Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 40

Tổng truy cập: 1353321

Mục Tử Và Đàn Chiên

Cập nhật : 23-04-2010
 

MỤC TỬ VÀ ĐÀN CHIÊN

Chúa nhật hôm nay, thường được goi là: Chúa nhật Chúa Chiên lành. Ngày mà Giáo hội dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục, hay tu sỹ nam nữ. Hình ảnh mục tử và đàn chiên, được Kinh thánh sử dụng rất nhiều để chỉ Thiên Chúa, hay những người đứng đầu trong dân Thiên Chúa, như Thánh vịnh 23 diễn tả:

“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. 

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. 

Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. 

Người  dẫn tôi trên đường  ngay  nẻo  chính  vì  danh dự của Người.”

Cũng như vị tướng xuất trận, luôn đi trước khi dẫn quân xung trận, và sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy, cho quân lính của mình. Người chăn chiên cũng vậy, luôn đi trước đoàn chiên. Người chăn chiên không đi sau đoàn chiên để "chăn", nhưng đi trước để chiên "đi theo". Người chăn biết rõ chiên của mình và chiên nghe tiếng, đi theo người chăn. Theo ngôn ngữ Do Thái, động từ "biết" nói lên một mối tương giao thâm sâu, gần gủi (chứ không chỉ biết bằng trí óc), yêu thương như mối tương giao vợ chồng. Nói cách khác, biết ai tức là yêu thương, gắn bó với người ấy. Đức Giêsu yêu thương và gắn bó với đoàn chiên của mình là Giáo hội, tức là toàn Giáo hội và từng thành viên trong Giáo hội.

Mục tử có nhiệm vụ bảo vệ chiên của mình, trước mọi sự tấn công, vồ vập của thú dữ. Mục tử tốt lành là hy sinh mạng sống vì đàn chiên, mục tử không để đàn chiên bị xâu xé bởi chó sói:  “Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.” (Ga 10:28,29).

Còn chiên thì luôn ở trong “ràn”, và nghe theo tiếng gọi của người mục tử: “ Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta” (Ga 10, 27). Khi người mục tử đến ra hiệu hoặc gọi tên, các con chiên của người ấy liền nhận ra và đi theo; nhưng chiên của người mục tử khác thì không theo, lại còn chạy trốn. Ràn thì chỉ có một, còn người đến để dẫn chiên ra thì nhiều; mục tử, thậm chí có cả kẻ trộm, kẻ cướp. Người mục tử và chiên luôn biết và nhận ra nhau qua ngôn ngữ, qua hành động hay các cử chỉ quen thuộc (ánh mắt, dáng đi, giọng nói...).

Người mục tử cần đến chiên, và chiên cũng cần có những người mục tử. Đức Giêsu chính là vị mục tử mẫu mực cho hết thảy những ai đi theo Ngài: “ Người chăn chiên tốt chính là Ta”(Ga 10, 14).

Lm Giacôbê Tạ Chúc

 
Nguồn : gxnl 

home Mục lục Lưu trữ