Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 73
Tổng truy cập: 1358005
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”.
Biết ơn trời, nhớ nguồn gốc Tổ Tiên thật là một tục lệ đẹp và mang đầy nét nhân văn của lòng biết ơn được văn hóa Việt Nam trân trọng và được chính Chúa Ki-tô đánh giá cao (x. Lc 17, 11-19).
Trong ý nghĩa tri ân đất Trời – Tổ Tiên, trong ba ngày Tết, mùng Một dành tết Trời – cầu bình an, mùng Hai Tết ông bà – nhớ đến Tổ Tiên đã qua đời, và Mùng Ba Tết thánh hóa công ăn việc làm…
Ngày đầu năm mới, mùng Một Tết mọi người cùng nhau vui vẻ chúc Tết nhau. Có những gia đình năm ngoái ông bà cha mẹ cùng với con cái cháu chắt vui Tết, nhưng năm nay đã có người ra đi vĩnh viễn. Niềm vui Tết được bộc lộ bên ngoài cùng với nỗi niềm thổn thức trong lòng vì cha mẹ, người thân đã không còn vui Tết với con cháu, với anh chị em của mình.
Mùng Hai Tết – tuy không khí ngày Tết vẫn rộn ràng vui tươi của ngày Xuân, những người công giáo Việt Nam đến nhà thờ và viếng nghĩa trang với tâm trạng bồi hồi xúc động, vì hôm nay kính nhớ Tổ Tiên, những người con dâng Thánh Lễ với tấm lòng hiếu thảo cầu nguyện cho Gia Tiên và hồi tưởng về Tổ Tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời.
Cây có gốc mới nở nghành sanh ngọn.
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,
Những ánh nến lung linh trong ngày mùng 2 tết, soi hồi ức của người con về những kỷ niệm đẹp với ông bà cha mẹ và người thân khi còn sống bên cạnh, những nén hương thơm tựa như lời cầu nguyện chân thành dành cho người đã khuất bay tới Trời cao như Thánh Vịnh có nói: “Ước chi lời con nguyện, tựa hương trầm bay tỏa trước Thánh Nhan”, những bông hoa muôn sắc dâng tiến như tâm tình biết ơn đẹp mãi không phai, và luôn thắm như hoa Xuân.
Nhớ về Tổ Tiên, chúng ta làm sống lại tâm tình của sách Huấn Ca về sự nghiệp của Tổ Tiên luôn sống động mãi: “Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi họ sẽ sống đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ” (Hc 44, 12-15).
Thảo hiếu với cha mẹ còn sống và kính nhớ ông bà Tổ Tiên đã khuất bằng lời cầu nguyện trong ngày mùng Hai Tết, chúng ta sống tâm tình của Thánh Phao-lô về chữ hiếu trong gia đình luôn làm phần phúc cho người con thảo mà Thánh Phao-lô đã viết khuyên nhủ cho cộng đoàn tín hữu Êphêsô: “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi, đó là giới răn thứ nhất kèm theo lời hứa để ngươi được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu” (Ep 6, 1-2). Phần phúc được Thiên Chúa chúc phúc như Huấn Ca nói: “Người kính mẹ khác nào kẻ tích trữ kho tàng… Kẻ kính cha sẽ được trường thọ” (Hc 3,4.6).
Hôm nay cầu nguyện cho Tổ Tiên đã qua đời, chúng ta càng thêm xác tín: “Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại”, tin vào lời Thầy Giê-su đã phán dạy: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta sẽ không chết bao giờ, tất cả những ai tin vào Người Con thì được sống muôn đời” (Ga 11, 25-26). Được sống muôn đời là sống trong mùa Xuân vĩnh cửu. Niềm tin đó không hề phai mà chúng ta hằng tuyên xưng, nhắc nhở chúng ra sống sao cho trọn với kiếp người được cứu độ để được sống lại như Đấng đã Phục sinh. Chính vì lẽ đó, chúng ta mang tâm tình của Bossuet: “Chúng ta hãy bắt đầu kể từ cuộc sống này những gì mà chúng ta làm trong sự vĩnh cửu. Hãy bắt đầu cởi bỏ những ham muốn bất xứng và sống theo phần thánh thiêng bất diệt thuộc về Thiên Chúa đang hiện diện trong chúng ta”. Cho nên, mừng Xuân – vui Tết của chúng ta chỉ là niềm vui tạm thời và hữu hạn, là hình bóng của niềm vui vĩnh cửu trên thiên quốc mà tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã đến trước đang hưởng thật. Đó là niềm vui đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn, đó thật sự là mùa Xuân vĩnh cửu với Chúa Xuân Giê-su. Nơi muôn đời đó, thánh Phao-lô đã tuyên tín hiện hữu, dù rằng Ngài chưa nhìn thấy: “Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được” (1 Cr 2, 9).
Cầu nguyện cho Tổ Tiên là hành động của niềm tin vào Đấng Phục Sinh – Chúa Xuân vĩnh cửu sẽ ban cho chúng ta hạnh phúc thật trường tồn. Thật thế, bằng lời cầu nguyện và hy sinh của anh chị em đang sống, các linh hồn tổ tiên được gia nhập vào hàng ngũ Giáo Hội chiến thắng và bầu cử lại cho anh chị em đang ở Giáo Hội chiến đấu như thánh Công Đồng tuyên tín: “Khi được về quê Trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha…”.
Kính nhớ ông bà tổ tiên còn là “đạo làm người” trong tư cách con người, đạo biểu hiện lòng biết ơn các đấng sinh thành dưỡng dục :
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Vâng, ngày Xuân nhớ đến Gia Tiên, chúng ta với cây nến, nén hương trong tay chúng ta tin rằng: Mừng xuân hôm nay nói về mùa xuân Thiên Quốc: tất cả đều trổ bông với một sức sống mới: Con người cũng sẽ Phục sinh, nở hoa khi theo bước chân của Đức Kitô, như thánh Phaolô đã tuyên xưng: “…chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Ðức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Ðức Giêsu.” (1Th 4, 14).
Tất cả sẽ cùng Đức Kitô đi vào trong Giáo Hội Chiến thắng – Mùa Xuân Cứu Độ.
TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024- MÙNG 2 TẾT
ĐẠO HIẾU LÀ ĐẠO YÊU THƯƠNG- Lm. Giuse Phạm Thanh Minh
Mỗi năm, đón mừng Xuân đến, ai cũng chăm lo cho cảnh gia đình đoàn tụ, sum họp. Người tha hương, nôn nao sắp xếp liệu bề về nhà cho kịp đón giao thừa, mừng năm mới. Kẻ ở nhà, chộn rộn tất bật quét dọn nhà cửa, mua sắm đồ ăn thức uống, trang hoàng bàn thờ Tổ tiên, chu đáo xếp đặt cuộc đoàn tụ.
Bầu khí ngày Tết cô đọng những nét đẹp của nếp sống cổ truyền Việt Nam, hướng về Tổ tiên nguồn cội, tỏ lòng hiếu thảo với bậc sinh thành, anh chị em con cháu quây quần. Một nếp sống in rõ chất “đạo”. Đạo làm người – Đạo hiếu.
Vì thế, Ca dao Việt Nam có câu:
“Công cha như núi thái sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Tất cả nói lên tình Cha nghĩa Mẹ:
“ Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ.
Mây trời lồng lộng chẳng phủ kín công Cha.”
Kính thưa Ông Bà Anh Chị Em
Ngày Tết còn là ngày báo hiếu. Đối với dân tộc Việt Nam, chữ hiếu phải được để lên hàng đầu. Ngày Tết là dịp con cháu chúc tuổi ông bà, ngày đoàn tụ của gia đình. Đồng thời, cũng là ngày tưởng niệm, cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà và những người thân trong gia đình đã qua đời. Người gia trưởng phải thắp nhang khấn vái Tổ tiên, để các Ngài phù hộ cho gia đạo được an lành, con cháu được mạnh khỏe và làm ăn phát đạt.
Trước thềm năm mới, nhớ đến ông bà Tổ tiên là dịp cho chúng ta suy ngẫm lại chữ “hiếu”, trong Đức tin Kitô giáo.
Trước hết:
Đạo hiếu đối với Kitô giáo phải hiểu là Đạo yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, nên đạo của Chúa là đạo yêu thương. Nếu hiểu như thế thì “hiếu” là chiều kích liên hệ của Đức ái. Người Công giáo hiếu thảo với ông bà cha mẹ, khi còn sống cũng như lúc đã qua đời, vì họ yêu mến những Đấng đã sinh thành dưỡng dục mình. Không có tình yêu ấy, thì mọi lễ nghi tỏ lòng thảo kính đều vô nghĩa và vô phép. Chính Đức ái là cội nguồn của hiếu đạo Công giáo. Không có tình yêu sâu đậm cụ thể với ông bà cha mẹ, một tình yêu cắm rễ bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, thì lòng hiếu với Tổ tiên chỉ là giả hình, vị kỷ.
Ngày lễ hôm nay, ngày mà cả Giáo Hội Việt Nam dành riêng, để nhớ về công ơn của các bậc Tổ tiên. Đạo lý Việt Nam vốn coi trọng chữ hiếu, mỗi năm khi những cành mai vàng bắt đầu khoe sắc trước ngõ, dù có bôn ba vất vả phương xa, người con nào cũng nghĩ về tình Cha nghĩa mẹ, nghe như rạo rực cháy bổng trong tim. Tình cảm này được dệt nên từ công ơn sinh thành dưỡng dục, sự hy sinh vất vả của các Ngài, qua tháng năm cứ tăng dần lên cùng với sự khôn lớn của con cháu. Nhưng hơn hết phải kể đến những lo toan, trăn trở của các Ngài để hình thành ơn gọi và đời sống đức tin cho chúng ta. Sách Huấn ca đã diễn tả công ơn của các Ngài dành cho con cháu thật to lớn, nó bao la rộng lớn như biển hồ, như ca dao Việt nam có câu:
“Cha Mẹ thương con như biển hồ lai láng.
Con thương Cha Mẹ tính tháng, tính ngày.”
Mấy ai đã hiểu, để biết cư xử với các bậc Tổ tiên cho xứng đáng. Thái độ khinh thường nhạt nhẽo và bỏ mặc cùng dửng dưng, không những là phi nhân, mà còn xúc phạm đến cả Thiên Chúa Đấng là nguồn sống của mọi tình phụ tử. Biết bao nhiêu Cha Mẹ một đời tần tảo nuôi dạy con nên người, vậy mà đáp lại chỉ là những lời trì chiết, rủa xả, hắt hủi, ngay cả tấm áo miếng cơm cũng không được quan tâm lo lắng. Chúng ta có nhìn ra ý Chúa, để biết quan tâm giúp đỡ các Ngài khi còn sống, cũng như cầu nguyện cho các Ngài khi đã qua đời không?
Tuy nhiên trong ngày Mồng 2 Tết, Giáo Hội không chỉ mời gọi kẻ làm con sống đạo thảo hiếu với Cha Mẹ, nhưng còn là dịp để các Ngài ý thức về trách nhiệm làm Cha làm Mẹ của mình nơi gia đình. Chúng ta có biết noi gương Cha trên trời săn sóc lo lắng cho con cái: cái ăn, cái mặc, việc học hành, dạy dỗ và nhất là cộng tác với Giáo xứ để đào tạo đức tin cho con cái, xứng đáng nên giống Chúa Giêsu thêm khôn ngoan nhân đức chưa?
Xin cộng đoàn chúng ta thắp lên những nén hương tưởng nhớ và dâng lên Chúa những lời cầu nguyện nhân ngày đầu năm mới. Nếu, để diễn tả hạnh phúc Nước trời, Đức Kitô thích dùng hình ảnh một bữa tiệc, một cuộc xum họp với các tổ phụ, thì xin Chúa nhớ đến Ông bà, Tổ tiên những người thân thương của chúng con đã chết trong niềm hy vọng sống lại được vào dự tiệc Chiên Con, thiên xuân bất tận trước sự hiện diện tràn ngập ánh sáng và bình an của Chúa.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam