Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 91
Tổng truy cập: 1349867
NIỀM VUI MỪNG LÀ SỨ ĐIỆP CỦA MÙA VỌNG
NIỀM VUI MỪNG LÀ SỨ ĐIỆP CỦA MÙA VỌNG
(Suy niệm của Lm. Nguyễn Hữu Thy)
Ai trong chúng ta lại không muốn được hân hoan vui mừng? Ai trong chúng ta lại không muốn thoát ra khỏi tất cả những gì đang ám ảnh và đè nặng lên mình: Những trách nhiệm quá nặng nề; những tư tưởng xâu xé dằn vặt; những băn khoăn lo lắng cho con cái, cho tình yêu, cho gia đình và cho tương lai; sự sợ hãi trước đau ốm bệnh tật, trước cảnh già yếu và trước sự chết? Ai lại không muốn thoát ra khỏi vòng tay của những người đang khống chế và đe dọa mình? Ai lại không muốn thực sự thoát ra khỏi chính mình, khỏi những biên giới hạn hẹp, khỏi tình trạng bất ổn và khỏi sự thiếu sót bất toàn của mình?
Ðược hân hoan vui mừng: Có nghĩa là có thể thở ra nhẹ nhõm thoải mái, là biết bằng lòng với chính mình và ngoại cảnh, là có thể mĩm cười với đời, là có thể bình tĩnh nhìn thẳng vào các biến cố của cuộc đời và thản nhiên chấp nhận chúng!
Vui mừng: Có nghĩa là tôi không còn bị kích thích xúc động nữa; tôi không còn bị ngoại cảnh chi phối và kích động nữa; tôi không còn nhìn cuộc đời bằng cặp kính đen nữa; trái lại, tôi đã làm chủ được chính mình, tôi đã tìm cho mình được sự an bình thanh thản và có thể đầy lạc quan tin tưởng chờ đợi một ngày mới sắp tới!
Vui mừng: Ðó chính là sự xác tín được mình đang đi đúng đường, mình đang sống một cuộc sống chân chính và lương thiện. Và đó chính là lúc chúng ta đã thực sự sống đời mình! Ðó chính là lúc chúng ta thực sự cảm nhận, nhìn thấy và kinh nghiệm được niềm vui là gì! Tuy nhiên, những mâu thuẩn và những đối kháng cũng rất lớn: Ai còn có thể vui được khi đưa mắt nhìn vào tình trạng bấp bênh và bất an của thế giới hôm nay? Người ta có thể nói đó là một tình trạng đầy lo ngại hơn là an vui. Thật ra, nhân loại đã tiến xa trên phương diện kỹ thuật và khoa học. Nhân loại ngày nay đã đạt được một sự giàu có thịnh vượng mà những thế hệ trước đây không dám mơ ước. Nhưng có phải vì thế mà chúng ta đã trở nên hạnh phúc hơn, vui vẻ và sung sướng hơn hay không? Khắp nơi trên thế giới vẫn ngự trị hận thù và ghen ghét, bạo động và khủng bố, lừa đảo và ích kỷ, tham lam và đố kỵ, v.v...!
Và ngay trong cuộc sống gia đình của chúng ta vẫn không thiếu căng thẳng, nghi ngờ, thất trung và mất tín nhiệm. Thêm vào đó còn có gánh nặng của công ăn việc làm, và những mất mát thiệt thòi. Và sau tất cả những tình trạng và hiện tượng đó là một câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại có những cảnh trớ trêu như thế? Phải chăng cả cuộc sống chúng ta là vô nghĩa hay sao?
Dĩ nhiên, người ta có thể chạy trốn trước tất cả những hiện tượng đó bằng cách lao mình vào công việc, bằng sự thành công, bằng những cuộc ăn uống say sưa, bằng rượu chè và ma tuý, hay bằng những phương tiện lệch lạc rẽ tiền khác. Nhưng chúng ta vẫn không thể làm thay đổi được cục diện của vấn đề, trái lại vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn và càng lút sâu vào cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Và bấy giờ một câu hỏi khác lại được đặt ra là: Chúng ta sẽ còn lại những gì? Phải chăng bấy giờ chỉ còn lại sự sợ hãi và nội tâm bất an, thái độ xa lạ đối với môi trường thiên nhiên và đồng loại, sự thác loạn và sự đổ vỡ mất mát hoàn toàn? - Một điều gì đó trong chúng ta đang vùng lên và cự tuyệt lại tình trạng đó!
Vâng, chúng ta không tìm cách chạy trốn sự thật, chạy trốn thực tại, nhưng chúng ta tìm kiếm một lối thoát đúng đắn. Chúng ta hướng nhìn về một Ðấng duy nhất có thể giúp đỡ được chúng ta. Nhưng Ðấng đó là ai? Bởi vì quanh chúng ta chỉ có toàn những người cùng mang trên mình những gánh nặng và những bức xúc tương tự! Vậy, để tìm được một sự giúp đỡ thực sự không phải là điều dễ dàng.
Trong khi đó, thánh Phaolô nói: Trong mọi hoàn cảnh, anh em hãy vui lên! Anh em hãy vui lên, mặc cho phải chịu đau khổ nhiều! Sự vui mừng lạc quan phải luôn luôn là thái độ sống của anh em. “Bởi vì Ðức Chúa đã gần đến! Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giải bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6). Vâng, niềm vui mùa vọng là “Ðức Chúa đang đến gần!”
Phải chăng lý do cho bao thất vọng mà chúng ta từng phải gánh chịu, cho bao cay đắng và bao cam phận: là vì chúng ta đã nuôi nấng và ấp ủ những sự chờ đợi sai lạc, là chúng ta cứ tưởng sẽ tự giải cứu được mình, nếu chúng ta càng lao mình vào công việc và vào kỹ thuật nhiều hơn nữa, càng chạy theo săn tìm sự phồn vinh giàu có và sự tự do hơn nữa?
Những sự thất vọng đều có thể cứu chữa và hàn gắn được, nếu người ta biết chấp nhận mình bị làm lẫn!
Vì thế, Mùa Vọng nói cho chúng ta rằng: Con người có thể làm được tất cả, nhưng chỉ sự cứu rỗi của mình thì con người không thể tạo ra được. Con người có thể tạo ra được cả những thần thánh và rồi quì gối thờ lạy chúng, nhưng chỉ có Thiên Chúa là con người không thể tạo ra được. Thiên Chúa muốn tự ban tặng mình cho chúng ta. Người đã ban tặng mình cho chúng ta! Chúng ta hãy mở vòng tay ra, hãy mở rộng trái tim ra để đón tiếp Người, Emmanuel, Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-tôi. Người đã ở gần bên chúng ta qua lời Người phán. Người đã ở giữa chúng ta dưới hình thức tấm bánh mà chúng ta bẻ chia cho nhau. Người tiếp xúc với chúng ta qua sự gần gủi của những người thân yêu. Chúng ta luôn được Người ủ ấp, dù phải chịu thiếu thốn cơ bần. Thánh nhan Người chiếu giãi trên chúng ta khắp nơi. Ðược gần gủi bên Người, mọi lo lắng sẽ trở nên nhẹ nhàng. Chúng ta không còn cần phải tự khẳng định chính mình nữa, không còn cần phải áp đặt được kẻ khác bằng bất cứ giá nào. Ðược gần gủi bên Người, chúng ta sẽ trở nên thanh thản, an bình, tin tưởng và vui mừng hơn!
Thánh Phaolô nói niềm vui mừng như thế giải thoát chúng ta thành những con người thánh thiện. Chúng ta không cần phải lấy oán báo oán. Chúng ta có thể tha thứ bỏ qua và luôn luôn có can đảm bắt đầu lại từ đầu. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy cay đắng đau thương, mặc dầu còn phải đối mặt với đủ thư đắng cay khổ nhục.
Trong những ngày Mùa Vọng này, tôi cầu chúc cho tất cả chúng ta cảm nghiệm được chắc chắn rằng: Ðức Chúa đang đến gần. Nhưng tôi cũng cầu chúc cho chúng ta biết giúp nhau cảm nghiệm được Ðức Chúa đang đến gần trong cuộc sống của chính mình, trong chính gia đình mình và trong khu vực mình sinh sống: bằng những lời nói thánh thiện và đầy an ủi; bằng việc băng bó và chữa lành các vết thương thay vì gây ra các vết thương; bằng việc biết quan tâm đến những đau khổ thầm kín của kẻ khác; bằng vòng tay mở rộng cho hết mọi người. Và nếu có thể, bằng cả những món quà được chọn lựa đàng hoàng và bằng những tấm thiệp mừng Giáng sinh với những lời cầu chúc chân tình!
Ðược vậy, sứ điệp Mùa Vọng và Giáng Sinh đối với tất cả chúng ta không còn là điều mơ ước, nhưng là một thực tại cụ thể, nghĩa là: Tất cả mọi người sẽ được nhìn thấy được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Amen.
39.Vui trong Chúa
(Suy niệm của Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R.)
Là người ai ai cũng mong đón nhận được niềm vui.
Có người tìm niềm vui nơi những thú vui giải trí. Có người tìm niềm vui nơi những phát minh khám phá. Có người tìm niềm vui khi thống trị, hành hạ người khác...
Phụng vụ lời Chúa Chúa Nhật 3 Mùa Vọng năm C sẽ hướng người tín hữu tìm niềm vui đích thực trong Chúa.
I. CHÚA THỨC TỈNH
Tiếp xúc và nghe lời giảng dạy của thánh Gio-an Tẩy Giả, dân chúng đủ mọi thành phần túa đến với thánh nhân xin được làm phép rửa và hỏi ngài: "Chúng tôi phải làm gì?" (Lc 3, 10).
Câu hỏi của họ cho thấy đã có một sự đột biến trong tâm linh. Trước đây, nhiều người đã sống vị kỷ không quan tâm gì đến người nghèo, những binh lính ngông cuồng hà hiếp dân lành, những người thu thuế vẽ chuyện đòi hỏi người khác quá đáng... Nay, thái độ của họ đã khác hẳn. Họ nỗ lực tử tế qua việc xin được lãnh nhận phép rửa và xin được chỉ dạy để tìm về một cuộc sống có ý nghĩa.
Ngày nay, thế giới không ngừng tiến triển; cuộc sống con người xem ra văn minh hơn xưa. Thế nhưng, trong thế giới văn mình đầy đủ tiện ích không ít người vẫn còn sống trong ích kỷ. Khoảng cách người giàu và người nghèo như càng xa hơn. Cũng trong những thế giới văn minh thì không ít người có quyền đã lạm dụng quyền lực để đàn áp những người thấp cổ bé miệng. Bất chấp nỗi thống khổ của người nghèo, họ bao che cho nhau tham nhũng và dùng mọi thủ đoạn mánh khóe để bòn rút của cải vật chất cho riêng mình,
Khi xưa, Thiên Chúa đã dùng cuộc đời khổ hạnh và những lời giảng dạy đanh thép của thánh Gio-an Tẩy Giả để thức tỉnh lương tâm con người, giúp họ tìm về nẻo chính đường ngay. Chắc chắn những lời giảng dạy Chúa thánh Gio-an Tẩy Giả sẽ vượt thời gian thức tỉnh con người mọi thời đại.
Lời Chúa sẽ mang lại niềm vui cho những ai được thức tỉnh để dấn thân bằng cuộc sống bác ái yêu thương, bằng sự chu toàn đúng mức những bổn phận được trao phó
II. CHÚA ĐỔI ĐỜI
Vấn nạn "Chúng tôi phải làm gì?" (Lc 3, 10) của đám đông dân chúng đã được thánh Gio-an Tẩy Giả giải mã:
- Mọi người "Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng làm như vậy" (Lc 3, 11)
- Người thu thuế: "Đừng đòi hỏi những gì quá mức ấn định cho các anh" (Lc 3, 13).
- Binh lính: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình" (Lc 3, 14).
Rõ ràng thánh Gio-an Tẩy Giả không có ý bảo người ta phải bỏ việc đang làm nhưng ngài dạy họ phải làm việc thật tốt đúng với bổn phận đã được lãnh nhận, không những họ phải trở thành người biết yêu thương mà còn phải trở nên những người đáng mến và dễ thương.
Thiên Chúa đã dùng lời của thánh Gio-an Tẩy Giả để ban ơn đổi mới cho nhân loại. Người đổi mới chứ không hủy bỏ những trật tự đã ban cho con người trong trần gian. Thiên Chúa đã muốn con người tìm được niềm vui và hạnh phúc trong chính môi trường sống hòa nhã đáng yêu và dấn thân phục vụ, làm việc bác ái từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Niềm vui Thiên Chúa ban chỉ dành cho những ai đón nhận được ơn đổi đời. Từ một người hẹp hòi ích kỷ trở thành người quảng đại dấn thân biết chia sẻ biết sống bác ái yêu thương chan hòa với mọi người được mọi người quý mến. Từ là người lạm dụng quyền hành hà hiếp bạo lực trở nên dễ mến đáng yêu được mọi người kính trọng. Từ là người cơ hội, tham lam thủ đoạn chiếm đoạt của cải người khác khiến họ phải oán giận thậm chi nguyền rủa trở thành người biết sống công bằng.
Ơn sám hối và niềm vui được biến đổi sẽ là khởi đầu để người ta đón nhận ơn cứu độ.
III. CHÚA BAN ƠN CỨU ĐỘ
Được thánh Gio-an Tẩy Giả cử hành phép rửa và được lãnh nhận những lời thánh nhân chỉ dạy, dân chúng ngỡ rằng chính ngài là Đấng Mê-si-a muôn dân mong đợi "Biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a" (Lc 3, 15).
Trước tình trạng này, thánh Gio-an Tẩy Giả đã khiêm tốn hướng họ đến với Đấng Mê-si-a đích thực "Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa" (Lc 3, 16).
Vậy là phép rửa của thánh Gio-an chính là giai đoạn chuẩn bị lòng người đón nhận phép rửa bằng lửa và Thánh Thần của Chúa Giê-su Cứu Thế. Niềm vui trọn vẹn là niềm vui trong Chúa "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa" (Pl 4, 4).
Lễ Giáng Sinh đang đến gần; khung cảnh đất trời như đổi thay nhộn nhịp rõ rệt: những ánh đèn rực rỡ sắc màu, những tiếng thánh ca làm lòng người rộn rã, những tấm thiệp, những món quà truyền đi khắp nơi... Tất cả những điều này sẽ tô điểm cho ngày lễ Giáng Sinh thêm rực rỡ, nhưng chưa thể là niềm vui trọn vẹn.
Niềm vui Giáng Sinh không chỉ dừng lại nơi sự đổi thay nhất thời đời mà sâu xa hơn là niềm vui được thức tỉnh, được biến đổi hưởng ơn cứu độ, được phục hồi quyền làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được sống muôn đời.
KẾT
Mùa Vọng, Thiên Chúa dùng Hội Thánh ban cho người tín hữu niềm vui đích thực nhờ "tỉnh thức và cầu nguyện".
Trong cô tịch và cầu nguyện kết hiệp với Chúa, họ sẽ đón nhận niềm vui trong nội tâm và diễn tả ra bên ngoài bằng cuộc sống biến đổi vượt qua những thói hư tật xấu, những ích kỷ, những lo âu trĩu nặng vật chất, những sợ sệt ngại ngùng, những mặc cảm do tội lỗi gây ra...
Nhờ ơn Chúa, người tín hữu hoán cải cuộc đời để lãnh nhận ơn cứu độ, lãnh nhận niềm vui bất tận trong Chúa.
40.Hoa quả của lòng thống hối
Sứ mạng của Gioan Tiền Hô là kêu gọi người ta ăn năn sám hối (Lc 3, 7 - 9) để dọn lòng mừng Chúa đến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ông, dân chúng tuôn đến nghe ông giảng dạy và muốn thực thi sự hóan cải đó. Vì thế họ gặp trực tiếp để bàn hỏi mình phải làm gì.
Gioan khuyên họ sống tốt trong hoàn cảnh của mình. Tùy theo hoàn cảnh của họ mà Gioan truyền dạy phải thực thi công bằng bác ái, sống đúng với nhiệm vụ của mình, thích hợp với địa vị của mình.
Việc thực thi công bằng bác ái mà Gioan đề ra như ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy.
Gioan lấy lại những yêu sách các tiên tri đã công bố. "Hỡi ngươi, Người đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; điều mà Giavê đòi ngươi lại không phải là thực thi công bằng, yêu mến sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Thiên của ngươi sao? " (Mi 6, 6-8). Vì thế, ông không đòi buộc người ta phải lìa khỏi thế gian xấu xa hoặc phải từ bỏ các nghề nghiệp trong thế gian. Ông chỉ đòi hỏi lòng nhân hậu và đức công bằng: đó là những hoa trái biwe63u lộ lòng sám hối đích thực trong lúc này. Những việc làm bác ái mà ông đề nghị đã được quy định trong Cựu Ước (Is 58,7; Giop 31,17.19.21; Ez 18,7.16...)
Như thế lời khuyên này vẫn còn thích hợp trong thời đại chúng ta. Bên cạnh chúng ta còn nhiều người cần chúng ta thực thi lòng bác ái, sự chia sẻ, quan tâm giúp đỡ.... Vì cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; bệnh tật luôn theo đuổi. Họ thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, thiếu tình thương, thiếu sự chia sẻ công bằng, sự thật, chân lý,...
Để thực hiện lời mời gọi của Gioan thực thi công bằng bác ái, sống đúng với nhiệm vụ của mình, thích hợp với hoàn cảnh của mình, chúng ta phải thực hiện cuộc hoán cải nội tâm, canh tân đời sống, nhất là trong thái độ ứng xử tốt đối với mọi người, xây dựng m,ột nền văn minh tình thương, có công lý và hòa bình ngự trị.
Qua sứ điệp Lời Chúa hôm nay, Giáo Hội muốn dùng lời khuyên bảo của Gioan đối với dân chúng để nhắc nhở chúng ta phải tỏ lòng sám hối và đời sống bác ái và công bằng để xứng đáng đón nhận Chúa đến.
Ước gì niềm vui của Chúa Nhật III mùa vọng hôm nay không chỉ mang đến niềm vui cho chúng ta mà còn mang đến niềm vui cho tha nhân sưởi ấm lòng họ chờ đón Chúa đến.
Xin Chúa cho chúng ta sống niềm vui này là gặp được tha nhân và chính Chúa trong đời sống mình.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam