Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 55

Tổng truy cập: 1349560

Một loại thức ăn khác biệt

Một loại  thức ăn khác biệt

Thiên Chúa Israel vừa cứu dân Người khỏi cảnh nô lệ và đã đưa họ trên con đường về đất hứa. Nhưng sau khi vượt qua Biển Đỏ và cử hành chiến thắng của họ, hành động thứ nhất được ghi lại tại núi Sinai chứng tỏ có sự cằn nhằn và bất mãn, trước hết trên nước mặn tại Mara (Xh 15,22-27), và sau đó thêm sự phàn nàn và sự luyến tiếc nhớ nhung nồi thịt trong đất Ai Cập, nơi họ có khả năng ăn cho thoả thuê!


Đáp lại khung cảnh bạc ơn và than khóc này, Thiên Chúa đã cho mưa bánh từ trời (manna) và cho chim cút làm của ăn cho họ. Đoạn Xuất Hành (16,2-4,12-15) đối nghịch kẻ không tin (họ càm ràm cho manna và chim cút là món ăn đạm bạc) với người tin (kẻ thấy những thức ăn này là những ân huệ quảng đại của Thiên Chúa ban cho những kẻ đói).


Một loại thức ăn khác biệt

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 6,24-35) tiếp theo phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa Giêsu nói với những đám đông đang tìm kiếm Người: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông” (Ga 6:26-27).

“Những kẻ nghe Chúa Giêsu nói tiếp tục đối thoại và hỏi Người,” Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (Ga 6,28). Chúa Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đến” (Ga 6,29). Đó lả một lời khuyên phải tin vào Con Người, vào Đấng ban thức ăn không hư nát. Không có đức tin vào Đấng Chúa Cha đã sai đến, không thể nhận biết và chấp nhận ân huệ này, ân huệ không hề mất. Phép lạ hoá bánh ra nhiều đã không khơi gợi sự đáp ứng được chờ đợi về đức tin trong những kẻ đã mắt thấy biến cố này.

Họ muốn thấy một dấu lạ mới: “Vậy ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi ăn manna trong sa mạc; như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời (Ga 6,30-31). Các môn đệ qui tụ chung quanh Chúa Giêsu, chờ đợi một dấu lạ như manna, mà tổ tiên họ đã ăn trong sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu khuyên họ chờ đợi một cái gì còn hơn là sự lập lại đơn thuần phép lạ manna, chờ đợi một thức ăn khác. Ngài nói: “Không phải Mosê cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực. Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian” (Ga 6,32-33)

Cùng với sự đói thể lý có trong mỗi người chúng ta một sự đói khác, một sự đói cơ bản hơn, không thể thoả mãn bởi của ăn thường. Đó là đói sự sống, đói cõi đời đời, đói sự luyến tiếc về Thiên Chúa. Dấu chỉ của manna là sự công bố việc đến của Chúa Kitô Đấng phải thoả mãn sự đói sự đời đời của chúng ta, bằng cách chính Người trở nên “bánh hằng sống” bánh “cho thế gian được sống.”

Điều rất ngạc nhiên về những nhận xét của Chúa Giêsu trong bài diễn từ của Người, là người không công bố mình là một Mosê khác, hay là một sứ giả lớn hơn trong hàng các ngôn sứ nhân bản. Khi ban cho chúng ta bánh hằng sống, Chúa Giêsu không cung cấp thức ăn tạm thời, Người ban cho chúng ta bánh đời đời của lời Người. Bánh ấy không hề mất. Bánh ấy sẽ nuôi và ban sự sống mãi mãi. Chúa Giêsu là bánh đó, và khi sẵn sàng chia sẻ sự sống ấy với chúng ta Người gọi chúng ta phài tin vào Người.

Chúa Giêsu mời chúng ta “đến với Người,” “tin vào Người,” “nhìn lên Người,” “theo Người,” “nghe Người,” “và học với Người.” Tất cả những động từ này kêu mời sự áp ứng tích cực của đức tin chúng ta (x.Ga 6,36.37.40.44.45). Lời của Người là của ăn nuôi dưỡng đức tin chúng ta.

Những kẻ đã nghe Chúa Giêsu xin Người làm trọn điều đã được công bố bởi dấu chỉ manna, có lẽ không ý thức sự thỉnh cầu của mình sẽ đi xa bao nhiêu: “Lạy Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” (Ga 6,34). Lời xin này hùng hồn là dường nào! Sự làm tròn lời xin đó quảng đại và lạ lùng dường nào! “Tôi là bánh hằng sống; ai đến với tôi không hề phải đói, và ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ.”


Những càm ràm và những ý thức hệ

Sự chuyển dịch từ dấu chỉ cho tới mầu nhiệm do dấu này chỉ, từ bánh hằng ngày tới bánh “ban cho sự sống đời đời” thì khó là dường nào cho những kẻ nghe Chúa Giêsu nói! Cũng không dễ đối với chúng ta, người của thế kỷ 21, sự thực thi những chuyển dịch như thế trong đời sống chúng ta, từ dấu chỉ cho tới mầu nhiệm.

Thỉnh thoảng những càm ràm và những thì thầm của chúng ta về Thánh Thể và Giáo Hội thường nẩy lên tới một mức độ kích động cao, không khác nhiều sánh với sự càm ràm và sự thì thầm của dân Israel trong hoang địa. Những căng thẳng thái quá nẩy lên từ những chính sách của Giáo Hội, từ những vấn đề về phái tính, từ những thực hành phụng vụ, từ ngôn ngữ-tất cả những sự này ảnh hưởng Thánh Thể ngày nay—và có thễ dẫn chúng ta tới chỗ cảm giác Thiên Chúa vắng mặt.

Những cử hành Thánh Thể của chúng ta không xảy ra tại Massah và Meribah-- những nơi càm ràm trong sa mạc. Chúng ta thường bị kẹt trong những luận cứ vô tận giữa sự sốt sắng và phụng vụ, hay là trong một sự tranh cãi liên lỉ giữa bác ái và công lý. Khi sự sốt sắng được xử lý như kẻ thù của phụng vụ và đức bác ái như kẻ bán nộp công lý, hay là khi phụng vụ bị qui về sự sốt sắng riêng tư và công lý không được thừa nhận là yếu tố cấu thành Tin Mừng.


Sự thờ phượng được tái khám phá

Đây là một ví dụ cụ thể để minh hoạ điểm trên về phụng vụ và sự sốt sắng. Nhiều người trong thế hệ của tôi đã đáp ứng rất tiêu cực cho sự tái khám phá của thế hệ trẻ về việc chầu và sùng kính Thánh thể.

Đức Benedict XVI đã nâng cao sự chầu và sùng kính Thánh Thể trong đời sống Công Giáo. Nhiều người trong chúng ta không thấy rằng sự thờ phượng công khai của chúng ta liên hệ thân mật với sự chầu, đến nỗi hai việc đó được kể như một. Lòng đạo đức và sự sốt sắng có thể là những bệ phóng cho đức tin trưởng thành. Mỗi khi chúng ta qui tụ chung để cử hành Thánh Thể với tư cách cồng đồng kitô hữu, chúng ta tuyên xưng, cùng với toàn thể Giáo Hội, đức tin chúng ta trong Chúa kitô Thánh Thể, trong Chúa kitô—bánh hằng sống và bánh ban sự sống,

Năm trước trong đại hội Thánh Thể Quốc tế thứ 49 tại Thành Phố Quebec, Giám Mục Philippino Louis Antonio Tagle đã trình bày một bài giáo lý danh tiếng kết thúc với một sự giải thích sâu sắc về ý nghĩa của sự Chầu Thánh Thể đích thực (http://www.zenit.org/article-22972?l=english).

Giám Mục Tagle nói: “Trong Thánh Thể, Giáo Hội kết hợp với Chúa Giêsu trong sự chầu Thiên Chúa sự sống. Nhưng việc thực hành sự chầu Thánh Thể làm sống động một vài nét thờ phượng. Chúng ta tin rằng sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể tiếp tục bên kia phụng vụ. Sự Chầu Thánh Thể bao hàm sự hiện diện, nghỉ ngơi, và sự chiêm ngắm. Trong sự chầu, chúng ta hiện diện với Chúa Giêsu Đấng mà sự hy sinh luôn luôn hiện diện với chúng ta. Ở trong Người, chúng ta đồng hóa thâm sâu hơn với sự Người hiến mình. Nhìn xem Chúa Giêsu, chúng ta nhận lãnh và được biến đổi bởi mầu nhiệm chúng ta chầu. Sự chầu Thánh Thể tương tự như đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, nên một chứng nhân cho sự hy sinh mạng sống của Ngừoi và được đổi mới nhờ đó. Sự hy sinh hay sự thờ phượng thiêng liêng của Chúa Giêsu trên thập giá là hành vi chầu tuyệt vời của Người.”

Tuần này chúng ta hãy tự hỏi mình: sự hiện diện Thánh Thể của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì cho chúng ta? Sự tham gia của chúng ta trong sự cử hành bữa tiệc của Chúa hằng tuần (và cho một số người, hằng ngày) có biến đổi chúng ta thành những người biết ơn, có lòng nhân hậu và công lý tình thương chăng? Chúng ta hãy suy xét Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta cái gì khi chúng ta tham gia bữa tiệc Thánh Thể. Bằng những cách nào Thánh Thể biểu trưng sự sống chúng ta đang sống và sự sống chúng ta biểu trưng Thánh Thể? Chúng ta tỏ bày lòng biết ơn cách nào? Thánh Thể có phải là một việc làm thiêng liêng huống dẫn đời sống chúng ta chăng?

Mong sao những cử hành Thánh Thể tiếp tục biến đổi những cộng đồng giáo xứ chúng ta và xã hội chung quanh chúng ta thành một văn minh tình yêu! Mong sao những sự cử hành đó nuôi dưỡng trong chúng ta một sự đói và khát cho công lý. Mong sao sự ao ước của chúng ta đối với Thánh Thể biến chúng ta nhẫn nại và tốt lành hơn với nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện sao cho chúng ta có thể trở thành thật sự điều chúng ta nhận lãnh trong bữa tiệc Thánh Thể.

home Mục lục Lưu trữ