Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 59
Tổng truy cập: 1361820
NGƯỜI LỮ HÀNH
NGƯỜI LỮ HÀNH
Thiên San, MTG. Thủ Đức
Lững thững bước trên đường, hai môn đệ mệt lả, buồn thiu, kể lại với nhau chuyện cũ. Dường như có rất nhiều người đi đường nhưng chẳng ai để ý đến ai. Bất chợt Đức Giêsu Phục sinh tiến đến, đi cạnh bên hai ông, nhưng vì mắt các ông còn bị ngăn cản nên không nhận ra Người. “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” (Lc 24, 17). Thấy có người quan tâm, một người tên là Clêôphas trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” (Lc 24, 18). “Chuyện gì vậy”, Đức Giêsu hỏi. Vậy là suốt quãng đường ngày hôm ấy, hai môn đệ có Chúa Giêsu Phục sinh đồng hành mà chẳng ai hay. Mãi đến khi được dùng bữa với Ngài, mắt các ông mới mở ra, họ nhận ra Ngài.
Chúng ta có thể thấy, Đức Giêsu Phục sinh không chỉ hiện ra với các phụ nữ, với các Tông đồ mà Người còn hiện ra với các môn đệ – nhóm Bảy mươi hai. Dường như Đức Giêsu Phục sinh đã giả bộ. Ngài giả bộ không hay biết gì về chuyện hai người đi đường kia đang bàn tới. Người nhìn thấy nét mặt đượm buồn của các ông. Người biết rõ nhưng lại tỏ vẻ không hay biết gì. Cái giả bộ của Chúa Giêsu Phục sinh ngày hôm ấy thật dễ thương. Người giả bộ không hay biết gì để có thể tiếp cận, cùng đi với hai ông. Dường như đoạn đường ngày hôm ấy bỗng trở nên ngắn hơn, nhẹ nhàng hơn với hai ông khi có người chia sẻ. Hai ông nào có biết người đang đi cùng mình, đang lắng nghe tâm tư của mình chính là Thầy Giêsu. Chẳng biết quãng đường hôm ấy các ông đi trong bao lâu, nhưng nó đủ dài để Đức Giêsu có thể giải thích cho các ông hiểu về Kinh Thánh, từ ông Môsê cho đến các ngôn sứ, tất cả những gì liên quan đến Người. Đến đây, lòng các ông mới chỉ rạo rực lên.
Đoạn Người còn giả bộ phải đi xa hơn một chút, các ông mới nài nỉ Người ở lại với các ông vì trời đã xế chiều, ngày sắp tàn. Lòng các ông rạo rực lên khi nghe Người giải thích Kinh Thánh, nhưng vẫn chưa biết đó là Người. Điều gì đến sẽ phải đến. Khi dùng bữa với nhau, các ông mới nhận ra Người qua cử chỉ quen thuộc: “bẻ bánh”. Mắt các ông mở ra và nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Vui quá. Vậy ra người đi cùng họ suốt đoạn đường ngày hôm ấy chính là Thầy Giêsu, nhưng là Thầy Giêsu Phục sinh. Ngay lúc ấy, họ không ngần ngại trở về Giêrusalem báo tin vui cho các bạn đồng môn được hay. Chắc hẳn, ngọn lửa được thắp lên trong lòng các ông hãy còn cháy, nó đủ mạnh để chiếu sáng tâm hồn các ông, giúp các ông băng băng trên con đường trở về. Tin vui gặp tin vui, các ông rối rít kể cho nhau nghe về việc Đức Giêsu Phục sinh đã hiện ra gặp gỡ mỗi người thế nào. Cả căn phòng tràn ngập ánh sáng của niềm vui, hy vọng và hạnh phúc.
Đoạn đường từ Giêrusalem đến Emmau trời hãy còn sáng, nhưng lòng các ông còn u tối, đượm buồn bởi mất hết hy vọng. Ánh sáng mặt trời không đủ sáng để xuyên thấu cái đêm đen trong tâm hồn của các ông. Cho tới khi “khách lữ hành” xuất hiện, song hành cùng hai môn đệ, bức tranh tiếp tục chuyển màu. Họ vừa đi vừa trao đổi với nhau thì trời càng về tối. Tối đến nỗi các ông phải tìm chỗ nghỉ chân. Ấy vậy, trong cái tối của đất trời nhưng lại lóe lên một ánh sáng rực rỡ. Ánh sáng ấy lóe lên từ đốm lửa được Đức Giêsu Phục sinh đốt lên trong lòng các ông khi Ngài giải thích Kinh thánh và những gì liên quan đến Ngài cho các ông. Ngọn lửa ấy tiếp tục cháy và bùng lên cho tới khi các ông bắt gặp cử chỉ quen thuộc: “bẻ bánh”, mắt các ông mở ra và các ông nhận ra Người. Ánh sáng của Đức Giêsu Phục sinh chiếu rọi tâm hồn các ông, giúp các ông bước đi trong cái tối của đất trời, chỉ mong mau gặp lại các bạn đồng môn và kể cho họ tin vui này.
Đức Giêsu Phục sinh có đang cùng chúng ta bước đi? Người có là “khách lữ hành” của mỗi người chúng ta như hôm nào cùng hai môn đệ trên đường Emmau? Thiết nghĩ, trong hành trình tiến về quê trời, có những đoạn đường ta bước đi trong hân hoan, vui sướng nhưng cũng không ít những đoạn đường ta bước đi trong mệt mỏi, chán nản, thất vọng. Thực ra, dù ở đoạn đường của yêu thương, hạnh phúc hay đoạn đường của chán nản, thất vọng thì Đức Giêsu Phục sinh vẫn luôn sẵn sàng tiến tới, đi bên cạnh ta. Có khi Ngài cũng đang giả bộ với ta như đã giả bộ với hai môn đệ trên đường Emmau hôm nào. Người sẵn sàng trở thành “khách lữ hành” của mỗi người chúng ta, cùng chúng ta bước đi, lắng nghe và chia sẻ mọi tâm tư của ta. Có lúc, Người cũng thẳng thắn trách móc vì sự cứng lòng và chậm tin của ta: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24, 25-26). Nhưng rồi lòng chúng ta cũng sẽ được cháy rực lên khi được Người giải thích Thánh kinh, và những gì liên quan đến Người cho ta. Chúng ta có nhận ra Người trong cử chỉ “bẻ bánh” của Người?
Lạy Chúa Giêsu Phục sinh! Chúng con cảm tạ Chúa đã luôn đồng hành cùng chúng con. Xin giúp chúng con biết chạy đến với Chúa qua từng thánh lễ. Bởi nơi đó, chúng con sẽ được Người dùng Lời mà dạy bảo, được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Thánh Châu báu của Ngài. Đoạn đường Emmau hôm nào cũng đang mời gọi con nơi mỗi Thánh lễ. Chúa là “khách lữ hành” chủ động tiến đến và song hành cùng chúng con. Chúa hiện diện bước đi, lắng nghe, chia sẻ cùng chúng con đoạn đường chúng con đang đi. Xin giúp mỗi người chúng con nhận ra Chúa dù ngày xế tàn, để chúng con biết trở về cùng Chúa, loan tin vui Phục sinh cho anh chị em. Amen.
Về mục lục
MỜI ÔNG Ở LẠI
Tuần 3 Phục Sinh-A: Lc 24, 13-25
Lm Jos. DĐH, HP. Xuân Lộc
Kiến thức phong phú cho ta sự tự tin khi đối phó với mọi tình huống. Ý chí quyết tâm minh chứng ta dồi dào năng lượng, đang sử dụng tự do của mình cách tốt nhất. Bản lĩnh, không dễ ngã gục trước thất bại, phần nào chứng tỏ ta tạm trưởng thành, ví như lúc sai sót, việc làm kết quả không như ý, lại trở thành cơ hội vàng giúp ta rút tỉa kinh nghiệm. Quan niệm ở đời, người dũng cảm, không có nghĩa là không sợ khổ đau bầm dập, chính xác là sợ, nhưng luôn mạnh dạn tiến lên. Thắng không kiêu, thua không nản, được xem là động lực cần thiết, để đến đích thành công, vì: quan trọng không phải là đi nhanh hay chậm, miễn sao là đừng quay đầu bỏ cuộc. Để khuyên con cháu tự tin, đừng tự mãn, cha ông ta nói rằng: đừng chọn mua cuốn sách chỉ vì sự hấp dẫn bởi cái bìa, cũng đừng phán xét ai chỉ theo dáng vẻ bên ngoài. Nói cách khác, đừng yêu ai bằng mắt thể xác, mà hãy yêu bằng mắt tâm hồn.
Các chuyên gia tâm lý nhắn nhủ các bạn trẻ: nếu bạn thích một người, hãy can đảm nói ra, nếu không, hãy can đảm nhìn người đó rẽ sang một hướng khác ! Đấng phục sinh vì yêu, đã theo sát và đồng hành với hai môn đệ làng Emau, lắng nghe hai ông trút bầu tâm sự: “chắc ông là khách hành hương duy nhất không biết chuyện vừa xảy ra mấy ngày nay…”. Điều kỳ diệu không khỏi làm nhiều người giật mình: đàn ông con trai yêu bằng đôi mắt, nhưng lại khóc bằng trái tim ! Trong khi hai môn đệ mắt bị phủ kín bởi buồn chán, thất vọng, để rồi miệng lưỡi cứ tuôn ra lời ai oán, khó hiểu, tại sao chết, chôn táng, tại sao có tin đồn Thầy sống lại, còn Thầy thì chẳng thấy đâu ? Hai môn đệ chê Vị khách lạ vô tâm vô tư đến độ không hay biết sự việc vừa xảy ra ở Giêrusalem, ấy thế, Vị khách lạ lại biết lắng nghe, cảm thông, và rất am tường về kinh thánh.
Chân lý cuối cùng trên cõi đời này là tình yêu, yêu là sống, còn sống là còn yêu. (Voltaire). Phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa, Thầy Giêsu vì yêu đã vâng lời Chúa Cha, chịu chết trên thập giá, được chôn táng và sống lại, Ngài là tình yêu bất tử được ban cho nhân loại. Đấng phục sinh không còn lệ thuộc thời gian, không gian, ơn bình an và tình yêu của Đấng phục sinh, không giới hạn nơi các tông đồ hay một số người thánh thiện, nghĩa là tình yêu Đấng cứu độ sẽ đến với cả người tội lỗi. Mời Thầy đồng hành hay Đấng phục sinh tự xuất hiện, đều là cách diễn tả tình yêu của Đức Kitô đã và đang trải rộng khắp thế giới. Đấng phục sinh chính là Lời yêu thương củng cố niềm tin, cụ thể nơi hai môn đệ làng Emau. Đấng phục sinh giải thích kinh thánh, và mở trí mở lòng cho các ông, cho chúng ta: cuộc đời mỗi người là một cuốn sách, gặp trang sách buồn, hãy mạnh mẽ lật trang khác, đừng gấp lại, đừng bỏ cuộc.
Mời ông ở lại hay xin Đấng đã chiến thắng tử thần, đoái thương, quan tâm đến đoàn chiên, vẫn mãi là điều kiện thiết thực mà mỗi người đang tự do bày tỏ niềm tin của mình. Có ai là vô tội, có ai là toàn thiện, có ai tự sửa chữa được tính hư tật xấu của mình ? Có thể nhiều người ảo tưởng cho rằng: tôi không nhìn điều xấu, tôi không nghe chuyện xằng bậy, không nói điều sai quấy, và chẳng hề làm chuyện thất đức, thế là ok ! Đúng là tự ban đầu ai cũng tóc đen máu đỏ, nghĩa là mọi người đều có tâm trạng trước đau khổ hay hạnh phúc, bởi từ sâu thẳm tâm hồn đã được nhắc nhớ sống yêu thương, bổ túc, giúp nhau, đạt tới hạnh phúc. “Mời ông ở lại với chúng tôi vì trời đã chiều và ngày sắp tàn…”. Chắc không phải là xã giao, không phải vì đói khát, mà vì sự cháy bỏng giữa tình Thầy-trò, dù sao vẫn mang một nghĩa cử đẹp: lời chào cao hơn mâm cỗ.
Mời ông ở lại: chuyện buồn, chuyện vui, chuyện ông Giêsu Nagiarét, chuyện các thượng tế và kỳ lão cư xử bất công, xin hãy gác lại, hãy nói về tình bạn, tình yêu thương, đào sâu hơn việc phải qua đau khổ thập giá rồi mới tới vinh quang. Mời ông ở lại, vì sự đồng hành của bạn, vì những gợi ý từ cựu ước, đã và đang làm rung động con tim khối óc, đang làm sáng tỏ tâm tư nơi anh em chúng tôi. Mời ông ở lại, tình bạn, tình yêu, đánh động ký ức chúng tôi nhớ đến Vị Thầy, và đúng rồi, việc bẻ bánh, cho biết bạn là Thầy Giêsu, là Đấng phục sinh đang thức tỉnh anh em chúng tôi. Thật là vui: nợ ai một chút chớ quên, ơn ai một chút phải nên đáp đền. Tình bạn, tình Thầy-trò, tình Chúa yêu thương, thật kỳ diệu, dù muốn hay không, nào ai điều khiển được ? Hãy đứng thẳng lên, hãy tin rằng: nước mắt chảy xuôi, cha mẹ thương con, thầy thương trò, dù con quậy phá, trò lười biếng !
Mời ông ở lại, dù nhút nhát dại khờ, chậm tin hay cứng lòng tin, Thầy đã nhắc và chúng con ghi nhớ, dù trang sách dơ bẩn của con được tẩy xoá, dù trở lại Giêrusalem, nhưng chúng con không thể sống mà thiếu tình yêu thương của Thầy ! Mời ông ở lại, nhắc nhớ tình liên đới hiệp thông giữa tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể, lưu ý hành trình đời người sẽ tới bến bờ bình an khi có Đấng phục sinh. Mời ông ở lại, còn là kinh nghiệm quý báu, vì: cái mất đáng tiếc nhất là thời gian, cái mất đáng buồn nhất là cơ hội, cái mất đáng sợ nhất là niềm tin ! Đấng phục sinh không nói đến tội hay phúc, không nhắc lại quá khứ, không hứa hẹn tương lai, và hài lòng với thời khắc hiện tại: “mời ông ở lại với chúng tôi”. Hãy vui lên, Đấng phục sinh hằng ở cùng ta. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam