Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 55
Tổng truy cập: 1355155
Nhận Diện Sai
NHẬN DIỆN SAI

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: ‘Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi và cứu cả chúng tôi với!’ Nhưng tên kia mắng nó: ‘Mầy đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mầy cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!’ Rồi anh ta thưa với Chúa Giêsu: ‘Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!’ Và Người nói với anh ta: ‘Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng’.” (Lc 23, 35-43)
* * *
Một trong những giáo sư Anh văn của tôi luôn nhấn mạnh rằng khi viết một bài tiểu luận, chúng ta phải bắt đầu viết câu cuối cùng trước. Tôi đã tuân theo lời chỉ bảo đó khi soạn thảo các bài giảng. Tôi nhận thấy lời khuyên bảo đó thật hữu ích vì đã giúp tôi tập trung vào một tiêu điểm.
Cuối cùng tôi nhận thấy bài chia sẻ này rất đơn giản: đừng sống với đôi mắt khép kín. Giờ đây điều đó xem ra rõ ràng quá. Không có gì độc đáo trong điều diễn tả đó hết. Thật thú vị, Chestertonđã định nghĩa: “Thiên tài là khả năng quan sát điều gì minh bạch, hiển nhiên.”
Một vị thanh tra học đường một hôm đi quan sát một lớp học trong quận hạt mình. Ông ta là một người nóng nảy. Khi ông đang quan sát lớp học dành cho nam sinh, nhưng không thể tập trung được, vì tiếng động vang lên từ lớp học bên cạnh. Càng lúc càng ồn ào, ông mất tự chủ, đã giận dữ chạy xông vào lớp học ồn ào đó, nắm cổ một trong những đứa con trai lớn đầu nhất là đứa đang nói ồn ào nhất. Ông kéo hắn ta ra ngoài hành lang, đẩy hắn đứng sát vách tường và gào lên: “Bây giờ mầy hãy câm mồm lại và đứng yên. Mầy đứng đó cho tới khi tao trở lại.”
Một lúc sau, một em bé nhỏ tuổi hơn hết, đi vào lớp học có vị thanh tra và nói: “Ông ơi, xin trả lại thầy giáo của chúng con!” Đó là một trường hợp nhận diện sai!
Bài Phúc Âm hôm nay cũng nêu lên một trường hợp nhận diện sai. Một người vô tội đứng dựa lưng vào tường. Đó là Chúa Giêsu, người con độc nhất của Thiên Chúa. Vua Hêrốt ở đó, nhưng đã không nhận ra Ngài. Quan Philatô ở đó, cũng không nhận ra. Quân lính cũng không nhận ra nữa. Những vị lãnh đạo tôn giáo cũng ở đó và đáng lẽ ra họ nên biết rõ hơn. Tất cả họ đều có tội “nhận diện sai” bởi vì, xét về mặt tâm linh, đôi mắt của họ bị khép kín. Kết quả là họ đã xét xử một cách sai lầm thảm thương. Một người vô tội đã bị kết án tử hình.
Thiên Đàng
Thật hết sức dị thường, một người duy nhất nhận ra Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay lại là một tội nhân. Một người đồng cảnh ngộ phạm tội ác với anh cũng nằm trong số những người không nhận ra Chúa Giêsu. Kẻ trộm lành, như nhiều người biết đến, là kẻ duy nhất đã nhận ra Chúa Giêsu. Và đó là chìa khoá cho lời thỉnh cầu táo bạo. Anh đã xin được ân xá: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23, 42). Chúa Giêsu đã ban cho anh một lời đoan hứa bất tử: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23, 43). Thiên Đàng! Thiên Đàng nào?
“Thiên Đàng” là một từ ngữ Ba-tư. Bên dưới từ ngữ đó hàm chứa một ý tưởng dễ thương. Từ ngữ đó có nghĩa là “ngôi vườn ở giữa những bức tường”. Người Ba-tư – ngày nay được gọi là người dân Iran – được nổi tiếng về những ngôi vườn xinh đẹp của họ. Tôi đã xem thấy. Tôi đã sống ở Iran hai năm. Khi nào một vua xứ Ba-tư chọn riêng một thần dân để vinh danh đặc biệt thì nhà vua mời người đó sánh bước với mình trong ngôi vườn được những bức tường bao bọc…ở trong vườn địa đàng của ngài.
Thật là một lời hứa tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã ban cho người ăn trộm ở trên cây thánh giá: Hôm nay tôi sẽ vinh danh anh. Anh sẽ sánh bước với tôi trong ngôi vườn của tôi. Người ta cũng có thể nói Chúa Giêsu đã trao cho anh ta chìa khoá của ngôi vườn nữa!!!
Phải là người ăn trộm mới bắt được trộm
Cuối cùng, người ta có thể nói rằng người trộm lành là một kẻ ăn trộm. Anh đã ăn trộm giữa ban ngày. Anh đã ăn trộm một cách tài tình và thành công khi rơi xuống hố thất bại. Anh đã giật lấy Nước Trời từ tay Chúa Giêsu khi đang thở hấp hối. Bí quyết của anh ta là gì? Một cách hiển nhiên, bí quyết của anh ta là trong hoàn cảnh thật sự quan trọng, anh đã sống với đôi mắt rộng mở. Anh đã nhận biết Chúa Giêsu là Chúa Ki-tô Vua. Đó là chìa khoá cho cuộc sống bây giờ và đời sau.
“Thấy” là điều nghịch lý lớn lao trong Thánh Kinh. Điều nghịch lý đó là có những người với đôi mắt sáng nhưng lại mù, và những người mù lại thấy được. Những nhà thần bí gia nói về đệ tam nhãn (con mắt thứ ba), con mắt của linh hồn. Chúa Giêsu là nhà thần bí gia lớn lao hơn hết trong tất cả những nhà thần bí gia. Từ ngữ “nhà thần bí gia” (mystic) xuất phát do cụm từ “điều huyền bí” (mystery). Nhà thần bí gia là một người có thể thấy rõ tâm điểm của vấn đề. Chúng ta đã đọc câu tuyệt diệu này trong cuốn tiểu thuyết “The Little Prince” (“Vị Tiểu Hoàng Tử”): “Điều chủ yếu thì mắt phàm không thể thấy được”
Người trộm lành, vào cuối cuộc đời, đã thấy điều chủ yếu và đã ôm lấy, không chút hổ thẹn. Anh đã ôm lấy chân lý và chân lý đã giải thoát anh, khiến anh tự do sánh bước với Thiên Chúa trong mảnh vườn được các bức tường bao quanh là “Thiên Đàng”. Chúng ta nên học hỏi nơi anh. Cuối cùng, phải là người ăn trộm mới trộm được!!!
Trích trong tác phẩm IN STEP WITH GOD,
Linh Mục Vincent Travers, OP
Đỗ Tân Hưng chuyển dịch
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam