Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1352034
Mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
THỜI ĐIỂM NGƯỜI VIỆT MẶC CẢM THUA KÉM
Hát những bài như ”Việt Nam minh châu trời Đông” hay ”Việt Nam trên đường tương lai, lửa thiêng soi toàn thế giới,” người Việt có thực sự tin như vậy không? Hay trong lòng có thể lại đang vang lên một tâm tình khác: ”hát vậy mà không phải vậy!” Dưới con mắt không ít người thì xe Lexus, máy vi tính, máy chụp kỹ thuật số mới đang có sức minh châu như mặt trời mọc thành ”lửa thiêng” rực lên trong tâm khảm ước mơ.
Những khổ nhục của cả một dân tộc trầm luân suốt thế kỷ đã khiến cho người Việt có lý do để mặc cảm thua kém thế giới về mọi phương diện. Không nói gì Âu Mỹ hay Nhật Bản, các nước lân bang kém mình hay ngang hàng với mình trước kia như Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Tân Gia Ba v.v. nay đã trở thành những con rồng nhỏ đang vươn lên từ Thái Bình Dương. Còn mình thì vẫn mang thân phận thua kém vế quá nhiều phương diện!
Nhìn sang nước Đại Hàn, người ta phải ngạc nhiên về hiện tượng vươn lên lạ lùng về mọi phương diện. Sau biến cố phong thánh các thánh Tử Đạo Đại Hàn trước mình mấy năm, là cả một trào lưu quật khởi. Hội Thánh Đại Hàn mở chiến dịch truyền giáo, số người Công Giáo tăng lên gấp bội. Rồi là Thế Vận Hội, Đại Hội Thánh Thể Thế Giới, máy Samsung, xe Hyundai, tràn ngập thị trường quốc tế, phi trường và xa lộ Đại Hàn chẳng thua gì các nước Âu Mỹ.
Còn mình là con của rồng mà sao vẫn chưa thấy ”trứng rồng lại nở ra rồng”, khiến càng mặc cảm về thân phận hẩm hiu rồi đâm nghĩ quẩn biết đâu chhỉ là ”liu điu lại nở ra dòng liu điu”?
Nhưng niềm háo hức xem chừng không đơn giản. Vì những năm cuối cùng của thế kỷ này đang có nhiều dấu hiệu khiến con người với kỹ thuật cao độ mệt mỏi phải đi tìm cách chạy chữa. Phim Hội Phúc Lạc (The Joy Luck Club) đã thu hút thật đông khán giả. Vai chính là June Woo và mẹ là Suyan Woo. Kiều Chinh đóng vai người mẹ này. Tác giả là Amy Tan, một phụ nữ chưa đầy 40 tuổi, gốc Tàu, sinh trưởng tại Mỹ. Cuốn truyện ”Hội Phúc Lạc” của cô ta in bìa cứng tái bản 27 lần, và bìa thường đã bán hơn hai triệu cuốn.
Cái gì hấp dẫn người Âu Mỹ vậy? Vì cũng chỉ thấy những chuyện xem ra lẩm cẩm của đời sống gia đình, của lối sống xung đột Âu Á. Lại cũng những giẫy giụa của nghèo túng, chiến tranh ở bên Đông và những khắc khoải bất an ở bên Tây. Cái ăn khách là cho nhìn thấy một lối thoát, một kiểu nhìn và nếp sống khác với những giải quyết bế tắc hiện tại.
Thì ra đó là những dấu chỉ thời đại. Những vẻ hào nhoáng xem ra lấn lướt và trở thành nỗi mơ ước của những dân nghèo túng, lại được người Âu Mỹ vang lên một điệp khúc khác: ”thấy vậy mà không phải vậy!” Văn minh Âu Mỹ đang có những dấu hiệu bất ổn và mâu thuẫn tự bên trong, có thể đang trên đà tự hủy. Bước sang ngàn năm mới người ta thấy có nhiều biến chuyển từ gốc rễ. Những cơ cấu vá víu về chủ nghĩa, về dân chủ hay cộng hoà, xem ra luẩn quẩn giậm chân tại chỗ. Và họ bắt đầu đi tìm một giải pháp, qua những lối nhìn và nếp sống của những sắc dân khác. Họ tìm về Amy Tan, Tagore... Và bây giờ Hội Thánh Công Giáo giới thiệu lối sống Việt, đề cao nẻo bước an nhiên theo tinh thần Việt.
MỘT GIẢI PHÁP ĐÚNG LÚC
Cách đây ít lâu, nhân được xem phim về biến cố phong thánh tại Roma, một người quen từ vùng Chicago theo đạo Phật, đã thật cảm động nói lên một nhận xét làm nhiều người giật mình:
" Người Công giáo không được quyền giữ niềm hãnh diện riêng cho mình trong biến cố phong thánh Các Thánh Việt, mà đó phải là niềm hãnh diện chung cho cả dân Việt.”
Hãnh diện ở cái nỗi nào đâu để mà giữ riêng hay là chia chung?! Vì tất cả các vị thánh Việt cũng chỉ là những vị sống cuộc sống bình thường, đa số thuộc thành phần giáo dân thầm lặng. Nhiều vị chả để lại dấu vết hay bút tích gì cả. Như vậy thì có gì đặc biệt đâu! Chắc chắn Hội Thánh phải có chủ ý gì?
Nhìn kỹ hơn thì thấy việc phong thánh có chủ đích rõ rệt là nêu lên những cái mẫu sống đáp ứng thời đại, đưa ra những tiêu chuẩn thường là ngược với trào lưu xuống dốc của nếp sống hiện tại. Đó mới là tiêu chuẩn để đo nền văn minh, vì đó là mẫu sống đem lại cho con người nếp sống hạnh phúc thật. Khi phong thánh các vị Tử Đạo, Hội Thánh không chỉ nhằm vào tác động anh hùng đổ máu, mà còn đề cao cả một cuộc sống nhân chứng Tin Vui tạo nên một đạo sống, mà việc tử đạo là một hành động quyết liệt minh chứng điều đó.
Đang khi nếp sống của con người ngày nay càng ngày càng trở nên phức tạp, hạnh phúc ngày càng vượt xa khỏi tầm tay, gia đình là tổ ấm yêu thương càng ngày trở nên mối đe dọa, thì Hội Thánh đưa ra một lối sống đơn giản và gần gũi, ai cũng có thể tìm thấy trong tầm tay. Đó chính là giới thiệu với thế giới về lối sống Việt hài hòa với đức tin Công Giáo trong nếp sống thường ngày, hiện thân qua các Thánh Việt. Đạo sống này chắc chắn biến đổi được những gì tầm thường nhất trở nên những phép lạ, trở nên niềm an vui hạnh phúc.
Câu trả lời được tìm thấy thật rõ trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân công bố ngày 30 tháng 12 năm 1988, chỉ sau biến cố phong thánh mấy tháng. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác định:
“Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu giáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiên trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Các Hội Thánh địa phương, nhất là các Hội Thánh trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nữ giữa những cánh đồng như thế (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sống vợ chồng) đã sống chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong thánh.” (#17)
BƯỚC THEO ĐẠO SỐNG DŨNG LẠC
Quả thực, biến cố 117 vị tử đạo Việt Nam được tôn phong hiển thánh vào năm 1988 mà đứng đầu là thánh Dũng Lạc, đã tạo nên niềm hãnh diện và hứng khởi không chỉ riêng cho người Công giáo mà còn chung cho cả dân Việt mình với thế giới nữa. Vì cả một đạo sống Phúc Âm theo tinh thần Việt thể hiện qua đời sống các vị Thánh Việt, đã được thế giới Công giáo đề cao như một giải pháp đáp ứng đúng lúc cho thời đại mổi ngày mổi bế tắc trong lúc bước vào thiên kỷ 3. Niềm hãnh diện này cần phải được thể hiện, bộc phát thành những phong trào, và gợi hứng cho những sáng tác về văn, thơ, nhạc, và các ngành nghệ thuật chuyển diễn được căn cước Việt, góp phần Công giáo vào gia tài chung của Mẹ Việt Nam.
Thế giới đang tìm đường giải thoát giữa những khủng hoảng của cơn sốt duy vật. Hội thánh Công giáo đã giới thiệu một con đường, một giải pháp, một đạo sống, như đường sống dũng cảm và an lạc của Thánh Dũng Lạc, của Thánh Lê Văn Phụng, như Đường Nở Hoa Lê Thị Thành. Những con đường như thế vẫn thường được gọi là đường tu đức theo quan niệm người Việt:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Chúng ta đang có được con đường đó, con đường có sức biến đổi cả một lớp dân mặc cảm mất hướng tịt đường như lời Kinh Thánh xác quyết:
”Giới trẻ thì mệt mỏi rã rời, giới già thì nghiêng ngả xiêu vẹo, nhưng những ai tin vào Chúa thì sẽ được canh tân mang sinh lực mới. Họ sẽ mọc cánh như chim phượng hoàng bay cao. Họ chạy mà không mỏi, họ đi mà không mệt.” (Isaia 40:31)
Ngày 24 tháng 11 hằng năm cả thế giới mừng lễ các Thánh Việt: cùng sùng kính, cầu khấn, học hỏi và noi theo nẻo bước sống dũng lực và an lạc của các ngài. Người Việt mình muốn mọc cánh vươn lên khỏi những mặc cảm thua kém để sống đời tròn đầy sung mãn, liệu đã xác tín và hãnh diện bước theo đạo sống Dũng Lạc mà thế giới Công giáo đã công khai xác nhận chưa?
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam