Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 28
Tổng truy cập: 1359261
NHẬP THỂ, MẦU NHIỆM CỦA TÌNH YÊU CỨU ĐỘ
Chúng ta càng lúc càng tiến gần mầu nhiệm Giáng sinh. Chúa nhật tuần này chúng ta bắt đầu nghe tường thuật theo tin mừng Luca về việc truyền tin cho trinh nữ Maria ở Nazarét. Người trinh nữ này được xác định rõ là đã đính hôn với Giuse thuộc chi họ Đavít, và tên của bà là Maria. Từ hiệu quả của Hồng ân Phục sinh với sức mạnh của Thánh Thần trên cộng đoàn Giáo hội, thánh Luca đã nhìn lại mầu nhiệm Giáng sinh của Ngôi Lời nhập thể. Đức Giêsu quả thật là Thiên Chúa, người là hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho con người sau bao nhiêu cố gắng và chờ đợi lâu dài của con người. Một sự tạo dựng mới đầy tràn sức mạnh Thánh Thần được ghép vào trong thế giới con người chúng ta để đổi mới thế giới và con người từ bên trong. Một sự sinh hạ do bởi tác động của Thánh Thần trên trinh nữ Maria.
Trong tường thuật của Luca, ngay từ lời chào của sứ thần dành cho trinh nữ Maria không phải chỉ là một lời chào thông thường mà là một cách nói rất đặc biệt nói lên tình trạng rất lạ lùng mà Thiên Chúa dành cho Maria : “Kính chào bà đầy ơn phúc, Chúa ở cùng bà”. Đây là một tên mới dành cho Maria. Maria là người trinh nữ được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn đặc biệt và gìn giữ toàn vẹn. Thiên Chúa dành cho Maria một sự chăm sóc đặc biệt bằng mọi ơn sủng để Maria không hề ở dưới bóng dáng của tội lỗi mà ngược lại luôn ở trong sự kết hợp ân sủng mật thiết với Thiên Chúa để có thể cộng tác hiệu quả vào việc đón nhận con Thiên Chúa nhập thể làm người. Đồng thời thiên sứ cũng giải thích lý do của việc thăm viếng bằng cách báo cho Maria biết bà sẽ thụ thai và sẽ sinh con trai và con của bà sẽ được gọi là con Đấng Tối cao, và sẽ thừa hưởng ngai vàng Đavít tổ tiên người.
Đứng trước một ơn trọng đại như thế, được phúc làm mẹ của người con sẽ được thừa hưởng ngai vàng Đavít, lẽ ra Maria phải rất vui mừng. Nhưng Maria đã rất khiêm tốn và chân thành hỏi làm sao điều này có thể xảy ra. Sứ thần đã giải thích rằng Maria mang thai do quyền năng Thánh Thần, và người con bà sinh ra sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Sau cùng Maria đã hết lòng ưng thuận với tâm tình khiêm tốn vâng theo thánh ý Chúa. Mầu nhiệm giáng sinh muốn nói chân lý này: đây không phải là sự sinh hạ bình thường do bởi sự kết hợp vợ chồng, nhưng đây là việc Thiên Chúa đến với con người, nhập thể làm người và trở nên bé nhỏ để ở trong lòng một trinh nữ, đón nhận một sự sinh hạ bình thường như mọi trẻ thơ. Chỉ có điều là hài nhi này được cưu mang bởi một trinh nữ và do tác động quyền năng của Thánh Thần làm cho chúng ta hình dung một sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại. Người con này đã được Thiên Chúa âu yếm ban tặng cho con người. Cách trình bày làm vang vọng lại câu chuyện được tường thuật trong sách 2 Samuel chương 7. Lúc bấy giờ vua Đavít đã được yên bề khỏi mọi quân thù, ông ở trong đền vua làm bằng gỗ bá hương, còn hòm bia Thiên Chúa thì vẫn ở trong lều tạm nên băn khoăn chia sẻ những ưu tư của mình cho tiên tri Nathan. Và ngay trong đêm đó, tiên tri Nathan đã được một thị kiến của Chúa sai ông đến nói với Đavít rằng không phải là Đavít sẽ xây cho Chúa một căn nhà nhưng chính Chúa sẽ tạo lập cho Đavít một ngôi nhà. Điều này ám chỉ Chúa sẽ cho triều đại của Đavít được trường tồn qua mọi thế hệ đến muôn đời. Lời hứa của Thiên Chúa cho nhà Đavít được vững bền muôn đời được những người do thái ghi nhớ mãi, nhưng họ không biết Thiên Chúa sẽ thực hiện thế nào và khi nào, thì giờ đây, bài tường thuật truyền tin của Luca muốn nhấn mạnh Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa với nhà Đavít. Người con này là người con Thiên Chúa âm yếm ban tặng không phải từ một cung điện hoàng tộc mà nơi một trinh nữ Nazarét, nhưng được đính hôn với Giuse là một người thuộc dòng dõi Đavít. Câu chuyện đã cẩn thận ghi lại câu hỏi của trinh nữ Maria và lời đáp của sứ thần để nhấn mạnh đến thần tính của người con được ban tặng này: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ, và uy quyền Đấng tối cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ được gọi là thánh và được gọi là con Thiên Chúa… vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được”.
Đứng trước mầu nhiệm giáng sinh của con Thiên Chúa, có lẽ chúng ta cũng thử đặt vài câu hỏi khi chúng ta lần hồi tiếp cận mầu nhiệm cao trọng này. Có thể nào Thiên Chúa cứu độ chúng ta mà không phải nhập thể làm người không? Có thể nào Thiên Chúa cứu độ chúng ta mà không cần sự cộng tác của một người trinh nữ không?
Đứng trước mầu nhiệm nhập thể cũng là đứng trước mầu nhiệm của tình yêu. Chúng ta không thể tách rời mầu nhiệm nhập thể và mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Và trong tình yêu cần phải nói đến tự do. Tình yêu thì phải tự do, nếu không thì không phải là tình yêu. Chúng ta không thể lý luận trừu tượng để nói Thiên Chúa có thể làm cách này hay cách khác, có thể làm người hay không làm người mà điều quan trọng là chúng ta hãy nhìn những gì Thiên Chúa làm cũng như chúng ta hãy nhìn ngắm chung quanh chúng ta biết bao nhiêu dấu chỉ sự sống khác đang mời gọi chúng ta. Tình yêu là như thế. Điều Thiên Chúa đã làm đó là chọn một người mẹ trong nhân loại để con Thiên Chúa nhập thể làm người. Người con này vốn đã hiện hữu từ vĩnh cửu nơi Thiên Chúa, giờ đây đã trở nên bé nhỏ để hiện diện với loài người. Từ đây Thiên Chúa không còn xa cách với con người. Toàn thể hiện hữu của người con này nhằm để thực hiện công việc cứu độ loài người. Ngay cả tên gọi của người là Giêsu cũng có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ. Ngay cả tên gọi Nazarét gắn liền với Giêsu cũng mang ý nghĩa, gần với nazir, tức là người được thánh hiến cho Thiên Chúa, cũng như neser là chồi lộc. Đó là một Thiên Chúa đến chia sẻ thân phận con người với mọi người dù cho có những yếu đuối, tội lỗi và bất toàn từ phía con người để đưa loài người chúng ta vào trong tình yêu và tự do của Thiên Chúa. Đó là một Thiên Chúa đến chia sẻ kiếp người trọn vẹn với chúng ta không từ nan điều gì, cho đến tận cùng của kiếp người là những khinh bỉ, roi đòn sỉ nhục, đau khổ và cái chết ô nhục trên thập giá. Đó là một Thiên Chúa trở nên như chúng ta mọi đàng để trao tặng cho chúng ta sự sống của Thiên Chúa. Thực sự, Thiên Chúa không thể cứu độ chúng ta từ xa, từ bên ngoài, bằng một lời tuyên bố độc đoán. Thiên Chúa đến làm người bé nhỏ, để gặp gỡ mỗi người trong chúng ta một cách khiêm tốn nhất, gần gủi nhất, thâm sâu nhất, không ngại ngùng, không sợ hãi phải hòa mình ở với chúng ta, lẫn lộn với chúng ta. Thiên Chúa đến tìm kiếm chúng ta khi chúng ta lạc loài, phiêu dạt và chờ đợi chúng ta khi chúng ta còn mãi lang thang ngông cuồng theo những dự định riêng của mình. Từ đây hiện hữu của con người chúng ta mặc một ý nghĩa mới. Chúng ta thực sự được cứu độ bởi vì Thiên Chúa thực sự trao ban chính mình cho chúng ta. Đời sống của chúng ta tham dự vào chính Thiên Chúa.
Về vai trò của Trinh nữ Maria, chúng ta có thể nhìn ngắm đây là công trình của ân sủng Thiên Chúa. Maria là người đi trước chúng ta trong sự tự do đáp lại lời mời gọi của ân sủng. Từ khi nguyên tổ phạm tội, trái đất dường như khép kín lại trong tội lỗi và sự ích kỷ của mình, không muốn đón nhận mọi hoạt động của ân sủng Thiên Chúa, thì Thiên Chúa vẫn nhẫn nại khơi lại nơi trái đất những con người sẵn lòng để đón tiếp Thiên Chúa. Maria, một người trinh nữ nhỏ bé trong nhân loại, đã đi trước mọi người chúng ta trong tiếng thưa vâng thực là tinh khiết đến độ chúng ta có thể reo vui để nói rằng sự sống đã chiến thắng những bóng tối tội lỗi và kiêu căng. Sự khiêm nhường vâng phục của một người nữ là Maria đã chiến thắng sự kiêu căng bất vâng phục của Evà xưa để cho Thiên Chúa có thể nhập thể trong lòng trinh khiết của Maria.
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG- B
THIÊN CHÚA TÌM CHO MÌNH MỘT NGÔI NHÀ– Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật
Tin Mừng cho người biết khiêm tốn
Ai ai cũng mong đón nhận một tin mừng: một thanh niên thành đạt trong cuộc thi hay đám cưới của một người bạn thân… Một đứa trẻ sắp ra đời cũng là một tin mừng -có lẽ là tin mừng lớn lao nhất, đúng nghĩa nhất- bởi vì trước hết, đó là một sự sống mới phát sinh từ tình yêu. Tuy vậy, một tin mừng không có nghĩa là không có lo âu, không có nghĩa là không có những thắc mắc về tương lai.
Biến cố truyền tin cho Đức Maria đúng là một tin mừng, một Tin Mừng đích thực. Với biến cố này, Đức Maria sẽ sinh hạ một người con, nhưng cũng là sinh hạ Con Người, Con Thiên Chúa, đổng thời cũng là sinh hạ một thế giới mới. Nơi người con này, sự chết sẽ vĩnh viễn bị tiêu diệt. Trước lời loan báo như thế, thái độ đáp trả của Đức Maria diễn ra theo ba giai đoạn: trước tiên, khi nghe lời chào của sứ thần, Mẹ hoảng sợ; sau đó, rất cụ thể và với tất cả ý ngay lành, Mẹ lo lắng vì “làm sao có chuyện ấy được”; cuối cùng, sau khi nghe lời giải thích của sứ thần, Mẹ thanh thản nhường chỗ cho Lời của Thiên Chúa, sẵn sàng chấp nhận làm Nữ Tỳ khiêm tốn của Thiên Chúa. Trong khi chấp nhận làm Nữ Tỳ khiêm tốn của Thiên Chúa, Đức Maria cũng tràn đầy vui mừng bởi vì Mẹ nhận biết rằng Thiên Chúa yêu mến Mẹ. Mẹ rất hãnh diện khi biết rằng mình là con cái Thiên Chúa, được Người tuyển chọn để thi hành một việc rất cao cả.
Quả thế, Đức Maria được mời gọi cộng tác vào việc hạ sinh Đức Giêsu. Đó là việc phục vụ tuyệt vời nhất, nhưng đồng thời cũng là công việc đau thương nhất của tất cả mọi người phụ nữ. Còn gì cao quý và hạnh phúc cho người mẹ hơn là việc hạ sinh một người con, một sinh vật hình thành từ chính máu thịt của mình. Nhưng cũng có gì đau thương hơn đối với người mẹ trong việc sinh con, không phải chỉ là những đau đớn thể lý, nhưng là thái độ không chiếm hữu người con, để cho người con ấy hành động như một con người, và tự mình sống đời của mình. Không ít người phụ nữ cảm thấy khó có thể chấp nhận được tình trạng đau thương này.
Riêng với Đức Maria, khi chấp nhận cưu mang Đức Giêsu, Mẹ cũng đã chấp nhận việc Đức Giêsu thoát khỏi đôi tay của mình. Toàn bộ cuộc đời của Mẹ, từ sau biến cố này, luôn là một sự dấn thân, một cuộc phiêu lưu thực thụ trong việc từ bỏ mình, để cho chính người con mình đã sinh ra luôn hướng về việc thi hành thánh ý của Thiên Chúa (x. Lc 2,48-49). Bởi vì Mẹ biết rằng, người con Mẹ đã cưu mang trong cung lòng trinh khiết của mình là do Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Có thể nói được rằng, trong cuộc đời của Đức Maria, vai trò làm mẹ, dù là Mẹ Thiên Chúa, vẫn có tầm quan trọng thứ yếu. Điều quan trọng hơn hết, chính là lắng nghe và thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
Ngôi nhà chính là một thái độ
Điều đáng lưu ý trong trình thuật truyền tin, đó là Đức Maria đã không bao giờ dám mơ tưởng mình sẽ nhận được một hồng ân lớn lao; nhưng khi được đề nghị, Mẹ đã ưng thuận.
Nơi Đức Maria, niềm hy vọng của quân vương Đa-vít được thành tựu. Ông từng ước mong xây dựng cho Thiên Chúa một ngôi nhà, nhưng ông đã không được diễm phúc ấy. Đức Maria quả là ngôi nhà mà vua Đa-vít hằng mơ ước, bởi vì Thiên Chúa đã đích thân đến xây dựng nơi ở của Người giữa nhân loại. Chính Thiên Chúa xây dựng cho mình chứ không phải ai khác. Ngôi nhà ấy là một con người sống động, thật khiêm tốn chứ không phải là căn nhà uy nghiêm được xây bằng gỗ đá.
Đức Giêsu chính là Đền Thờ của Thiên Chúa. Người đã đến trong cung lòng Đức Maria. Về phần mình, Đức Maria chưa bao giờ nghĩ đến một điều như thế, và cũng chẳng bao giờ tìm cách xây dựng bằng nỗ lực của mình.
Như thế, một bên, chương trình của vua Đa-vít vẫn còn nằm trong ý tưởng, trong ước mơ, (mơ hồ về cả mục đích: mong muốn tôn vinh Thiên Chúa, điều ấy có; nhưng đồng thời cũng là khát vọng muốn tôn phong vương quyền của mình, muốn chiếm hữu Thiên Chúa. Một bên, Đức Maria chỉ có một ước mơ duy nhất là dâng hiến cuộc sống của mình cho Thiên Chúa (lời khấn trinh khiết là một dấu chỉ), và không tìm cách chiếm hữu Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã thực hiện những điều kỳ diệu: Người đã đến xây dựng ngôi nhà cho mình.
Quả thế, tính cách cao cả nhất trong con người Đức Maria, tính cách làm cho Mẹ trở thành phần tử ưu việt của Ít-ra-en, tính cách làm cho Mẹ trở nên thánh thiện tuyệt vời, đó là Mẹ hoàn toàn thanh thản và sẵn sàng. Thái độ này đã được khởi đầu với lời khấn trinh khiết và ý muốn duy trì nếp sống này mãi mãi, cả khi nghe lời loan báo của sứ thần. Thế nhưng, cũng chính thái độ này làm bật lên tiếng kêu: “Này tôi là Nữ Tỳ của Thiên Chúa”. Đức Maria đã từ bỏ một điều tốt đẹp để nhận lấy điều tốt đẹp hơn; đã từ bỏ ý định cao cả của mình để đón nhận điều cao cả nhất là chính Thiên Chúa, là hoàn toàn phục vụ Lời.
Tuy nhiên, Đức Maria chỉ là điểm để Thiên Chúa đi qua. Mẹ hạ sinh Đấng Cứu Thế; nhưng bởi vì là Mẹ Đức Giêsu, nên Mẹ phải để Người ra đi. Người Con của Mẹ không phải là của riêng Mẹ. Người là Thiên Chúa và sống cho Thiên Chúa. Toàn bộ phần kế tiếp của Tin Mừng Lu-ca sẽ nhấn mạnh chi tiết này. Đặc ân của Mẹ, chính là thái độ từ bỏ, để cho Người Con thực hiện chương trình của Thiên Chúa, và Mẹ đã đi theo Người Con ấy đến tận cái chết trên thập giá.
Thiên Chúa vẫn đang tìm một ngôi nhà
Đọc đi đọc lại bản văn này, hẳn chúng ta sẽ cảm thấy bị thối thúc đặt mình vào vai trò của Đức Maria và suy tưởng những điều chúng ta phải làm.
Một em bé gái đã đặt câu hỏi với người nói cho em về Đức Maria: Tại sao lại là Mẹ mà không phải là tôi? Người kể chuyện đã đặt câu hỏi khác với em: Tại sao lại là tôi chứ không phải ai khác?
Mỗi chúng ta có thể nói như thế được không? Có thể được, bởi vì chúng ta biết rằng, mỗi lần Đức Ki-tô thâm nhập vào cuộc đời chúng ta, thì đó là một cuộc truyền tin mới, một lễ No-en mới. Và chúng ta hiểu rằng, đó là một hồng ân, một hồng ân đặc biệt Thiên Chúa trao tặng cho chúng ta.
Bởi vì, như Con Thiên Chúa đã làm người trong cung lòng Đức Maria, Người cũng muốn đến cư ngụ trong mỗi chúng ta, Người vẫn mong muốn bắt đầu lại nơi mỗi người cuộc phiêu lưu trong cái chết và phục sinh.
Theo nhãn giới này, câu trả lời của Đức Maria quả là một gương mẫu cho sự đáp ứng của con người trước Thiên Chúa, và qua đó, cũng cho thấy khoảng cách giữa chúng ta với gương mẫu này.
Trước lời chào của sứ thần, Đức Maria đã bối rối. Còn chúng ta, chúng ta lại thường điếc, không nghe thấy.
Khi nghe loan báo Tin Mừng, Đức Maria nói “Làm sao…”. Còn chúng ta, chúng ta đặt câu hỏi “tại sao?”
Và khi Đức Maria thưa “Xin vâng”, thì chúng ta lại tranh luận về những từ ngữ trong bản giao ước với Thiên Chúa.
Lời thưa “Xin vâng” của Đức Maria hoàn toàn chìm sâu trong tình yêu và tin tưởng. Tương lai sẽ ra sao, không cần biết! Thiên Chúa là Đấng tín trung, thế là đủ! Còn chúng ta, chúng ta lại chẳng mau mắn nắm lấy trong tay này điều chúng ta vừa cố gắng bỏ ở tay kia đó sao? Cuối cùng, truyền tin cho Đức Maria thì cũng là truyền tin cho cả nhân loại, cho con người trọn vẹn. Đức Maria đã đón nhận Tin Mừng, và Tin Mừng đã không tránh cho Mẹ những đớn đau, những vất vả. Còn chúng ta, chúng ta đón nhận như thế nào? Có phải Đức Giêsu luôn là Tin Mừng cho chúng ta không? Người vẫn đang đến và đang cần một ngôi nhà.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam