lặng sau đó vào năm 382 tức là sau khi đã khẳng định thần tính của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và được toàn thể Giáo hội Đông phương và Tây phương đồng thanh đón nhận. Định thức này muốn khẳng định sự hiểu biết và giải thích của Giáo hội về mầu nhiệm Thiên Chúa, dựa trên những gì mà Thiên Chúa biểu lộ chính mình cho con người trong lịch sử. Chúa Con và Thánh Thần thực sự hiện hữu từ đời đời nơi Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa phải thực sự vốn là như thế theo như những gì Thiên Chúa biểu lộ cho con người trong lịch sử, nếu không thì con người không thực sự được cứu độ. Chúa Con được sinh hạ từ vĩnh cửu nơi Thiên Chúa và Thánh Thần là tình yêu và sức mạnh trao đổi giữa Chúa Cha và Chúa Con. Hồng ân tình yêu, sức mạnh và sự sống này, vốn là Thánh Thần nơi Thiên Chúa, không chỉ khép kín nơi Chúa Cha và Chúa Con mà được thông truyền cho loài người chúng ta bởi Chúa Con.
Bài đọc 1 trích từ sách Xuất hành chương 34 cho chúng ta cảm nghiệm phần nào mầu nhiệm Thiên Chúa mạc khải. Môisen là vị lãnh tụ do thái, đã được vinh dự đón nhận mạc khải của Thiên Chúa. Bấy giờ Môisen lên núi vào tảng sáng và nhận được một mạc khải : Thiên Chúa hiện ra với Môisen và ông nghe những tiếng tung hô « Thiên Chúa thương xót, nhân từ, bao dung, đầy ân nghĩa và thành tín ». Bấy giờ, Môisen đã cầu nguyện với Chúa, « xin Thiên Chúa ở với ông và dân tộc ông, nâng đỡ, xóa bỏ mọi tội ác của họ và nhận họ làm gia nghiệp của Chúa ». Tường thuật này đánh dấu cách quyết định sự dấn thân của Thiên Chúa đối với Dân Chúa chọn. Israel được vinh dự làm dân Chúa chọn, được Thiên Chúa ở với họ, nâng đỡ họ và chọn họ làm dân riêng của Chúa. Israel cũng được chính Chúa cho biết Thiên Chúa là Đấng thành tín, nhân từ, tha thứ mọi lỗi lầm của họ. Vì thế họ hãy vững vàng tin tưởng để dấn thân theo Thiên Chúa. Mạc khải này ở núi Sinai cho Môisen chưa phải là trọn vẹn, nhưng dù sao cũng là bước đầu trong tiến trình mạc khải tiệm tiến của Thiên Chúa cho con người và xác định tương quan thân mật giữa Thiên Chúa và Israel là dân Chúa chọn.
Bài Tin mừng theo Phúc âm Gioan cho chúng ta những hiểu biết quyết định hơn qua câu chuyện trao đổi giữa Chúa Giêsu với Nicôđêmô. Nicôđêmô là một người do thái, ông chân thành tìm đến nói chuyện với Chúa Giêsu ban đêm. Và điều Chúa Giêsu muốn nói với ông là hãy cố gắng đón nhận và tin vào người Con mà Thiên Chúa gửi đến. Tình yêu của Thiên Chúa biểu lộ nơi việc sai người Con một Thiên Chúa đến với loài người, không phải để lên án họ, nhưng là để cho họ được sống. Sự dấn thân của Thiên Chúa với con người không chỉ là ủng hộ hay nâng đỡ xa xa, nhưng là đến ở với con người một cách thực sự để cho con người có thể thấy người Con này của Thiên Chúa. Dầu vậy, Thiên Chúa cũng đòi hỏi con người một quyết định và dấn thân chọn lựa. Con người phải chọn lựa tin vào người Con này của Thiên Chúa để được sống đời đời. Tin và đón nhận người Con của Thiên Chúa là tin và đón nhận chính Thiên Chúa.
Trong bài đọc hai từ thư thứ hai gửi giáo đoàn Corintô chương 13 của thánh Phaolô, chúng ta có thể thấy lời chúc của thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn. Lời chúc này lại là một định thức Ba ngôi, làm cho chúng ta hiểu được tầm vóc của nhận thức của thánh tông đồ và của Giáo hội thời kỳ đầu. Chính nhận thức về mầu nhiệm Chúa Ba ngôi này đã được đúc kết và tuyên xưng trong lời chào chúc này, muốn tuyên xưng rằng tất cả đều phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha, được biểu lộ cho chúng ta qua người Con một của Thiên Chúa, nhập thể chết và phục sinh để ban ơn cứu độ và trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần, vốn là Thần khí Thiên Chúa đang nối kết và làm sinh động cộng đoàn tín hữu. Cả Ba ngôi Thiên Chúa cùng hành động hiệp nhất trong công trình cứu độ vì con người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi không phải chỉ là một định thức thần học lý thuyết, nhưng định thức thần học này để nhắc nhở Giáo hội và mỗi người tín hữu, chúng ta thực sự được hiểu biết Thiên Chúa, vốn là mầu nhiệm ẩn kín từ muôn thuở. Sự hiểu biết này không chỉ là nhận thức trí thức, nhưng là sự hiệp thông sự sống thần linh. Thiên Chúa không phải chỉ đóng kín trong vinh quang vĩnh cửu mà từ đời đời, Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa đến với con người chúng ta và lôi kéo chúng ta vào sự hiệp thông sự sống thần linh của Thiên Chúa, nhờ bởi Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần.
CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI-A
MẦU NHIỆM TÌNH YÊU- Lm.Giuse Quốc Phong SBD
Lễ Chúa Ba Ngôi bắt đầu đưa chúng ta vào mùa Thường Niên, không phải vì mùa thường niên là mùa ít quan trọng hơn trong các mùa phụng vụ. Nhưng chúng ta có thể nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi bao trùm và chiếu sáng trên tất cả hành trình của con người. Quả thật mọi hành động của Chúa Cha, Chúa Con và của Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện từ thời tạo dựng vũ trụ, nghĩa là trong thời khắc của sự tạo dựng, ta luôn nhìn thấy dấu ấn của sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúng ta có thể nói rằng, mỗi một thực tại con người chúng ta luôn được tạo ra bởi sự hiệp thông và cho sự hiệp thông. Sau khi sáng tạo ra con người, Thiên Chúa phán: “con người ở một mình thì không tốt”. Đúng vậy, chính Thiên Chúa không bao giờ ở một mình. Thiên Chúa không phải là một hữu thể cô độc, mà là một “Gia Đình” gồm ba nhân vị. Ba Ngôi yêu thương và hiệp thông với nhau đến mức trở nên “Một”.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm của “Tình Yêu” không bị giới hạn chỉ trong Ba Ngôi, không giữ lại cho chính mình, mà đổ tràn xuống trên con người. Thánh Gioan viết: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến mức ban Con Một, để bất cứ ai tin vào Ngài, sẽ không phải chết, nhưng có được sự sống đời đời” (Gioan 3,16). Chúa Cha không buộc phải ban Con Một, nhưng vì yêu thương thế gian quá đỗi, nên Ngài đã ban Con Một cho thế gian, để thế gian được sống. Thiên Chúa Ba Ngôi không có gì khác hơn chính là “Mầu Nhiệm Tình Yêu” tràn đầy từ trời đổ xuống cho thế gian, vượt qua tất cả mọi rào cản, mọi ranh giới. Tình yêu ấy như là một nguồn năng lượng đầy tràn không thể hãm lại được đối với người biết mở lòng mình ra đón nhận.
“Gia Đình” của Thiên Chúa Ba Ngôi, mọi thành viên đã chọn lựa đi vào lịch sử của loài người để mời gọi tất cả chúng ta, từng người một, trở nên người nhà của Gia đình đặc biệt này, trở nên một với Ngài. Đó chính là viễn tượng cuối cùng, là mong muốn duy nhất mà Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi biểu lộ và mạc khải cho con người. Và viễn tượng này quả thật trở nên một sự “thách đố” đối với tất cả những giáo hội tin vào Chúa Kitô, đối với tất cả các tôn giáo và đối với tất cả loài người. “Sống hòa hợp trong tình yêu” quả thật là một thách đố lớn lao trong xã hội ngày hôm nay, khi mà con người ngày hôm nay đang tăng cường và cổ võ cho các chủ nghĩa ích kỷ và cá nhân. Thiên Chúa Ba Ngôi mời gọi và thúc đẩy chúng ta vượt qua tất cả các rào cản, và Ngài luôn hiện diện và nâng đỡ chúng ta vì “Ở đâu có tình yêu thương, ở đấy có Thiên Chúa”.
Thánh Augustino diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi bằng một ý niệm rất là thực tế, đó là ý niệm về một “Cộng Đoàn”. Ba Ngôi Thiên Chúa tạo ra giữa các Ngài một “Cộng Đoàn cuả Tình Yêu”, trong đó, chính Tình yêu là nền tảng cốt yếu của sự tương quan và của sự hiện hữu Thiên Chúa. Thiên Chúa chính là Tình Yêu, và Tình yêu này đã, đang và sẽ mãi mạc khải cho con người. Mối liên hệ tình yêu luôn luôn đòi hỏi một chủ thể yêu và một đối tượng được yêu và ngược lại. Giữa hai người, hiện diện tình yêu, và chính “tình yêu này” nối kết họ lại với nhau, cũng vậy trong Chúa Ba Ngôi, mối liên hệ này đã trở nên nhân vị. Chúa Cha yêu thương Chúa Con, và ngược lại, Chúa Con được Chúa Cha yêu thương: Tình yêu đã liên kết Cha – Con chính là Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần được yêu từ Chúa Cha và Chúa Con.
“Cộng Đoàn Tình Yêu” là Thiên Chúa Ba Ngôi không thể được hiểu và đón nhận bởi con người chúng ta, nếu con người chúng ta không cảm thấy mình được yêu mến từ Thiên Chúa. Chính vì vậy, việc cử hành Thánh Lễ Trọng Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay, không chỉ là để ca ngợi và tán tụng Thiên Chúa Ba Ngôi, mà điều quan trọng đối với chúng ta đó là “Tình Yêu” của Thiên Chúa đổ trên chúng ta. Thiên Chúa Ba Ngôi thật sự trở nên “Kiểu Mẫu” cho mọi tương quan tình yêu của chúng ta trong chính cuộc sống chúng ta. Trong những mối tương quan cảm xúc, tình yêu đối với tha nhân, nếu như chúng ta không có đủ khả năng để tạo ra những mối liên hệ ngang bằng: không kỳ thị, không phân cấp trên dưới, chúng ta có đang làm chứng cho thế giới “sức mạnh” của Tình Yêu Thiên Chúa chăng? Hay trong phạm vi gia đình nhỏ bé, trong đời sống của vợ chồng, hai người yêu nhau mà lại hiện diện một sự “cao hơn” ở bên một phía chồng hay vợ, chúng ta có thật là đang thực thi tình yêu mà Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta không?
Không hiện hữu một tình yêu đích thật, đối với chúng ta là những kitô hữu, mà không phải mang hình ảnh và giống với tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi: một tình yêu không phân biệt, không cấp bậc, một tình yêu bởi sự tôn trọng sâu thẳm lẫn nhau, và tình yêu luôn rộng mở đến mỗi người và mọi người. Vì thế Thánh Lễ hôm nay giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa và tình yêu bao la của Ngài luôn tuôn đổ dồi dào trên chúng ta, và đặc biệt hơn là giúp chúng ta hiểu và xích lại gần nhau hơn để yêu nhau hơn, trong gia đình, trong giáo xứ, trong sở làm việc, và trong xã hội, … nhờ vào Tình Yêu mà trong Đức Kitô, qua ơn của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa đổ tràn đầy xuống trong trái tim của mỗi người chúng ta. “Ý nghĩa ở đâu, nếu chúng ta biết Thiên Chúa là ai, mà rồi chúng ta không biết yêu thương anh chị em mình”?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam