Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 69

Tổng truy cập: 1363444

MÙA VỌNG VỚI HAI HY VỌNG

MÙA VỌNG VỚI HAI HY VỌNG

 

(Suy niệm của ĐGM. Gioan Baotixita Bùi Tuần – 25/11/2013)

Nghèo khó, khiêm nhường, bé nhỏ, tin cậy ở Chúa là mấy nét căn bản của đời sống nội tâm Kitô giáo.

1.

Mùa Vọng, tôi có hai hy vọng.

Hy vọng thứ nhất là hy vọng tôi biết đón nhận Chúa.

Hy vọng thứ hai là hy vọng tôi được Chúa đón nhận tôi.

Hy vọng vẫn là hy vọng, nghĩa là chỉ trong ước mong. Còn điều tôi ước mong có được thực hiện hay không lại là chuyện khác.

Tôi rất lo cho sự thực hiện hai hy vọng trên đây của tôi. Nỗi lo của tôi có cơ sở Phúc Âm và thực tế lịch sử.

2.

Trước hết, xin nói về hy vọng biết đón nhận Chúa.

Phúc Âm cho thấy nhiều người theo đạo Chúa thời Đức Giêsu Kitô xuất hiện, đã không biết đón nhận Người.

Thánh Gioan Tông đồ đã viết ngay trong “lời tựa” Phúc Âm của Ngài những câu đau đớn: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có. Nhưng thế gian lại không nhận biết Người, Người đã đến nhà mình, nhưng những người nhà lại chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1,9-11).

Thực là phũ phàng.

3.

Sự thực phũ phàng đó lại xảy ra ngay tại Nadarét, là quê hương của Chúa Giêsu.

Thánh sử Luca viết: “Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc sách thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:

Thần Khí Chúa ngự trên tôi,

vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi

để tôi loan báo Tin Mừng

cho người nghèo khó

...

Người bắt đầu nói với họ: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe. Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.

Họ bảo nhau: Ông này không phải là con ông Giuse đó sao? Người nói với họ: Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình. Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, là quê hương của ông xem nào. Người trả lời: Tôi bảo thật các ông: Không một tiên tri nào được chấp nhận tại quê hương.

...

Mọi người trong hội đường đều phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi” (Lc 4,16-20).

Đồng hương của Chúa Giêsu không những không đón nhận Người, mà còn định tiêu diệt Người. Thực là một sự thực phũ phàng đầy đau đớn.

4.

Sự thực phũ phàng đau đớn như thế lại đã xảy ra một cách độc ác ngay chính những người đứng đầu đạo Chúa thời Chúa Giêsu.

Thánh sử Marcô ghi lại một cách rõ ràng: “Hai ngày trước lễ Vượt qua và lễ không men, các thượng tế và kinh sư tìm cách dùng mưu để bắt Đức Giêsu mà giết đi.

...

Họ điệu Đức Giêsu đến vị thượng tế. Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư đều tựu lại... Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng hội đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Giêsu để làm án tử hình, nhưng họ không tìm ra

...

Họ trói Đức Giêsu lại và giải đi nộp cho quan Philatô.

Các thượng tế sách động đám đông đòi ông Philatô lên án giết Đức Giêsu” (Mc 14,1-11).

5.

Những chuyện phũ phàng đau đớn và ác độc trên đây không phải là không tái diễn trong lịch sử Hội Thánh dưới nhiều hình thức khác nhau, rải rác đó đây, nơi này nơi nọ.

6.

Chuyện xua đuổi Chúa một cách quy mô có thể là không nhiều. Nhưng chuyện dửng dưng không đón nhận Chúa là chuyện phải nói là thông thường. Chúa phán: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa ra, thì Ta sẽ vào nhà người ấy” (Kh 3,20). Biết bao lần, tôi đã không tỉnh thức nghe tiếng Chúa gõ cửa lòng tôi. Biết bao lần, tôi nghe tiếng Chúa gọi, nhưng tôi đã không mở cửa lòng tôi ra, để đón Chúa.

Không đón Chúa đến với mình, đó là một thực tế đau lòng, mà tôi thấy đang xảy ra nơi nhiều người đạo Chúa.

Thực tế đau lòng đó cũng rất có thể đang xảy ra nơi tôi. Lạy Chúa, xin Chúa xót thương con.

7.

Bây giờ, tôi nhìn sang hy vọng thứ hai của tôi, đó là hy vọng tôi được Chúa đón nhận.

Phúc Âm cho thấy điều này: Những điều Chúa Giêsu giảng dạy dưới mọi hình thức đều quy về mục đích đưa con người vào chính lộ dẫn về Nước Trời, nơi được hạnh phúc trường sinh bên Chúa.

Những ai đi vào chính lộ, phấn đấu làm điều phúc đức, tránh điều tội lỗi, bước theo Chúa đến cùng, sẽ được Chúa đón nhận vào thiên đường. Còn những ai làm theo ý riêng mình, không từ bỏ tội lỗi, không sám hối, trở về với Chúa, sẽ không được Chúa đón nhận. Những ai được Chúa đón nhận và những ai không được Chúa đón nhận đều đã được Chúa nói rõ trong Phúc Âm, nhất là trong nhiều dụ ngôn, đặc biệt là trong bài nói về ngày phán xét.

8.

Phán đoán của Chúa rất công minh, và rất nhiệm mầu. Nhưng chắc chắn điều này là: Chúa ưa thích những ai khiêm nhường, chân thành, tin cậy vào Chúa và biết xót thương người khác, luôn tìm thực thi ý Chúa và biết sám hối. Tôi nhớ tới người phụ nữ tội lỗi (x. Lc 7,38-50) và người trộm cướp bị đóng đinh bên hữu Chúa (x. Lc 23,40-43).

Có thể nói tinh thần hưởng thụ, nếp sống thực dụng và thói quen đưa mình lên luôn là những cản trở khiến con người mọi nơi mọi thời không được Chúa đón nhận.

Lời Chúa phán sau đây làm tôi lo sợ: “Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng nhân danh Thầy mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm nhiều phép lạ đó sao? Nhưng, bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố vói họ: Ta không hề biết các ngươi là ai. Hãy xéo đi cho khuất mặt Ta, hỡi những kẻ làm điều gian ác” (Mt 7,22-23). Như vậy, tôi đừng có chủ quan tự mãn với những việc tôi làm, mà tôi tưởng là lành thánh. Bởi vì rất có thể khi tôi làm những việc đó, đã có pha mục đích khoe khoang, và trái ý Chúa.

9.

Với vài suy nghĩ trên đây, tôi thấy Mùa Vọng của tôi sẽ là thời gian quý giá để rà soát lại hai hy vọng của tôi.

Tôi rà soát lại bên Đức Mẹ Maria và bà thánh Isave, là hai phụ nữ quan trọng trong mùa Vọng.

Đức Mẹ Maria đã đón nhận Chúa một cách rất khiêm nhường, phó thác. Còn Chúa, Chúa đã đón nhận Mẹ một cách bất ngờ với tình yêu thương xót, và đã làm nơi Mẹ những sự lạ lùng, vì danh Người là Thánh.

Bà thánh Isave đã đón nhận Chúa với lòng tin mãnh liệt và tâm tình cảm tạ khiêm cung. Còn Chúa, Chúa đã đón nhận Bà một cách tế nhị kín đáo với một chương trình cứu độ hết sức lớn lao.

Đức Mẹ Maria cưu mang Chúa Giêsu, bà Isave cưu mang thánh Gioan Baotixita. Cả hai phụ nữ cưu mang ấy đã rất âm thầm, nhưng đã cộng tác rất đắc lực với chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Ở bên Đức Mẹ Maria và bà thánh Isave, tôi trở thành bé nhỏ. Và tự nhiên, tôi hiểu bé nhỏ, khiêm nhường, nghèo khó, tin tưởng ở Chúa chính là những điều kiện cần, để sống mùa Vọng với hai hy vọng của tôi.

Nghèo khó, khiêm nhường, bé nhỏ, tin cậy ở Chúa là mấy nét căn bản của đời sống nội tâm Kitô giáo. Nếu thiếu đời sống nội tâm với những nét căn bản đó, tôi có thể sẽ chỉ còn là người của một cơ chế tôn giáo, chứ không là chứng nhân đích thực của đức tin.

Lạy Chúa, xin thương xót con.

 

13.Cảnh giác trước các nguy cơ

(Suy niệm của Lm. Inhaxiô Trần Ngà)

Vào đêm giao thừa Mậu Thân năm 1968, biết rằng hầu hết quân lực miền nam Việt Nam từ tướng đến quân lơ là trong việc canh phòng đồn trại, về nhà vui xuân chơi tết trong những ngày hưu chiến, quân đội miền bắc xông vào chiếm đóng 4 thành phố lớn, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ khác trên khắp miền nam cách dễ dàng.

Sự kiện lịch sử này cho thấy sự thiếu canh phòng, thiếu cảnh giác là yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến người ta phải thất bại, thua thiệt và mất mát...

Trái lại, sự tỉnh thức và cảnh giác cao độ là yếu tố cần thiết để bảo toàn sinh mạng, của cải và phẩm chất cao đẹp của mình. Vì thế, qua các trang Tin mừng, Chúa Giê-su dạy chúng ta phải thường xuyên cảnh giác, Ngài nói: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Mt 24, 42-43).

Cần cảnh giác trước những nguy cơ nào?

Có nhiều nguy cơ nghiêm trọng đe dọa con người cũng như xã hội chúng ta hôm nay. Ở đây, xin đề cập đến hai nguy cơ lớn:

1. Sự dối trá tràn lan trong xã hội

“Kết quả của cuộc khảo sát do Giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, giám đốc trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng khiến xã hội bàng hoàng: Tỷ lệ nói dối ở học sinh bậc tiểu học là 22%; ở bậc Trung học cơ sở là 50%; ở bậc Trung học phổ thông là 64% và ở bậc đại học là 80%. (…)

Tóm lại, là sự dối trá đã len vào tận hang cùng ngõ hẻm của xã hội, ngự trị từ tầng thấp đến tầng cao. Chưa bao giờ người Việt Nam lại mất lòng tin, lại phải đề phòng, cảnh giác đối với người xung quanh mình, với xã hội đến thế. Sống trong một môi trường như vậy, thì các cháu, các em không nói dối, mới là chuyện lạ[1].”

Sự dối trá lan tràn như bệnh dịch nguy hiểm, tác hại nặng nề đến xã hội chúng ta. Đây là một nguy cơ lớn lao mà mọi người dân Việt phải hết sức cảnh giác, đề phòng.

2. Lòng tham

Trong xã hội chúng ta, lòng tham đang lan nhanh, tỏa rộng như một đám cháy rừng vô phương cứu chữa và có thể xâm chiếm tâm hồn chúng ta lúc nào không hay. Lòng tham xui khiến, xô đẩy người ta thực hiện đủ mọi hình thức tham ô, chiếm đoạt, sản xuất thực phẩm độc hại, làm hàng giả, lường gạt, giết người cướp của, kể cả buôn người xuyên quốc gia… để thu lợi về cho mình, bất chấp thiệt thòi, mất mát, đau thương, khốn cùng… của bao nhiêu người khác.

Điều đáng sợ là ngày nay, lòng tham ngày càng thắng thế. Lòng tham từng bước truất phế lương tri, lý trí, lòng đạo đức nơi rất nhiều người để chiếm lấy quyền thống trị tâm hồn và đời sống của họ; và điều đáng sợ hơn nữa là hầu như không có một quyền lực trần gian nào có thể lật đổ, truất phế lòng tham để cho đạo đức và lương tri được lên ngôi.

Hai nguy cơ này là những địch thù vô hình nhưng rất đáng sợ, đang âm thầm lặng lẽ xâm chiếm và liên lỉ gặm nhấm, đục khoét tâm hồn ta … như những loài sâu mọt bất trị, vì thế, mỗi người chúng ta phải hết sức đề phòng, cảnh giác.

Giờ đây chúng ta hãy nhìn lại cõi lòng mình và suy xét xem dối trá và tham lam đã len lỏi vào đời ta, đã chi phối cuộc sống ta chưa?

Trong tuần vừa rồi hoặc trong tháng qua, tôi đã nói dối mấy lần? Nếu có, thì thói dối trá đã tiêm nhiễm vào đời tôi, tôi cần phải cảnh giác để ngăn ngừa.

Lâu nay Chúa đã cho tôi no đủ rồi, tôi có còn ước ao khao khát có nhiều hơn không? Nếu có, thì lòng tham lam đang chi phối cuộc đời tôi, tôi cần phải tỉnh táo để tự giải thoát mình.

Lạy Chúa Giêsu,

Sống trong một xã hội đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi tham lam và dối trá thì việc duy trì một tâm hồn trong sạch không hám lợi, giữ cho lòng trí luôn chân thật ngay thẳng là điều rất khó.

Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng con không bị tiền bạc chỉ huy và lôi cuốn, không để cho dối trá chi phối tâm hồn và nhất là đừng bao giờ hóa thân thành người tham lam và dối trá.

 

14.Đừng ảo tưởng – Lm Ignatiô Trần Ngà

Vào dp cui năm, Lu-xi-phe triu tp đại hi đồng qu s để kim đim tình hình hot động sut năm qua.

Qu già, qu cái, qu con đều hp mt đông đủ và báo cáo cho Qu Vương Lu-xi-phe biết tình hình cám d ca toàn by qu s.

Nói chung, hot động cám d không đạt kết qu như ch tiêu đã đề ra và t s người phi xung ho ngc xem ra không gia tăng đáng k.

Vì thế, khi bước qua phn hai ca chương trình tho lun, Qu Vương Lu-xi-phe kêu gi hi đồng qu hãy đề ra nhng chiêu thc cám d hu hiu hơn, liu sao để lôi kéo được nhiu linh hn sa ho ngc hơn.

Các qu tham gia tranh lun sôi ni, bày ra nhiu mưu chước nhm làm cho loài người sa vòng ti li. Ý kiến thì nhiu, nhưng ch nêu ra đây mt s ý kiến tiêu biu. Có qu đề ngh hãy cám d các bn tr rng: "Không có Thiên Chúa, không có thiên đàng ho ngc. Thiên đàng là o tưởng do Giáo Hi bày ra để d kh loài người; ho ngc ch là sn phm do Cha C thêu dt để hù do nhng người yếu bóng vía. Đừng di dt tin vào Thiên Chúa, vào s sng đời sau mà phí c cuc đời!". Mưu chước ny cũng chưa thuyết phc nên không được đa s chp nhn.

Có qu thì hiến kế nên thuyết phc người ta biết rng Đức Giêsu ch là hng phàm phu tc t, Phúc Âm ca Ngài gm toàn nhng chuyn ba đặt vin vông..." nhưng ri ý kiến ny cũng không được hưởng ng.

Cui cùng có lão qu già có tiếng là đa mưu túc kế lên tiếng: "Theo tôi, chúng ta nên cám d thế ny: "có Thiên Chúa, có thiên đàng ho ngc, có linh hn, có s sng đời sau... (mình phi nói như vy để người ta tin mình đã, ri ta s thêm) nhưng bn hãy nh rng: Đời bn còn dài mà, bn chưa chết đâu! Vy hãy vui hưởng lc thú đời ny đi! Đợi đến khi già yếu ri ăn năn sám hi cũng chưa mun."

Mt tràng pháo tay giòn vang tán thưởng diu kế ca lão qu già thâm độc. Thế là hi ngh nht trí vi phương thc cám d được xem là s rt kiến hiu ca lão qu già đa mưu.

Hiện nay, hầu như mọi người đều tin theo lời cám dỗ độc hại ấy. Ai cũng tin rằng đời mình còn dài, chưa đến lúc phải ăn năn hối cải. Ngày mai, ngày mốt, ngày kia, ta sẽ sám hối, sẽ cải thiện cuộc đời, còn hôm nay, thì...

Qua bài trích thư gởi tín hữu Rô-ma trích đọc hôm nay (Rm 13, 11-14) thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy mau quay về với Chúa, hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, đừng mơ tưởng đời còn dài rồi cứ đắm mình trong lạc thú:

"Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng."

Và Lời Chúa trong Tin Mừng cũng kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức vì giờ Chúa đến thật bất ngờ; vì như "Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy".

"Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

Nếu hôm nay, lúc còn an bình khoẻ mạnh, ta không tưởng gì đến Chúa; đợi đến lúc lâm nguy rồi mới chạy đến với Ngài thì chúng ta xem Chúa có khác gì chiếc phao. Bình thường khi trời quang mây tạnh, mọi sự an lành thì không ai thèm ngó lại chiếc phao, xem nó như cái gì thừa thãi vô tích sự, có thấy nó nằm giữa lối đi thì người ta cũng đá nó sang một bên, không ai thèm đoái hoài. Nhưng khi gặp phong ba bão táp, nguy khốn đến nơi thì tranh nhau giành lấy phao cho bằng được!

Ly Chúa, Chúa là Chúa T quyn năng, là Thiên Chúa ti cao mà chúng con phi phng th sut đời, ngay c bây gi, ch không phi là chiếc phao cu mng ch cn dùng lúc gp gian nguy khn khó.

Xin cho chúng con đừng kh kho tin rng đời còn dài, hãy tn hưởng đời và mê đắm trong ti mà lãng quên phn ri đời đời ca chúng con.

 

15.Con hướng về Chúa

(Suy niệm của ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên - Hải Phòng, Mùa Vọng 2016)

Khi nỗ lực đón Chúa ngự đến tâm hồn, chúng ta sẽ được hưởng sự ngọt ngào của ân sủng. Đó cũng là niềm vui và hạnh phúc Chúa ban cho những ai chuyên tâm quy hướng về Ngài.

Con hướng về Chúa

Như đất khô mong nước nguồn

Như tuần phiên mong trời sáng

Như con thơ mong mẹ hiền (Thánh ca)

Lời của bài Thánh ca diễn tả niềm khát vọng của con người luôn hướng về Chúa, bất kể họ thuộc về thời đại hoặc nền văn hoá nào. Con người cần Chúa như thân xác cần hơi thở, như đất cần có mưa. Niềm mong đợi Chúa vừa thiêng liêng cao cả, vừa thân thiết gần gũi. Không có Chúa, đời sống sẽ khô cằn, vô nghĩa. Vắng bóng Ngài, cuộc đời sẽ lạc lõng, đau thương.

“Con hướng về Chúa”, đó là lời tuyên xưng đức tin vào Đấng là nguyên lý của muôn vật muôn loài. Thiên Chúa là Đấng tạo dựng thiên nhiên vũ trụ và con người. Ngài dựng nên mọi sự từ hư vô. Ngài tiếp tục điều khiển vũ trụ, làm cho nó chuyển động trong trật tự kỳ diệu. Nhờ Chúa mà bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, thay nhau đắp đổi. Do Ngài mà bát tiết, tháng năm trật tự xoay vần. Với tình yêu thương quan phòng, Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ để công trình tạo thành của Ngài ngày càng tiến triển, đạt tới tầm vóc hoàn hảo trong tương lai, vào thời điểm Ngài muốn. Trong số các tạo vật, con người được Chúa ưu ái dựng nên giống hình ảnh Ngài. Ngài còn phú bẩm cho họ linh hồn bất tử. Thiên Chúa cũng chia sẻ cho con người vinh quang của Ngài. Ngài dựng nên họ để hưởng hạnh phúc đời này và đời sau. Khi tôn nhận Chúa là nguyên lý của muôn vật muôn loài, chúng ta sẽ yêu mến thiên nhiên và yêu mến cuộc sống này hơn, vì vũ trụ này phản ánh vinh quang và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Hướng về Chúa là khuynh hướng tự nhiên thuộc bản tính con người, giống như nam châm hút sắt, như đoá hoa hướng dương ngả về mặt trời. Trong nỗi khắc khoải hướng về Chúa, tác giả Thánh vịnh đã thốt lên: “Ngay từ rạng đông, con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước” (Tv 62,2). Từ xa xưa, khi con người bắt đầu hiện hữu trên trái đất, cũng là lúc con người khởi đầu những nỗ lực tìm kiếm Chúa, nhưng họ lầm tưởng Ngài với những hiện tượng thiên nhiên huyền bí. Đó là lý do tại sao những bộ lạc hoang sơ đã thờ mặt trời mặt trăng, cây đa cây đề, hoặc thần núi thần sông, thần sấm thần sét. Họ quan niệm rằng những hiện tượng và thực tại đó là những thần linh cao cả quyền năng.

“Con hướng về Chúa”, đó là tâm tình yêu mến của những ai tin vào Đấng là Cha chung của gia đình nhân loại. Tâm tình ấy thân thiết, gần gũi ấm êm “như con thơ mong mẹ hiền”. Chúa là Đấng đáng yêu đáng mến, vì Ngài tốt lành thánh thiện, và nhất là Ngài đã dựng nên chúng ta và cho chúng ta hiện hữu trên đời. Ngài còn ban cho chúng ta biết bao điều tốt lành trong cuộc sống. Trước những điều may mắn phúc lộc xảy đến trong cuộc đời, nhiều người nghĩ đó là điều ngẫu nhiên, nhưng những ai tin Chúa đều nhận ra đó là ân ban do lòng từ tâm và thương xót của Ngài. Chúa Giêsu đã khẳng định với chúng ta, những sợi tóc trên đầu mỗi người cũng được Chúa đếm cả, những con chim sẻ không tích trữ kho lẫm vẫn được Chúa nuôi dưỡng và những bông hoa huệ ngoài đồng không may vá dệt cửi vẫn được Chúa mặc cho vẻ đẹp huy hoàng (x. Mt 6,25-29). Người cũng dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha bằng tâm tình thân thương hiếu thảo: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”. Yêu mến Đấng đã dựng nên mình và là Cha của mình, đó là tình cảm tự nhiên và đó cũng là bổn phận của lòng hiếu thảo. Lòng yêu mến ấy giúp chúng ta mỗi ngày một đến gần Chúa hơn trong sự kết hiệp thâm sâu mà chúng ta thường gọi là đời sống nội tâm. Tâm tình ấy cũng giúp chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, mỗi ngày một rõ nét hơn, để rồi, chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Ý thức Chúa sống trong tâm hồn, người tín hữu sẽ dễ dàng nên hoàn thiện trong lời nói, tư tưởng cũng như việc làm. Họ sẽ tìm thánh ý Chúa, cố gắng sống đẹp lòng Ngài và coi đó là điều ưu tiên quan trọng nhất trong đời.

“Con hướng về Chúa”, đó là lời cầu nguyện diễn tả niềm hy vọng cậy trông của người tín hữu. Giữa cuộc đời chìm nổi truân chuyên, nào ai biết những gì bất chợt sẽ đến? Giữa dòng đời bon chen xuôi ngược, nào ai đoán được hậu vận tương lai? Người tin Chúa luôn phó thác nơi Ngài, tin chắc rằng không bao giờ Ngài dửng dưng trước lời cầu nguyện chân thành tha thiết. Chúa Giêsu đã hứa: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ cửa sẽ mở cho” (Mt 7,7). Người cũng hứa ngự giữa chúng ta khi chúng ta hội họp cầu nguyện nhân danh Người (x. Mt 18,19). Hướng về Chúa chính là niềm xác tín vào lời hứa ấy. Niềm cậy trông vào Chúa nuôi dưỡng đức tin của chúng ta, đồng thời là nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt lên những khó khăn thử thách trên đường đời. Niềm hy vọng cũng giúp chúng ta nhìn cuộc đời này lạc quan hơn, để cùng nhau hướng thiện, dù còn nhiều bóng tối vây quanh bao phủ. Sống mà không có niềm hy vọng, con người giống như người mộng du ảo giác, lang thang vô định. Không có niềm hy vọng, chúng ta sẽ nhìn cuộc đời đen tối tiêu cực và dễ chán nản. Tin vào tình thương của Chúa, chúng ta cùng hướng về Ngài, cầu xin Ngài giáng phúc ban ơn, để cuộc sống của chúng ta được bình an.

“Con hướng về Chúa”, tâm tình này thể hiện cuộc lữ hành trần thế của mỗi chúng ta. Sống một ngày trên đời là tiến tới gần Chúa hơn. Chẳng ai sống mãi ở đời này, nhưng mỗi người sinh ra được Chúa cho một quỹ thời gian nhất định. Hết quỹ thời gian đó, họ phải kết thúc cuộc sống, từ giã cõi đời. Mọi người sống trên đời, giàu sang phú quý hay nghèo nàn bất hạnh rồi cũng phải chết như nhau, nhưng hậu vận của họ lại không giống nhau. Những người sống một đời thánh thiện yêu thương sẽ được hưởng phúc thiên đàng; những ai sống bất công gian dối sẽ phải đau khổ trầm luân. Đừng vội trách Chúa nghiêm khắc với tội nhân! nhưng hãy tự trách mình đã dửng dưng và để lỡ nhiều cơ hội. Hạnh phúc thiên đàng hay hình phạt hỏa ngục là do chính mình tự chọn, qua thái độ sống ở đời. Chúa Giêsu đã nói tới hai con đường: con đường thênh thang rộng mở dẫn tới sự chết; con đường nhỏ hẹp khó đi dẫn tới sự sống (x. Mt 7,13-14). Nhiều người đã muốn chọn con đường rộng rãi thênh thang cho mình. Đó là sự buông thả, dễ dãi, chiều theo những tham vọng đam mê và ích kỷ. Mỗi người phải gánh trách nhiệm về sự lựa chọn ấy của mình.

Mỗi năm, khi Mùa Vọng về, Giáo Hội mời gọi các tín hữu cùng hướng về Chúa. Lời ngôn sứ diễn tả niềm khao khát của nhân loại mọi nơi mọi thời: “Trời cao, hãy đổ sương mai! Ngàn mây, hãy mưa Ðấng Công chính” (Is 45,8). Niềm khao khát ấy, cũng nồng nàn tha thiết như đất mong nước nguồn, như tuần phiên mong trời sáng và như con thơ mong mẹ hiền.

Người Kitô hữu hôm nay không còn mong đợi Đấng Công chính với tâm trạng của thời ngôn sứ Isaia. Bởi lẽ Đấng Công chính là Đức Giêsu Kitô đã giáng trần cách nay hơn hai ngàn năm. Người đã đi vào lịch sử nhân loại với sứ mạng rao giảng tình thương của Thiên Chúa. Hôm nay, Người đang hiện diện giữa chúng ta. Khi nỗ lực đón Chúa ngự đến tâm hồn, chúng ta sẽ được hưởng sự ngọt ngào của ân sủng. Đó cũng là niềm vui và hạnh phúc Chúa ban cho những ai chuyên tâm quy hướng về Ngài.

 

16.Suy niệm của ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên

CHĐỢI TRONG HY VỌNG

Mỗi người trong chúng ta đã có lần chờ đợi. Chúng ta chờ đợi một biến cố quan trọng trong đời; chờ đợi người đi xa trở về; chờ đợi một tin vui của người thân. Cuộc chờ đợi nào cũng làm chúng ta hồi hộp lo lắng xen lẫn với khấp khởi mừng vui. Trong khi chờ đợi, thời gian dường như trôi đi rất chậm, rất dài.

Mùa phụng vụ đầu tiên trong năm mới có tên là Mùa Vọng hay Mùa Đợi. Chúng ta chờ đợi Chúa đến. Đức Giêsu đã đến hai ngàn năm nay trong lịch sử, nhưng đối với mỗi cá nhân sống trên cõi đời này, thì Người vẫn đang đến. Và thế là, mỗi ngày sống của chúng ta trên trần gian là một ngày chờ đợi để gặp Chúa. Cuộc gặp gỡ này mang màu sắc lạc quan hay bi quan tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi người. Đối với ai thành tâm kiếm tìm Chúa thì cuộc gặp gỡ ấy là niềm vui và hạnh phúc. Đối với ai chỉ coi giá trị vật chất đời này là đích điểm, thì cuộc gặp gỡ ấy là sự kết án đau thương.

Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ yêu thương giữa Thiên Chúa với con người, Phụng vụ Mùa Vọng mở đầu bằng lời kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức. Chúa Giêsu trích dẫn sự kiện trong lịch sử Thánh Kinh mà người Do Thái nào cũng biết, đó là biến cố Đại Hồng thủy. Khi ông Nôê đóng tàu thì có nhiều người chê cười ông. Nhưng khi nước dâng lên thì họ bị nước cuốn trôi. Chúa kêu gọi mọi người hãy học bài học lịch sử đó như một kinh nghiệm sống, để luôn chuẩn bị sẵn sàng, vì không biết giờ nào và ngày nào sẽ là lúc tận cùng của cuộc sống cá nhân chúng ta. Lúc tận cùng ấy huyền nhiệm và khó hiểu, được diễn tả như việc có hai người đang làm ruộng, hay hai người đang xay bột, một người được để lại và người kia được đem đi. Hay cũng bất ngờ như người chủ đi xa trở về bất chợt, vào lúc những người giúp việc không ngờ.

Tỉnh thức để đón Chúa, người tín hữu cũng được kêu mời tỉnh thức đối với anh chị em mình. Ngày nay người ta nói nhiều đến chứng bệnh vô cảm. Con người trở nên dửng dưng lạnh lùng trước những nhu cầu và nỗi đau của người thân hoặc những người xung quanh. Con đường dẫn ta đến gặp Chúa là con đường được nối kết bằng những việc bác ái ta làm đối với anh chị em mình. Bởi lẽ chúng ta không chỉ đi một mình đơn lẻ để gặp gỡ Chúa, mà ta đi với anh chị em, trong tình mến thân thiện của những người có cùng một Cha trên trời là Thiên Chúa tối cao. Không thể sống tinh thần Mùa Vọng mà lại dửng dưng hay thù ghét anh chị em của mình. Khi Chúa đến gặp ta, Người sẽ xét xử về cách sống của ta đối với những người xung quanh, nhất là những người nghèo khổ và bất hạnh. Như vậy, “tỉnh thức” có nghĩa là quan tâm đến người khác và ân cần giúp đỡ họ.

Lời Chúa trong ngày mở đầu Năm Phụng vụ mang sắc thái của một lời hiệu triệu, kêu gọi mọi tín hữu hãy lên đường tiến về Giêrusalem để đón Chúa. Những hình ảnh được diễn tả trong Bài đọc I cho thấy Giêrusalem là trung tâm điểm của thế giới. Mọi nơi đều hướng về trong niềm vui mừng hân hoan. Đây là sự khai mở một triều đại mới của lịch sử. Chúa đến để chúc phúc cho dân người. Nếu chúng ta lắng nghe lời hiệu triệu này mà đón Chúa, thì cuộc sống của chúng ta sẽ an bình tốt đẹp và nở hoa. Có Chúa hiện diện, sẽ không còn chiến tranh. Con người sẽ “đúc gươm đao thành cuốc thành cày; rèn giáo mác nên liềm nên hái”. Một xã hội thanh bình sẽ được thiết lập nếu ta biết mở rộng tâm hồn để đón Chúa và thực thi giáo huấn của Người.

Hãy thức dạy những ai ngủ mê! Hãy ra khỏi bóng tối của ích kỷ hận thù, để bước vào ánh sáng huyền nhiệm của bác ái thứ tha. Sống theo ánh sáng, đó là một điều kiện không thể thiếu đối với những ai muốn đi theo và làm môn đệ của Đức Giêsu.

Cuộc đời này là sự chờ đợi liên lỉ. Chờ đợi Chúa không giống như tìm kiếm sự may rủi hay một cơ hội có thể đến mà cũng có thể không. Chúng ta chờ đợi Chúa trong sự xác tín vào quyền năng của Ngài, và chắc chắn Người sẽ đến. Cuộc đời này được sánh ví như một con đường. Mỗi người chúng ta đang đi trên con đường đó. Ở cuối của con đường này, Chúa đang chờ đợi chúng ta, vì thế mà sự đợi của chúng ta là chờ đợi trong hy vọng. Chúng ta cũng tin chắc Chúa là Đấng yêu thương, luôn dành những điều bất ngờ cho những ai giữ một lòng trung tín và cậy trông nơi Người.

 

home Mục lục Lưu trữ