Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 71
Tổng truy cập: 1362145
NÉT ĐẸP CỦA CHÚA GIÊSU
NÉT ĐẸP CỦA CHÚA GIÊSU
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ.)
1. Mệt mỏi vì đường xá, Đức Yêsu ngồi phệt xuống cạnh giếng
Hình ảnh Đức Yêsu mệt mỏi ngồi bên cạnh giếng, cho ta thấy Đức Yêsu gần gũi chúng ta biết dường nào! Ngài cũng đói, khát, mệt mỏi như chúng ta! Thiên Chúa không xa chúng ta, Ngài gần gũi với chúng ta.
Kể từ khi Thiên Chúa nhập thể, Ngài đã biết mệt, biết đói biết khát! Nét đẹp của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Yêsu- Thiên Chúa nhập thể.
2. Yêu mến và kính trọng con người
Điều làm một người trở nên đẹp, là yêu mến và kính trọng con người.
a) Nét đẹp của phụ nữ nhân ngày quốc tế phụ nữ
Nét đẹp của phụ nữ không chỉ là những "đường cong" như người ta thường hay nói. Chị phụ nữ đã tế nhị bỏ vò nước lại cho Đức Yêsu và các môn đệ; nếu không có vò nước này, làm sao Đức Yêsu và các tông đồ có nước uống trong lúc đói khát này!
Sau một thời gian nói chuyện với Đức Yêsu, chị phụ nữ đã dám nhận sự thật "tôi không có chồng", vì người chị đang sống với không phải là chồng chị!
Chị phụ nữ "mà nhiều người không tôn trọng vì đã năm đời chồng" này, đã được biến đổi. Chị đã dám loan báo cho dân làng biết điều chị ta xác tín: "Ngài không phải là đức Kitô sao?".
Phụ nữ đẹp! Điều này cũng được thấy nơi một số chị phụ nữ vẫn hay đi theo Đức Yêsu trên con đường Ngài rao giảng, và các chị thường hay giúp đỡ Ngài.
Phụ nữ vẫn là người hiền dịu, kiên nhẫn, thông cảm, mềm mỏng với người khác. Điều này chúng ta thấy rõ nơi mẹ mình, nơi em gái mình, nếu không muốn kể đến người yêu thương mình đặc biệt. Có ai trong đời mà chẳng cảm thấy "lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào"? Có ai không thấy mẹ mình yêu thương mình, nhất là những khi mình đi xa về, mẹ lo ăn lo uống, ngay cả dọn cơm và rửa chén cho mình, dù rằng với tuổi mình, những chuyện đó phải do mình đảm trách. Dường như với người con, mẹ là người đẹp nhất.
Còn một phụ nữ đẹp tuyệt vời, đó là Đức Mẹ! Mẹ luôn xin vâng trước mọi đòi hỏi của thánh ý Chú, và mẹ luôn yêu thương giúp đỡ mọi người.
b) Nét đẹp của Đức Yêsu trong cách Ngài đối xử với con người
Đức Yêsu tôn trọng, yêu thương con người. Đặc biệt trong bài tin mừng Ga.4, 1-42, Ngài tìm cách gợi chuyện với chị phụ nữ bên bờ giếng Giacóp. Ngài không bị nô lệ bởi "truyền thống không giao du đối xử với người Samari".
Lúc khởi đầu, "chị phụ nữ năm đời chồng rồi mà người đang sống với chị không là chồng chị" phản ứng rất cứng rắn với Đức Yêsu: "ông là người Dothái mà lại xin tôi là người Samari nước uống?!"; Đức Yêsu vẫn chấp nhận và vượt qua, để tiếp tục nói chuyện với chị!
Dần dần chị phụ nữ cởi mở lòng hơn khi nhận mình không có chồng! Và Đức Yêsu đã mặc khải cho chị: "Đã đến giờ, con người thờ phượng Thiên Chúa không phải ở trên núi này, cũng chẳng phải tại Yêrusalem; ... đã đến giờ, và chính là lúc này đây, ai thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật" (Ga.4, 21-23). Hơn nữa, Đức Yêsu còn mặc khải Ngài là Đấng Kitô, điều mà Ngài cũng đã mặc khải cho Phêrô và các tông đồ.Đức Yêsu đã mặc khải cho chị như Đức Yêsu đã từng mặc khải cho những người thân tín nhất!
Đức Yêsu đã đối xử rất đẹp đối với con người, và cụ thể hôm nay, chúng ta thấy Ngài đối xử rất đẹp đối với chị phụ nữ.
3. Của ăn của Thày là làm theo ý Đấng đã sai thầy
Đức Yêsu luôn luôn làm theo ý Cha. Ý Cha trở thành lương thực của Ngài!
Đói khát và mỏi mệt vì đường xa, nhưng Đức Yêsu như tỉnh dậy khi chị phụ nữ "ông là người Dothái mà lại xin tôi -một người Samari- nước uống?!" Chị phụ nữ này đã bị thành kiến này trói buộc, và Đức Yêsu đã nhận ra mời kêu gọi giúp chị phụ nữ nhận ra sự thật "không phải tại Yêrusalem hay trên núi này người ta phải thờ phượng Thiên Chúa"! Đức Yêsu đã tìm mọi cách để nói chuyện, giúp chị mở lòng đón nhận Tin Mừng, và giải phóng chị ta khỏi nô lệ một quan điểm sai lầm.
"Thày có một thức ăn mới mà anh em không biết" (Ga.4, 32)! Chính khi thực hiện ý Chúa, Đức Yêsu như có một khí lực mới.
Thực hiện Ý Cha! Không phải dễ dàng đối với con người! Chấp nhận cái đói cái khát, chấp nhận những gì trái ý trong đời mình: "Lạy Cha, nếu có thể được xin cho con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý con mà là ý Cha". Đức Yêsu đã chiến đấu đến nỗi đổ máu (Dt.12, 4), để thực hiện ý Cha.
4. Làm sao để được đẹp như Đức Yêsu
Trở về với Thiên Chúa! Ăn năn sám hối lỗi lầm của mình và bắt đầu lại cuộc đời. Hiện tại là lúc quan trọng nhất. Nếu tôi trở lại với Thiên Chúa từ bây giờ, tôi có thể trở thành người đẹp tuyệt vời.
Hãy tập yêu. Nếu chúng ta yêu thương, chúng ta sẽ được yêu thương! Hãy yêu thực sự, và muốn làm gì thì làm.
Được yêu thì hạnh phúc biết bao. Nhưng, yêu thì hạnh phúc hơn là được yêu!
Chúc bạn mỗi ngày mỗi đẹp như Đức Yêsu, người đẹp tuyệt vời.
9.Nước Hằng Sống
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ.)
Nước, tuy dù hiếm ở vùng Cận Đông, vẫn là một thực tại tự nhiên. Trình thuật ở Xh.17, 3-7 giúp nhận ra nước cũng là hồng ân Thiên Chúa ban mà người ta lâu nay cứ tưởng nó "tự nhiên" không cần Thiên Chúa. Sự khan hiếm nước, giúp người ta nhận ra sự thật "tình yêu của Thiên Chúa" bao phủ con người, mà nếu chúng ta biết nhìn, chúng ta có thể bắt gặp trong từng nhu cầu của con người. Con người, tự thuở nào, vẫn là một hiện hữu đòi hỏi và hay "nổi loạn" với Thiên Chúa. Bao hồng ân Thiên Chúa làm cho người Do Thái để dẫn họ ra khỏi Ai cập, nhưng họ vẫn cứng lòng không thần phục Thiên Chúa. Biến cố thiếu nước, giúp người ta biết mình hơn! Cũng chính biến cố này, mời gọi con người hãy trở nên dễ dạy hơn với Thiên Chúa: "Hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, các ngươi đừng cứng lòng nữa" (Tv. 94, 8).
Nước, làm người ta đã khát; nước, làm mát lòng người; nước, thanh tẩy dơ uế! Nước, hôm nay là biểu tượng của Thánh Thần. Nước hằng sống mà Đức Yêsu ban tặng, sẽ trở thành mạch nước vọt lên ban sự sống đời đời (Ga.4, 14). Nước Thần Khí mà Đức Yêsu ban tặng, sẽ giúp con người thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và sự thật. Đức Yêsu xin nước, để rồi qua đó Ngài gợi ý, để người ta xin Ngài Nước Hằng Sống- nước làm người ta không còn khát nữa! Nước Thánh Thần, sẽ làm người ta đã khát (Ga.4, 14; 7, 37-38), và cũng sẽ làm con người luôn khao khát Thiên Chúa.
Đức Yêsu là một hình ảnh tuyệt vời. Ngài mời gọi chúng ta nên giống Ngài. Cho dù mệt mỏi ngồi "phệt" bên cạnh bờ giếng, Ngài vẫn bắt chuyện để nói về Thiên Chúa và để mặc khải ban ơn cứu độ, Ngài vẫn tìm được điều tốt để khen nơi chị phụ nữ đã năm đời chồng và người chị ta đang sống với lại không là chồng chị, Ngài vẫn hăng say nói về Thiên Chúa và mặc khải cho chị phụ nữ Samaria. Đức Yêsu luôn tìm ý Thiên Chúa và thực hiện ý Thiên Chúa đến quên ăn, hơn nữa: "của ăn của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy" (Ga. 4, 34). Ý Thiên Chúa đối với Đức Yêsu, trở thành của ăn. Khi làm theo ý Thiên Chúa, Đức Yêsu như thể có thêm sức lực, như được bổ dưỡng bởi một lương thực nào đó.
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Đức Yêsu và Thánh Thần. Thiên Chúa đã yêu chúng ta, ngay khi chúng ta còn là tội nhân (Rm.5, 8). Đức Yêsu và Thánh Thần là bằng chứng rõ ràng về tình yêu tuyệt vời này. Thánh Thần giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa, giúp chúng ta hiểu biết về Thiên Chúa, hiểu biết về Đức Yêsu hơn.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe và để Thánh Thần thực hiện những gì Ngài muốn cho chúng ta, xin cho chúng ta được biến đổi, cho chúng ta được trở về với Thiên Chúa và trở về với anh em.
10.Thiên Chúa ở đâu?
Phải thờ phượng Thiên Chúa ở Sichem hay ở Giêrusalem?
Chúa Giêsu đã đưa ra một lời giải đáp. Ngài khẳng định rằng Thiên Chúa không bao giờ bị khoanh vùng, Ngài cũng không bao giờ là Chúa riêng của một người hay một dân tộc nào, bởi vì Ngài là Cha chung của mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Không một người nào, không một dân tộc nào và không một tôn giáo nào được độc quyền chiếm giữ Ngài cho riêng mình, hay nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ hiện diện trên đất nước của mình hay trong đền thờ của mình.
Không. Chúa Giêsu đã khẳng định với người thiếu phụ Samaria: Đã đến giờ ác ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem, nhưng sẽ thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật.
Thiên Chúa là thần khí, mà thần khí thì vô hình nên ở đâu cũng có. Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi: Trời là ngai toà của Ngài còn đất là bệ chân của Ngài. Ngài không cần nhà để ở và hơn nữa, không một nơi nào dù nguy nga tráng lệ đến đâu chăng nữa xứng đáng với Ngài. Trái lại Ngài có thể hiện diện ở bất kỳ nơi nào, nhất là qua mầu nhiệm nhập thể, Ngài có thể hiện diện trong chuồng bò tại Bêlem, tạm trú bên Ai Cập, vất vả tại xưởng thợ Nadarét, để rồi sau đó rảo bước khắp nơi trên mọi nẻo đường Palestine, đến với mọi người Do Thái, Hy Lạp, cũng như Rôma. Kẻ có đạo cũng như người ngoại đạo, người đạo đức cũng như kẻ tội lỗi.
Thiên Chúa là thần khí nên Ngài tự do tuyệt đối, không ai có thể giam hãm Ngài được. Thánh Phaolô khi đến Athen, đã gián tiếp nói cho dân Hy Lạp biết rằng họ cũng thờ phượng một Thiên Chúa như thánh nhân, tuy họ không biết Thiên Chúa ấy là Đấng nào và thánh nhân còn nhìn nhận rằng họ cũng thuộc dòng giống của Thiên Chúa, bởi vì chính nhờ nơi Thiên Chúa mà tất cả chúng ta được sống và hiện diện.
Một khi đã xác tín Thiên Chúa là Cha chung của mọi người, chúng ta không được nhân danh Ngài mà gây chia rẽ và hận thù, trái lại phải nhân danh Ngài mà yêu thương đoàn kết với nhau. Thực vậy đối với Chúa Giêsu thì cách thế diễn tả lòng kính mến Thiên Chúa một cách sâu xa và trọn vẹn nhất, đó là yêu thương anh em của mình. Cách thế phụng thờ Thiên Chúa đúng theo ý Ngài muốn, đó chính là phục vụ anh em. Bởi vì yêu mến Chúa thì phải tuân giữ điều răn của Ngài, mà điều răn Ngài truyền dạy đó là chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta.
Bởi vậy, không phải khi chúng ta xây dựng những ngôi thánh đường hay những gian cung thánh nguy nga tráng lệ là chúng ta có thể làm cho mọi người nhận ra chúng ta là những kẻ thờ phượng Thiên Chúa đích thực, nhất là khi chúng ta dùng những đồng tiền bất chính để xây dựng nhà thờ. Trái lại chỉ có tình yêu thương anh em bằng tinh thần phục vụ, nhất là đối với những người khổ đau và nghèo túng, mới là cách thế chứng minh rằng Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi, và nhất là ở những nơi nào con người biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau.
11.Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình
(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Bước vào Chúa nhật III Mùa Chay, chúng ta nghe lại cuộc đối thoại nổi tiếng của Ðức Giêsu với người thiếu phụ Samaria, được tường thuật bởi Thánh Sử Gioan. Người thiếu phụ hằng ngày đi lấy nước từ một giếng nước cổ xưa, có từ thời của tổ phụ Giacóp. Và ngày hôm ấy, chị gặp Ðức Giêsu đang ngồi trên bờ giếng, mệt mỏi sau một chặng hành trình đường xa (x. Ga 4,5-42). Chúa Giêsu chính là Nước Hằng Sống, Người đến làm cho con người khỏi khát nước Thánh Thần.
Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống
Vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo, Các Giáo phụ đã sớm nhận ra nới « nước hằng sống » biểu tưởng của phép Rửa tội, mà Đức Kitô là chính Nguồn Nước ấy (9). Chúa Giêsu xin người đàn bà xứ Samaria nước uống, không phải lý do khát về thể lý cho bằng khát đức tin,khát sự sống đời đời, khát một linh hồn khô héo. Đấng Cứu Thế giả vờ khát nước đến xin người đàn bà nước để trao ban thứ nước ân sủng khỏi khát đời đời. Đó chính là nguồn nước mà Tin Mừng nói tới khi Người xin nước của người đàn bà xứ Samaria… Thực ra, nguồn nước ấy không bao giờ cạn, Đấng là Nước Hằng Sống không thể uống nước bị ô nhiễm ở vùng đất này. Câu hỏi được đặt ra:
Phải chăng Đức Kitô khát nước?
Thưa, Người khát, nhưng không khát nước trên mặt đất này, hay khát thức uống của con người, mà khát các linh hồn, khát sự cứu chuộc nhân loại. Thánh Ephrem viết: “Khi khát nước, Chúa chúng ta đã ngó đầu vào miệng giếng; Ngài xin người đàn bà nước uống. Từ giếng nước, Ngài đã câu được một tâm hồn. Nhưng tâm hồn ấy đã lại câu tiếp được cả dân trong thành” (Thánh Thi Giáng sinh số 4, 43-44).
Tại sao Chúa Giêsu lại xin người đàn bà xứ Samaria nước uống khi bà đến kín đầy vò nước, không những thế, Người còn khẳng định mình có thể trao ban mạch nước dồi dào hơn từ giếng thiêng liêng nếu ai đến xin Người?
Thưa, vì dân Samaria thờ ngẫu tượng, tâm trí họ hướng về địa giới, nên Chúa khát đức tin không chỉ của người đàn này mà cả và nhân loại. Chúa Giêsu nói: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: ‘xin cho toi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống (...) Tất cả những ai uống nước này sẽ còn khát: nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa ; vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời” (Ga 4, 10-14). Đúng như lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ hôm nay diễn tả : “Lạy Chúa là Cha chí thánh... Khi người phụ nữ xứ Samari cho nước uống, Người đã ban cho bà đức tin. Vì Người tha thiết ước mong bà tin vững mạnh, nên đã đốt lên trong lòng bà ngọn lửa yêu mến Chúa…”
Hình ảnh người tân tòng
Người đàn bà xứ Samaria là hình ảnh của người tân tòng, còn đang chịu sự ràng buộc của ma quỷ, năm đời chồng bà đã từ bỏ, người đàn ông thứ sáu đang sống với bà là tượng trưng. Giếng nước Giacóp thể hiện tiệc cưới của tâm hồn bà cử hành với Thiên Chúa đã được thanh tẩy bằng nước Rửa tội. Theo M. Dulaey thì: “Giữa thế kỷ thứ III, Origène giải thích rằng, giếng nước này là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người và hiệp nhất tâm hồn với Thiên Chúa.” Từ nay, bà tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người và đi loan báo Đức Kitô cho dân làng bà, kết quả là: “Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng: Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm” (Ga 4, 39). Theo Origène “Vị Hôn Phu đích thực là Chúa Kitô (Ga 13, 181). Một khi người đàn bà này tìm thấy Ngài, bà liền chạy về loan báo cho dân làng biết; người đàn bà này là hình ảnh của người kitô hữu tuyên xưng đức tin của mình.”
Nguồn suối cứu độ là chính Đức Kitô
Đức Kitô, Đấng ngồi nghỉ trên miệng giếng chính là nguồn nước, từ cạnh sườn bên phải Ngài, tuôn trào suối nước trường sinh; một phụ nữ có sáu đời chồng đã được tẩy sạch bằng dòng nước hằng sống ấy. Thật ngưỡng mộ biết bao: một người phụ nữ nhẹ nhàng đến giếng Samaria kín nước, bà múc nước từ giếng Giêsu! Tìm được nước, bà ra đi với sự tiết hạnh. Ngay lập tức bà xưng thú các lỗi mà Đức Giêsu ám chỉ, bà nhận ra Đức Mêssia và loan báo Đấng Cứu Thế. Bà để vò nước xuống, mang ơn sủng vào thành ; vai nhẹ bớt tội lỗi, nhưng tràn đầy sự thánh thiện… Đúng là ai đến trong tội lỗi sẽ trở về với sứ mạng tiên tri.
Nước hằng sống này đối với chúng ta là nguồn suối dâng trào sự sống đời đời. Nước này không phải là nước hòa với Máu Chúa Kitô, đã chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên cây Thánh giá đó sao? Đây không phải là các bí tích của Giáo hội mà Phép rửa trình bầy mầu nhiệm của nước ấy, để ám chỉ rằng nước đó phát sinh từ cái chết cứu độ của Đấng Cứu Thế đó hay sao? Trong mọi trường hợp, các Giáo phụ thấy nước tuôn chảy từ tảng đá do Môisen đập ra (Xh 17, 3-7) là hình ảnh tiên trưng của nước chẩy ra từ cạnh sườn Đấng Cứu Thế bị đóng đinh.
Mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy chính mình nơi hình ảnh của người thiếu phụ Samari: Ðức Giêsu chờ đợi chúng ta, nhất là trong thời điểm của Mùa Chay, để đối thoại với chúng ta, nói với con tim của chúng ta. Người thiếu phụ Samari gặp được Chúa, bà xin Chúa, “Xin cho tôi nước ấy để tôi chẳng còn khát” (Mt 4, 15). Chúa đã cho bà, nhưng nước ấy, vò của bà không thể chứa được, bà phải để vò nước lại, đi loan báo cho dân làng, những người vẫn khước từ bà vì cái vò cũ (đời sống tội lỗi) nay bỏ vò đi họ liền đón nhận lời bà loan báo.
Phần chúng ta, để tiếp tục hành trình trong Mùa Chay Thánh, chúng ta cũng phải bỏ lại vò thói quen tội lỗi, chúng ta mới kín múc từ giếng Giêsu, Nước Hằng Sống, đựng vào trong tâm hồn trong sạch (vò đã được hoán cải), có thế, chúng ta mới kính múc được ân sủng của Thiên Chúa toàn năng. Như người đàn bà xứ Samria, chúng ta được mời gọi làm chứng cho người thời nay về niềm vui gặp gỡ Chúa, một cuộc gặp gỡ linh thiêng và cứu chuộc.
Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, xin giúp chúng con biết tận dụng cơ hội gặp gỡ này, là nơi chúng con có thể kín múc nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con. Amen.
12.Bên bờ giếng Giacob
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, chúng ta cùng nhau chia sẻ hai ý tưởng:
Ý tưởng thứ nhất đó là nước
Mỗi khi đi làm thuỷ lợi giữa đồng không mông quạnh với cái nắng như thiêu như đốt, chúng ta mới thấy quý những giọt nước hiếm hoi.
Dân Do Thái trong Cựu Ước cũng đã trải qua kinh nghiệm ấy. Khi băng qua sa mạc cát nóng để trở về miền đất Hứa, họ đã hiểu được nước gắn liền với sự sống của họ như thế nào. Đồng thời qua dòng nước vọt lên từ tảng đá Horeb dưới cây gậy của Maisen, Chúa đã chứng tỏ Ngài là Đấng đem lại sự sống cho họ.
Với Chúa Giêsu thì khác, từ thứ nước bình thường dưới lòng giếng, Ngài đã giới thiệu với người phụ nữ Samaria một thứ nước đem lại sự sống vĩnh cửu. Thực vậy, đã từ lâu người Do Thái và người Samaria coi nhau như những kẻ thù truyền kiếp. Dưới mắt dân Do Thái thì người Samaria bị coi như một thứ ngoại đạo và uế tạp cần phải xa tránh, thế mà qua đoạn Tin Mừng vừa nghe Chúa Giêsu đã vượt qua ranh giới thù hận như một dòng nước tràn bờ đem lại sự xanh tươi cho những mảnh đất khô cằn. Ngài đã xin người phụ nữ Samaria chút nước uống. Hành động của Ngài đã gây nên sửng sốt và từ sự sửng sốt ấy, Ngài đã làm trổi dậy một sự sống mới.
Chúa Giêsu đã chứng tỏ sứ mạng của mình là được sai đến với những con chiên lạc. Cuộc đối thoại của Chúa Giêsu đã giúp người phụ nữ nhận ra tình trạng bất chính của mình, để rồi cuối cùng nàng đã xác tín Ngài chính là Đấng cứu thế. Chúa Giêsu đã khởi đầu bằng cách xin nàng cho Người uống nước, nhưng rồi cuối cùng chính nàng lại là người được lãnh nhận nước ban sự sống.
Ý tưởng thứ hai đó là nơi thờ phượng Chúa.
Người Samaria có đền thờ của mình tại núi Sichem. Trong khi đó người Do Thái lại khẳng định đền thờ của họ tại Giêrusalem mới là nơi thờ phượng Thiên Chúa đích thật, bởi vì đó mới chính là nơi Thiên Chúa ngự trị giữa dân Ngài. Vậy ai đúng. Người Samaria hay người Do Thái? Cuộc tranh luận có lẽ đã kéo dài nhiều tháng và nhiều năm, nhưng vẫn không có kết luận. Họ không phải chỉ tranh luận suông, mà hơn thế nữa, người Do Thái còn khích bác dân Samaria là đã theo đuổi một thứ tôn giáo lai căng. Còn người Samaria thì có lần đã chơi khăm bằng cách rắc xương người chết vào nơi thờ kính của dân Do Thái, để làm cho nơi đó ra uế tạp, không còn thích hợp cho công việc tế tự.
Người phụ nữ Samari hẳn muốn nhờ Chúa Giêsu đứng ra làm trọng tài giải quyết vì nàng nhìn nhận Ngài là người của Thiên Chúa, đã biết được những chuyện thầm kín của đời nàng. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nhân dịp này, mạc khải cho nàng biết phải thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý, bằng cách nhận biết Thiên Chúa là Cha. Chính sự thờ phượng Thiên Chúa là Cha và việc đặt mình vào trong mối quan hệ cha con với Thiên Chúa mới là việc thờ phượng mà Thiên Chúa hằng mong mỏi.
Còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta đã thực sự yêu mến Chúa bằng tất cả trái tim và tâm hồn của mình, hay chúng ta đang còn mải mê chạy theo những nghi thức và những biểu dương bên ngoài?
13.Cơn Khát – An Phong
Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt nên ngồi xuống trên bờ giếng"; và Ngài nói với người phụ nữ Samari "Chị cho tôi xin chút nước uống". Chúa Giêsu xuống trần gian để chia sẻ kiếp sống của con người; Ngài cũng là một con người cụ thể, có những khó khăn của cuộc sống, có những vấn đề phải lo toan, có những vất vả đắng cay của một kiếp người như tất cả chúng ta. Chúa Giêsu cũng trải qua sự mỏi mệt và cơn khát của cuộc sống con người. Đừng ai nói rằng chỉ một mình tôi khổ nhất, chỉ một mình tôi bất hạnh nhất, cuộc đời của tôi khốn nạn nhất; vì đã có một Vị Thiên Chúa làm người và Ngài cũng "mỏi mệt", cũng "khát" như tất cả chúng ta.
Tuy nhiên, dân Israen đã khát và đã kêu than trách móc; người thiếu phụ Samari đã khát và mong chờ Chúa Giêsu cho mình một thứ nước uống vật chất, bà được "hết khát và khỏi đến đây lấy nước". Còn Chúa Giêsu, được chia sẻ cơn khát của con người, Ngài lại càng ước mong ban tặng một thứ Nước Trường Sinh có thể giúp nhân loại khỏi khát. Nước đó chính là bản thân Chúa Giêsu, là ơn Cứu độ của Chúa Giêsu, là Đấng có thể giải quyết "cơn khát" sâu xa giằng xé con người: "Đấng ấy chính là Ta, Người đang nói với chị đây."
Cơn khát trong sa mạc cuộc đời vẫn luôn là "Maxa" và "Mêriba", nghĩa là vẫn là nơi "thử thách" và "gây chuyện". Nếu chúng ta cứ kêu than và trách móc; nếu chúng ta cứ tưởng có thể "giải khát" bằng những thứ "nước tiền tài", "nước cơm bánh", "nước danh vọng", thì chúng ta đang tiếp tục cuộc thách thức Chúa như người Israen xưa.
Ngược lại, nếu chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng duy nhất có thể ban "Nước" để "ai uống Nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa", thì chúng ta cũng sẽ được cứu độ như người Samari; và được vui mừng như "Dân Samari xin Người ở lại với họ"… "vì chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Vị Cứu tinh của trần gian."
Con mang vác nặng quá rồi, Chúa ơi!
Con chịu đựng không nổi nữa!
Con đường con đi, chưa dài lắm
Nhưng quá khứ đã đủ chất chồng;
Con đã sống bao biến cố tang thương.
Và nhiều lúc con xây xẩm mặt mày.
Con mang vác nặng quá rồi, Chúa ơi!
Con chịu đựng không nổi nữa!
Nhưng hôm nay… Lạy Chúa!
Có phải con mơ không?
Con tin mình đã tìm thấy
Điều mà từ lâu Chúa chờ đợi nơi con.
Con tình cờ đọc được
câu Thánh vịnh in nơi tấm hình:
"Hãy vứt bỏ những lo lắng trong Chúa
và chính Ngài sẽ nâng đỡ con luôn."
Và con tin rằng, qua lời kinh đó,
Chúa đang thực sự nói với con.
(Michel Quoist)
14.Thiên Chúa lấp đầy khát vọng của con người
(Suy niệm của Lm. Inhaxiô Trần Ngà)
Không gì trên đời lấp đầy khát vọng của con người.
Con người có nhiều khao khát: khát tiền, khát quyền lực, khát danh vọng, khát hạnh phúc…
Nhưng không gì trên đời có thể lấp đầy những khát vọng đó.
Chưa có tiền thì khao khát có được ít tiền. Có tiền rồi thì muốn có nhiều hơn và cứ thế mãi không dừng.
Chưa có quyền thì khao khát cho có, có rồi thì khát được nhiều quyền hơn… không bao giờ no thoả.
Vì thế, ông Arthur Schopenhauer (1788-1860), một triết gia người Đức cho rằng: “Những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói.”
Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: “Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao - thoả mãn, thoả mãn - khát khao… cứ tiếp diễn mãi không cùng”, càng về sau lại càng tăng “đô” hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì ngọn lửa khao khát trong lòng mình.
Người phụ nữ xứ Sa-ma-ri trong Tin mừng hôm nay (Ga 4, 5-42) cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng rồi nhưng lại phải lần lượt chia tay với cả năm, để mưu tìm hạnh phúc với người thứ sáu. Rốt cuộc chẳng ai trong họ có thể đem lại cho chị hạnh phúc thực sự trong cuộc đời. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi lấy nước. Ngày nào cũng phải lặn lội tìm đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát và tiếp tục đội vò đi tiếp…
Chính vì thế nên Chúa Giê-su khẳng định với người phụ nữ Sa-ma-ri: “Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại.” Với những lời này, Chúa Giê-su muốn cho ta biết không gì trên đời có thể đáp ứng khát vọng của con người.
Chỉ có Thiên Chúa mới lấp đầy khát vọng con người
Xưa kia, tâm hồn của Augustinô cũng bị giày vò bởi nhiều khao khát, nhưng không gì trên thế gian có thể lấp đầy con tim khao khát của ngài. Mãi đến tuổi 33, nhờ ơn soi sáng của Thiên Chúa và lời nguyện cầu liên lỉ của người mẹ thánh thiện là Mô-ni-ca, Augustinô mới khám phá Thiên Chúa là Nguồn Suối đáp ứng khát vọng của ngài và làm cho tâm hồn ngài dạt dào niềm vui. Bấy giờ lòng đầy hoan lạc, Augustinô thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế hồn con mãi thổn thức khôn nguôi, cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài.”
Chỉ trong Thiên Chúa, khát vọng của Augustinô mới được lấp đầy. Quả đúng như Lời Chúa Giê-su nói: “Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại, còn ai uống nước Tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Gioan 4, 13-14)
Lạy Chúa Giê-su,
Còn rất nhiều người đang khát Chúa mà vẫn chưa tìm thấy Chúa là Nguồn Nước mang lại hoan lạc và bình an cho tâm hồn. Xin cho họ được nhận biết Chúa chính là Nguồn Suối mà họ hằng khát khao.
Xin cho chúng con, như người phụ nữ Sa-ma-ri xưa, một khi đã tìm được Chúa là Nguồn Nước trường sinh, thì cũng mau mắn giới thiệu cho mọi người đến gặp Chúa, để họ cũng được đón nhận Chúa là Mạch Suối mang lại sự sống đời đời.
15.Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà
Chỉ có Chúa mới lấp đầy được trái tim khao khát của con người.
(Trích ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ – Radio Veritas Asia)
Có đi cả ngày trời trong sa mạc khô cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung như đoàn dân Do-Thái ngày xưa trong hoang địa mới cảm nhận được cái khát hành hạ người ta như thế nào và nhu cầu được uống cho đã cơn khát mới bức xúc làm sao. Thế nên khi bị cơn khát dày vò, họ đổ lỗi cho Mô-sê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy và đòi đem vị lãnh tụ nầy ra mà ném đá. (Bài đọc I, sách Xuất Hành 17, 3-7)
Thế nhưng ngoài cơn khát tự nhiên là khát nước, con người luôn có những khao khát mà không có gì trên thế gian có thể làm cho họ được no thoả. Người ta gọi đây là khát vọng vô biên. Đây là cơn khát về mặt tâm linh nên chẳng có thứ nước nào trên đời có thể làm dịu bớt.
Người phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng hôm nay (Ga 4,4-42) cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng rồi nhưng lại phải chia tay để tìm hạnh phúc với người thứ sáu; mà cũng chẳng ai trong họ có thể đem lại cho chị hạnh phúc thực sự trong cuộc đời. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi múc nước. Ngày nào cũng phải lặn lội tìm đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát và tiếp tục đội vò đi tiếp.
Chính vì thế mà Chúa Giêsu khẳng định với người phụ nữ Samari: "Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại". Ngài muốn nói không gì trên đời có thể đáp ứng khát vọng của con người.
Triết gia người Đức, ông Schopennauer khám phá: "những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói."
Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: "Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao - thoả mãn, thoả mãn - khát khao... cứ tiếp diễn mãi không cùng"... lại càng ngày càng tăng "đô" hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì sự ngọn lửa khao khát trong lòng mình.
* * *
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho người phụ nữ Samari cũng như cho chúng ta một Nguồn Suối mang lại hạnh phúc: "Ai uống nước nầy sẽ lại khát, còn ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,13-14)
* * *
Augustinô là người mải mê tìm kiếm lạc thú trần gian suốt nhiều năm trường nhưng không gì trên thế gian có thể lấp đầy trái tim khao khát của ngài, mãi đến tuổi 33, nhờ ơn soi sáng và lời nguyện cầu liên lỉ của người mẹ thánh thiện là Mônica, Augustinô mới tìm được Thiên Chúa là Đấng đem lại cho ngài niềm hoan lạc vô biên. Bấy giờ lòng đầy hoan hỉ, Augustinô thưa với Chúa: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế hồn con mãi thổn thức khôn nguôi, cho đến khi được nghỉ yên trong tay Ngài".
Chỉ trong Thiên Chúa, khát vọng của Augustinô mới được lấp đầy. Quả đúng như Lời Chúa Giêsu nói: "Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại, còn ai uống nước Tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,13-14)
* * *
Lạy Chúa Giêsu, chúng con sung sướng được đón nhận Chúa là Mạch Suối thiêng liêng làm tươi mát đời chúng con. Chúng con như những lùm cây trồng bên suối nước. Chúng con được xanh tốt là nhờ giáo huấn của Chúa đem lại sức sống thiêng liêng cho chúng con. Chúng con thật sự hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Chúng con cảm thấy bình an và hoan lạc vì Chúa đã lấp đầy trái tim khao khát của chúng con.
Nhưng chúng con biết rằng còn rất nhiều người đang khát Chúa mà vẫn chưa tìm thấy Chúa. Xin thương đến với họ như xưa Chúa đã đến với người phụ nữ Samari.
Xin cho chúng con, như người phụ nữ Samari xưa, sau khi nhận được Mạch Suối Chúa ban, thì cũng giới thiệu cho cả thành ra gặp Chúa, để họ cũng được no thoả nơi Chúa là Mạch Suối mang lại sự sống đời đời. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam