Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 53

Tổng truy cập: 1363531

NGÀY Và ĐÊM

 

NGÀY Và ĐÊM

Lm Bùi Quang Tuấn

“Các con phải sẵn sàng” (Mt 24,44) vì “đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13,12). “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2,5).

Đó là lời mời gọi cấp thiết khởi đầu cho một năm phụng vụ. Thế là một mùa Vọng lại về. Bao tâm hồn lại nao nức chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh sắp đến.

“Đêm sắp tàn, ngày gần tới” rồi sao? Nhưng khi nào là đêm và lúc nào là ngày? Làm sao biết được ranh giới giữa ngày và đêm?

Mt v sư ph đã nêu câu hi vi các hc trò ca mình: “Chúng con có biết khi nào đêm chm dt và lúc nào ngày bt đầu?” Mt anh nhanh nhu: “Thưa thy, y là lúc ta thy mt con vt t đàng xa và phân bit được nó là con bê hay con la.” Mt anh khác, sau lúc suy tư cũng xin góp ý: “Thưa thy, khi nào ta nhìn thy người b hành và phân bit được là thù hay bn.” Nhiu câu tr li khác cũng được đưa ra nhưng dường như v sư ph không thoáng mt chút hài lòng. Cui cùng c đám nhao nhao xin thy gii thích. Sau phút trm ngâm như mun thm sâu giòng tư tưởng, v sư ph lên tiếng: “Khi nào các con nhìn vào tha nhân và nhn ra đó chính là anh ch em mình thì đêm đã tàn và ngày đã ti.”

Thế ra không phải việc “phân biệt” con vật này hay con vật kia hoặc người này hay người nọ, song là “nhận ra” tha nhân là anh chị em mình, mới làm cho bóng tối tan đi và ánh sáng toả rạng.

Đêm đen sẽ mãi thống trị tâm hồn nếu đời tôi cứ đắm chìm trong hiềm khích, hận thù, bất công, chia rẽ, vô luân, lừa dối. Còn khi để cho yêu thương dẫn lối cuộc sống, ngày mới cuộc đời đã bắt đầu lên ngôi, nhờ ánh quang soi tỏ mọi lối đường.

Nỗi khát mong đợi chờ cho ánh sáng tình yêu thống trị địa cầu đã bắt đầu thành sự khi Đức Giêsu là “Mặt Trời Công Chính” bừng lên và cũng là “Hoàng tử Bình An” ngự đến.

Ấy thế mà dường như nỗi khát mong đợi chờ ấy vẫn không ngừng lập đi lập lại. Phải chăng vì tâm hồn nhân thế cứ bị bóng đêm của thế gian đe dọa chiếm đoạt, nên ước nguyện ánh sáng chân lý chiếu soi vẫn mãi là đặc tính của mùa Vọng hằng năm?

Ngày xưa, theo truyn thuyết ca dân Rôma, ti 24 tháng 12 là ngày sinh ca thn mt tri, để ri sáng hôm sau v thn đó vươn mình đứng lên mang li ánh sáng và s sng cho nhân gian. Thế nên, khp cùng đế quc, người ta mng l Natalis Solis Invicti vào ngày đông chí, tc là ngày 25 tháng 12, khi đầu thi k thn ánh sáng thng vượt ti tăm, bước qua giai đon ngày dài hơn đêm.

Vào năm 336, Đức Giáo Hoàng Jules I đã ấn định ngày đông chí như ngày kỷ niệm Đức Giêsu – “Mặt Trời Công Chính” – đã giáng sinh cho nhân loại. Thế là ngày lễ ngoại giáo đã được Kitô hoá. Nét truyền thuyết và thần thoại được thay bằng tính chất xác thực của biết cố Nhập thể.

Từ đó trở đi, cứ mỗi lần sắp đến 25 tháng 12, giáo dân khắp nơi nô nức chuẩn bị tâm hồn cho ngày đại lễ Giáng Sinh. Họ không ngừng ăn chay hãm mình, quảng đại thứ tha, đổi mới đời sống, chờ mừng ngày Chúa ngự đến. Dần dần những việc làm đó trở thành đặc tính căn bản của mùa Vọng, mùa trông mong ngày sinh nhật Đấng Cứu thế.

Đã bao mùa Giáng sinh trôi qua, nhưng có lẽ “tính chất căn bản” của mùa Vọng đó đã phai mờ trong lòng nhiều người. Khi xưa, Giáo hội Kitô hóa ngày lễ ngoại giáo thành lễ Giáng sinh để hướng con người đến với nguồn sáng và nguồn sống đích thực. Còn hôm nay, không chừng tôi lại đang tục hóa ngày lễ thiêng liêng kia để rồi lòng mình cứ mãi lắng lo trong bao sự đời.

Ngày xưa mùa Vọng đã trở nên lời nhắc nhở canh tân lối sống, sửa sang tâm hồn, dọn lòng mừng Chúa đến. Còn hôm nay, không chừng tôi chỉ nghĩ đến trang hoàng nhà cửa, giăng thêm đèn màu, mua sắm quà cáp chuẩn bị cho những cuộc liên hoan say sưa, cuồng loạn, có khi... tội lỗi.

Một lần nữa, lời nhắn nhủ trong thơ của Thánh Phaolô lại thức tỉnh hồn tôi: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn các dục vọng xác thịt”. (Rm 13,12-14)

Thực hành lời khuyên nhủ trên là khởi sự Kitô hoá cuộc đời, là sống trọn vẹn hơn ý nghĩa của mùa Vọng năm nay, và chắc chắn, là bắt đầu cảm nếm niềm vui nhiệm mầu sâu lắng trong lễ Giáng sinh sắp đến.

 

52.Có thể đây là năm cuối đời tôi

(Suy niệm của Lm Hà Ngọc Đoài)

"Hãy tnh thc, vì không biết gi nào Chúa các con s đến." (Mt 24,42)

Trong một bữa tiệc tất niên với bạn hữu, bà B nói nhỏ với ông A khuyên chồng bà đi xưng tội, để chuẩn bị lễ Giáng Sinh cách đặc biệt. Năm nay các con cháu xa gần sẽ quy tụ tại nhà ông bà để mừng lễ Giáng Sinh. Vì con cái nghĩ rằng cha mẹ họ đã già, đến với nhau được năm nào hay năm đó. Biết đâu đây là dịp cuối cùng con cái được quây quần bên cha mẹ để mừng lễ. Ông B trước đây là một người ngoan đạo, sốt mến trong các việc giúp đỡ giáo xứ, nhưng vì một hiểu lầm nào đó ông bỏ lễ luôn! Bạn bè thông cảm và khuyên rằng, nếu bất bình với cha xứ hoặc với ai trong giáo xứ mà bỏ lễ thì không đúng. Chúng tôi không bênh vực ai hết, nhưng mời ông nhìn vào thực tế của đời mình và Thiên Chúa. Đạo là do Chúa ban cho mỗi người qua Giáo Hội. Cùng với Giáo Hội đức tin của chúng ta lớn mạnh và cùng với Giáo Hội chúng ta có bổn phận phát triển nước Chúa. Tại sao vì giận người trần mà bỏ Thiên Chúa và bỏ môi trường Chúa ban cho ta để sống và nương nhờ nhau. Trong cuộc sống chung, va chạm và hiểu lầm là chuyện thường tình. Chỉ có một điều là đừng quá khích và tự tôn mà xa nhau. Cần có sự quảng đại và thông cảm cho mỗi người trong công việc của họ thì mới xây dựng cộng đoàn dân Chúa được. Xã hội gồm nhiều người có nhiều đặc tính khác nhau, hễ bất mãn là phá, hễ không vừa ý mình là chống thì làm sao mà hòa hợp được. Ông B nghe lời khuyên có lý, nhưng vì tự ái còn âm ỷ trong mình nên trả lời rằng ‘khi gần chết thì tôi sẽ làm hoà lại." Mọi người an lòng khi nghe như vậy, nhưng ai cũng im lặng và suy nghĩ trong lòng rằng ai biết được giờ chết của mình? Ơn hòa giải đến từ Thiên Chúa hay chính mình ban ra? Quyền quyết định về phần rỗi là nơi Thiên Chúa hay chính con người? Thánh Augustinô khi đang còn sống trong tình trạng tội lỗi cũng lý luận, biện minh, và trì hoãn như thế. Ngài nói là xin cho con ơn trở lại, nhưng hãy đợi lúc sắp chết! Trong tác phẩm Confessions của Ngài kể rằng, một hôm tiếng lương tâm thúc dục: chần chờ bao lâu nữa? Ngài dày vò đầu óc tự hứa là ngày mai sẽ trở lại. Lương tâm tiếp tục cảnh cáo rằng tại sao không bây giờ, ngày mai thì không chắc chắn! Liền ngay đó có tiếng nói hai lần: Hãy cầm lấy và đọc. Ngài đi hỏi người bạn tiếng nói ấy có ý nghĩa gì, thì người bạn đưa cho cuốn Thánh Kinh, Ngài mở đúng ngay đọan Rom 13:11-14: hãy biết rằng giờ này là lúc con hãy thức dậy.

Thực Hành: "Đêm sắp tàn, ngày sắp đến... phần rỗi chúng ta gần đến." (Rom 13:11-12) Trái đất quay chung quanh mặt trời để muôn vật có ánh sáng và sự sống. Chúa ban cho chúng ta có mùa phụng vụ để thay đổi đời mình tốt đẹp hơn và sống gần Chúa hơn. Xin cho con ơn nhạy cảm để đời con không mất đì cơ hội sống đời đời.

 

53.Lên tàu hy vọng - Lm Phạm Quốc Hưng

Hôm nay, chúng ta bước vào Mùa Vọng, vào một năm phụng vụ mới của Giáo Hội. Giáo hội mời gọi chúng ta phải nỗ lực canh tân đời sống đức tin và lòng nhiệt thành truyền giáo để đón Chúa Giêsu xuống thế làm người.

Thật vậy, trong mùa Vọng, Giáo Hội nhắc chúng ta nhớ lại việc Chúa Giêsu đã sinh ra làm người để cứu chuộc nhân loại nơi hang Bêlem, và việc chúng ta phải chuẩn bị để chào đón Người trở lại trong vinh quang để phán xét thế gian. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi phải luôn tỉnh thức để nhận biết và tiếp đón Chúa trong cuộc sống hàng ngày nơi mọi người, mọi vật, mọi biết cố nhỏ to, nhất là nơi Thánh kinh, Thánh Thể và các bí tích của Hột Thánh, để chuẩn bị sẵn sàng gặp gỡ Chúa trong giờ chết, khi Chúa đến đưa chúng ta về bên Người trong cõi vĩnh hằng.

Chúng ta có cảm nghĩ và phản ứng gì khi nhớ đến việc Chúa đã xuống thế làm người hơn 2000 năm trước đây? Chúng ta phải làm gì để chào đón Người trở lại lần thứ hai? Chúng ta đã luôn tỉnh thức để nhận biết và tiếp đón Chúa trong cuộc sống hàng ngày chưa? Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng để hân hoan đón nhận cái chết ngay giây phút này đây, như một cuộc gặp gỡ mà chúng ta hằng chờ mong để được chiếm hữu Chúa trong cõi vĩnh hằng chưa?

Nếu giờ đây lòng chúng ta không rộn ràng sung sướng vì tin vui Chúa đã giáng trần, nếu hiện nay chúng ta không thao thức mong chờ Chúa đến trong vinh quang, nếu lúc này chúng ta chưa cảm nhận hiện diện đầy quyền năng và tình thương của Chúa trong cuộc sống hàng ngày, nếu bây giờ chúng ta còn sợ chết, thì đó là dấu hiệu chắc chắn cho thấy chúng ta chưa sẵn sàng đón tiếp Chúa. Đó là dấu chúng ta chưa thực sự tin Chúa, chưa thực sự biết Chúa, chưa thực sự yêu Chúa, chưa thực sự thuộc về Chúa. Đó là dấu chúng ta còn đang ngủ, đang mê, đang sống trong bóng đêm tội lỗi.

Trong Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, một lần nữa Chúa đang nói với chúng ta một cách khẩn thiết và thân thương như Chúa đã nói với các môn đệ khi xưa: “Hãy tỉnh thức... hãy sẵn sàng...”

Chúa đã nhắc đến việc Nôê đóng tàu để cứu sống ông và gia đình khi đại hồng thủy đến trong khi dân chúng cùng thời với ông tiếp tục sống buông thả theo dục vọng và tội lỗi của họ. Người dạy các môn đệ đừng bắt chước những người đồng thời với Nôê. Những người thời Nôê đã dại dột không biết lắng nghe ông và cố ở lì trong nếp sống sa đọa tội lỗi nên đã bị tru diệt. Chúa muốn các môn đệ của Người noi gương Nôê, biết tỉnh thức làm theo lời Chúa, đóng tàu và lên tàu với hy vọng được cứu sống.

Trong xã hội hôm nay, nhiều ngưởi trong chúng ta còn dại dột hơn những người đồng thời với Nôê bội phần. Vì chúng ta đã thấy đại lụt bắt đầu rồi mà vẫn lì lợm không chịu bước vào con tàu hy vọng Chúa đã sắm sẵn cho chúng ta. Vì chúng ta đã được chính Chúa Giêwu – Con Thiên Chúa làm người, chứ không phải một người phàm như Nôê – cảnh cáo và kêu gọi phải tỉnh thức và sẵn sàng, nhưng chúng ta vẫn giả điếc làm ngơ.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 50 triệu thai nhi bị giết hàng năm một cách hợp pháp tại hầu hết các quốc gia. Đa số các cặp vợ chồng đi ngược lại luật Chúa khi xử dụng các phương thế ngừa thai nhân tạo hay tuyệt sản để tránh bổn phận phục vụ sự sống. Bao gia đình tan rã vì ly dị. Việc ăn chung ở chạ được nhiều người coi là chuyện bình thường. Phim ảnh và sách báo đua nhau khai thác bản năng tính dục của quần chúng. Không ít linh mục và giám mục Công giáo hổ thẹn vì giáo huấn chân thực của Hội thánh về luân lý liên quan đến hôn nhân và tính dục. Nhiều tín hữu dù đã đủ ăn đủ mặc vẫn gian lận trợ cấp xã hội dành cho người cùng khổ. Có những chủ nhân Công giáo bóc lột nhân công cách tàn nhẫn. Có không ít những đố kị ghen ghét bôi lọ nhau diễn ra ngay trong sinh hoạt của các giáo xứ và cộng đoàn Kitô hữu. Đó là chưa kể đến những gương xấu của những người lãnh đạo tên tuổi và những cuộc chém giết bạo động được ghi nhận trên báo chí hàng ngày.

Những sự kiện kinh hoàng trên đây không đủ để làm thành một thứ “văn hóa tử vong” hay một cuộc đại hồng thủy của tội lỗi còn ghê tởm hơn cuộc đại lụt thời Nôê đó ư? Lời kêu gọi thống thiết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và các vị chủ chăn chính trực của Hội Thánh nhằm ngăn chặn các tội ác chống lại sự sống và phẩm giá con người không phải là sự lập lại lời kêu gọi của ông Nôê hay của chính Chúa Giêsu khi xưa sao?

Nôê và gia đình của ông năm xưa đã được cứu thoát khỏi đại hồng thủy vì đã đóng tàu và vào tàu như lời Chúa truyền dạy. Con tàu Nôê đã là biểu tượng của hy vọng và của ơn cứu độ.

Cũng vậy, ngày nay chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi cơn đại lụt của tội lỗi đang dâng tràn trên thế giới, nếu chúng ta biết nổ lực xây dựng và gắn bó với con tàu hy vọng là Hội Thánh Công Giáo – Nhiệm thể Chúa Kitô và sự Hiện diện nối dài của chính Chúa Kitô – và lắng nghe mệnh lệnh của viên thuyền trưởng là chính Chúa Kitô mà Đức thánh Cha là vị đại diện hữu hình của Người.

Trong con tàu hy vọng ấy, chúng ta không những được bảo đảm thoát khỏi hiểm họa của đại lụt của tội lỗi, mà còn được diễm phúc gặp gỡ và kết hợp mật thiết với Chúa Kitô qua Lời Chúa và các bí tích của Hội thánh cũng như các hoạt động bác ái và truyền giáo của Hội thánh.

Những cây đinh, những tấm ván, và những cây cột mà chúng ta dùng để dựng xây con tàu Hội thánh chính là những lời cầu nguyện, những hy sinh hãm mình, những hành động yêu thương và những hoạt động tông đồ mà chúng ta thực hiện trong sự yêu mến, vâng phục và hiệp nhất với Hội thánh.

Chúng ta có tỉnh thức và sẵn sàng để cùng các môn đệ yêu quý của Chúa Kitô qua mọi thời đại bước vào con tàu hy vọng của Hội thánh và nỗ lực góp phần xây dựng Hội thánh chưa?

Một lần nữa, chúng ta hãy nghe thánh Phaolô – một trong những người có công đầu trong việc dựng xây và lèo lái con tàu Hội thánh theo ý Chúa Kitô – mời gọi chúng ta chuẩn bị để bước lên tàu hy vọng với những lời tha thiết như sau:

“Phải như thế, vì anh em biết thời buổi (nào ta đang sống). Đã đến giờ anh em phải tỉnh ngủ thức dậy, vì nay ơn cứu thoát đã gần ta hơn là khi ta mới tin. Đêm hầu tàn, ngày sắp đến. Vậy ta hãy vất bỏ những vật tối tăm và hãy mặc lấy khí giới sự sáng. Như giữa ban ngày, ta hãy sống đoan trang, chứ không phải trong chè chén và say sưa, trong dâm dật và phóng đãng, trong kình địch và ghen tuông. Nhưng anh em hãy mặc lấy Đức Kitô và đừng lo toan về xác thịt, cho thỏa các đam mê.” (Rm 13,11-14)

Ly M Maria là ngun hy vng và cy trông ca chúng con, xin M chuyn cu cùng Chúa Giêsu cho hết thy chúng con trong năm phng v mi ny và sut c đời chúng con, ơn luôn nhn biết Hi thánh chính là con tàu hy vng Chúa đã ban cho nhân loi để chúng con được ơn cu ri. Xin M cu cùng Chúa cho chúng con luôn trung thành, yêu mến và vâng phc Hi thánh và Đức thánh cha để luôn được kết hp mt thiết vi Chúa Giêsu Kitô Con M. Amen.

 

54.Hãy tỉnh thức

Đoạn Tin mừng hôm nay làm cho chúng ta liên tưởng tới cái chết. Dầu vậy, Chúa không muốn cho cuộc đời chúng ta chìm trong một màu tang tóc và một bàu khí nơm nớp lo sợ, nhưng để chúng ta luôn sẵn dàng và nhìn cái chết bằng cặp mắt lạc quan.

Đúng thế, có một câu danh ngôn đã bảo:

- Cái chết thì chắc chắn, nhưng giờ chết thì lại bấp bênh vô định.

Có mt mu chuyn c tích k li rng: Vào mt bui sáng mùa xuân, thày dòng gi ca trong mt tu vin, nghe thy tiếng chim hót véo von. Thày ngước mt trông xem và nhìn thy mt con chim ha mi rt đẹp, thày lin đui theo, con chim c bay mt quãng ri li dng, làm thày mit đui theo, đến lúc thày lc vào mt khu rng vng thì con chim biến mt.

Thày tìm đường tr li nhà dòng. Mãi ti chiu mi v đến. Ca nhà dòng đóng cht, thày nhn chuông và mt người ra m cng. Thày ngơ ngác nhìn người l mt và nhng s đổi thay trong nhà dòng. Thày t gii thiu nhưng không mt ai nhn biết. Mãi sau cha b trên đem s sách ra tìm tòi, thì mi thy mt thày canh cng trùng tên đã mt tích cách đây 100 năm. Mt trăm năm trôi qua mà thày c tưởng như là mt tiếng chim hót.

Thời giờ thấm thoát tựa thoi đưa, vụt đến rồi vụt đi như ngựa hồng qua khung cửa. Và một khi đã qua đi thì không bao giờ trở lại, như người ta thường bảo:

- Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông.

Mới hôm nào tôi còn là một đứa bé, đầu để chỏm ba quả đào, mà hôm nay đã ngoài năm mươi, để rồi bắt đầu bước vào tuổi già.

Những em thiếu nhi đang ngồi đây, nhưng rồi 20, 30, 40 năm nữa sẽ như thế nào? Nhất là còn bao lâu nữa sẽ đến giây phút trọng đại, giây phút cuối cùng của cuộc đời tôi. Nói như thế, chắc hẳn sẽ có người cho tôi là lẫm cẩm, vì họ nghĩ rằng:

- Đời mình còn dài và cứ dệt nhiều ước mơ, thân xác mình còn đầy tràn nhựa sống và hăng say hoạt động.

Nhưng chúng ta sẽ lầm, cái chết không dành riêng cho một người nào đó. Nó muốn gọi ai, thì người ấy phải bước theo nó, dù là vua chúa quyền uy. Nó không bao giờ phân biệt giai cấp, tuổi tác cũng như ngôn ngữ vàchủng tộc.

Trên mộ bia của của một thanh niên người ta đọc thấy dòng chữ:

- Cái chết thật vô lễ vì nó dám kéo người trai trẻ này đi trước cụ già.

Một làn gió nhẹ, một sơ suất nhỏ bé cũng đủ đưa chúng ta sang thế giới bên kia bất cứ lúc nào. Ý thức được sự mỏng manh, bèo bọt của kiếp sống là như thế, nên thái độ cần phải có, đó là hãy tỉnh thức và sẵn sàng.

Đúng thế, cách đây khá lâu tôi quen một gia đình ở Sài gòn. Mùa hè năm ấy, sau khi cậu con trai đỗ tú tài phần hai, cả gia đình rủ nhau đi Vũng tàu. Buổi sáng Chúa nhật trời trong xanh, giữa lúc mọi người đùa giỡn với sóng biển, thì cậu con trai bơi ra xa, xa hơn một chút và rồi cậu không bao giờ trở lại nữa.

Một xoáy nước nào đó đã cuốn mất cậu, người ta tìm kiếm hoài mà cũng không thấy, mãi sau xác cậu nổi lên và dạt vào bờ.

Thế nhưng, chúng ta có biết được niềm an ủi độc nhất của người cha và người mẹ đáng thương ấy không? Hai ông bà đã nói với tôi rằng:

- Nó mới xưng tội và vẫn còn rước lễ sáng hôm đó.

Thật tốt đẹp nếu chúng ta có một linh hồn được chuẩn bị sẵn sàng, bằng không thì chúng ta sẽ mất cả chì lẫn chài, mất cả vốn lẫn lãi, mất cả đời này lẫn đời sau.

Trên mộ bia của những người thời xưa, chúng ta thường thấy ghi háng chữ tuyệt vời:

- Người này đã chết sau nụ hôn của Chúa.

Chúng ta hãy sống thế nào, để dù Chúa có đến vào lúc chúng ta không ngờ, vào giờ chúng ta không biết thì chúng ta vẫn sẵn sàng, vẫn bình an và vui sướng. Vậy mỗi ngày sống, chúng ta có biết chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng này hay không?

Trong cơn hp hi, người ta đã hi thánh n Marguerite Alacoque rng:

- Còn cn s gì na chăng?

Thánh n đã tr li:

- Không, vì tôi đã sn sàng.

Cũng vy trong gi chơi, mt xơ đã hi các em nh:

- Nếu như bây gi được Chúa gi v, các em s làm gì?

Em thì bo s gic lòng ăn năn ti cách trn, em thì bo s vào nhà th đọc kinh cu nguyn. Thế nhưng có mt em đã tr li:

- Phn con, con vn tiếp tc chơi như thường vì con đã sn sàng.

Em bé y sau này đã tr nên mt v thánh đó là thánh Gioan Berchmans.

Nếu hôm nay tôi phải đến trước tôn nhan Chúa, liệu tôi đã thu xếp xong mọi công việc hay chưa? Tôi đã trả hết những món nợ đối với Chúa và đối với anh em hay chưa? Tôi đã tẩy xóa hết những vết nhơ tội lỗi qua bí tích cáo giải hay chưa?

Nếu chúng ta biết sửa soạn ngay từ ngày hôm nay, nếu mỗi khi chiều xuống chúng ta biết xét mình, tự vấn lương tâm và chỉ ngủ yên khi nào linh hồn mình đã được gột rửa qua tâm tình thống hối, nếu chúng ta giữ được màu trắng của tấm áo ngày rửa tội, nếu chúng ta giữ được ngọn nến đức tin luôn bừng cháy, thì thật là hạnh phúc và giờ chết không còn là giờ kinh hoàng và đáng sợ nữa.

Nếu bây giờ chúng ta biết chuẩn bị sẵn sàng, thì khi Chúa đến, chúng ta sẽ không chết, nhưng chính lúc ấy chúng ta mới bát đầu sống. Cuộc sống nơi trần thế là một chuyến viễn du trong đêm tối hay trên mặt biển dậy sóng. Nhưng ở đằng kia bình minh đang ló dạng và Thiên Chúa đang mở rộng vòng tay chào đón chúng ta nơi bờ bến hạnh phúc.

Hãy sng để chun b cho cái chết và hãy chết để được sng muôn đời.

 

55.Đứng thẳng

Càng ngày các thiên tai càng xảy ra nhiều hơn trên toàn thế giới. Bão tố, lũ lụt, động đất, hạn hán…Và sự tàn phá của các thiên tai thật là khủng khiếp. Các bình luận gia cho rằng: Một trong những nguyên nhân đưa đến sự thiệt hại lớn lao về sinh mạng và tài sản do các thiên tai gây ra, đó là vì người ta thiếu cảnh giác và đề phòng. Thực vậy, nếu những nơi nào người ta biết cảnh giác, biết đề phòng thì sẽ tránh được nhiều thiệt hại do thiên tai đem đến.

Tại Việt Nam, các cơn bão, các trận lũ lụt thường xảy ra vào khoảng tháng 11, tháng mà Giáo hội nhắc nhở người Kitô hữu suy nghĩ về sự chết. Thời gian này cũng là những tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ và bắt đầu một năm phụng vụ mới. Các bài đọc Lời Chúa trong các thành lễ của thời gian này nói nhiều về ngày cùng tận của thế giới và về ngày cùng tận của mỗi người. Đó là những biến cố quan trọng mà con người không thể dửng dưng. Trái lại, phải biết cảnh giác, biết đề phòng để khi những biến cố ấy xảy đến, chúng không hủy diệt con người và cuộc sống của mình. Quả là một sự trùng hợp về thời gian rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Tổng kết các thiệt hại chúng ta thấy rằng: Thiên tai thường cất đi mạng sống của nhiều người. Trong số đó có những con người còn rất khỏe mạnh, rất trẻ trung. Có lẽ gia đình và bản thân những người ấy đã không nghĩ rằng họ sẽ chết trong tình trạng sức khỏe và tuổi tác như thế. Vậy mà họ đã chết. Thì ra, sức khỏe và sự trẻ trung không phải là những thế lực có thể thắng được cái chết.

Trong số những người chết vì thiên tai, cũng có những người nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội, có những người giàu sang quyền quí, có những người học cao hiểu rộng, thông minh tài trí…Có thể họ là những người cần thiết và hữu ích cho nhân loại, thế nhưng, cái chết vẫn không chừa họ ra.

Các thiên tai cũng phá đổ nhiều công trình kiến trúc, nhiều ngôi nhà cao tầng kiên cố, đã quét sạch tài sản của nhiều người. Những cao ốc và những tài sản này có khi là công sức của nhiều thế hệ mới tạo lập nên được. Người ta đã tưởng chúng sẽ có thể tồn tại lâu dài theo năm tháng và sẽ là điểm tựa, là chỗ ẩn náu vững chắc cho cuộc sống. Vậy mà chỉ trong nháy mắt,tất cả đã biến thành tro bụi.

Thế đấy! Những gì mà người ta nghĩ rằng không thể đến thì chúng đã đến. Những gì mà người ta nghĩ rằng chúng chưa xảy ra thì chúng đã xảy ra. Và khi sự việc đã xảy ra thì người ta mới tỏ ý hối tiếc. Hối tiếc rằng: Phải chi họ đã cảnh giác đề phòng, đã tiên liệu, thì hậu quả đâu đến nỗi bi đát như vậy. Phải chi đài khí tượng thủy văn đã được trang bị hiện đại hơn để có thể ghi nhận những thay đổi của thời tiết một cách chính xác và mau lẹ hơn. Phải chi hệ thống thông tin đã loan báo tin bão khẩn cấp, tin lũ lụt sớm hơn và kịp thời hơn. Phải chi họ đã di dời nhà cửa trước khi cơn bão lũ xuất hiện. Phải chi họ đã không ra khơi trong những ngày đó. Phải chi các tàu thuyền đã chuẩn bị phao cứu hộ đầy đủ hơn… Có cả hàng trăm câu”phải chi”như vậy.

Tuy nhiên, dù người ta hối tiếc về sự thiếu chuẩn bị, thiếu đề phòng trong những biến cố đã qua, thì người ta vẫn quên hay cố tình quên không chuẩn bị, không cảnh giác đề phòng một biến cố khác sẽ đến. Biến cố này quan trọng hơn cả các thiên tai dữ dội nhất và là biến cố rất quan trọng của một đời người. Biến cố ấy chính là giờ chết của mỗi người. Biết rằng cái chết sẽ đến, nhưng người ta vẫn né tránh không nghĩ tới nó. Lý do có thể là người ta sợ hãi khi nghĩ tới giờ chết, tới cái chết của chính mình. Người ta cũng lo sợ rằng khi nghĩ về giờ chết, về sự chết thì cuộc đời của họ sẽ bị đảo lộn. Thật vậy, khi nghĩ tới giờ chết một cách nghiêm túc, người ta sẽ phải thay đổi đời sống, sẽ phải bỏ đi một lối sống buông thả, một lối sống ươn lười chỉ thích hưởng thụ, sẽ phải bỏ đi những lợi nhuận bất chính, bỏ đi những đam mê thấp hèn, bỏ đi những khoái lạc mang nặng thú tính v.v… Phải bỏ đi những trái cấm ngọt ngào ấy quả là đáng tiếc. Vì thế, người ta ngại nghĩ đến giờ chết của mình. Nhưng dù nghĩ tới hay không thì giờ chết vẫn cứ đến như một thứ định mệnh không thể né tránh. Đối với những ai không chuẩn bị để đón nó, cái chết sẽ như những thiên tai khủng khiếp hủy diệt tất cả.

Lời Chúa hôm nay kêu gọi ta hãy tỉnh thức, hãy cảnh giác đề phòng. Đề phòng bằng cách đứng thẳng và ngẩng đầu lên. Đứng thẳng và ngẩng đầu lên để thấy được trời cao lồng lộng ở trên đầu mình chứ không phải chỉ có cuộc tạm gửi này. Đứng thẳng và ngẩng đầu lên để hướng tới hạnh phúc đích thực và trường cửu chứ không chỉ biết bám vào những thứ hạnh phúc mau qua. Đứng thẳng và ngẩng đầu lên để vươn tới tầm cao của sự thánh thiện chứ không chỉ biết cúi xuống với những lời mời chào của tội lỗi.

 

56.Tỉnh thức

Mt người thuc b lc min núi c đời như chưa tng thy ánh sáng văn minh. Mt hôm ông được đưa xung thăm mt đô th. Ngay đêm đầu tiên, ông git mình thc gic vì tiếng trng vang cùng khp đô th. Sau khi được người chung quanh cho biết đó là tiếng trng báo động v mt cuc ha hon va xy ra ti mt khu ph. Người dân min núi nhìn ngn la đang bc cháy ti mt góc tri, ri ông tr li giường ng tiếp.

Tr v làng, ông báo cáo vi các chc sc trong làng như sau: Người dân thành th có mt h thng cha cháy rt k diu. Khi có ha hon, người ta ch cn đánh trng là ngn la được dp tt ngay tc khc. Nghe nói thế, các chc sc lin sai người đi mua đủ các loi trng phát cho dân làng. Không bao lâu sau đó, hòa hon xy đến trong làng, tt c dân làng đều đem trng ra khua inh i vì tin chc tiếng trng s xua đui được thn la. Thế nhưng ngn la c vô tình thiêu ri t căn nhà này đến căn nhà khác trước cái nhìn ng ngàng và tht vng ca mi người.

Tình c ghé thăm b lc và được nghe k li din tiến cơn ha hon, mt người dân thành th mi gii thích cho dân làng như sau: Các người tht ngây ngô, các người tưởng tiếng trng có th dp tt được ngn la ư? Không phi thế đâu. Ti thành ph, người ta đánh trng để đánh thc dân chúng và kêu gi h tích cc tham gia cha cháy, ch không ngi đó mà ch ngn la tt đâu.

Qua đoạn tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến sự tỉnh thức không có nghĩa là ngồi đó khoanh tay mà chờ đợi. Để nói lên sự tỉnh thức đích thực, Chúa Giêsu dùng hình ảnh người đầy tớ đêm ngày trung thành với công việc được chủ trao phó. Sự tỉnh thức mà Chúa Giêsu kêu mời là một sự tỉnh thức tích cực đòi hỏi lao tác và phấn đấu. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở cho các tín hữu Thessalonica về thái độ tích cực tỉnh thức ấy. Trong những năm đầu của Kitô giáo, một số tín hữu tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại trong một sớm một chiều, nên họ ăn không ngồi rồi và dây mình vào chuyện người khác. Thánh Phaolô khuyên nhủ họ hãy tỉnh thức bằng cách hăng say lao động và thực thi bác ái.

Tỉnh thức là thái độ cơ bản của người Kitô hữu. Toàn bộ thánh kinh là một lời mời gọi tỉnh thức, bởi vì Thiên Chúa là đấng đang đến trong từng phút giây cuộc đời, trong từng biến cố và trong mỗi con người. Tỉnh thức để nhận ra Ngài và nhất là đáp trả một cách tích cực tiếng gọi của Ngài, Ước gì cuộc sống đức tin của chúng ta không chỉ là tiếng trống khua inh ỏi trong bốn bức tường nhà thờ, mà phải được thể hiện bằng những gặp gỡ để cảm thông và phục vụ.

 

57.Sẵn sàng

Chúng ta bắt đầu mùa vọng với hai đặc tính: vừa chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, kính nhớ việc con Thiên Chúa đến lần thứ nhất, vừa trông đợi Ngài đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì vậy, mùa vọng được coi là mùa sốt sắng và hân hoan trông chờ.

Qua đoạn tin mừng sáng hôm nay chúng ta thấy: Chúa Giêsu nói Ngài sẽ trở lại, nhưng không xác định thời giờ. Vì thế, bổn phận của chúng ta không phải là tìm hiểu xem bao giờ ngày trọng đại ấy sẽ xảy ra, nhưng là chuẩn bị cho mình bằng cách tỉnh thức và săn sàng, bởi vì ngày đó sẽ đến thật hết sức bất ngờ cho những kẻ miệt mài chạy theo vật chất trần gian. Trong câu chuyện ngày xưa, Noe đã chuẩn bị cho mình khi thời tiết còn tốt, hầu sẵn sàng cho trận đại hồng thủy, đang khi ấy, những kẻ còn lại thì mải mê ăn uống, cưới gả, nên đã bị nước lụt cuốn trôi. Vì thế, đừng miệt mài trong cõi đời tạm mà quên đi cõi sống đời đời, đừng quá quan tâm đến thế gian, mà quên rằng có một Thiên Chúa và vấn đề sống hay chết đều nằm ở trong bàn tay của Ngài. Bất kỳ khi nào Ngài gọi, ban sáng, ban trưa, ban chiều hay ban tối, chúng ta đều phải sẵn sàng.

Một tên trộm sẽ không bao giờ gửi thư báo trước mình sẽ viếng thăm nhà nào. Lợi thế của hắn ta chính là sự bất ngờ. Vì vậy chủ nhà lúc nào cĩng phải canh chừng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng: Chúa cảnh giác chúng ta chứ không chơi khăm chúng ta bằng cách cứ nhắm vào lúc chúng ta sơ hở mà trở lại. Hơnthế nữa, người Kitô hữu không trông chờ trong sợ hãi kinh khiếp, nhưng trông chờ trong hân hoan vui mừng vì Chúa sẽ đến và Ngài sẽ ân thưởng bội hậu cho chúng ta.

Ông thanh tra khi đến thăm mt trường tiu hc đã nói vi các em hc sinh rng:

- Tôi s tr li đây. Vy t nay cho đến ngày tôi tr li, em nào gi được bàn mình sch gn thì s được thưởng.

- Vy bao gi ông tr li?

- Chưa biết hôm nào.

Trong s các hc sinh có mt cô bé qu quyết rng mình s chiếm được phn thưởng. Ai nghe cũng phi mm cười vì cô bé y ni tiếng là lười biếng. Có người hi:

- Bàn ca cô có bao gi sch đâu mà mong được thưởng?

- T nay, mi bui sáng tôi s thu xếp mt ln.

- Nhưng nếu ông thanh tra đến vào bui chiu hay bui ti thì sao?

Cô bé yên lêng mt lúc ri nói:

-Tôi hiu ri, như thế thì lúc nào tôi cũng phi gi bàn ca tôi cho được sch s và gn gh.

Nếu chúng ta muốn được Chúa ân thưởng thì chúng ta cũng phải tỉnh thức và săn sàng như vậy.

 

58.Sẵn sàng

Chúa sẽ đến nhưng bao giờ Ngài đến thì đó là một điều bí ẩn, bởi vì Ngài sẽ đến vào ngày chúng ta không ngờ vào giờ chúng ta không biết. Vì thế phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng. Đồng thời thái độ nguy hiểm nhất đó là cứ cho rằng mình còn nhiều thời giờ.

Trong mt cuc đại hi ca qu s, chúng bàn bc và góp ý xem đâu là phương thế hu hiu nht để cám d con người. Tên qu th nht nói:

- Tôi s bo cho loài người biết rng chng có Thiên Chúa.

Tên qu th hai phát biu:

- Tôi s bo cho h hay rng chng có ha ngc.

Satan tr li:

- Các ngươi s không th la di được mt ai bng nhng phương cách đó, bi vì cho đến ngay hôm nay, loài người vn tin rng có Thiên Chúa và vn biết có mt ha ngc dành cho các ti nhân.

Tên qu th ba hiến kế:

- Tôi s bo vi loài người rng còn nhiu thi gian, nên đừng có vi vã làm chi.

Satan đáp:

- Hãy đi đi, vi phương cách này, chúng ta s làm hi được rt nhiu người.

Ảo tưởng nguy hiểm nhất chính là ảo tưởng cho rằng mình còn nhiều thời giờ. Cái ngày tai hại nhất trong cuộc sống con người chính là khi chúng ta học được hai chữ ngày mai và trì hoãn công việc bởi vì không ai biết ngày mai có còn đến với mình nữa hay không. Bởi đó, có một câu danh ngôn đã khuyên chúng ta: Việc hôm nay chớ để đến ngày mai. Lịch sử còn ghi lai nhiều câu chuyện bi thảm.

Viên pháp quan Thebea đang ngi ung rượu vi các dũng sĩ ca mình, bng có s gi bước vào và báo cho ông hay v mt âm mưu sát hi ông. Thay vì lên phương án đối phó. Ông nói: để đến mai hãy hay. Thế nhưng ngay đêm hôn đó, ông đã b giết chết.

Mt thiếu n Mã lai ly chng giàu Nu ước. Ngày kia trên đường t Cali tr v, cô gp tai nn giao thông và b thương rt nng. Lúc còn tr, cô là người đạo đức. Tuy nhiên cuc hôn nhân đã đưa cô vào mt môi trường khác hn. đây không còn mt ai nói vi cô v Thiên Chúa và cuc sng vĩnh cu. Lúc đầu, thái độ và bàu khí dng dưng v tôn giáo này làm cho cô khó chu, nhưng dn dn cô tiêm nhim s xa hoa để ri cui cùng chính cô cũng không còn lưu tân đến Thiên Chúa và linh hn na. Tai nn bt ng đã kéo cô ra khi vùng xoáy ca trn gian và ném cô vào vòng tay t thn. Cô khc khoi hi v bác sĩ:Tôi s chết ư? Tôi còn sng được bao lâu na? Chng mt gi. Nghe vy toàn thân côrun ry. Cô đưa tay che mt li và nm yên không động đậy trong giây lát. Sau đó, hình như cô ly hết sc còn li và nói: Xin hãy đưa tôi v Nu ước. Nhưng v bác sĩ tr li:

- Không th được.

Vi v tht vng, cô nói:

- Tôi đã có th làm biết bao nhiêu điu tt lành vi tin bc ca tôi nếu tôi trung thành vi đức tin. Thế nhưng tôi ch nghĩ đến nhng cuc gii trí và trang đim. tôi ch còn sng được mt gi na mà thôi. Bây gi thì đã quá mun ri.

Bởi đó, hãy chuẩn bị, hãy tỉnh thức và hãy sẵn sàng, để chúng ta khỏi phải thốt lên trong tuyệt vọng: đã quá muộn rồi.

 

59.Ngạc nhiên

Khi còn trẻ, ta ấp ủ những hy vọng lớn nhất. Ta tưởng có thể thay đổi được thế giới. Ta hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của mình, và thấy dường như không gì mà không thực hiện được. Khi đã lớn khôn ta lại thấy khác hẳn. Ta đã gặp thất bại. Ta biết rõ giới hạn của mình và của những kẻ chung quanh mình hơn. Ta đã biết phát hiện rõ hơn những gì trong lòng con người… và trong chính con tim của ta nữa. Lúc đó ta trở thành cụ thể và thực tế, như người ta nói. Ta ngày càng ít ảo tưởng. Có lẽ ta không bỏ hoàn toàn những giấc mơ tuổi trẻ của mình, nhưng ta nhận thấy rằng chúng đã tàn phai. Bốn mươi, năm mươi tuổi, thường là thời kỳ mà người ta trở nên ít nhiệt tình và e ngại trước nhiều sự việc mà trước kia ta cho là chính yếu. Hòa bình thế giới ư? Lý tưởng đẹp đẽ thật; nhưng ta không bao giờ đạt tới được đâu! Công lý cho mọi người, lương thực được phân phát đồng đều khắp nơi ư? Có nhiều không tưởng trong những điều ấy! Nếu thời trẻ say mê tin tưởng sẽ có được như thế, thì điều khôn ngoan là nên dè dặt hơn khi ta đã lớn tuổi. Những tháng năm trôi qua, những biến cố xẩy đến trên thế giới, những kinh nghiệm sống của bản thân, sẽ thử thách niềm hy vọng của chúng ta. Đấy là điều chắc chắn. Vậy cần có thời gian để thức tỉnh, để làm cho niềm hy vọng ấy trở nên mạnh mẽ hơn. Mùa Vọng là thời gian cần thiết đó. Năm này sang năm khác, mùa Vọng công bố lại những lời sấm vĩ đại, nâng đỡ, soi sáng và kích thích tín hữu. Không tưởng đối với loài người… Dự án đối với Thiên Chúa.

Điều làm chúng ta ngạc nhiên trong các bản văn của thánh lễ hôm nay là dáng vẻ phi thực tế của chúng. Đoạn sách ngôn sứ Isaia chúng ta vừa nghe là một thí dụ. Bản văn này loan báo ngày mà tất cả các dân tộc sẽ hướng về Thiên Chúa, sẽ đón nhận và thực thi giáo huấn của Ngài. Lúc đó họ sẽ sống trong hòa bình sâu xa nhất, và trong một tình thương huynh đệ gương mẫu. Các bạn hãy tưởng tượng xem? “Gươm đao sẽ thành cuốc thành cày, và giáo mác thành liềm thành hái. Nước này sẽ không chống nước kia nữa, người ta sẽ thôi học nghề chinh chiến. Hết xung đột tại Trung đông! Hết đấu tranh giữa người da trắng và da đen, người giàu và kẻ nghèo. Hoàn toàn hết chạy đua vũ trang!... Ta tưởng như mình đang mơ. Thiên Chúa ngây thơ đến thế ư? Không đâu! Ngài là Thiên Chúa. Ngài toàn năng. Ngài là chủ tể của cái chưa từng thấy và của cái không thể được. Ngài muốn – và Ngài sẽ thực hiện – một hạnh phúc hoàn toàn cho những con người mà ngài đã tạo dựng nên”. Thiên Chúa đã cho thấy những gì Ngài đã làm cho những kẻ thuộc về Ngài rồi. Nhất là Ngài đã tự tỏ mình ra từ ngày Con Một Ngài là Chúa Giêsu đến ở giữa chúng ta. Ta hãy nhớ! Chúa Giêsu đã làm cho người què đi được, cho kẻ phong cùi được sạch, đã tha thứ cho kẻ có tội. Nhờ Ngài, Nước Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta, và mỗi ngày một tiến triển. Đúng là nó tiến triển chậm chạp, và với nhiều khó khăn cản trở. Đôi khi, dường như nó bị mất đất, diều này cũng đúng nữa. Tuy nhiên Thiên Chúa chăm sóc tất cả những gì Ngài đã trồng và khi đến giờ Ngài lựa chọn, theo cách của Ngài, Ngài sẽ biểu dương tất cả sức mạnh của Ngài, tất cả tình thương của Ngài. Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm qua, tốt đẹp hơn hôm nay. Bao nhiêu điều gây ngạc nhiên đang chờ đợi chúng ta.

Cụ thể hóa niềm hy vọng

Những gì Thiên Chúa có thể làm và muốn làm, Ngài đều chờ đợi sự đóng góp của chúng ta. Ngài đòi hỏi chúng ta cộng tác vào. Trách nhiệm nặng nề, vì chúng ta có thể hợp tác hoặc chống đối, làm cho nhanh hoặc chậm lại sự tiến triển của Nước Chúa. Để hỗ trợ sự tiến triển này chúng ta phải là những kitô hữu “Tỉnh thức”, luôn luôn chờ đợi, luôn luôn đẩy lui sự dữ và làm nẩy sinh sự thiện. Đó là giáo huấn của thánh Phaolô và của Tin mừng. Chúng ta phải nói với thế giới, như Chúa Giêsu đã làm, rằng mọi cuộc tái sinh đều có thể được, và bóng tối có thể biến thành ánh sáng được. Sứ vụ của kitô hữu chúng ta hôm nay, là nhìn thế giới và những con người sống trong đó với chính cái nhìn của Thiên Chúa: Tức là hành động, bằng những công việc phản ánh những công việc của Chúa Kitô. Sứ vụ của chúng ta là bỏ đi những sự nghi nan và những nỗi thất vọng để trở thành như Chúa Kitô, tức là những con người không bao giờ thất vọng về điều gì cả, bởi vì họ hy vọng mọi sự từ nơi Thiên Chúa, Đấng không ngớt làm chúng ta ngạc nhiên trong những điều chúng ta mong đợi.

 

60.Chúa đến

Vào năm 1987, người ta cho trình chiếu cun phim mang ta đề: “After day”, nghĩa là “ngày sau đó” k li nghch cnh ca ít người dân trong thành ph ln thuc min bc Hoa K còn sng sót sau mt trn bom nguyên t. V n bom ht nhân đã xy ra vì cái điên lon ca con người khi quyết định dùng vũ khí ht nhân để hy dit s sng ca mi sinh vt, thuc mi đại lc trên thế gii. Ngày tn thế y kéo theo cnh chết chóc, hoang tàn đổ nát, đau kh và tht vng ca nhng người đang ch đến lượt mình phi chết, vì b nhim cht phóng x, b thương tích và b thiếu đồ ăn thc ung.

Trong cnh đổ nát hoang tàn và chết chóc y, nhng người còn sng sót đã tàn sát nhau để tranh giành tng miếng bánh, tng chút bt, tng ngm nước. Trong nháy mt, thế gii văn minh ca loài người biến khi mt đất và con người phi đứng trước cnh đổ nát vi hai bàn tay trng, bt lc và tuyt vng.

Các bài đọc trong Chúa nhật I Mùa Vọng hôm nay cũng nói với chúng ta về ngày tận thế, nhưng không phải là ngày tận thế bị chết chóc, buồn thương, mà là ngày tận thế khởi đầu cho một cuộc sống mới. Đó cuộc sống của tự do và của ơn cứu độ. Muốn được như thế, chúng ta phải sống đẹp lòng Thiên Chúa chứ không phải sống đẹp lòng người ta, dù người ta ấy có là ai đi chăng nữa. Nhưng phải là gì để làm đẹp lòng Thiên Chúa đây? Phải lớn lên, phải trưởng thành, phải sung mãn trong tình yêu thương tha nhân. Thiên Chúa vui sướng hạnh phúc khi thấy chúng ta trưởng thành và lớn lên trong tình yêu thương ấy, tình yêu thương mà Ngài đã trao ban cho chúng ta qua chính con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu thế.

Ngoài ra, mỗi người chúng ta cần phải luôn luôn đón chờ Chúa Giêsu đến trong tâm hồn và trong cuộc đời bằng cách sống thánh thiện và kiên vững chờ đợi Chúa đến. Bởi vì sống thánh thiện tức là sống yêu thương trọn vẹn. Các thánh là những người biết noi gương Chúa Giêsu sống yêu thương trọn vẹn. Càng biết yêu thương tha nhân với một tình yêu vô vị lợi, thì càng trở nên giống Chúa Giêsu bấy nhiêu. Càng giống Chúa Giêsu bao nhiêu, thì chúng ta lại càng giống Thiên Chúa bấy nhiêu. Đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa và làm cho Ngài vui sướng hạnh phúc nhất.

Thế giới và xã hội loài người gặp nhiều khổ đau, vì con người không biết yêu thương nhau, hay không yêu thương nhau theo tinh thần Tin mừng của Chúa mà Ngài mời gọi. Như vậy, cách thức đón chờ Chúa Giêsu hữu hiệu nhất là hãy bắt đầu yêu thương nhau. Bởi vì đó là bí quyết vun trồng mầm giống sự sống thần linh và xây dựng trời mới đất mới cách cụ thể và hữu hiệu nhất.

 

61.Sẵn sàng

Năm Phụng Vụ mới được Giáo Hội hội bắt đầu với Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng.

Thế nhưng, mùa vọng không phải chỉ là thời gian để Giáo Hội nhìn về quá khứ, nhìn về biến cố Con Thiên Chúa đã giáng sinh và cử hành biến cố này với lễ Noel. Nghĩa là mùa vọng không phải chỉ là mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Nhưng mùa vọng còn là thời gian hướng con người về tương lai, về biến cố Chúa ngự đến lần thứ hai trong vinh quang vào lúc cuối cùng của lịch sử nhân loại, khai mạc trời mới đất mới, làm cho mọi sự đạt đến cùng đích duy nhất của mình là Thiên Chúa.

Mùa vọng hướng con người đến với Thiên Chúa, Đấng đang đến trong lịch sử, đang hướng dẫn toàn thể vũ trụ đến sự thành toàn viên mãn cuối cùng. Thiên Chúa đến gặp con người trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và hướng dẫn con người đến sự thành toàn viên mãn, nhưng Ngài không áp đặt con người, vì Ngài tôn trọng tự do của con người. Con người cần lắng nghe lời mời gọi tỉnh thức, canh tân đời sống, đó là sừ điệp mà bài đọc II và Tin mừng Chúa nhật hôm nay nhắc lại cho chúng ta.

Nơi thơ thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma đã khuyên các tín hữu: “Anh em thân mến! Anh em biết rằng đã đến lúc chúng ta phải thức dậy, vì giờ đây phần rỗi chúng ta đã gần đến hơn lúc chúng ta mới tin đạo, đêm sắp tàn, ngày gần đến, chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng, hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày” (Rm 13,11-14).

Đó là những lời khuyên vẫn còn thiết thực cho mỗi người tín hữu trong xã hội nhiều hưởng thụ như ngày nay, ngõ hầu sống trong sự sẵn sàng khi Chúa ngự đến, và Ngài đến một cách thình lình không ai ngờ trước được. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mặc lấy Chúa Kitô, hãy để cho dung mạo Chúa được chiếu sáng trong chúng ta. Đó là cách thức tốt đẹp nhất để tiếp đón Chúa ngự đến vào lúc Ngài muốn, và Phúc âm Chúa nhật thứ nhất Mùa vọng diễn tả Ngài đến như kẻ trộm: “Vậy các con cũng phải sẵn sàng vì lúc các con không ngờ thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44).

Chúa đến như kẻ trộm, Ngài đến gặp chúng ta trong chính cảnh sống của mình, trong chính lúc chúng ta chu toàn bổn phận. Tỉnh thức đón Chúa không có nghĩa là chu toàn bổn phận của mình, mà là chu toàn bổn phận như Chúa, với Chúa và trong Chúa. Đó là thực hiện lời khuyên của thánh Phaolô là hãy mặc lấy Chúa Kitô để đón Chúa Kitô ngự đến.

Ly Chúa, xin giúp chúng con chu toàn bn phn ca mình như phương thế trn ho để sn sàng đón Chúa ng đến. Xin đừng để chúng con sng trong mt thái độ ù lì, nhưng trong thái độ tích cc t b các tt xu, các công vic ca bóng ti, để mi ngày sng xng đáng hơn hu sn sàng đón Chúa ng đến. Amen.

home Mục lục Lưu trữ