Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 77
Tổng truy cập: 1356636
NGƯỜI MỤC TỬ TỐT LÀNH
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
“Thí mạng sống mình vì chiên”: nguyên ngữ: “để tâm hồn mình cho”; nên đối chiếu thành ngữ với công thức “thí mạng sống” của Mc 10,45 là tiếng xem ra phát xuất từ Is 53,12 (Bài ca Người Tôi tớ).
“Ta biết chiên Ta”: Theo truyền thống Thánh kinh, sự hiểu biết giữa người với người bao hàm tình yêu. Sự hiểu biết liên kết Chúa Giêsu với thân thuộc Người bắt nguồn và tìm được sự sung mãn trong tình yêu nối kết Con với Cha.
“Ta còn những chiên khác không thuộc về ràn này”: Ràn này là ràn của Hội đường, của Israel, ám chỉ rõ ràng, đến tất cả dân ngoại sẽ tin vào Chúa Giêsu. Chúa Giêsu gọi họ là chiên của Người trước, vì họ đã thuộc về Người rồi do sự tiền định và do ý hướng tốt của tâm hồn họ. Vì thế, “họ sẽ nghe tiếng Người” khi Tin mừng được rao giảng cho họ.
“Ta thí mạng sống Ta”: Ba lần (cc.11.15.17) Chúa Giêsu lặp lại công thức vừa nói (nguyên ngữ: Ta để hay gởi mạng sống Ta). Qua văn mạch ta thấy từ ngữ này, thuộc riêng về Gioan, tương đương với các từ ngữ gặp được trong Tin Mừng Nhất Lãm (Mt 20,28; Mc lo,45). Ở đây Chúa Giêsu nhấn mạnh đến tính cách bộc phát và tự do của việc Người hy sinh. Dù chết vì vâng lệnh Cha (c.18), Người vẫn hoàn toàn độc lập với những tác giả gây nên cái chết cho người. Giuđa, các thủ lãnh Hội đường, Philatô, các lý hình chỉ bắt buộc được điều Người muốn chịu và khi đến giờ của Người thôi (13,1).
“Đó là lệnh truyền Ta đã nhận nơi Cha Ta”: Các thần học gia không đồng ý với nhau về bản chất thánh ý này của Chúa Cha, được biểu lộ ra cho Chúa Con xét như là người: phải chăng đó là một mệnh lệnh hay là một ý thích của Chúa Giêsu Kitô? Dù người ta bảo thế nào, thì rõ ràng thánh Phaolô, với những từ ngữ minh xác nhất, vẫn nói đến sự “vâng phục của Chúa Kitô” trong công cuộc cứu chuộc thế gian nhờ chết trên thập giá (Rm 5, 19; Pl 2,8; Dt 5,8).
“Và có quyền lấy lại”: Quyền Phục sinh là quyền hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, và vì thế đồng nhất trong Ba Ngôi. Bởi vậy Luca (Cv 2,24; 3,15; 4,10 v.v…) và Phaolô (2Cr 4,14 …) gán nó cho Chúa Cha và cho cả Thánh Thần; còn Gioan ở đây lại gán cho Chúa Con.
KẾT LUẬN
Chỉ có vài trang Tin Mừng thôi mà Gioan cũng diễn tả một cách không kém mạnh dạn và đơn sơ cái hồng ân được có Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, như là sự mặc khải về nguồn tình yêu, sự sung mãn của ơn cứu rỗi và cả trung tâm xuất phát ánh sáng cùng sự sống. Nơi con người của Chúa Giêsu, chủ đề Thánh Kinh cổ xưa về Thiên Chúa Mục tử xuất hiện cách trẻ trung kỳ lạ và được hoàn tất ngoài sức hy vọng của loài người.
Ý HUỚNG BÀI GIẢNG
1) Nền văn minh chúng ta không còn biết đến những đàn chiên nữa. Chỉ biết đến một loại đàn khác là đàn xe, đàn người vô danh đông đảo trong các thành phố lớn. Ngày nay, để nói với chúng ta, chắc rằng Chúa Giêsu cũng sẽ lấy những hình ảnh rút ra từ cuộc sống thành thị hiện đại, nhưng giáo huấn Người vẫn như xưa. Và điều Người dạy chúng ta, là Người vẫn luôn hiện diện giữa thế giới chúng ta hôm nay, cũng trà trộn vào thế giới chúng ta như xưa mục tử trà trộn với đoàn chiên mình. Một trong những đặc điểm của mục tử là tham dự vào cuộc sống của đàn chiên, hợp làm một với chúng. Ông không ở ngoài, nhưng đứng đầu đàn chiên qua sự so sánh này, Chúa Giêsu muốn dạy rằng Người hiện diện trong nhân loại và đứng đầu nhân loại. Không một ai trong thời đại nào thoát ra khỏi sự chăm sóc của Đấng muốn dẫn dắt mọi người đến nơi gặp được hạnh phúc đích thực cả. Chỉ cần một dữ kiện, là con người phải chấp nhận, nhất là nhờ đức tin, trở thành phần của “đàn chiên” mà Chúa Kitô là mục tử tốt.
2) “Ta biết chiên Ta… như Cha biết Ta”. Chúng ta đi vào một vùng của tâm hồn, nơi có nhu cầu sâu xa nhất của con người đấy. Thật vậy, con người đau khổ vì cái gì nhất? Thưa vì cảm thấy cô đơn. Không một cảm tình, một trực giác, một chú ý nào có thể tiến vào chốn thâm tâm của hữu thể chúng ta cả. Có một trung tâm của ý thức chúng ta mà không ai (ngay cả chúng ta) có khả năng vào được; và chính ở trung tâm ấy, chúng ta cảm thấy cô đơn. Các khoa học nhân văn, nhất là tâm lý học, cố gắng làm cho nổi lên trình diện tri thức khoa học những cấu tạo bí ẩn của vô thức. Dầu chúng ta thành công hay không, thì luôn luôn vẫn còn có một trung tâm bất khả giản lược, nơi con người cảm thấy cô đơn đối với chính mình, với các vấn đề và định mệnh của mình. Con người đau khổ vì không được ai biết rõ mình. Thế mà đây Chúa Giêsu lại nói Người biết rõ con người như Chúa Cha biết Chúa Con. “Như Cha biết Ta”, điều này muốn bảo Chúa Giêsu biết con người với một tri thức trực tiếp đi đến tận đáy sâu của họ. Và tri thức này đầy tình yêu mến. Như thế Chúa Giêsu làm cho con người không còn cô đơn. Đấng đã biết rõ con người thì không kết án nó, nhưng ngược lại sẽ thương yêu nó với một tình yêu hoàn toàn và có tính cách cứu chuộc.
3) Chúng ta có nhạy cảm trước nỗi cô đơn của người anh em ở chung quanh ta không họ sẽ cảm thấy phần nào được chúng ta biết đến, và do đó phần nào được thoát khỏi nỗi cô đơn của họ nếu chúng ta cố gắng biết họ như Chúa Giêsu đã biết họ. Nghĩa là nếu chúng ta đặt mình trong cái nhìn đầy yêu mến của Chúa Giêsu đối với họ.
4) Dù là gì đi nữa: linh mục, giáo chức, cha mẹ hay chỉ là anh em của những người anh em, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về những kẻ chung quanh, và do đó là mục tử trong mức độ trách nhiệm của chúng ta. Và vì là mục tử, chúng ta phải yêu thương anh em chúng ta đến độ sẵn sàng hiến mạng sống mình cho họ theo gương Chúa Giêsu.
5) Hy tế Thánh lễ, việc tái diễn theo nghi thức hy tế thập giá, dẫn đưa chúng ta một cách hiện thực vào mầu nhiệm chết vì đàn chiên của Mục tử tốt. Việc gặp gỡ có tính cách cộng đồng và cá nhân giữa chúng ta với Người phải tăng thêm sự thân tình với Mục tử của chúng ta và dần dần biến đổi chúng ta thành những mục tử tốt, hoàn toàn hiến thân cho anh em Có như vậy, chúng ta mới tìm được hạnh phúc đích thực, hoàn toàn.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH- B
HẠT LÚA MỤC NÁT- ĐTGM. Jos. Ngô Quang Kiệt
Dân Do Thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Đức Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những âm thanh của tâm hồn và tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Đức Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán ràng buộc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Nguơì cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.
Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.
Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.
Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.
Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.
Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Đức Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?
2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.
3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào?
4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam