Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 32
Tổng truy cập: 1360339
Nghĩ Đến Người Khác
Nghĩ đến người khác
Một bà mẹ trẻ bồng con ngang qua sườn đồi vùng nam Wales nước Anh trong mùa đông giá lạnh, chẳng may bị bão tuyết. Sau khi bão hết, người ta thấy xác bà dưới làn tuyết phủ, đồng thời khám phá ra rằng trước khi chết, bà đã cởi hết áo ngoài của mình để phủ che cho con.
Người ta ngạc nhiên và vui mừng khi mở dần những lớp áo và thấy cậu bé còn sống và khoẻ mạnh. Bà mẹ đã hy sinh mạng sống vì con. Những năm sau đó, cậu bé David Lloyd George lớn lên và trở thành một thủ tướng, và là một trong những chính khách nổi tiếng nhất của nước Anh.
Bà mẹ cậu David đã thực thi điều thánh Phaolô muốn nhắn nhủ dân thành Philipphê trong bài thánh thư hôm nay: "Mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác". Định luật bảo tồn sự sống lo cho mình là một trong những định luật căn bản của con người. Con người có trách nhiệm và bổn phận lo cho mình được hạnh phúc. Việc cần được chu toàn đó là một điều tốt và là một bổn phận. Nhưng nó trở nên xấu khi con người ích kỷ, nghĩ đến mình nhiều quá mà không tế nhị để ý đến hoàn cảnh đáng thương của anh chị em ở chung quanh.
Bé Khanh, chín tuổi đi lễ Chúa Nhật với bố. Trước khi đii mẹ bé cho bé hai đồng cắc và dặn:
- Một đồng con bỏ vào giỏ tiền nhà thờ dâng cho Chúa, còn một đồng con mua kẹo ăn sau khi tan lễ nghe.
Bé cầm chặt hai đồng trong tay rồi theo bố đi dự lễ. Trên đường đi chẳng may bé vấp phải một khúc cây và té nhào xuống đất, hai đồng bạc cắc văng ra khỏi tay, một đồng lăn ra vệ đường, còn đồng kia lăn xuống ống cống dưới mặt đường mất tiêu. Bé lồm cồm bò dậy nhặt đồng các còn sót lại rồi nói: - Chúa ơi, hôm nay Chúa xui quá, cái đồng con tính dâng cho Chúa bị rơi xuống hố mất tiêu rồi.
Giáo hội và những nguời nghèo đói chung quanh ta nhiều lần chẳng được gì vì chúng ta đã tính toán theo kiểu đồng bạc cắc của bé Khanh.
Một chuyện khác kể rằng có hai anh chàng A và B dùng cơm chung với nhau, và trên mâm cơm chỉ có hai con cá: một lớn một bé. Sau một hồi nhường cho nhau lấy trước, anh A liền gắp con cá lớn cho vào bát mình. Anh B thấy vậy liền nói: "Anh chẳng biết điều chi cả, theo lịch sự, khi lấy trước, nên lấy phần bé." Anh A hỏi: "Vậy nếu anh lấy trước thì sao?" "Dĩ nhiên tôi lấy con cá bé", anh B đáp. Anh A liền nói: "Nếu anh đã lấy con cá bé thì dù có lấy trước hay lấy sau, con cá lớn vẫn về tôi, có phải không nào?” Trong đời sống gia đình đã có những lần chúng ta đóng vai anh A hoặc anh B khi chọn phần hơn, nhường phần kém, hoặc vui chịu một cách không tự tình.
Nếu chiều Chúa Nhật có chiếu Football trên Tivi, chúng ta ngồi thưởng thức hoặc đi chơi đá banh, rồi tối về thấy cơm ngon đã dọn sẵn, chúng ta ngồi ăn, và lấy làm vui sướng thì niềm vui đó được đánh đổi bằng sự hy sinh to lớn của người mẹ, người chị, hay người em chúng ta. Không cần phải giỏi toán, chúng ta cũng hiểu rằng nói một cách thông thường sự vui hưởng của người nầy là sự hy sinh của người khác. Vào một ngày hè nóng nực, một ông lão nhà giầu đi chơi về, mồ hôi ra đầm đìa như tắm. Ông sai đầy tớ lấy quạt ra quạt cho ông. Anh đầy tớ cắm đầu quạt. Một lúc sau, ráo mồ hôi, ông khoái quá, nói: -Ô kìa, mồ hôi của tao nó đi đâu mất cả rồi nhỉ? Anh đầy tớ bỏ quạt xuống, vòng tay thưa: -Dạ thưa cụ, nó chuyển sang cả mình con rồi ạ!
Trong những công việc hằng ngày ở gia đình, có việc nặng việc nhẹ, trong thùng táo có quả ngon quả dở. Nếu vì vô tình và tự nhiên, chúng ta chọn phần hơn, chọn việc nhẹ thì một cách gián tiếp chúng ta nhượng phần kém, những việc nặng nhọc hơn cho cha mẹ anh chị em. Nhưng ngược lại nếu chúng ta biết chọn phần kém, việc nặng nhọc hơn thì cha mẹ anh chị em được hạnh phúc vui sướng do lòng quảng đại của chúng ta.
Mẹ Têrêsa kể rằng vào một chiều nọ, một ông lão xin đến gặp mẹ và nói: "Thưa mẹ, mọi người đều cho mẹ đồ để mẹ cho người nghè. Con cũng muốn dâng cho mẹ chút gì nhưng hôm nay cho chỉ có được 10 cents và con xin đưa cả cho mẹ". Mẹ Têrêsa thầm nghĩ: Nếu mình nhận, có lẽ ông lão sẽ không có gì để ăn tối nay, nhưng nếu mình không nhận lại sợ ông buồn tủi chăng. Cuối cùng mẹ đã nhận quà ông dâng. Mẹ kể tiếp chưa bao giờ mẹ nhìn thấy một niềm vui rạng rỡ như thế trên khuôn mặt những người cho tiền hay cho thực phẩm như mẹ đã nhìn thấy trên khuôn mặt ông. Ông sung sướng vì ông đã có thể cho đi.
Thế giới hôm nay tỏa niềm hy vọng vì có nhiều tâm hồn quảng đại như thế. Nhưng thế giới vẫn còn nhiều buồn sầu, thất vọng, và đau khổ, vì thế giới còn có quá nhiều người thiếu quảng đại chỉ nghĩ đến mình mà không để chỉ đến sự bất hạnh của tha nhân. Ước chi lời thánh Phaolô nhắn nhủ dân thành Philipphê cũng được chúng ta mau mắn thi hành với một tâm hồn quảng đại hy sinh: "Mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác."
Lm Louis Minh Nhiên, CMC
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam