Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 80
Tổng truy cập: 1357749
NHỮNG NÉN BẠC TÌNH THƯƠNG
Ngày xưa, khi Adam và Eva sa ngã phạm tội, Thiên Chúa dã xua đuổi con người ra khỏi vườn địa đàng và ra án phạt: “Con người phải làm việc đổ mồ hôi mới có miếng ăn” (St 3, 17).
Quả thực, trải qua Bao đời cho đến nay, con người luôn phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt có miếng ăn hằng ngày.
Thế nhưng, cũng có nhiều khi chúng ta thực sự làm lụng vất vả nhưng cũng không đủ ăn.
Vì thế, tục ngữ ca dao Việt Nam có câu :
Nhọc lòng mà chẳng nên công trạng gì.
Câu ca dao tục ngữ trên xuất phát từ sự tích Dã Tràng Xe Cát :
Ngày xưa, có người đàn ông tên là Dã Tràng. Ông ta có một viên ngọc thật quý giá : nhờ có viên ngọc này, ông có thể nghe được tiếng nói của loài vật.
Vì thế, người đàn ông kia đi đâu cũng mang theo viên ngọc, vì ông sợ viên ngọc quý rơi vào tay kẻ khác.
Ngày kia, Dã Tràng đi ăn tiệc tại nhà một người Bạn. Khi ngồi vào Bàn ăn, ông mới sực nhớ : ông đã Bỏ quên cái túi đựng ngọc ở nhà.
Ông vội vàng chạy về nhà lấy, thì hỡi ôi ! túi ngọc không còn ở đó nữa ! Bên cạnh là Bức thư vợ ông để lại.
Bà ta nói rằng : Vua Long Vương dưới Thủy cung tuyên Bố rằng: Ai lấy được viên ngọc kia và mang xuống Thủy cung dâng vua, người ấy sẽ được trọng thưởng và nếu là đàn Bà thì sẽ được phong làm Hoàng Hậu. Vì thế, Bà ta đánh cắp túi ngọc của chồng giao nộp cho Vua Long Vương để được làm Hoàng Hậu.
Đọc những dòng chữ ấy, Dã Tràng như muốn ngất đi. Ông tức điên ruột và quyết định sẽ chở cát lấp Biển thành một con đường đi xuống Thủy cung, lấy lại túi ngọc và trừng trị người vợ phản Bội kia.
Mặc dù mọi người can ngăn, Dã Tràng cũng không nghe. Ông ta dọn nhà ra Bờ Biển, quyết chí làm công việc đó. Ngày ngày, ông san cát lấp Biển, quyết tâm tạo một con đường xuống Thủy cung.
Ông đã lao lực cho đến chết mà vẫn không chịu Bỏ dở công việc hão huyền đó.
Chết rồi, ông hóa thành con còng còng hay cũng còn gọi là con Dã Tràng, ngày ngày xe cát để lấp Biển. Vì thế, tục ngữ mới có câu :
Nhọc lòng mà chẳng nên công trạng gì.
Đúng như thế, ít nhiều trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng có ý nghĩ Bi quan thất vọng khi thấy công việc chúng ta làm không mang lại kết quả. Những thất Bại trong công ăn việc làm, những lận đận, long đong trong cuộc sống, những giọt mồ hôi nhỏ xuống một cách vô ích.
Hôm nay là lúc thuận tiện nhất để chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lao nhọc trong cuộc sống cùng những tâm tình tri ân cảm tạ, xin Chúa Thánh hóa và Ban phúc lành cho mọi công việc lao động của chúng ta.
Chúng ta vừa nghe dụ ngôn những nén Bạc : ông chủ đi xa đã giao tiền Bạc lại cho gia nhân : người thì 5 nén Bạc, người thì 2 nén, kẻ khác thì 1 nén.
Người nhận 5 nén đã làm lợi được 5 nén, người 2 nén được thêm 2 nén, còn người 1 nén lại đem chôn đi. Ông chủ đã quở phạt người gia nhân này.
Quả thật, Thiên Chúa cũng trao vào tay của chúng ta những nén Bạc, nhưng không đồng đều : người thì được 5, người thì được 2, kẻ khác lại được 1.
Trên thế giới, có nước giàu có thịnh vượng, lại có nước nghèo đói thiếu ăn.
Có quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có quốc gia lại luôn Bị Bão lụt, động đất liên miên.
Chúng ta cũng vậy, người thì giàu có sung sướng, người thì lại nghèo đói Bần hàn.
Người thì khỏe mạnh, người thì lại yếu đau.
Người thì thông minh tài giỏi, kẻ khác lại thất học tối tăm.
Nhưng điều quan trọng không phải là ta ngồi đếm xem mình có Bao nhiêu nén Bạc để so sánh hay ghen tị với người khác. Nhưng là hãy Bắt tay vào để làm sinh lợi ra từ những nén Bạc ta nhận lãnh từ Thiên Chúa.
Chúa chỉ Ban cho ta 1 nén Bạc của trí tuệ thôi ư ? Hãy cố gắng làm lợi ra 1 nén khác.
Chúa chỉ Ban cho ta 1 nén Bạc của tài năng, của tiền Bạc, của sắc đẹp, của sức khỏe thôi ư ?
Hãy sinh lợi ra thành những nén khác !
Chính khi chúng ta cố gắng hết sức mình, là chính lúc Chúa trao tặng thêm cho chúng ta.
Chính lúc ta nhận lãnh, là lúc ta mắc nợ với Chúa và tha nhân.
Thật vô phúc cho chúng ta, nếu chúng ta lại đem chôn giấu những ân huệ Chúa Ban mà không làm sinh lợi cho Bản thân và cho người khác.
Có người nông dân kia cày cấy một thửa ruộng nhỏ mà thu hoạch lại được rất nhiều hoa lợi.
Những người chung quanh làm những thửa ruộng lớn hơn mà không thu hoạch được nhiều Bằng ông ta. Những kẻ ấy sinh lòng đố kỵ ghen ghét, họ vu khống cho ông ta đã dùng phép phù thủy để ăn cướp hoa lợi của những thửa ruộng chung quanh.
Người nông dân Bị ra tòa. Tòa Bắt ông phải kể ra tội ác của mình. Sợ quá, người nông dân Bèn kéo cả nhà ra tòa. Ông còn mang theo cả những con Bò Béo tốt với những nông cụ và những lưỡi cày sắc Bén, những cái liềm Bóng lộn, những cái Bừa chắc chắn. Trước tòa án, ông ta chỉ tay vào vợ con và các nông cụ của mình và nói :
Đây là phép phù thủy của tôi ! Mùa màng của tôi tốt là do những thứ này. Ấy là chưa kể tôi không mang theo được những đêm thức khuya, những ngày dậy sớm, những năm tháng một nắng hai sương, những Buổi làm việc cần cù vất vả, để đổi Bát mồ hôi lấy Bát cơm.
Tòa đã tha Bổng cho người nông dân, vì mùa màng tốt là do ông ta chịu khó làm ăn vất vả.
Cũng thế, chúng ta chỉ có thể có những kết quả làm ăn tốt đẹp nếu chúng ta Biết cần cù chăm chỉ làm việc cộng với sự cậy trông phó thác và lời cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Từ khởi thủy, Thiên Chúa đã đặt con người vào vườn Địa Đàng để họ trồng tỉa và chăm sóc khu vườn hạnh phúc đó (St 2, 9 tt).
Nhưng từ khi ra án phạt cho con người, Thiên Chúa vẫn hằng quan phòng và tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng con người. Nhưng con người phải lao động vất vả để kiếm sống.
Đời sống lao động của con người mang những ý nghĩa thật cao cả và thiêng liêng.
Con người lao động là để được cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, để làm cho thế giới này thêm xinh đẹp và hoàn thiện hơn.
Con người làm việc để nuôi sống Bản thân và gia đình, để rèn luyện và thăng tiến chính mình.
Nhất là, nhờ làm việc, chúng ta sẽ chia sẻ những gánh nặng của tha nhân, sẽ nâng đỡ anh em mình trong cuộc sống vất vả hằng ngày.
Như lời thánh Phaolô : “Phải làm việc để nâng đỡ những người yếu đuối và ghi nhớ lời Chúa đã phán : cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20, 32 tt).
Thế giới hôm nay không phải là thiếu lương thực cho con người, nhưng vì cơm Bánh chưa được chia sẻ đồng đều. Chính chúng ta hãy làm công việc chia sẻ đó ngay trong cuộc sống hằng ngày. Tấm Bánh được chia sẻ luôn có mùi vị thơm ngon hơn những tấm Bánh được giấu đi để ăn một mình.
Trong năm mới này, hãy Biết làm sinh lợi những nén Bạc tình thương và chia sẻ những nén Bạc tình thương ấy cho mọi người.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam