Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 34
Tổng truy cập: 1361694
NHÀ CHA THẦY
Trong những ngày lễ lớn, người ta thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Họ thuộc mọi thành phần: già trẻ lớn bé, không phân biệt giai cấp, chủng tộc. Họ đến nhà thờ từ muôn nẻo đường: từ xa lộ tối tân trong những nơi phồn hoa đô thị, đến những con đường mòn sỏi đá, gập ghềnh, quanh co, chạy qua những thung lũng, núi đồi hay trên những lối đi thôn dã lầy lội trơn trượt. Dù đi trên những con đường khác nhau cũng đều dẫn tới con đường duy nhất là con đường Giêsu, để về nhà Chúa Cha.
“Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”, nhà Cha Thầy rộng lớn không biên giới, được xây trên đá tảng kiên cố, bền vững là chính Đức Giêsu Kitô Phục sinh (1Pr. 2, 4). Nhà Cha Thầy không phải là nhà Davit, không ai được chiếm hữu cho một dòng họ sang trọng nào, cho một dân riêng nào. Nhà Cha Thầy rộng mở cho mọi tầng lớp nhân dân, cho mọi dân tộc, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nô lệ hay tự do, khỏe mạnh hay tàng tật. Nhà Cha Thầy không thu hẹp vào phần đất nào, ranh giới nào, dù Samari hay Giuđa, Do thái hay Hy lạp. Nhà Cha Thầy rộng dài, cao sâu, lan tràn mọi lãnh thổ, thấm tận vào lòng mọi dân tộc.
Xưa Giêrôbôam và Rôbôam đã chia rẽ nhau thống trị nhà Israel và Giuđa, chúng đã lợi dụng Thiên Chúa để củng cố ngai vàng của mình, Thiên Chúa đã phán với Giêrôbôam: “Này tế đàn của ngươi sẽ vỡ tan tành, tàn tro tế lễ của ngươi sẽ đổ xuống (1V. 13, 3). Phần nhà Giuđa, sau này Đức Giêsu cũng phải khóc thương Giêrusalem vì “đã biến nhà Cha Thầy thành chợ búa, hang trộm cướp để trục lợi” (Ga. 2, 16 ; Lc. 19, 39-46 và 21, 5).
Con người lúc nào cũng mang đầy tham vọng, lợi dụng nhà Cha Thầy để mưu cầu danh vọng cá nhân, dòng họ, xứ sở, địa phương mình. Vì thế “những kiến trúc vĩ đại hào nhoáng của loài người sẽ bị thay thế” (Mc. 13, 1-4). Đức Giêsu sẽ xây lại một Đền thờ mới cho Cha Người, đó là chính thân thể Người từ cõi chết sống lại (Ga. 2, 19-22). Từ Đền thờ mới này Êgiêkiel đã được thị kiến: “Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được sạch và được sống” (Êz. 47, 8-9). Đó chính là “trời mới, đất mới, Giêrusalem mới, là nhà Thiên Chúa ở với dân Người, Người là Thiên Chúa ở cùng họ. Người sẽ lau sạch nước mắt chúng sinh. Chết sẽ không còn nữa, phiền muộn, kêu gào, khổ nhọc sẽ không có nữa, vì điều cũ đã qua rồi (Kh. 21, 3-4).
Nhà Cha Thầy cũng là đền thờ Chúa Thánh Thần dược xây bằng những viên đá sống động do chính Thiên Chúa tuyển chọn, là những người tin Đức Kitô. Người làm cho họ thành một dân thánh, dân tư tế dâng lên những lễ vật đẹp lòng Cha và đi loan truyền công trình vĩ đại của Cha Thầy (Bài đọc II).
Vậy nhà Cha Thầy vừa là Đền thờ sống động của Thánh Thần vừa là Thân thể Phục sinh vinh quang của Thầy có những chi thể được gắn bó, được sống lại với Thầy, vừa là trời mới đất mới của Cha Thầy ngự trị. Cho nên con đường về nhà Cha Thầy cũng chính là Thầy: “Thầy là Đường”, đường dẫn về nhà Cha Thầy, vì “Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy”.
Lạy Cha, Cha đã thương yêu chúng con quá bội, đã cho Con Cha là đường dẫn tới Cha, đã cử Con Cha là kiến trúc sư xây dựng nhà Cha cho chúng con, đã trao mọi quyền năng cho Con Cha, để Người dọn chỗ cho chúng con, để Người đem chúng con về với Cha hằng sống, trong tình thương yêu chúng con muôn đời.
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH- A
NHÀ CHA– Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Những điều làm chúng ta lo lắng nhiều trong cuộc sống đời tạm này là tìm kiếm có nhà để ở, có của ăn nuôi dưỡng, có gia đình, bạn bè và bà con thân thuộc chung sống. Chứng kiến cảnh những người vô gia cư sống lang thang nay đây mai đó, chúng ta thấy thật tội! Trong khu vực tôi đang phục vụ, hàng ngày tôi vẫn thấy có nhiều người vô gia cư sống bên lề đường. Một hôm tôi bắt truyện với một người và mới được biết anh là người Việt Nam. Ngày trước, quê ở Saigòn, anh được bảo lãnh sang Hòa Kỳ theo diện con lai. Không may mắn, vợ con từ bỏ và đi sống ở tiểu bang khác. Anh bơ vơ một mình. Quanh năm suốt tháng, với năm ba cái vali và bao bì, anh di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia bên lề đường. Tôi không biết anh giải quyết các nhu cầu cá nhân ở đâu. Mùa Hè qua, mùa Đông đến, anh luôn có mặt đó. Anh không xin ăn. Anh đứng hoặc ngồi đó, miệng luôn lẩm bẩm nói điều gì không rõ. Biết rằng anh có bệnh trong người, nhưng hình như anh an phận và không than van trách móc. Tôi nghĩ có lẽ tâm trí của anh không được bình thường lắm. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi làm sao anh có thể sống sót ngoài đường sương gió tuyết lạnh và nóng nảy quanh năm suốt tháng như vậy. Anh không có nhà để về, không có nơi để ở và không có chốn để dung thân. Chính anh lại không muốn vào ‘shelter’ chỗ sống chung dành cho người vô gia cư. Thật đáng thương! Thân phận một đời người. Tôi chẳng giúp được gì cho anh.
Chúng ta dù có đi đâu, rồi cũng mong về nhà. Nhà là tổ ấm của yêu thương. Ai ai cũng mong có một mái nhà để được đùm bọc sinh sống. Dù là mái tranh nghèo, nhưng cuộc sống ấm áp là đủ. Người ta thường nói: Hai trái tim vàng, một túp lều tranh là thế. Thật là lý tưởng và đơn sơ. Trong thực tế cuộc sống văn minh ngày nay, hình như sự đòi hỏi các phương tiện và nhu cầu cuộc sống cao hơn nhiều. Nhưng chúng ta biết rằng nhà to hay nhỏ không quan trọng, điều cần thiết là có mái nhà. Nhà là nơi mọi thành viên trong gia đình có thể qui tụ và vui hưởng hạnh phúc bên nhau. Chúng ta đang trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta chỉ có thể sống tạm nơi đây một thời gian. Đôi khi, vì nhu cầu cuộc sống, chúng ta đã chuyển đổi từ nơi này tới nơi khác nhiều lần. Cho nên các ngôi nhà dù có xây cất kiên cố, cũng không thể giữ chân của chúng ta tại một chỗ. Chúng ta luôn phải đi kiếm tìm cuộc sống tươi đẹp hơn. Ai cũng như ai, cuộc đời con người bước tới và phát triển mỗi ngày. Dù nhà có sang có đẹp, rồi một ngày nào đó, mỗi người chúng ta đều phải giã từ.
Niềm tin hy vọng của con người trên trần thế có cùng đích và có nơi để về. Chúa Giêsu sau khi phục sinh từ cõi chết, Ngài đã mạc khải cho các môn đệ: Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con (Ga 14, 2). Chúa Giêsu đi trước để dọn chỗ cho chúng ta. Còn gì hạnh phúc hơn. Chúng ta biết chắc chắn là sẽ có đường để đi theo và có nhà để tới. Chúa Giêsu mở một chân trời mới đáp ứng mọi ngưỡng vọng của đời người. Có người ví đời người như cánh bèo trôi, lênh đênh dòng nước, khi trôi khi dừng, lững thững theo dòng nay đây mai đó và cuối cùng tàn rụi. Nhưng người có niềm tin vào Thiên Chúa là có niềm hy vọng. Đời tạm này sẽ đi qua và cuộc đời trần thế sẽ kết thúc, nhưng hồn thiêng sẽ sống mãi. Chúa Giêsu đã hứa sẽ trở lại đón chúng ta về nhà Cha. Ngày hạnh phúc đó, xác hồn kết hợp trong một cuộc sống mới và nơi đó không còn bóng dáng sự chết.
Chúa Giêsu đã dọn cho chúng ta có chỗ dung thân đời đời. Nhưng để tìm đạt cùng đích của cuộc đời, chúng ta không thể đi con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã vạch ra. Chúa nói: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy (Ga 14, 6). Con đường dẫn tới sự sống viên mãn là con đường sự thật. Chúa Giêsu đến trần gian là để làm chứng cho sự thật. Có rất nhiều người chưa hiểu biết sự thật là chi? Sự thật là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa giáng thế làm người và đã hy sinh thân mình để cứu độ chúng sinh. Chúa Kitô là sự thật tuyệt đối. Sự thật của Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi điều bất chính. Sự thật thì đơn sơ, trong sáng và thanh khiết. Chúa Thánh Thần chính là Thân Chân Lý. Muốn học biết sự thật, chúng ta phải biết hướng thiện và tìm về nguồn cội rễ của sự hiện hữu. Thiên Chúa Cha đã mạc khải sự thật qua chính Con Một của Người. Chúng ta chỉ có thể đến với Chúa Cha qua Đức Kitô.
Ngay sau khi Chúa Giêsu về trời, các tông đồ đã ra đi làm nhân chứng. Công việc chính yếu của các ngài là: Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Thiên Chúa (Tđcv 6, 4). Sứ vụ của các tông đồ là cầu nguyện và rao giảng. Các tông đồ đã nhiệt tâm và hăng say rao giảng tin mừng Chúa Kitô phục sinh và đón nhận các tín hữu. Đặt nền tảng và xây dựng Giáo Hội sơ khai. Tuy phải đối diện với nhiều khó khăn cả về mặt tôn giáo và xã hội, các ngài đã can đảm vượt qua mọi gian khổ để mở mang Nước Chúa: Lời Chúa lan tràn và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin (Tđcv 6, 7). Giáo hội mở rộng cửa và có rất nhiều người đã ăn năn sám hối trở về gia nhập đạo thánh. Hình thành tổ chức của Đạo Công Giáo thời sơ khai là do chính các người Do-thái. Họ đã giơ tay xin đóng đinh Chúa Giêsu vào thánh giá, nay trở thành môn đệ của Chúa. Một số các vị tư tế xin giết Chúa, nay cũng tin nhận Chúa Kitô phục sinh và ăn năn sám hối đổi đời.
Niềm tin vào Chúa Kitô là căn cốt của ơn cứu rỗi: Vậy vinh dự cho anh em là những kẻ tin; nhưng đối với những người không tin, thì tảng đá mà thợ xây loại bỏ, đã trở thành đá góc tường (1Petr 2, 7). Chúa Kitô trở thành tảng đá góc của niềm tin. Chúa Kitô là tất cả, là đầu hết và là cùng đích. Mọi sự đều qui phục dưới chân Người. Các tông đồ đã nhờ Danh của Đức Kitô làm mọi sự lạ lùng: Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha (Ga 14, 12). Chúa Giêsu trao ban trực tiếp cho các tông đồ quyền giảng dậy, làm các phép lạ và xua trừ ma quỉ. Biết rằng, không thể cáng đáng mọi công việc, các tông đồ đã tuyển chọn và đặt tay cầu nguyện trên những người cộng tác tiếp tục sứ mệnh. Ân sủng của Chúa Kitô là kho tàng chung của Giáo Hội được kế thừa qua mọi thời.
Thánh Phêrô tràn đầy sinh lực của Chúa Thánh Thần đã mạnh dạn công bố tin mừng và xác tín điều giảng dậy: Còn anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người (1Petr 2, 9). Chính nhờ Chúa Kitô, cùng với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, các tín hữu trở thành dân riêng được tuyển chọn. Qua Bí tích Thanh Tẩy, mỗi người được trở nên tạo vật mới, được tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô và được chung phần gia nghiệp mà Chúa đã dọn sẵn cho. Chúa Kitô là trưởng tử đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Ngài đã chuẩn bị sẵn chỗ cho chúng ta trong Nhà Cha của Ngài.
Lạy Chúa, hôm nay là ngày Chúa đã dựng nên, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan. Chúng ta hãy sống niềm vui phục sinh ngay khi còn đang lữ hành dưới thế. Xin cho chúng con luôn biết dõi theo con đường chính thật để đạt tới sự sống đời đời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam