Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1355333
NGÀY TẬN THẾ
Ngày tận thế – Thiên Phúc
(Trích trong “Như Thầy Đã Yêu”)
Khi Ađam bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, ông phải khổ cực vất vả tìm kiếm miếng cơm manh áo.
Một lần kia, trên đường lao dịch, Ađam vấp phải cái xác bất động của Abel. Ông nâng con dậy, vác trên vai, đem về đặt trong lòng Eva. Ông bà lay gọi, nhưng Abel không đáp lại. Trước đây, Abel đâu có trầm lặng như vậy! Eva nâng tay đứa con yêu quý lên, bàn tay lại rơi xuống vô hồn. Trước đây không hề thấy như thế bao giờ! Ông bà nhìn vào đôi mắt trắng đã vô tư một cách bí mật. Trước đây đôi mắt của Abel có vô tình như thế đâu? Ông bà rất đỗi kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc càng tăng dần cho đến lúc ông bà chợt nhớ lại lời Ðức Chúa Trời: “Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ chết”. Ðó là cái chết đầu tiên trên thế giới.
***
Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất. Còn cái chết cuối cùng của nhân loại sẽ là ai? Ở đâu? Vào lúc nào? Ðiều đó không ai được biết, và cũng không cần biết. Sách Tông đồ Công Vụ có viết: “Anh em không cần phải biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt” (Cv.1,7). Tin mừng hôm nay, Ðức Giêsu cũng quả quyết: “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc.13,32). Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế? Thánh Augustinô đã trả lời dứt khoát: “Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha”. Nói khác, ngài còn nói: “Ðức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người”.
Ðứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: Vì thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối, chúng ta hãy sống trong “tỉnh thức và cầu nguyện”, trong niềm mong chờ “ngày Chúa đến sẽ xảy ra bất cứ lúc nào”.
Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Ðó không phải là tai nạn trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là một ngày mà Thiên Chúa dọn sẵn chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Nơi đó, công bằng sẽ ngự trị, hạnh phúc sẽ ngập tràn, và niềm vui sẽ trọn vẹn cho những ai “bền đỗ đến cùng”. Với cái nhìn đầy tin tưởng, Seneca đã nói “Ngày mà bạn cho là cùng tận của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu”.
Chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ đến trong vinh quang, nhưng chúng ta biết chắc: để được vào vương quốc ấy, con người phải nhìn lại chính mình, sắp xếp lại cuộc sống, và tích cực xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Cha Mark Link viết: “Khi Chúa đến, Người không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Người sẽ cân đo trái tim chúng ta yêu thương ra sao”.
Vì tình yêu là ngôn ngữ của Thiên đàng, nên chỉ những ai biết yêu thương mới được bước vào. Chính lòng nhân ái là tấm thẻ căn cước không thể thiếu của những công dân Nước Trời.
***
Lạy Chúa,
Xin hãy đến, cho những người được tuyển chọn tập họp chung quanh Người.
Xin hãy đến, để trong mọi biến cố kinh hoàng, chúng con vẫn một niềm cậy tin: Chúa là Ðấng cứu độ chúng con.
Trong giây phút định mệnh của mỗi người, xin cho chúng con nghe được tiếng Chúa: “Con sắp trở về cùng Cha”. Amen.
2. Ngày Con Người ngự đến – ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Chúng ta đã tới Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ. Các Chúa Nhật trước chúng ta lần bước theo Đức Giêsu nói các dụ ngôn, chữa mọi bệnh tật, trừ khử quỷ ám, trả lời các kinh sĩ, đào tạo môn đệ. Chúng ta tưởng đã biết rõ về Đức Giêsu. Thực ra, chỉ có Chúa Nhật hôm nay, Đức Giêsu mới mặc khải cho chúng ta thấy chân dung Ngôi Vị của Người rõ nét nhất.
“Khi Người ra khỏi đền thờ để không bao giờ trở lại đó nữa thì một môn đệ thưa Người rằng: Thưa Thầy, Thầy xem: những tảng đá đẹp tuyệt vời! Công trình kiến trúc vĩ đại chừng nào! Đức Giêsu đáp: Tại đây, sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, tất cả đều sẽ bị phá tan tành”.
Lúc Đức Giêsu đến ngồi trên núi Ôliu, đối diện với đền thờ, ông Phêrô, Giacôbê, Gioan và Anrê hỏi riêng Người: Xin Thầy cho chúng con biết bao giờ các sự ấy xảy ra? Đức Giêsu đã trả lời bằng một bài giảng về ngày tàn phá Giêrusalem, ngày tận thế và ngày Con Người ngự đến trong vinh quang, cũng gọi là ngày Quang lâm. Đức Giêsu loan báo ba tai họa xảy đến trước ngày tàn phá đền thờ (Mc. 13, 5-13):
- Những tiên tri giả và Kitô giả làm lung lạc nhiều người.
- Những tai họa, chiến tranh, động đất, đói kém.
- Các môn đệ bị bắt bớ.
Tiếp đến, những ngày cực khốn cho đền thờ. Lịch sử đã cho biết đền thờ Giêrusalem đã bị quân La mã dưới quyền tướng Titô phá hủy vào năm 70 và dân Do thái mất nước, đi tản mát khắp nơi, mãi tới 1945 một số người trở về lập quốc, nhưng vẫn bị chiến tranh tàn sát.
Về ngày tận thế, Đức Giêsu loan báo vũ trụ đều sụp đổ từ mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao đến các quyền lực trên trời. Đây là kiểu nói ám chỉ không thể diễn tả được sự biến đổi phi thường từ “trời cũ đất cũ sang trời mới đất mới” (Kh. 21, 1). “Cái cũ qua, cái mới đã tới” (2Cor. 5, 17). Ví như lúc chưa dựng nên trời đất, chỉ là đen tối mông lung: “Chaos” để biến sang một cuộc sáng tạo mới: Con Người ngự đến trong vinh quang.
Từ khi sinh ra khó nghèo trong máng cỏ bò lừa ở Belem đến ngày này, Đức Giêsu chưa bao giờ nói về mình như thế. Bỗng chốc, Ngài trở nên vĩ đại, vinh hiển trên nền trời bao la, cao xanh thăm thẳm! Ngài tuyên bố: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”.
Ngài tuyên bố mình là Chánh Án tối cao của ngày tận thế, ngày phán xét chung. Vai trò phán xét xử muôn dân đó chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, mà chính Đức Giêsu đang nắm quyền. Mấy ngày sau đó, Người lại tuyên bố y như thế trước những quan tòa của Thượng hội đồng Do thái (Mc. 14, 62).
Danh xưng Con Người đã quá quen tai chúng ta rồi, nhưng theo bản văn, danh xưng ấy luôn luôn tiên báo về cái chết của Đức Giêsu. Người đã dùng danh xưng ấy để nhắc nhở đến lời tiên tri thời danh của Daniel (7, 13-14). Sách tiên tri Daniel đã quả quyết sự chiến thắng của Thiên Chúa trong cuộc chống lại sự bách hại dưới thời Antiôkút 4 Êpiphan. Nay, Đức Giêsu muốn báo cho muôn thế hệ biết: các lực lượng sự dữ, những bọn bách hại dân lành, những quân dữ không thể có chiến thắng cuối cùng trong lịch sử. Chiến thắng cuối cùng sẽ về phía Thiên Chúa và kẻ lành.
Đó là niềm hy vọng làm vang lên lời cầu xin: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến” của các tín hữu ban đầu, và ngày nay trong Thánh lễ, sau truyền phép, chúng ta đồng thanh dâng lên lời cầu xin tha thiết như thế: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”.
Theo truyền thống Khải huyền, những thiên tai trong vũ trụ báo trước những hình phạt nặng nề của Thiên Chúa chống lại kẻ dữ nhưng với Đức Giêsu, thì không phải thế: Đó chỉ là lúc “Người sẽ sai các thiên sứ đi và Người tập họp những kẻ được tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời”. Đó là lúc Người ngự đến trong vinh quang, ngày đại hội quang lâm của muôn dân, ngày tôn vinh Đức Giêsu là Chúa đã chiến thắng tội lỗi và sự chết để sống lại vinh phúc. Những ai theo Người thì cũng được chiến thắng tội lỗi và sự chết để sống lại vinh phúc với Người.
Chấm dứt mọi tai họa, chiến tranh, bách hại, kỳ thị, ghê tởm, thảm khốc và những tàn phá, tục hóa và bội giáo của kẻ dữ.
Đó là một phép lạ tuyệt diệu nhất. Vậy hãy tỉnh thức và cầu nguyện (Mc. 13, 37). Phúc cho kẻ bền chí đến cùng sẽ được cứu thoát (Mt. 24, 13).
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến. Trong cơn gian nan, trong cơn khủng khiếp, tất cả đều qua đi, đều chết đi. Vâng, lạy Chúa, chúng con biết rằng mùa hè trong sáng tươi đẹp sẽ đến cho cây cối đâm bông kết trái. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự đến cho những người được tuyển chọn tập họp lại chung quanh Chúa. Amen. (Phỏng theo Parole de Dieu, Noel Quesson).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam